Hòa đàm Paris : VN và các cường quốc

Bốn mươi năm sau khi Hòa đàm Paris nhằm ‘chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam’ được ký kết (27/1/1973-2013), giới chuyên gia tiếp tục đánh giá ý nghĩa, diễn biến, cũng như các hệ quả của hiệp định.
Sử gia Vũ Minh Giang, chuyên gia khu vực học và nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam cho rằng ‘hiệp định Paris chỉ là một cách thức để kết thúc chiến tranh’ nhưng không nhất thiết ‘mang lại hòa bình.’
Ông nói: “Tôi nói đây là một cách thức kết thúc chiến tranh, nhưng không ai ảo tưởng rằng có một hiệp định đem lại sự vui vẻ cho hai bên tham chiến. Điều ấy là không bao giờ có.
“Đấy là một phản ánh tương quan lực lượng và vì vậy cho nên ký như thế, vì người ta không thể làm khác, nhưng trong thâm tâm, cả mấy bên tham chiến, trong thâm tâm đều muốn mình giành một thắng lợi trọn vẹn hơn.
“Cái đó là đương nhiên và tôi cho đó là quy luật của chiến tranh. Cái ký kết ấy không phải là quy luật của hòa bình. Cái đó là cách thức kết thúc chiến tranh và vì vậy nó vẫn nằm trong sự điều hành, tác động của quy luật chiến tranh.
“Có nghĩa là ký thì ký như vậy, nhưng để đạt được mục tiêu của mình, mỗi bên đều có một cố gắng nào đó để đạt được kết quả cao nhất như mình mong muốn. Và vì vậy ở đây như thể là một tình trạng tạm dừng cuộc chiến ở đó…”
Một sử gia khác từ trong nước, ông Vũ Quang Hiển, Phó Giáo sư lịch sử Đảng thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, giữ quan điểm nhấn mạnh rằng Hiệp định Paris năm 1973 là ‘một thắng lợi của quân và dân Việt Nam’ với mục đích ‘đánh cho Mỹ cút’ để tiến tới làm cho ‘Ngụy nhào’, như cách ông trả lời BBC nhân dịp 40 năm Hòa đàm Paris.
Cựu đại sứ Việt Nam Công Hòa, ông Bùi Diễm, hiện định cư tại Hoa Kỳ phản bác một số ý kiến nói chính Chính quyền Sài Gòn đã ‘vi phạm hiệp định’.
Người từng là quan sát viên do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ định tại Hòa đàm Paris, ông Bùi Diễm nói với BBC vào tháng 1/2013:
“Nếu nói chính quyền ở miền Nam Việt Nam đã vi phạm hiệp định Ba-Lê là quá đáng là bởi vì sự thực ra những người ở miền Bắc đã chủ trương rõ rệt là để lại, mà họ đã làm được việc đó qua Hiệp định Ba-Lê, là giữ lại một số quân của họ ở trong miền Nam.”
Còn nhà báo Harish Mehta, cựu phóng viên Đông Nam Á cho Busines Times (1987 – 2003) nêu ra đánh giá về vị thế của Sài Gòn sau Hòa đàm Paris:
“Hiệp định hòa bình tạo ra người thắng, kẻ thua rõ ràng. Hoa Kỳ thoát khỏi cuộc chiến và lấy lại tù binh. Hà Nội thôi bị đánh bom, nhưng ông Thiệu chẳng được gì. Tháng Sáu 1973, Quốc hội Mỹ thông qua luật ngay lập tức ngừng đánh bom Campuchia, và chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Mỹ ở Đông Dương,”
“Tháng 11 năm đó, Quốc hội Mỹ thông qua luật buộc tổng thống báo cho Quốc hội trong vòng 48 tiếng quyết định điều quân Mỹ trong chiến tranh, và triệt thoái trong vòng 60 ngày nếu không có phép của Quốc hội. Hai biện pháp này đã khiến Nixon không còn khả năng can thiệp ở Đông Dương.”
