Hội nghị Thành Đô – 1990
Họp Thành Đô ‘nguyên nhân và diễn biến’
BBC giới thiệu một phần bài tư liệu của ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu về các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới Hội nghị bí mật Thành Đô năm 1990 giữa một số lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam:
Nguyên nhân từ phía Việt Nam:
Ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận…để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”.
Ban lãnh đạo và người lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Gorbachev là xét lại, chỉ có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.
Qua thực tiễn “cay đắng” về nhiều mặt, đã thấy tác hại rất lớn của “cái bẫy” Campuchia, ban lãnh đạo mới quyết tâm thay đổi chính sách về vấn đề CPC mạnh hơn trước.
Việt Nam đang tiến hành cải cách và đổi mới, đã thu được nhiều thành quả rõ rệt, nếu chưa bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc sẽ bị những hạn chế và gặp những khó khăn nhất định về thu hút đầu tư và mở rộng mậu dịch đối ngoại.
Nguyên nhân từ phía Trung Quốc:
Trong thời gian dài hơn 10 năm, mặc dù Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã dùng mọi thủ đoạn xấu xa, tàn bạo nhất hòng làm cho Việt Nam suy sụp, phải khuất phục Trung Quốc, nhưng Việt Nam vấn đứng vững, đặc biệt là những thành quả rõ rệt thu được sau mấy năm chúng ta tiến hành chính sách đổi mới, mở cửa đã khiến họ phải thay đổi cách nhìn và đối sách cũ đối với Việt Nam.
Ngoài ra những chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với Việt Nam và chuyển biến bước đầu trong quan hệ Việt Mỹ đã khiến ban lãnh đạo Bắc Kinh thấy nếu tiếp tục kéo dài căng thẳng với Việt Nam sẽ làm cho Mỹ được hưởng lợi.
Trung Quốc đang bị cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam sẽ tạo thêm thế.
Thấy rõ những điểm yếu của ban lãnh đạo Việt Nam, chủ động chấp nhận bình thường hoá với Việt Nam lúc này sẽ thu lợi nhiều hơn trong chính sách đối với Việt Nam và trên quốc tế.
Nguyên nhân quốc tế:
Trung Quốc thông qua Liên Xô gây sức ép với Việt Nam, phải nhân nhượng, chấp nhận các yêu cầu của Trung Quốc
Các nước XHCN Đông và Trung Âu không còn nữa, Liên Xô mất quyền lãnh đạo, sắp tan rã, Việt Nam đứng trước nguy cơ mất chỗ dựa về nhiều mặt (chính trị, kinh tế, quốc phòng) cần phải tìm chỗ dựa mới, và Trung Quốc là đối tượng thích hợp nhất. Do đó cần phải tích cực đáp ứng một số yêu cầu của phía Trung Quốc nhằm nhanh chóng bình thưòng hoá quan hệ với họ.
Hội nghị bí mật Thành Đô:

Hội nghị Thành Đô họp theo ‘lý luận Đặng Tiểu Bình’ dù ông này không có mặt
Thời gian họp và những nội dung thảo luận.
Do không thể trực tiếp tiếp cận những tư liệu do phía ta nắm giữ nên người viết đành phải dựa vào một số cuộc hỏi chuyện với đồng chí phiên dịch của đoàn và đồng chí Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng, thành viên của đoàn.
Ngoài ra đồng chí Đinh Nho Liêm chủ động cho biết một số tin liên quan và một số ít tư liệu đã được công khai của phía Trung Quốc, đó là Nhật ký của Lý Bằng (Bản tiếng Trung, Mạng “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 5/1/2008) bài viết của Lý Gia Trung (lúc đó là Tham tán chính trị ĐSQ Trung Quốc), nguồn “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007 đưa lại tin của “Báo cuộc sống ngưòi già” Trung Quốc ) và bài viết của Trương Thanh (lúc đó là Vụ phó Vụ Á châu 1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người tham dự hội nghị. Nguồn “Tạp chí “Thế giói trí thức” số 24 năm 2004, đang lại trên “Tân Hoa văn trích” số 5/2005)).
Để đỡ nhắc đi nhắc lại, khi dưới đây ghi “Nhật ký Lý Bằng”… bạn đọc nên nhớ cả nguồn đã ghi trên và đặc biệt là cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” bản năm 2001 và bản năm 2003.
Theo các tư liệu đó thì diễn biến và kết quả đạt được của hội nghị như sau:
“Chiều ngày 28/8/1990 Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy nhận được chỉ thị trong nước, chuyển lời tới TBT Nguyễn Văn Linh:
“TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh TBT Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưỏng Đỗ Mưòi thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3- 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.
Hồi ký Trần Quang Cơ cho biết Trương Đức Duy nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể đến hội nghị gặp anh Tô. Do Á vận hội sắp cử hành tại Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên” (Lý Gia Trung: “Nội tình gặp gỡ Thành Đô…” “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007).
“Nhật ký Lý Bằng” cho biết:
“Sáng ngày 3/9/1990 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều tới Thành Đô, hai giờ chiều đoàn Việt Nam tới nhà khách Kim Ngưu, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân đón tiếp họ tại phòng khách, rồi cuộc hội đàm bắt đầu.”
“Mặc dù biểu thị nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, nhưng lại biểu thị không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.”
Nguyễn Văn Linh có bài nói dài mà hiện nay chưa tìm đọc được vì cả hai phía đều không công bố, bài nói của Giang Trạch Dân tại hội nghị cũng như “Kỷ yếu hội nghị” cũng trong tình trạng như vậy.
Lý Bằng nhận xét:

“Xem ra trên vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một cái biểu thị nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào mặt bình thường hoá quan hệ Trung Việt.”
“Hội đàm kéo dài tới 8 giờ tối. 8: 30 mới bắt đầu tiệc tối . Tại bàn tiệc tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm công tác Đỗ Mưòi và Nguyễn Văn Linh.
Sáng ngày 4 tháng 9, chúng tôi cùng các đồng chí Việt Nam tiếp tục họp. Đến đây những vấn đề mà hội nghị đề xuất có thể nói là đã tương đối đạt được đồng thuận, tương đối trọn vẹn đầy đủ. Quyết định khởi thảo một kỷ yếu hội nghị.
