TT Vici Phạm Văn Đồng : Tù Cải Tạo – Sau 30.4.1975

 TRẠI TÙ CẢI TẠO = TRẠI TÙ LAO NÔ

Vivi : Những kẻ học thức mang tham vọng lên ngôi “Đỉnh Cao Trí Tuệ” là những kẻ học thức Cộng Sản Việt Nam trung thành nhất với “Cộng Sản Nga, Tàu”. Đã và đang gieo tai họa cho sự diệt vong Tộc Việt .

zzphamvandong199

Phạm văn Đồng nói : “Các người còn đòi hỏi gì nữa?”

Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng đã hỏi ngược lại báo giới ở Paris như vậy sau khi tuyên bố những trại cải tạo có mục đích giúp những người “phạm tội ác tày trời” trở về với cuộc sống bình thường.
Kết thúc chuyến công du bốn ngày ở Pháp vào cuối tháng 4 năm 1977, ông Đồng có cuộc họp báo ở Paris, nơi ông được hỏi về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ năm 1975.

Trả lời lưu loát bằng tiếng Pháp, ông Đồng quả quyết những trại cải tạo là “sự thể hiện cực kỳ nghiêm túc quan niệm nhân quyền” của Việt Nam.

Sau năm 1975, hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức từng phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải đi học tập cải tạo tư tưởng trong những trại tập trung, thời gian từ vài ngày cho tới lâu nhất là 17 năm, theo ghi nhận của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Năm 2001, báo Orange County Register của Mỹ đăng một loạt bài về cuộc đời của những người từng sống trong trại cải tạo ở Việt Nam. Kết quả tìm hiểu của tờ báo từ năm 1975 đến năm 2001 cho biết ước tính một triệu người bị giam giữ mà không có cáo buộc chính thức hay được xét xử, và 165.000 người chết.

Loạt bài của báo OCR được đăng lại ở đây: http://dartcenter.org/content/camp-z30-d-survivors…. Bản gốc trên báo in ở đây: http://content.cdlib.org/ark:/13030/hb729006wn/

______________________

Phạm Văn Đồng tuyên bố trên đài phát thanh Hà Nội.
Vivi

Sau 30.4.1975, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói trên đài phát thanh Hà Nội; cho dân cả Nước Vietnam nghe; bọn Ngụy Saigon ôm chân Đế Quốc Mỹ chạy qua bên đó; Con trai thì làm ma cô, con gái thì làm đĩ điếm.

Thật sự chỉ sau 30 năm, khoảng 2 triệu người Nam Việt dưới chính thể “Việt Nam Cộng Hòa” thoát khỏi đất Nước bị Cộng Sản Bắc Việt chiếm đóng. Họ đã xây dựng đời sống mới trên đất Mỹ và các Nước Dân Chủ trên Thế Giới với kinh tế dồi dào no ấm…

Đặc biệt, Con cháu họ học hành thành danh rất đáng kính phục. Như làm Khoa Học Gia, Cố Vấn Tổng Thống Mỹ, thẩm phán Liên Bang Mỹ (Tối cao Pháp viện), Thượng nghị Viện, Hạ Nghị Viện, Tướng và tá trong quân đội Mỹ… Đây là sự trả lời đích thực cho Thủ tướng cộng sản PV Đồng và đảng Cộng Sản Bắc Việt thấy rõ .

Vô đây xem sự trả lời của VNCH sau 30 năm tị nạn
VNCH sau 30 năm tị nạn

Vivi : (Trích) ông Đồng quả quyết những trại cải tạo là “sự thể hiện cực kỳ nghiêm túc quan niệm nhân quyền” của Việt Nam.(Hết trích)

Đây là bản chất dối trá của cộng sản ngụy biện che giấu sự “Độc ác – Dã man” nhất trong lịch sử Việt Nam. Những người “Việt Nam Cộng Hòa” bị tập trung các “trại tù lao nô” mà Cộng Sản gọi là “Trại cải tạo” nằm tận rừng sâu nước độc. Có những người chết tại trại tù vì đánh đập và hành hạ; Chết vì đói và bệnh không thuốc. Những người sống sót được thả về nhà thì gầy còm xanh xao và bệnh tật; Có người bị bệnh chết không chữa được, có người mang bệnh tật kinh niên… Ông Đồng lừa dối được người Tây Phương chứ người VNCH ở tù đã quá rõ rồi.