“…Bị cô lập, chính thể Sài Gòn ở trên bờ vực sụp đổ kinh tế…”
“Sau chót, chiến lược kiềm chế chủ nghĩa cộng sản ở miền Bắc của Mỹ thất bại thảm hại, vì đa phần nông thôn miền Nam đã do cách mạng nắm giữ, và năm 1975 thì cả nước nằm dưới sự kiểm soát của người cộng sản.”
Sử gia thiên tả người Canana, ông Gabriel Kolko đặt vấn đề:
“Đối với Tổng thống Hoa Kỳ, ông Richard Nixon, và cố vấn an ninh quốc gia của ông, ông Henry Kissinger, thì Hiệp định Paris đem lại cho họ thời gian mà họ hy vọng sẽ thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam bằng cách nói với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia đang bắt đầu chia rẽ sâu sắc, rằng nếu họ không hợp tác với Hoa Kỳ bằng cách cắt viện trợ quân sự cho phe Cộng Sản Việt Nam, thì Hoa Kỳ sẽ thực hiện các biện pháp tăng cường cho kẻ thù Cộng Sản của họ, và như vậy đe dọa sẽ dùng chính hai quốc gia cộng sản lớn này đối chọi lẫn vào nhau – được gọi là “đòn tay ba”.
Nhưng Phó Giáo sư Vũ Quang Hiển từ Hà Nội cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đồng minh Mặt trận Dân tộc hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam đã ‘rút kinh nghiệm’ từ Hiệp định Geneve và ‘chủ động hơn’, cũng như không chịu tác động của các cường quốc.
Tuy nhiên sử gia Vũ Minh Giang, từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói ‘các sự kiện có liên quan tới nhau’ khi nói về các đợt không kích của không quân Mỹ trong quá trình hai bên đàm phán, kể cả tới sự kiện Trung Quốc tấn chiếm Hoàng Sa một năm sau Hiệp định. Ông cũng cho rằng ‘các nước lớn’ đều có toan tính riêng của họ.
Giáo sư gốc Trung Quốc Lý Hiểu Binh từ Hoa Kỳ cho rằng trong giai đoạn 1968-1973 đã có sự dịch chuyển lớn trong quan hệ Trung – Xô và tác động của nó đến cuộc chiến tại Việt Nam khi đó và rộng hơn là Chiến tranh Lạnh.
Theo ông, giao ước Mỹ – Trung đã tạo ra thay đổi bước ngoặt trong thế chiến lược giữa hai cường quốc là Liên Xô và Hoa Kỳ thời Chiến tranh Lạnh.
Nếu như các nhà hoạch định chính sách ở Washington thấy nhờ đó mà việc tập trung nguồn lực và quan tâm chiến lược của Mỹ vào đối phó với Liên Xô dễ dàng hơn, Liên Xô lại coi việc phải đương đầu cùng lúc với Phương Tây và Trung Quốc là chuyện khiến sức mạnh của họ bị phân tán nghiêm trọng, theo ý kiến ông Lý Hiểu Binh nói với BBC.
Ông cũng xác nhận rằng một năm sau Hòa đàm Paris ký kết, sau khi xảy ra trận Hải chiến Hoàng Sa (Tây Sa), các lãnh đạo quân sự Trung Quốc Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và Tô Chấn Hoa đã báo cáo lên Mao Trạch Đông và đề nghị Trung Quốc chiếm nốt các đảo do Nam Việt Nam kiểm soát và Mao đã đồng ý.
Tiếp theo Hòa Đàm Paris trên
Bốn mươi năm sau khi Hòa đàm Paris nhằm ‘chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam’ được ký kết (27/1/1973-2013), giới chuyên gia tiếp tục đánh giá ý nghĩa, diễn biến, cũng như các hệ quả của hiệp định.
Nhìn từ Bắc Kinh
Theo Giáo sư Lý Hiểu Binh, từ Đại học Oklahoma, Hoa Kỳ thì có một sự thay đổi chiến lược trong tư duy của Trung Quốc năm 1968. Bắc Kinh không tham gia hội đàm ở Paris còn Moscow, trái lại, luôn hào hứng ủng hộ đàm phán. Bắc Việt Nam bắt đầu dịch chuyển lại gần Liên Xô.