Vào 2 giờ 30 phút chiều, hai bên cử hành lễ ký kết, lần lượt do TBT và Thủ tướng mỗi bên ký. Đó là bước ngoặt có tính lịch sử trong quan hệ Trung Việt. Chuyên cơ Việt Nam bay về nước ngay trong ngày.”
Bài viết của Trương Thanh nói:
“Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa những ngưòi lãnh đạo hai nuớc Trung Việt sau hơn 10 năm, hai bên tiến hành hội đàm cấp cao. Trước tiên Giang Trạch Dân biểu thị: quan hệ Trung Việt đã xấu đi hơn 10 năm. Hai bên chúng ta nên quán triệt lý luận Đặng Tiểu Bình “kết thúc quá khứ, mở ra tương lai”.
Vừa là đồng chí vừa là anh em
“Ngoài việc khôi phục quan hệ hữu hảo láng giềng hai nước Trung, Việt ra, phía Trung Quốc đã đề xuất ý kiến quan trọng giải quyết chính trị vấn đề Campuchia: Việt Nam rút quân toàn bộ, hội đàm với các phái Campuchia, tiếp nhận văn kiện khung do năm nước thưòng trực Hội đồng Bảo an chế định, tham gia hội nghị quốc tế Paris về Campuchia, đó là then chốt của việc hai nước Trung Việt khôi phục quan hệ hữu hảo.
TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh cám ơn bài phát biểu quan trọng của Giang Trạch Dân, ông biểu thị, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là “vừa là đồng chí vừa là anh em” như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói. Trung Quốc đã ủng hộ to lớn cho cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam.
“Đáng tiếc là Lê Duẩn người lãnh đạo tiền nhiệm đã thi hành chính sách sai lầm khiến người ta khó lý giải. Hai nước Việt Nam, Campuchia xảy ra 10 năm chiến loạn, khiến quan hệ Trung Việt bị phá vỡ nghiêm trọng, nhân dân Việt Nam vô cùng đau lòng.

Bây giờ chúng tôi quyết tâm sửa chữa chính sách sai lầm trước đây, khôi phục tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai Đảng, cùng đi về con đường XHCN tươi đẹp.”
Về việc giải quyết chính trị vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đều biểu thị “chúng tôi tiếp nhận văn kiện khung, kết thúc cuộc xung đột Việt Nam, Campuchia.”
Qua hai buổi thảo luận, chiều ngày 3 và sáng 4, người lãnh đạo hai nước đã đạt được sự đồng thuận quan trọng, ký văn kiện “Kỷ yếu hội đàm”.
TBT Giang Trạch Dân biểu thị: bắt đầu từ hôm nay, hai nước Trung Việt “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại;Tương kiến nhất tiếu mấn oan cừu” (thơ cổ: Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, gặp nhau cười một cái là quên ân oán )”
Giang Trạch Dân nói thêm:
“Các nước Phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí tới đây cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này. Họ cho rằng Việt Nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, họp với nhau bàn cái gì đây? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Trong tình hình quốc tế hiện nay, nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không có lợi cho chúng ta.”
Trước khi đánh giá hội nghị xin nói thêm một nhận xét quan trọng: Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã “tỏ ra” rất kính trọng ba vị Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười trong đoàn Việt Nam, coi họ thuộc thế hệ cha chú của mình.
Xin nêu một ví dụ : để tỏ lòng kính trọng ba vị ấy, tại nơi họp họ đã bố trí mỗi vị ở riêng một biệt thự cách nhau khá xa. Xin hỏi mấy ông già bảy mươi, tám mươi này sau khi họp mệt nhoài về liệu có thể tranh thủ gặp nhau để hội ý thêm được không?
Ngoài ra việc vì sao Đặng Tiểu Bình không đến dự hội nghị cũng cần được đánh giá thêm.
Ông ta sợ bị phía Việt Nam trực tiếp phê phán, để làm phía Việt Nam dịu bớt thái độ khi bàn về bình thường hoá quan hệ, để phía Việt Nam dễ tiếp thu dàn xếp của Trung Quốc.
Tổng bí thư Đỗ Mười
…Chấp nhận thoả thuận Thành Đô, Đại hội VII ĐCSVN, họp từ ngày 17/6 đến 27/6/1991 đã gạt đồng chí Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không để ông giữ bất kỳ chức vụ nào về đảng và nhà nước.

Đại hội đã bầu Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Sau đó ít lâu Uỷ viên Bộ Chính trị Lê Đức Anh được bầu làm Chủ tịch nước. Như đã nêu trên, tháng 10/1991 hội nghị quốc tế về CPC họp tại Paris giải quyết về cơ bản vấn đề Campuchia.
Và chỉ sau khi hai sự kiện lớn đó đã diễn ra theo đúng yêu cầu của phía Trung Quốc, ngày 5/11//1991 (tức là hơn một năm sau Hội Nghị Thành Đô) phái đoàn Việt Nam do TBT Đỗ Mười và Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt mới được mời tới Bắc Kinh, đặt dấu mốc cho việc chính thức bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên tại hội nghị này Lý Bằng đã “thẳng thừng” nêu ra nhiều vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Việt Nam nợ Trung Quốc, vấn đề của cái gọi là “nạn kiều” từ Việt Nam về Trung Quốc… (Nhật ký Lý Bằng) trong khi phía Việt Nam không có động thái gì.
Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, ngưòi ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến “kết quả” của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.
Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số “yếu kém” của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.
Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những “dại khờ, non yếu” của chúng ta, không vạch trần những “mưu ma chước quỷ” của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những “đồng chí cộng sản”, những người đang cùng chúng ta xây dựng “chủ nghĩa xã hội”… thì sẽ là một “nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn” đối với dân tộc.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. BBC sẽ đăng tiếp phần ông viết về ‘hậu quả lâu dài của Hội nghị Thành Đô’.
Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990
Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.