xma8899-9

11 thoughts on “TT Vici Phạm Văn Đồng : Tù Cải Tạo – Sau 30.4.1975

  1. Trại Tù Đày Khổ Nhục Lao Nô – Ngụy Danh là Trại Cải Tạo

    ông Đồng quả quyết những trại cải tạo là “sự thể hiện cực kỳ nghiêm túc quan niệm nhân quyền” của Việt Nam. Và tuyên bố những trại cải tạo có mục đích giúp những người “phạm tội ác tày trời” trở về với cuộc sống bình thường.

    Vivi: Hãy xem nhân chứng, tuy không đầy đủ, nhưng cũng cho thấy sự thật. Nhân quyền ? Hay trại tù man di mọi rợ ?




  2. Vivi : Ông Phạm Văn Đồng tuyên bố những trại cải tạo có mục đích giúp những người “phạm tội ác tày trời” trở về với cuộc sống bình thường.

    Nhìn lại, chính ông Đồng ký “Công Hàm” bán biển đảo cho Trung Cộng. Vậy “Tội ác tày trời” chính là ông Đồng cùng với đảng Cộng Sản Bắc Việt. Hãy nhìn kỹ Việt Nam Cộng Hòa có bán tất đất nào cho Mỹ không ? Có xây tượng TT Mỹ để tôn thờ như cộng sản Bắc Việt xây tượng lenin…

    CHUNG QUANH CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG
    Trần Gia Phụng

    Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981đến đặt tại vùng biển gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam Cộng Hòa ngày-19-1-1974. Sự xuất hiện giàn khoan nầy làm rộ lên trở lại dư luận trong và ngoài nước vấn đề công hàm ngày 14-9-1958 của Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam trước đây.

    1.- TUYÊN BỐ CỦA TRUNG QUỐC

    Từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.

    Trước cuộc tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, MAO: The Unknown Story, New York: Alfred A. Knopf, 2005, tr. 426.) Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra bản tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:

    (1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.

    . . . . . . . . . . . . . .

    (4) Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc… (Nguồn: ).

    Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và mặc nhiên khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].

    Điểm cần chú ý là Trung Quốc lúc đó chưa phải là thành viên Liên Hiệp Quốc và không thể dùng diễn đàn của Liên Hiệp Quốc để bày tỏ quan điểm và chủ trương của mình, nên Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố nầy, thông báo quyết định về lãnh hải của Trung Quốc. Vì vậy các nước không nhất thiết là phải trả lời bản tuyên bố của Trung Quốc, nhưng riêng Bắc Việt Nam lại tự ý đáp ứng ngay.

    2.- CÔNG HÀM CỦA BẮC VIỆT

    Trước khi ký kết hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai đất nước, đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) đã sắp đặt trước kế hoạch tiếp tục chiến tranh đánh miền Nam. Chủ trương nầy được đưa ra rõ nét tại hội nghị Liễu Châu (Liuzhou) thuộc tỉnh Quảng Tây (Guangxi), từ ngày 3 đến ngày 5-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai.

    Sau khi đất nước bị chia hai, Bắc Việt nằm dưới chế độ cộng sản do Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản Việt Nam) lãnh đạo. Muốn đánh miền Nam, thì Bắc Việt cần được các nước ngoài viện trợ, nhất là Liên Xô và Trung Quốc. Vì vậy, khi Trung Quốc đơn phương đưa ra bản tuyên bố về lãnh hải ngày 4-9-1958, chẳng cần tham khảo ý kiến Bắc Việt, thì “không gọi mà dạ”, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, lại hưởng ứng ngay, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc để lấy lòng chính phủ Trung Quốc.

    Mở đầu bản công hàm, Phạm Văn Đồng viết: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Kết thúc bản công hàm là câu: “Chúng tôi xin kính gởi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.” Gọi nhau đồng chí là ngôn ngữ giao thiệp giữa đảng với đảng trong cùng một hệ thống cộng sản quốc tế, khác với ngôn ngữ ngoại giao thông thường. Nội dung bản công hàm Phạm Văn Đồng nguyên văn như sau:

    “Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

    Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.”