“Cùng thời gian ban lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu cảm thấy có bằng chứng rằng Hoa Kỳ đã là cường quốc mất dần ảnh hưởng vì thất bại của họ tại Việt Nam, trong khi Liên Xô lại chiếm ngay ‘khoảng trống quyền lực’ đó và bắt đầu thay chân Mỹ để thành ‘đế quốc xâm lăng’,”
“Vào tháng 3/1969, theo thỏa thuận với Hà Nội, Quân Giải phóng Trung Quốc bắt đầu rút về, giảm dần từ 16 sư đoàn, gồm 150 nghìn quân, xuống không còn đơn vị phòng không nào ở Bắc Việt Nam vào tháng 7/1970.”
“Sau khi Trung Quốc rút quân khỏi Việt Nam và giảm viện trợ cho Hà Nội, Liên Xô ngay lập tức bù vào chỗ trống và còn tiếp tục hỗ trợ kinh tế, quân sự cho Bắc Việt Nam. Từ 1969 đến 1971, Moscow ký bảy hiệp định viện trợ cho Hà Nội. Năm 1972, Liên Xô tiếp tục tăng cường hệ thống phòng thủ bằng tên lửa ở Bắc Việt Nam.”
Nhìn từ Bắc Kinh, theo Giáo sư Lý Hiểu Binh, tác giả các bài và sách về quân đội Trung Quốc, cam kết hỗ trợ liên tục cho cuộc chiến tranh tại Đông Dương của Moscow làm hao hụt nguồn lực của Liên Xô. Ngoài ra, mối đe dọa từ Liên Xô đã thúc đẩy lãnh đạo Trung Quốc cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ. Nhu cầu chiến lược này cuối cùng đã đưa tới chỗ bình thường hóa quan hệ Mỹ – Trung vào nửa đầu thập niên 1970.
Nhìn từ phe Mặt Trận
Với tư cách người quan sát trong cuộc, nhà nghiên cứu Lữ Phương, cựu thành viên Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, một bên ký kết Hiệp định, cho rằng các vi phạm đã làm ảnh hưởng tới các mục đích, mục tiêu mà ban đầu cuộc hòa đàm nhắm tới.
Ông xác nhận trong việc thực thi Hiệp định, cả hai phía Cộng sản Bắc Việt cùng đồng minh Mặt trận Dân tộc và Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đều ‘vi phạm’ nhưng cho rằng Chính quyền của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vi phạm trước, còn phe cộng sản Bắc Việt khi tiến chiếm ‘giải phóng’ miền Nam, đã có vi phạm nghiêm trọng khác khi loại bỏ các cơ chế ‘hòa giải dân tộc’ và bỏ qua ‘chính phủ ba thành phần’ với vai trò của ‘lực lượng thứ ba.’
Ông nói: “Sau Hiệp định Paris 1973, có một thời kỳ bên Mặt trận họ khựng lại, tất cả các cuộc hành quân đều ngưng lại cả và lo các việc trao đổi tù binh… Lúc bấy giờ có một bức thư của ông Lê Duẩn gọi là ‘thư về hòa giải’ và Liên minh của chúng tôi trong Chính phủ (Cách mạng Lâm thời Miền Nam Việt Nam) được lập ra để chuẩn bị một phương án hòa giải… Ở trong đó, người ta có tính một giải pháp hòa giải mà lịch sử đã chứng mình.
“Nhưng sau đó, Chính phủ Sài Gòn lấn tới rất dữ dội, nên ở trong đó anh em (Mặt trận Dân tộc) đặt vấn đề là hòa hay chiến, chiến tranh hay không chiến tranh, bây giờ nếu mình lùi như thế này hoài thì mất hết… tất cả những vùng gọi là bình định cấp tốc, cắm cờ v.v… Bấy giờ người ta mới ngồi lại và bàn bây giờ phải chống trả trở lại và không để tình trạng này kéo dài được mãi.”