TÀI LIỆU QUAN TRỌNG
–30.4.1975 – Ngày Tự Thú của csVN
–30.4.1975 – Ngày Hận Thù của csVN
–Việt Nam Cộng Hòa – Sau 30 Năm Tị Nạn csVN tại Hải Ngoại
–Việt Nam Cộng Sản – Sau 30 năm Thống Trị Vietnam
–Cộng Sản Việt Nam – Thanh Trừng Nội Bộ
–Đảng CSVN – Bí mật bán Nước cho Trung Cộng
–Ghi Chú : Việt Nam – Trung Cộng – Đồng Hóa
–Sách lược : Diệt chủng dân tộc Việt của Trung Cộng
–Tài Liệu : Hủy hoại trí tuệ và Đất Nước
–Trung Quốc : Nắm 137 lô đất Chiến Lược tại Đà Nẵng
–Trung Quốc : Chủ Mưu xây dựng Formosa Thải Độc Diệt Chủng VN
–Liên Hiệp Quốc : Bác bỏ “đường lưỡi bò” Trung Quốc
–Nguyên nhân – Thất thủ Điện Biên Phủ
–Tháng Tư Đen – Bí Mật Vĩ Đại
–Danh sách : Trên 300 Cộng Sản VN có vài trăm triệu USD
–Hàng chục tỷ USD – Tẩu thoát “Ngầm” ra khỏi Việt Nam
–Chỉ thị 45 – CSVN kêu gọi Người Việt hải ngoại xóa bỏ Hận Thù
Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô
Dương Danh Dy
Nhà nghiên cứu Trung Quốc
BBC 25 tháng 10 2014
…Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.
Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.
Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc.
Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày ở bài trước, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.
Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.
Không dám hé một lời
Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu ‘lấy làm tiếc’ về hành động phi nghĩa của mình?
Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dường như giành được ‘vị thế chính nghĩa’ trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.
Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: ‘Việt Nam xua đuổi người Hoa’, ‘Việt Nam xâm lược Campuchia’… là đúng, việc thế giới ‘lên án, bao vây cấm vận Việt Nam’ là cần thiết, việc Trung Quốc ‘cho Việt Nam một bài học’ là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.
Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.
Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là ‘vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát’…
Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc – tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học – tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.
Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.
Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”…
Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.
Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)
Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.
Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.
Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Quốc nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Quốc trong đảng đều bị loại trừ.
Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.
Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Quốc can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện ‘Nhóm lợi ích thân Trung Quốc’ trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.
Bài học bị dắt mũi nhớ đời
Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.
Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã…
Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?
1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.
Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.
Trong tình hình như thế mà lại chủ trương ‘bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc’, ‘Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản’.
“Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)
Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.
Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.
Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc ‘dắt mũi’ kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.
Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.
Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?
2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.
Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp ‘vì chủ nghĩa xã hội’, ‘vì đại cục’ của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.
Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi ‘láng giềng bốn tốt’, của ‘những đồng chí’ luôn rêu rao ’16 chữ vàng’ đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. Mời quý vị đọc bài trước ‘Họp Thành Đô ‘nguyên nhân và diễn biến’
Tư liệu: ‘Việt – Trung và Giải pháp Đỏ’
BBC
1 tháng 7 2015
Để cung cấp thêm một góc nhìn vào các diễn biến dẫn tới bình thường hóa quan hệ Việt – Trung và hội nghị Thành Đô 3-4/09/1990, BBC xin giới thiệu phần tư liệu từ cuốn Hồi ký của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ (1927-2015):
Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra.
Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ.
Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật…
Trước tình hình ấy, trong nội bộ lãnh đạo ta đã nảy sinh những ý kiến khác biệt trong nhận định về sự kiện Thiên An Môn cũng như về những biến đổi dồn dập tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô.
Nổi lên là ý kiến nhấn mạnh mặt XHCN của Trung Quốc, phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, để chống Mỹ và các thế lực đế quốc khác. Chính điều đó đã tạo nên bước ngoặt khá đột ngột trong thái độ của ta đối với Trung Quốc…Lào cũng đã thoả thuận trao đổi đại sứ trở lại với Trung Quốc và bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, đánh dấu bằng cuộc đi thăm chính thức Trung Quốc của Kayson Phomvihan, TBT Đảng NDCM Lào, tháng 10.89.
Chính là thông qua cuộc nói chuyện với Kayson ngày 7.10.89 ở Bắc Kinh mà Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ rõ phần nào những tính toán sâu xa của mình đối với Việt Nam:
“Phân hoá Việt -Lào, Việt – Campuchia, Việt – Xô và phân hoá cả nội bộ Việt Nam. Đặng nói với Kayson rằng: Việt Nam đã có biểu hiện chống Trung Quốc từ khi Hồ Chí Minh còn sống; rằng sau khi thắng Mỹ, Lê Duẩn trở mặt chống Trung Quốc, xâm lược Campuchia, Việt Nam đi theo Liên Xô, đưa quân vào Campuchia, nên mới có chuyện Trung Quốc đánh Việt Nam.
Lúc đầu Trung Quốc cho là vì Brezhnev xúi giục nên Việt Nam xâm lược Campuchia, nhưng chính là do Việt Nam có ý đồ lập Liên bang Đông Dương, không muốn Lào, Campuchia độc lập. Việt Nam chống Trung Quốc vì Trung Quốc là trở ngại cho việc lập Liên bang Đông Dương…”
Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Đặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Đặng kể lại khi làm TBT Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1963, đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, khen anh Linh là “người tốt, sáng suốt và có tài”; nhờ Kayson chuyển lời hỏi thăm anh Linh; khuyên Nguyễn Văn Linh nên giải quyết dứt khoát vấn đề Campuchia, nếu làm được việc này thì sẽ khôi phục được uy tín của Việt Nam.
Cho đây là việc Việt Nam phải làm, vì những gì Việt Nam đang làm là sai lầm; mong muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trước khi ông ta nghỉ hưu… Về điều kiện bình thường hoá quan hệ Trung – Việt, Đặng nhấn mạnh Việt Nam phải rút hết quân, rút triệt để, rút thật sự khỏi Campuchia thì sẽ có bình thường hoá quan hệ (tuy lúc đó ta đã kết thúc đợt rút quân cuối cùng khỏi Campuchia từ ngày 26.9.89).
Theo thông báo của đại sứ Lào tại Trung Quốc, trong 70 phút nói chuyện với Kayson, Đặng nói về Việt Nam và quan hệ Trung – Việt tới 60 phút.