    Chắc chắn bản công hàm nầy đưọc Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng Lao Động (tức đảng Cộng Sản) chuẩn thuận và được gởi thẳng cho Trung Quốc mà không tham khảo ý kiến hay thông qua quốc hội Bắc Việt. Quốc hội Bắc Việt lúc đó nguyên là quốc hội được bầu ngày 6-1-1946, gọi là quốc hội Khóa I. Sau chiến tranh 1946-1954, đất nước bị chia hai. Nhà nước Bắc Việt triệu tập những dân biểu cộng sản còn sống ở Bắc Việt vào tháng 9-1955, tiếp tục hoạt động cho đến ngày 8-5-1960, Bắc Việt mới tổ chức bầu lại quốc hội khóa II, khai mạc phiên họp đầu tiên tại Hà Nội ngày 6-7-1960.

    3.- TRUNG QUỐC BIỆN MINH

    Khi tự động đem giàn khoan 981 đặt trong vùng biển Hoàng Sa, vi phạm lãnh hải Việt Nam, Trung Quốc liền bị dân chúng Việt Nam biểu tình phản đối mạnh mẽ và dư luận quốc tế lên án, thì nhà cầm quyền Trung Quốc cho người sử dụng công hàm Phạm Văn Đồng ngày 14-9-1958 để nói chuyện.

    Cùng ngày 20-5, hai nhân vật Trung Quốc đã lên tiếng biện minh cho hành động của Trung Quốc. Dĩ nhiên họ được lệnh của nhà nước Bắc Kinh mới được quyền lên tiếng.

    Thứ nhứt, đại biện lâm thời Trung Quốc ở Indonesia, ông Lưu Hồng Dương, có bài đăng trên báo Jakarta Post (Indonesia), xác định rằng quân đảo Tây Sa [tức Hoàng Sa] là lãnh thổ của Trung Quốc. Bài báo viết: “Trong tuyên bố ngày 14-9-1958, thay mặt chính phủ Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.” Lưu Hồng Dương, tác giả bài báo, còn viết: “Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc “estoppels”. [không được nói ngược].

    Người thứ hai là tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, trả lời phỏng vấn hãng tin Deutsch Welle (DW) của Đức, được đưa lên Net ngày 20-5. Ông nầy nói như sau: “Năm 1958, thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai… Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975. Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”

    4.- CỘNG SẢN VIỆT NAM CHỐNG CHẾ

    Trả lời những cáo buộc trên đây của Trung Quốc, trong cuộc họp báo ngày 23-5-2014 tại Hà Nội, ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, cho rằng công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không có giá trị pháp lý về vấn đề chủ quyền biển đảo Việt Nam.

    Ông Hải nói: “Việt Nam tôn trọng vấn đề 12 hải lý nêu trong công thư chứ không đề cập tới Hoàng Sa, TrườngS, vì thế đương nhiên không có giá trị pháp lý với Hoàng Sa và Trường Sa… Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được. Vậy điều đó càng khẳng định công văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng không có giá trị pháp lý…”

    Ngoài ra, còn có đại sứ của hai phía Trung Cộng và Việt Cộng ở Hoa Kỳ tham gia cuộc tranh cãi, lên tiếng bênh vực lập trườøng của chính phủ mình. Báo chí hai nước cũng đưa tin và bình luận cáo buộc đối phương mà trước đây ít khi thấy. Lời qua tiếng lại còn nhiều, nhưng đại khái lập trường hai bên là như vậy.

    5.- HIỂU CÁCH NÀO?

    Bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Mặc nhiên xác nhận chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vốn của Việt Nam từ lâu đời.

    Dầu công hàm Phạm Văn Đồng không có chữ Hoàng Sa và Trường Sa như ông Trần Duy Hải nói, nhưng công hàm Phạm Văn Đồng “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc”, có nghĩa là nhà nước Bắc Việt cộng sản công nhận hai chủ điểm của bản tuyên bố của Trung Quốc.