Ông Lữ Phương nói phe Cộng sản Bắc Việt và đồng minh Mặt Trận Dân Tộc ở miền Nam đã ‘tương kế tựu kế’ và lựa chọn thời điểm không có ‘dấu hiệu người Mỹ trở lại’ để tấn công và sau đó ‘thanh toán,’ ‘dứt điểm’ đối phương.
Nhà nghiên cứu này kết luận: “Chiến lược là như vậy, cho nên thực sự là hai bên đều vi phạm hết. Nhưng trong chiến tranh, giải pháp xấu đối với Cộng sản vẫn là giải pháp hòa giải, giải pháp ‘không ăn hết.’ Bấy giờ cái hay nhất là tiến tới ‘ăn cho gọn luôn,’ chứ không để kéo dài lằng nhằng, rồi đấu tranh chính trị, rất mệt mỏi. Logic của vấn đề được hiểu là như vậy.”
Bài học là gì?
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia từ Đại học Main, Hoa Kỳ cho rằng Hòa đàm Paris 1973 là một bài học mà thế giới cần rút kinh nghiệm khi nó không thể tránh được hệ quả với các phe ký kết ‘sử dụng đường lối chiến tranh’ để chấm dứt cuộc chiến và qua đó để lại hậu quả lâu dài.
Ông nói: “Hiệp định Paris là một sự nhân nhượng của các bên… Tất cả các bên đều nhân nhượng thì mới có tể có thỏa hiệp. Vấn đề không phải nằm ở chỗ nhân nhượng ở trên bàn hội nghị, mà vấn đề là sau khi có Hiệp định rồi, thì thi hành là như thế nào.
“Trong hai năm từ khi Hiệp định được ký cho đến khi miền Nam bị mất bằng đường lối quân sự, hay nói cách khác, Chính phủ Sài Gòn bị thua bằng đường lối quân sự, thì chúng ta có thời gian khoảng hai năm để thi hành Hiệp định Paris để tránh việc bên này thua, hay bên kia thắng bằng đường lối quân sự'”
“Vấn đề quan trọng ở đây là thua hay thắng bằng đường lối quân sự sẽ có ảnh hưởng rất lâu, sau này, khi cái gọi là hòa bình được thiết lập. Cho nên đây là vấn đề rất quan trọng mà nhiều người phải nghĩ lại, không để cho một cuộc chiến kết thúc thắng thua bằng đường lối quân sự.”
Và ông đưa ra một kết luận ở góc nhìn này:
“Trong vấn đề hòa đàm, vấn đề hậu chiến tranh, chúng ta cần nhìn kinh nghiệm của các hòa đàm khác trong lịch sử trên thế giới và sau chiến tranh, thì lúc đó mới có thể đánh giá được. Còn nếu đánh giá về phía của mình, tức là bên thắng cuộc hay là bên thua cuộc, thì tôi nghĩ là không đủ.”
Còn sử gia Dương Trung Quốc từ Hà Nội thì cho rằng sau khi có một “nước Việt Nam thống nhất,” Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục có hành vi “bao vây” Việt Nam, với Trung Quốc thậm chí đã tiến hành chiến tranh ở Biên giới phía Bắc Việt Nam, còn Hoa Kỳ “đứng sau lưng Pol Pot”.
Ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh bài học lớn nhất mà Việt Nam cần rút ra là Việt Nam cần “tự mình định đoạt số phận của mình” vì theo ông “chừng nào không giữ được độc lập, tự chủ” thì chừng đó “khó đạt được mục tiêu của mình.”
Ông cũng cho rằng không nên coi Hiệp định Paris 1973 là một văn bản “có giá trị vĩnh cửu”.
ĐẰNG SAU HIỆP ĐỊNH PARIS, MẬT ƯỚC NIXON & PHẠM VĂN ĐỒNG
TT Mỹ NIXON
Tổng Thống thông báo cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa những nguyên tắc sẽ chỉ đạo sự tham gia của Hoa Kỳ về việc xây dựng lại sau chiến tranh ở Bắc Việt Nam. Như đã nêu trong Điều 21 của Hiệp Định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết tại Paris ngày 27 tháng giêng năm 1973, Hoa Kỳ thực hiện sự tham gia này theo chính sách truyền thống của mình.
b/ Các yêu cầu của công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp của nền kinh tế Bắc Việt Nam.