Ngày 21.10.89 Bộ Chính trị ta đã họp để nhận định về phát biểu của Đặng Tiểu Bình khi tiếp Kayson cuộc họp đã đi đến kết luận là:
“Trong lúc Trung Quốc đang còn găng với ta, ta cần có thái độ kiên trì và thoả đáng, không cay cú, không chọc tức nhưng cũng không tỏ ra nhún quá. Cần tiếp tục thực hiện đường lối Đại hội VI và Nghị quyết 13 của BCT, cần thấy cả mặt XHCN và mặt bá quyền nước của Trung Quốc. Trong khi cố kéo Trung Quốc, ta cần đồng thời hoạt động trên nhiều hướng; củng cố kết chặt chẽ với Lào; phân hoá Mỹ, phương Tây, ASEAN với Trung Quốc.”
Theo phương hướng đó, ngày 6.11.89, anh Thạch đã chuyển qua đại sứ Trung Quốc thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu Bình, ngỏ ý mong sớm có bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Ba tuần sau, anh Thạch lại gửi thư cho Tiền Kỳ Tham nhắc lại thông điệp ngày 6/11 và đề nghị phía Việt Nam sẵn sàng gặp lại phía Trung Quốc ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng ngoại giao tại Hà Nội hoặc Bắc Kinh trong tháng 12.89. Nhưng Trung Quốc không trả lời thông điệp của TBT ta lẫn thư của anh Thạch.
Vấn đề Campuchia
Mãi đến ngày 12.12.89, Đại sứ Trung Quốc mới gặp anh Thạch chuyển thông điệp miệng của Trung Quốc trả lời TBT Nguyễn Văn Linh, vẫn đặt điều kiện cho việc nối lại đàm phán với ta:
“Đồng chí Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo khác của Trung Quốc chân thành mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ Trung – Việt. Vấn đề Campuchia là nguyên nhân chủ yếu làm cho quan hệ hai nước xấu đi đến nay chưa được cải thiện. Việc khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước chưa có thể cải thiện nếu bỏ qua vấn đề Campuchia.
Đồng chí Đặng Tiểu Bình có nêu ra là việc Việt Nam rút quân sạch sẽ, triệt để và việc Campuchia lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu là hai vấn đề hạt nhân thiết thực cần đồng thời giải quyết. Phía Trung Quốc sẵn sàng suy xét đề nghị của Việt Nam về việc mở vòng thương lượng mới ở cấp thứ trưởng nếu Việt Nam chấp nhậnmột cơ chế giám sát quốc tế do LHQ chủ trì có 4 bên Campuchia tham gia để kiểm chứng việc rút quân Việt Nam và lập chính phủ bốn bên do Sihanouk đứng đầu trong thời kỳ quá độ.”
Ngày 11.11.89, BCT họp bàn và thông qua đề án đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia. Trên cơ sở đánh giá tình hình quân sự, chính trị trên chiến trường và xu thế chung trên thế giới, ta chủ trương cần phấn đấu đạt một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia. Để ra 4 phương án về cơ quan quyền lực ở Campuchia trước tổng tuyển cử. Phương án thấp nhất là giữ nguyên bộ máy của hai chính phủ đang tồn tại, lập chính phủ liên hiệp hai bên ở trung ương để tổ chức tổng tuyển cử và thực hiện những điều thoả thuận.
Ngày 2.12.89, anh Thạch sang bàn với BCT Campuchia, phân tích chiến tranh ở Campuchia là một cuộc nội chiến, Việt Nam không thể đưa quân trở lại (4 ngày sau khi Việt Nam rút quân đợt cuối, lực lượng Son San đã đánh chiếm Thmar Ponk; ngày 22.10.89, Khmer Đỏ đánh chiếm Pailin và uy hiếp thị xã Battambang, theo yêu cầu của Bạn, ta phải đưa lực lượng đặc biệt lên giúp), nói kỹ về tính chất quốc tế của vấn đề Campuchia và xu thế trên thế giới. Bàn với Bạn cần đấu tranh để đạt một giải pháp chính trị để giành giật thắng lợi từng bước. BCT Bạn hoàn toàn nhất trí và thấy cần sử dụng vai trò LHQ như sáng kiến của Ngoại trưởng Úc G. Evans ngày 24.11.89.
Cuộc họp BCT ta ngày 6.12.89 đã bàn về sáng kiến của Úc và nhất trí về việcsử dụng vai trò LHQ. Sau khi trao đổi, BCT Campuchia hoàn toàn đồng ý với ý kiến của BCT ta. Từ ngày 10-25.1.90, Bạn triệu tập Hội nghị TƯ 10 để bàn đi vào giải pháp chính trị. Ngày 18.1.90, quốc hội Campuchia đã thông qua việc để LHQ tổ chức tổng tuyển cử, uỷ quyền cho Hunxen đàm phán về vấn đề này.
Việc ta và Bạn Campuchia chấp nhận sử dụng vai trò LHQ và xem xét sáng kiến của Úc để giải quyết vấn đề phân chia quyền lực bị bế tắc ở Hội nghị quốc tế Paris đã thúc đẩy mạnh mẽ các diễn đàn bàn về vấn đề Campuchia: cuộc họp IMC ở Jakarta ngày 26.3.90, các cuộc họp P5, cuộc họp Hun Sen-Sihanouk vòng 6 ở Bangkok ngày 22.2.90
Từ 26.2 đến 1.3.90 tại thủ đô Indonesia đã họp Hội nghị không chính thức về Campuchia (IMC).
Dự họp ngoài các bên Campuchia, Việt Nam, Lào và 6 nước ASEAN (như họp JIM), còn có thêm đại diện Tổng Thư ký LHQ, Pháp và Úc. Hội nghị không ra được tuyên bố chung vì Khmer Đỏ dùng quyền phủ quyết.
Thất bại của Mặt trận Giải phóng Sandino trong cuộc tổng tuyển cử ở Nicaragua ngày 25.2.90 và thất bại của cuộc họp IMC về vấn đề Campuchia ở Jakarta ngày 28.2.90 đã tác động mạnh vào lãnh đạo ta về phương hướng giải quyết vấn đề Campuchia.