    Trần Duy Hải còn nhấn mạnh rằng sau hiệp định Genève, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng Hòa và “Bạn không thể cho ai thứ mà bạn chưa có quyền sở hữu, quản lý được.” Ông Hải nói chuyện lạ lùng như một người nước ngoài. Nếu Nam Việt không phải là một phần của Việt Nam, thì tại sao Bắc Việt lại đòi “Chống Mỹ cứu nước” hay “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.”? Khi xâm lăng Nam Việt, thì Bắc Việt nhận Nam Việt là một phần của Việt Nam. Khi cần xin viện trợ thì Bắc Việt bảo rằng đó là của Nam Việt, rồi Bắc Việt dùng để trao đổi với nước ngoài? (Một giải thích lạ lùng hơn nữa là bà Nguyễn Thị Thụy Nga (Bảy Vân), vợ Lê Duẫn, trả lời trong cuộc phỏng vấn năm 2008 của đài BBC rằng “ngụy nó đóng ở đó nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa.” (CTV Danlambao – danlambaovn.blogspot.com)

    Một nhà nghiên cứu trong nước còn nói rằng công hàm Phạm Văn Đồng không thông qua quốc hội nên không có giá trị pháp lý trong bang giao quốc tế. (BBC Tiếng Việt 21-5-2014, “Hoàn cảnh lịch sử công hàm 1958”).

    Khái niệm nầy chỉ đúng với các nước tự do dân chủ. Trong các nước tự do dân chủ, tam quyền phân lập rõ ràng. Những quyết định của hành pháp phải được lập pháp thông qua, nhất là những hiệp ước về lãnh thổ, lãnh hải phải có sự đồng ý của quốc hội. Tuy nhiên dưới chế độ cộng sản, cộng sản không cai trị theo luật pháp, mà cộng sản thống trị theo nghị quyết của đảng cộng sản. Với cộng sản, tam quyền không phân lập mà tam quyền đồng quy vào trong tay đảng CS, nên CS chẳng cần đến quốc hội. Chủ trương nầy được đưa vào điều 4 hiến pháp cộng sản mà ai cũng biết.

    Trung Quốc là một nước cộng sản từ năm 1949. Đảng Cộng Sản Trung Quốc cũng thống trị đất nước họ như đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Vì vậy, giữa hai nước cộng sản với nhau, Trung Quốc rất am hiểu truyền thống của nhau, am hiểu ngôn ngữ cộng sản với nhau. Chính công hàm của Phạm Văn Đồng cũng viết theo ngôn ngữ cộng sản: “Thưa Đồng chí Tổng lý”. Vì vậy, Trung Quốc hiểu công hàm Phạm Văn Đồng theo cách thống trị đất nước của nhà nước cộng sản, nghĩa là quyết định của đảng cộng sản là quyết định tối hậu, trên tất cả, chẳng cần gì phải có chuyện quốc hội phê chuẩn.

    Hồ Chí Minh và đảng Lao Động (tức đảng CSVN ngày nay) ủng hộ hay không ủng hộ bản tuyên bố về hải phận của Trung Quốc, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm. Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng Lao Động tán thành “quần đảo Tây Sa [Hoàng Sa], …, quần đảo Nam Sa [Trường Sa], … thuộc Trung Quốc” là một hành vi bán nước và phản quốc.

    6.- LIÊN MINH QUÂN SỰ?

    Trước hiểm họa Trung Quốc đe dọa ngày nay, vì Việt Nam không đủ sức chống lại Trung Quốc nên có ý kiến cho rằng nhà nước CSVN cần phải liên minh với nước ngoài để chống Trung Quốc. Ví dụ liên minh với Hoa Kỳ hay với khối ASEAN chẳng hạn.

    Tuy nhiên, trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh vào ngày 25-8-2010, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc phòng CSVN đã đưa ra chủ trương “ba không” của đảng CS và nhà nước CSVN là: Không tham gia liên minh quân sự, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự và không cùng một nước khác chống lại nước thứ ba. (Xem Internet: chủ trương ba không của CSVN.)

    Về phía Hoa Kỳ, thì vừa qua, ngày 28-5-2014, trong bài diễn văn trình bày tại lễ tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point, New York, tổng thống Obama đưa ra nét căn bản về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta – trong trường hợp người dân chúng ta bị đe dọa, nguồn sống chúng ta gặp nguy hiểm hay an ninh của các nước đồng minh bị thách thức …” (BBC Tiếng Việt, 29-5-2014.)