Bùi Anh Trinh,br />
TT Nixon và TT Thiệu
.
(B.A.T.)
Vì sao phản đối quyết liệt nhưng cuối cùng TT Nguyễn Văn Thiệu
lại ký hiệp đình hòa bình Paris 1973?
“Ông Nixon nói với tôi như thế này, ông nói tất cả những hiệp định chẳng qua là những giấy tờ mà không có giá trị gì nếu không được thi hành, nếu như Bắc Việt vi phạm. Cho nên điều quan trọng, ông không phải ký hiệp định và ông chấp nhận hiệp định, điều quan trọng là khi cộng sản Bắc Việt mà phản bội vi phạm hiệp định và tái tấn công Việt Nam, thì ông sẽ làm cái gì và với phương diện gì, mà tôi sẽ giúp ông cái gì, cái đó mới là quan trọng.”
Cho nên ngày nay ông đừng thắc mắc vấn đề ký hiệp định này mà tôi thấy nó là tốt nhất không có tốt hơn nữa, chúng tôi cũng muốn tốt hơn được nữa nhưng mà chúng tôi không thể can thiệp được hơn nữa với Liên Sô và Trung Cộng, chúng tôi đành chịu vậy thôi.
Nhưng mà TT Thiệu, ông phải nghĩ rằng ông có làm hiệp định cách mấy mà ông nghĩ rằng cộng sản nó không tôn trọng, mà nó đưa quân vô đánh ông trở lại thì vấn đề không phải giở hiệp định đưa ra mà cộng sản sợ, vấn đề là người Mỹ sẽ giúp Việt Nam cái gì để đánh lại cộng sản. Cái đó mới quan trọng và tôi mời ông vô Hoa Thịnh Đốn để đặt lại vấn đề nền tảng mới, căn bản mới của mối bang giao giữa hai quốc gia Việt Mỹ thời hậu chiến và sự cam kết giúp đỡ lẫn nhau để bảo vệ sự tự do, độc lập của miền Nam nếu cộng sản vi phạm hiệp định.
Tổng thống Thiệu chia sẽ rằng:
Nixon nói thì hấp dẫn, tôi không tin ông ta nhưng mà áp lực lớn nhất đối với tôi lúc đó là, nếu như chính phủ VNCH không ký hiệp định này thì chắc chắn tức khắc Quốc Hội Mỹ sẽ cúp viện trợ ngay, trong đó có viện trợ quân sư và kinh tế tức khắc.
Nixon nói với tôi rằng: Ông thấy cái tương lai quan trọng hay là thấy cái hiện tại bây giờ. Với sự cam kết long trọng mà tôi thấy không phải giữa cá nhân tôi và ông Thiệu, mà là giữa Tổng Thống Hoa Kỳ và Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa, giữa một người đại diện cho một đồng minh dân tộc Hoa Kỳ, lãnh đạo Hoa Kỳ, lãnh đạo thế giới tự do và một đồng minh đã chiến đấu với Việt Nam Cộng Hòa chứ không phải giữa cá nhân và hai chính quyền. Cam kết thứ nhất nếu cộng sản Bắc Việt tái xâm lăng, vi phạm hiệp định Paris thì Hoa Kỳ sẽ phản ứng mạnh mẽ quyết liệt và tức khắc ngăn chặn sự xâm lăng đó. Cam kết thứ hai chỉ nhìn nhận chính phủ VNCH là chính phủ duy nhất tại Việt Nam. Cam kết thứ ba là cung cấp dồi dào viện trợ kinh tế và quân sự cho nhân dân Việt Nam chống lại cộng sản xâm lược nếu cộng sản tái xâm lăng và đủ viện trợ kinh tế để phát triển đất nước.
nguon