Ngày 8.3.90, cố vấn Lê Đức Thọ cho gọi tôi và anh Đinh Nho Liêm đến nhà riêng ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân nói mấy ý kiến về vấn đề Campuchia:
“Cần có chuyển hướng chiến lược trong đấu tranh về vấn đề Campuchia. Phải giải quyết với Trung Quốc, nếu không thì không giải quyết được vấn đề Campuchia. Không thể gạt Khmer Đỏ. Cần mềm dẻo về vấn đề diệt chủng, có thể nói “không để trở lại chính sách sai lầm trong quá khứ”. Không chấp nhận LHQ tổ chức tổng tuyển cử. Cần nêu phương án lập chính phủ liên hiệp lâm thời hai bên bốn phái để tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Phải giải quyết một bước cơ bản vấn đề Campuchia trước Đại hội VII để khai thông những vấn đề khác.”
Hai hôm sau anh lại nói với Nguyễn Cơ Thạch những ý đó. Sự việc này khiến tôi suy nghĩ: tại sao lại thay đổi phương hướng đối sách trước khi đại hội Đảng họp ? Tại sao lại chỉ nói với anh Thạch sau khi đã nói với chúng tôi?
Từ ngày 8-20.3.90, Heng Somrin nghỉ ở Hà Nội, có dịp gặp gỡ TBT Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Lê Đức Thọ, Cố vấn Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh trao đổi về tình hình Liên Xô Đông Âu, Nicaragua và tất nhiên về tình hình Campuchia. TBT Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh nói cần phải cảnh giác với LHQ, không thể để LHQ tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Từ đấy Bạn Campuchia chuyển sang phương án SNC tổ chức tổng tuyển cử, không tán thành để LHQ tổ chức tổng tuyển cử nữa. Sau này, ngày 11.8.90, khi nhắc lại vấn đề này, Hun Sen than phiền với anh Ngô Điền, Đại sứ ta ở Phnom Penh:
“Khi anh Heng Somrin đi nghỉ ở Hà nội, đồng chí Nguyễn Văn Linh và đồng chí Lê Đức Anh gặp anh Heng Somrin tỏ lo ngại về việc sử dụng vai trò LHQ. Anh Heng Somrin về nói lại cái này. Tôi có nói là giao cho LHQ có mặt phức tạp nhưng giao cho SNC phức tạp hơn vì nó có hệ thống, người nhiều mà ta còn phải lo đối phó với cả LHQ nữa. Cái này làm tôi rất khó. Quyết định của hai đồng chí TBT làm tôi rất khó. Không nên để có ý kiến khác nhau giữa TBT và Thủ tướng. Tôi phải làm theo ý kiến nhất trí… Việc sử dụng vai trò LHQ hay SNC là bộ phận quan trọng của quyết định chiến lược có đi vào giải pháp chính trị hay không. Dùng SNC rất phức tạp. Campuchia không đủ người và khả năng tham gia các uỷ ban của SNC để đối phó với bọn kia.” Hun Sen còn cho biết ngày 20-21.5.90, khi 3 TBT Việt Nam, Lào, Campuchia gặp nhau tại Hà nội nhân dịp 100 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, bàn việc không để LHQ tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia, TBT Đảng Lào Kayson băn khoăn điều này và nói: “ Ta nhận rồi ta lại thôi. Ta trèo cao rồi, nếu tuột xuống dễ ngã đau”.
Đến ngày 3.4.90, Trung Quốc đột nhiên lại biểu thị hoan nghênh việc thứ trưởng Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh “kiểm tra sứ quán” và công bố tin Trung Quốc sẽ đàm phán với thứ trưởng ngoại giao Việt Nam về vấn đề Campuchia.
Lúc này CP 87 đã giải thể. Các thành viên thường trực của CP 87 đều đã được bổ nhiệm đi nhận các trọng trách ở nước ngoài.
Anh Đặng Nghiêm Hoành đã nhận quyết định đi Đại sứ ở Trung Quốc. Anh Trần Xuân Mận nhận chức Đại sứ ở Angiêri. Anh Nguyễn Phượng Vũ trên đường đi nhận chức Đại sứ ở Philipinnes, đã chết trong tai nạn máy bay trên bầu trời Thái Lan.
Thay vào đó, Bộ Ngoại Giao đã lập Nhóm ad-hoc về giải pháp Campuchia với nhiệm vụ cụ thể hơn vì vấn đề Campuchia đã đến lúc giải quyết. Nhóm vẫn do tôi phụ trách, có các anh Trần Huy Chương, Lê Công Phụng, Huỳnh Anh Dũng, Nguyễn Can tham gia.
Nhóm nghiên cứu giải pháp Campuchia chúng tôi nhận định có mấy lý do đã khiến Trung Quốc mềm mỏng hơn trong thái độ đối với Việt Nam về vấn đề Campuchia:
Ngày 10.4.90, BCT họp bàn phương hướng thúc đẩy giải pháp chính trị vấn đề Campuchia. Đề án đấu tranh sách lược về vấn đề Campuchia do Bộ Ngoại Giao dự thảo: dùng công thức LHQ nói về vấn đề diệt chủng và cho Khmer Đỏ vào chính phủ liên hiệp Campuchia, nhận vai trò Sihanouk. BCT thấy không nên giao cho LHQ tổ chức tổng tuyển cử mà nên trở lại phương án 4 mà BCT thông qua ngày 6.12.89 (lập chính phủ liên hiệp để tổ chức tổng tuyển cử.)
Đại đa số BCT đồng ý. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu.
Bảo vệ chủ nghĩa xã hội
TBT Nguyễn Văn Linh có ý kiến:
“Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN cùng chống âm mưu đế quốc xoá bỏ CNXH, phải cùng chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa 2 nước. Các vấn đề khác giải quyết sau… một Campuchia thân thiện với Trung quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt nhất. Trên cơ sở điểm đồng này mà giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Campuchia… Phương án 4 là tốt. Không để LHQ nhúng tay vào vì LHQ là Mỹ, Thái Lan là Mỹ”.