    Chủ trương sử dụng sức mạnh để bảo vệ lợi ích cốt lõi của nước mình không phải là chủ trương riêng của Hoa Kỳ hay của một nước nào mà là chủ trương chung của tất cả các nước trên thế giới. Nước nào cũng vì quyền lợi của nước mình mà thôi. Vậy thử hỏi Hoa Kỳ có quyền lợi gì khi giúp Việt Nam (90 triệu dân) nhằm đổi lại với việc Hoa Kỳ giao thương với Trung Quốc (hơn 1 tỷ dân)? Ngoài ra, Hoa Kỳ khó trở thành đồng minh của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chỉ vì một lý do đơn giản là CHXHCNVN là một nước cộng sản vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.

    Hơn nữa, Hoa Kỳ mới liên minh trở lại với Phi Luật Tân để ngăn chận Trung Quốc từ xa. Vì Phi Luật Tân ở xa, nằm phía bên kia bờ Biển Đông phân cách Phi Luật Tân với lục địa Trung Quốc, nên an toàn hơn cho Hoa Kỳ. Vì vậy, Hoa Kỳ có cần liên minh với CSVN hay không?

    Các nước trong khối ASEAN cũng không khác gì Hoa Kỳ, tập họp với nhau vì quyền lợi kinh tế của mỗi nước. Có nước chẳng ưa thích gì Việt Nam như Cambodia, Lào vì truyến thống lâu đời. Có nước chẳng có quyền lợi gì trong vấn đề Việt Nam và Biển Đông như Miến Điện, Mã Lai. Đó là chưa nói hầu như các nước ASEAN đều quan ngại thế lực của Trung Quốc về nhiều mặt và các nước ASEAN còn muốn Việt Nam luôn luôn ở thế yếu kém, bị động để đừng quay qua bắt nạt các nước láng giềng.

    Như thế, chỉ là ảo tưởng nếu nghĩ rằng nhà nước CSVN có thể liên minh với bất cứ nước nào để chống Trung Quốc. Trung Quốc dư biết điều đó. Cộng sản Việt Nam phải tự mình giải quyết lấy bài toán của mình do những sai lầm của Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra. Nhờ Trung Quốc đánh Pháp chẳng khác gì nhờ một tên ăn cướp đuổi một kẻ ăn trộm. Còn nhờ Trung Quốc chống Mỹ không phải là giải pháp để cứu nước mà là con đường dẫn đến mối nguy mất nước …

    7.- PHẢI QUYẾT ĐỊNH

    Lịch sử cho thấy từ bao đời nay, dân tộc Việt Nam luôn luôn chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ, chống lại các cuộc xâm lăng của nước ngoài. Ngược lại, từ giữa thế kỷ 20, đảng CSVN cướp được chính quyền năm 1945, đã dùng đất đai do tổ tiên để lại như một vật trao đổi nhằm mưu cầu quyền lực, mà công hàm Phạm Văn Đồng là một ví dụ điển hình.

    Muốn thoát khỏi tấn bi kịch hiện nay, một trong những việc đầu tiên là phải vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng, chấm dứt sự thừa nhận của Phạm Văn Đồng và đảng Lao Động tức đảng CSVN đối với tuyên bố của Trung Quốc.

    Muốn vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng thì phải vô hiệu hóa chính phủ đã ký công hàm. Phạm Văn Đồng đã chết. Chính phủ Phạm Văn Đồng không còn. Tuy nhiên, chính phủ thừa kế chính phủ Phạm Văn Đồng còn đó ở Hà Nội. Vậy chỉ còn cách giải thể nhà nước cộng sản hiện nay ở Hà Nội mới có thể vô hiệu hóa công hàm Phạm Văn Đồng. Có hai cách giải thể:

    Thứ nhứt, đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, hậu thân của đảng Lao Động trước đây, thừa kế chính thức của nhà nước do Phạm Văn Đồng làm thủ tướng, phải tìm cách tự lột xác như ve sầu lột xác (kim thiền thoát xác), mới phủ nhận những điều do nhà cầm quyền cũ ký kết. Trên thế giới, đã có hai đảng cộng sản theo thế kim thiền thoát xác là trường hợp Cộng sản Liên Xô với Yeltsin và cộng sản Cambodia với Hun Sen.