Riêng Nguyễn Cơ Thạch nói rõ quan điểm của Bộ Ngoại giao là cần tranh thủ Trung Quốc, song đồng thời phải chuẩn bị có 3 khả năng về thái độ của Trung Quốc.
khả năng 1: Trung Quốc cùng ta bảo vệ chủ nghĩa xã hội;
khả năng 2: Trung Quốc cấu kết với Mỹ chống ta như trước;
khả năng 3: Trung Quốc vừa bình thường hoá quan hệ với ta, vừa tranh thủ Mỹ, Phương Tây là chính.
Lúc đó tôi có cảm giác nhiều uỷ viên BCT không tán thành quan điểm này vì đã có định hướng “cùng Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc”.
Ngày 16.4.90, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị theo hướng sớm làm lành với Bắc Kinh, anh Nguyễn Cơ Thạch đi PhnomPenh gặp bốn người chủ chốt trong BCT Campuchia: Heng Somrin, Chea Sim, Hun Sen và Sor Kheng để cố thuyết phục bạn nên tính tới bước sách lược về vấn đề diệt chủng và không gạt Khmer Đỏ.
Nhưng Bạn Campuchia không đồng ý và tỏ ra muốn giữ đường lối độc lập trong việc giải quyết vấn đề Campuchia, không muốn ta đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề nội bộ của Campuchia. Bạn tỏ ra rất găng về vấn đề diệt chủng, nói nếu bỏ ta sẽ không còn vũ khí gì chống lại các luận điệu của đối phương vu cáo “Việt Nam xâm lược Campuchia”, “chính quyền PhnomPenh do Việt Nam dựng lên”. Hơn nữa chính lúc này phương Tây lại đang khơi lên vấn đề lên án diệt chủng.
Phải nhận rằng ta khuyên bạn Campuchia đi vào “Giải pháp Đỏ” (từ năm 1987), việc ta thuyết phục Bạn chấp nhận vai trò của LHQ (tháng 12.89) rồi lại bảo Bạn bác vai trò của LHQ (tháng 3.90), khuyên Campuchia đi vào phương án 4 (lập chính phủ liên hiệp 2 bên) (tháng 4.90) đã gây nghi ngờ trong lãnh đạo Campuchia đối với Việt Nam. Việc lãnh đạo Campuchia không chấp nhận gợi ý của BCT ta trong cuộc hội đàm ngày 17.4.90 đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ Việt Nam-Campuchia sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia.
Ngày 2.5.90 dưới danh nghĩa “đi kiểm tra sứ quán”, anh Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh để có cuộc “trao đổi ý kiến không chính thức” với Trung Quốc. Lần này đối tác không phải thứ trưởng Lưu Thuật Khanh mà là trợ lý bộ trưởng Từ Đôn Tín. Phụ tá cho anh Liêm là anh Đặng Ngiêm Hoành, lúc này đã là đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc từ tháng 2.90. Cuộc đàm phán có vài tiến triển nho nhỏ.
Nội dung cuộc trao đổi ý kiến chủ yếu về vấn đề Campuchia. Ta tỏ ra mềm dẻo hơn, nói có thể trao đổi ý kiến về một giải pháp toàn bộ, nhưng không thể quyết định về các vấn đề nội bộ Campuchia. Từ nhắc lại lời Đặng: Để giải quyết vấn đề Campuchia cần phải thực hiện 3 điểm: một là, Việt Nam thực sự rút quân, rút “sach sẽ, triệt để”, đó là tiền đề cho việc giải quyết vấn đề Campuchia; hai là, sau khi Việt nam rút quân, 4 bên Campuchia cần thực hiện liên hiệp; ba là, chính phủ liên hiệp phải do hoàng thân Sihanouk đứng đầu, Polpot không được mà Hun Sen cũng không được. Nếu những vấn đề trên được giải quyết thì có thể nói là chúng ta đã kết thúc quá khứ, tiếp đó sẽ mở ra tương lai.
Lần này phía Trung Quốc đi vào những vấn đề thuần tuý nội bộ của Campuchia, đòi ta đàm phán về phạm vi quyền lực của SNC và về việc xử lý quân đội “4 bên” Campuchia. Về vấn đề chính quyền Campuchia trong thời kỳ quá độ (từ khi Việt Nam rút hết quân đến khi tổng tuyển cử), Từ nói Trung Quốc thấy tốt nhất là thành lập một chính phủ liên hiệp 4 bên – gọi là Hội đồng Dân tộc Tối cao cũng được – băng không thì phải chọn phương án giao quyền cho LHQ. Chính quyền thời kỳ quá độ này phải bao gồm cả 4 bên Campuchia (với hàm ý Khmer Đỏ được chính thức coi là một bên tham chính) mới thể hiện được tinh thần hoà giải dân tộc. Nếu các đồng chí thấy nói 4 bên có khó khăn thì nói là các bên Campuchia cũng được. Không gạt một bên nào, không bên nào nắm độc quyền. Trong buổi làm việc với anh Đặng Ngiêm Hoành sáng 4.5.90, Vụ phó Trương Thanh cũng nhắc lại ý này: “Hội đồng này bao gồm đại diện của 2 chính phủ, 4 bên hay các bên Campuchia đều được.”
Từ nói: “Nếu so sánh giữa phương án chính phủ liên hiệp lâm thời do Trung Quốc đề ra và phương án LHQ quản lý thì chúng tôi vẫn thấy phương án Trung Quốc là tốt hơn”.
Về vấn đề diệt chủng, Từ nói có ý đe doạ là nếu cứ khẳng định Khmer Đỏ phạm tội thì phía bên kia sẽ nói Việt Nam là xâm lược và Phnom Penh là nguỵ quyền, cho nên, không nên nói đến vấn đề đó nữa.
Trong đàm phán, phía Trung Quốc để lộ rõ ý đồ muốn SNC thực tế sẽ thay thế chính phủ Phnom Penh; còn quân đội của Bốn bên Campuchia phải tập kết vào những địa điểm được chỉ định rồi giải giáp toàn bộ; ít nhất là lúc đầu giảm quân số tới mức tối đa. Mục đích là tước bỏ thế mạnh cả về chính quyền lẫn về lực lượng vũ trang của Nhà nước Campuchia.
Cách làm của Trung Quốc đúng là “một mũi tên bắn hai đích”, vừa xoá sạch thành quả cách mạng Campuchi, vừa phân hoá quan hệ Việt Nam-Campuchia.
…Đáng chú ý là Từ Đôn Tín đã gợi ý là sau khi Việt Nam và Trung Quốc nhất trí được về giải pháp Campuchia thì ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan sẽ họp lại. Điều này chứng tỏ là Thái Lan giữ một vai trò không nhỏ trong việc cùng Trung Quốc nuôi dưỡng Khmer Đỏ và làm chảy máu Việt Nam bằng vấn đề Campuchia.
Về bình thường hoá quan hệ hai nước, phía Trung Quốc không mặn mà gì với gợi ý của ta về việc xích lại gần hơn giữa hai nước XHCN để cứu vãn sự nghiệp XHCN chung trên thế giới đang lâm nguy. Trung Quốc chỉ đặt quan hệ với Việt Nam trong khuôn khổ chung sống hoà bình như với các nước láng giềng khác.
Phần vì tình thế thúc bách đẩy nhanh giải pháp Campuchia, phần vì hài lòng với cuộc gặp ấy, Tiền Kỳ Tham đồng ý đầu tháng 6 sẽ cử Từ Đôn Tín sang Hà nội với danh nghĩa “khách của đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội” để tiếp tục trao đổi ý kiến với ta.
Đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua phía Trung Quốc nhận sang Hà Nội đàm phán với ta, trong khi tuyệt đại đa số các đợt đàm phán Việt – Trung đều tiến hành ở Bắc Kinh.
Đồng thời thái độ này đã được lãnh đạo ta hiểu như một cử chỉ thiện chí đặc biệt của Trung Quốc đối với Việt Nam…
Tựa của bài tư liệu do BBC đặt, từ Chương 9 ‘ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM’ trong cuốn hồi ký của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Quang Cơ, người vừa qua đời hôm25/06/2015 ở Hà Nội.
Đọc thêm bài của TS Đinh Hoàng Thắng‘Khí phách Trần Quang Cơ’.
Hội nghị Thành Đô hay là Mật hội Bán Nước Thành Đô
Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
Lê Duy San
Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, bọn “lãnh đạo” Hà Nội cảm thấy Trung Cộng quá lấn áp Việt Nam; nếu không sớm thoát khỏi sự kìm kẹp này thì sớm muộn gì, Việt Nam, nếu không trở thành một tỉnh của Tầu thì cũng trở thành một nước nô lệ Tầu như hai lần Bắc thuộc trước. Do đó bọn lãnh đạo Hà Nội đã thi hành chính sách đánh tư sản mại bản để không những cướp đoạt tài sản của người miền Nam mà cả của người Hoa và trục xuất người Hoa ra khỏi Việt Nam bằng cách cho vượt biên bán chính thức. Điều này đã làm cho Trung Cộng nổi giận. Không những thế, bọn lãnh đạo Hà Nội còn xua quân sang Cao Miên để đánh nhau với bọn Khmer Đỏ là bọn đang cầm quyền và được Trung Quốc ủng hộ và trợ giúp lúc bấy giờ. Trung Cộng cho rằng bọn lãnh đạo Hà Nội là một bọn “ăn cháo đá bát” và cần phải dậy cho chúng một bài học. Đó là nguyên nhân của cuộc chiến Việt Trung vào năm 1979.
Tuy nhiên cuộc chiến Việt Trung 1979 vẫn không làm bọn lãnh đạo Hà Nội khiếp sợ, vì chính Trung Quốc cũng thiệt hại và đã phải rút lui, chỉ chiếm giữ một số đất vùng biên giới, Ải Nam Quan và thác Bản Giốc. Hơn nữa, bọn lãnh đạo Hà Nội vẵn còn chỗ dựa vũng chắc, đó là Liên Sô, một cường quốc vẫn còn đang ở vị thế vững mạnh nhất nhì thế giới về quân sự. Do đó chúng vẫn tiếp tục đánh nhau với Khmer Đỏ và dựng lên một chính phủ thân Việt Nam do Heng Samrin làm chủ tịch.
I/ Nguyên nhân đưa đến Hội Nghị Thành Đô.
Sau 10 năm chiến tranh với Khmer Đỏ (1979-1989), Việt Nam tổn phí cũng nhiều. Hơn nữa, Liên Sô, lúc bấy giờ do Gorbachev nắm quyền, chủ trương xét lại, nên bọn lãnh đạo Hà Nội không còn trông mong gì ở Liên Sô nữa. Năm 1989, bức tường Bá Linh xụp đổ. Cộng Sản Hà Nội càng cảm thấy rất nguy hiểm nếu vẫn cứng dắn với Trung Quốc nên đã quyết định rút quân toàn bộ khỏi Campuchia để làm hài lòng Trung Cộng và ngỏ ý muốn sang thăm Trung Quốc để hàn gắn lại tình hữu nghị hai nước. Trung Cộng cũng biệt vậy, nhưng thấy Mỹ đã thay đổi chính sách đối với Cộng Sản Việt Nam, nên cũng cảm thấy nếu qúa cứng dắn với Cộng Sản Việt Nam có thể bất lợi. Do đó mà Hội Nghị Thành Đô đã được manh nha hình thành. Theo các tư liệu được Trung Quốc tiết lộ thì vào chiều ngày 28/8/1990, Đại Sứ Trung Cộng Trương Đức Duy ở Việt Nam đã nhận được chỉ thị từ trong nước để chuyển tới Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh một thông điệp như sau: “Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố Vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.” (Xem thêm tại http://nghiencuuquocte.net/forums/topic/hoi-nghi-thanh/).
Hội Nghị Thành Đô, đúng ra là một Mật Hội bán nước, được diễn ra vào ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu. Cả hai “chính phủ” Trung Cộng và Việt Cộng đều không chính thức loan báo về bất cứ một tin tức gì về Hội Nghị này. Người ta chỉ mới biết được trong 2 năm gần đây nhờ Wikileaks và một vài tài liệu khác như Nhật Ký của Lý Bằng, Hồi Ký của Trần Quang Cơ, bài viết của Lý Gia Trung (Tham Tán Chính Trị ĐSQ Trung Cộng), bài viết của Trương Thanh (Vụ Phó Vụ Á Châu Bộ Ngoại Giao Trung Cộng) v.v…mà phiá Trung Cộng đã tiết lộ.
II/ Nội dung Hội Nghị Thành Đô.
Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng.
Hội nghị thành Đô không hề nói gì tới những thiệt hại mà Trung Cộng đã gây cho Việt Nam trong chiến tranh Việt Trung năm 1979 và cũng không đề cập gì tới những phần đất của Việt Nam ở biên giới, đến Ải Nam Quan, đến thác Bản Giốc mà Trung Cộng đã chiếm. Trái lại, đảng Cộng Sản Việt Nam lại xin được làm một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh. Wikileaks xác định văn kiện đó là một trong 3,100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng Trung Cộng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tài liệu chi tiết như sau:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”
Tháng 11 năm 1991, sau hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v… được mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu của việc hội nhập.
Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để hoàn thành “đại cuộc” đó. Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm 1999.
Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau: “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn “phát triển tốt đẹp” và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với ‘mâu thuẫn gia đình’.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh
GS Carl Thayer cho biết: “Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể”, do đó ta có thể nhận ra ‘mâu thuẫn gia đình’ nằm trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc. Còn Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch của Việt Cộng thì than thở: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.” Chính vì lời nói này mà ông đã bị mất chức Ngoại Trưởng.
Cho dù Wikileaks không tiết lộ, thì xuyên qua những hành động hèn nhát và bất động mà đảng CSVN đã thể hiện và nhiều người đã xác nhận đó là hành động bán nước và Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghị Bán Nước..
Do kinh nghiệm ở hai khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã kiềm chế CSVN bằng cách đặt chiếc vòng kim cô lên đầu CSVN cho nên những tên Hán gian hiện nay như cá nằm trên thớt, không dám cựa quậy hay phản đối gì.
HBSơn, PVĐồng, NVLinh, Giang Trạch Dân, (áo xám đứng giữa), LBằng, ĐMười, và HHà.
Theo Huỳnh Tâm tác giả bài “Tiến Trình Đàm Phán Bí Mật Thành Đô 1990” thì “Kỷ yếu hội nghị bí mật Thành Đô 1990”, mà Nguyễn Văn Linh đã ký kết gồm có 5 qui ước Việt Cộng phải tuân thủ thực hiện:
1 – Xác định chủ quyền vùng đảo Bạch Long Vĩ và Vịnh Bắc Bộ.
2 – Laoshan thuộc về lãnh thổ Trung Cộng.
3 – Xác định chủ quyền biên giới Trung-Việt từ đất liền đến Biển Đông.
4 – Áp đặt luật pháp Trung Quốc vào Việt Nam.
5 – Kế hoạch đưa quân đội Trung Quốc vào Việt Nam.
Kết quả của Hội Nghị Thành Đô là Giang Trạch Dân đã cho CSVN thời gian 30 năm để tiến hành “sự nghiệp vĩ đại” đối với Việt Nam cho nên gọi đó là “đại cuộc” và việc thực hiện chương trình 30 năm nằm trong khuôn khổ “4 tốt và 16 chữ vàng”. Vì thế cứ mỗi lần có tranh chấp gì thì Bắc Kinh khuyên nhũ Việt Cộng hãy vì “đại cuộc”, và CSVN luôn luôn cam kết thực hiện 4 tốt là: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt” và 16 chữ vàng là: “Láng giềng hữu nghi, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai”. Và tất cả những Tổng bí thư, chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và thủ tướng của Việt Nam đều phải qua diện kiến lãnh đạo Trung Cộng. Tổng bí thư, chủ tịch nước của Việt Nam đều phải ký những bản Tuyên bố chung xác định quyết tâm thúc đẩy, hợp tác toàn diện trên phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng mà thực chất là hoàn tất lộ trình 30 năm (1990-2020), để sát nhập vào “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Tóm lại, hội nghị Thành Đô không những để tái lập bang giao giữa hai nước được tổ chức công khai vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, mà còn là để cho CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc tức sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Vì thế gọi Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghị Bán Nước của Việt Cộng cũng không sai.
Cho mãi đến khi Wikileaks phổ biến tài liệu mật đó thì người Việt ở nước ngoài mới biết đến, nhưng đối với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế, để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản nầy thực hiện được ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác toàn diện” v.v…
Bọn Tàu được vào Việt Nam không cần Visa nhập cảnh, nên tự do đi lại như chúng đã từng đi vào Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Bọn chúng đã có mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm của đất nước Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng bọn Tầu.
Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất 306,000 hecta trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ Bauxite Tây Nguyên đến Cà Mau, chúng di dân tới ở và có thể thành lập nhiều sư đoàn của đạo quân thứ năm với những công nhân người Hoa, mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy nước, các cơ quan quốc phòng, cơ xưởng sản xuất v.v…
Chúng thuê dài hạn những đất đai mầu mỡ của Việt Nam và cho di dân tới tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào đó để kiểm soát.
“Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố “ở Bình Dương
”Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẵng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở Bình Dương, Hà Tĩnh v.v… nơi mà người Việt cũng không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt còn được sử dụng một phạm vi đất đai là bao nhiêu bởi vì biển, rừng, đô thị đều tràn ngập người Hoa ?
Phố Tàu là khu vực riêng biệt của cộng đồng người Hoa, người Việt khó len chân vào. Phố Tàu ở Bình Dương mang tên “Trung Tâm Thương Mại Đông Đô Đại Phố”, trong đó có một trường Đại học quốc tế Miền Đông, một bịnh viện có cả 1,000 giường cho bệnh nhân, một khu vực ăn chơi, giải trí gồm: các sân vận động thể thao, sân golf, các cửa hiệu thương mại, các nhà hàng sang trọng v.v…
Bọn Tàu sinh hoạt theo phong tục tập quán của họ và luật pháp Việt Nam Cs bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực CSVN không được vào để kiểm tra cần thiết hay để kiểm soát an ninh khu vực. Ngay cả nghĩa địa người Hoa ở Việt Nam cũng là một khu vực riêng biệt bất khả xâm phạm. Vậy thử hỏi chủ quyền quốc gia của Việt Nam còn hay đã mất?
Lê Duy San 10/ 6/2015
nguon
Pingback: Hội nghị Thành Đô – 1990 | My Blog