    Vấn đề là những nhà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hiện nay có vì sự sống còn của đất nước, có chịu hy sinh quyền lợi của đảng CS, có chịu giải thể đảng CS như Yeltsin đã làm ở Liên Xô, để cùng dân tộc tranh đấu bảo vệ non sông?

    Thứ hai, nếu những nhà lãnh đạo cộng sản vẫn cương quyết bám lấy quyền lực, cương quyết duy trì đảng CSVN, thì chỉ còn con đường duy nhứt là toàn dân Việt Nam phải tranh đấu lật đổ chế độ cộng sản. Cuộc tranh đấu sẽ rất cam go, khó khăn, nhưng hiện nay đất nước chúng ta đang đứng bên bờ vực thẳm, đang lâm vào thế cùng. Cùng đường thì phải tranh đấu để biến đổi và tự cứu mình.

    Vậy chỉ còn con đường duy nhứt là chấm dứt chế độ CSVN để chấm dứt công hàm Phạm Văn Đồng, đồng thời chấm dứt luôn những mật ước giữa đảng CSVN với đảng Cộng Sản Trung Quốc từ thời Hồ Chí Minh cầu viện, qua thời Thành Đô và cho đến hiện nay.

    Đã đến lúc phải quyết định dứt khoát: Hoặc CSVN theo thế “ve sâu lột xác”, hoặc CSVN phải bị lật đổ mà thôi. Nếu không, hiểm họa một thời kỳ Hán thuộc mới đang chờ đợi Việt Nam.

    TRẦN GIA PHỤNG
    (Toronto, 5-6-2014)
    Nguồn

  3. Cộng Sản Vietnam làm bàn đạp cho Trung Cộng xâm lược Việt Nam

    Điểm nóng Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam (cập nhật)
    1. Theo dõi quá trình hình thành và phát triển khu quân sự Trung Quốc trên đảo Gạc Ma của Việt Nam (từ 2/2014)
    2. Việt Nam cam chịu việc Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Gạc Ma? (Từ 6/2014)
    3. Bắc Kinh đang biến Đá Gạc Ma thành căn cứ lớn ở Trường Sa (5/2014)
    4. Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin: Ngày 14/3/1988 bi tráng
    5. “Cấp trên” đã ra lệnh cho bộ đội Việt Nam không nổ súng khi Trung Quốc tấn công chiếm đảo Gạc Ma?
    6. Mất Gạc Ma, ai có lỗi?
    7. Tướng Tàu nói gì về trận chiến chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam?
    ——

    Cập nhật diễn tiến xâm lược của Trung Quốc 
    1. Trung Quốc đã lên kế hoạch xây đảo nổi khổng lồ ở biển Đông (4/2015)
    2. Trung Quốc lập ban vũ trang ở Hoàng Sa của Việt Nam (1/2015)
    3. Trung Quốc đã thiết lập ADIZ trên biển Đông? (12/2014)
    4. Tháng 11/2014: Trung Quốc xây khu định cư trái phép ở Hoàng Sa
    5. Vị trí của dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân trọng yếu như thế nào? (11/2014)
    6. Trung Quốc đã sẵn sàng lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông (10/2014)
    7. Trung Quốc đã xây xong sân bay quân sự tại Hoàng Sa (10/2014)
    8. Trung Quốc đã mở rộng bán kính kiểm soát từ 3 lên 7 hải lý và đang ồ ạt xây dựng khu quân sự tại Gạc Ma (9/2014)
    9. Trung Quốc ngang nhiên khai trương tour du lịch trái phép tới Hoàng Sa ngay trong ngày Quốc khánh Việt Nam (8/2014)
    10. Hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đang cố gắng “khôi phục quan hệ” (8/2014)
    11. Hội đàm Việt – Trung trong bối cảnh căng thẳng vụ dàn khoan HD 981 và đảo Gạc Ma (18-6-2014)
    12. Sắp đủ 100 ngàn chữ ký kiến nghị Chính phủ Mỹ trừng phạt Trung Quốc vì hạ đặt giàn khoan HD 981 trên vùng biển Việt Nam (5/2014)
    13. Việt Nam chính thức tuyên bố công hàm Phạm Văn Đồng là vô giá trị (24/5/2014)
    14. Việt Nam gửi thông cáo về tình hình biển Đông lên Liên Hợp Quốc (20/5/2014)
    15. Trung Quốc lại vừa ngang ngược áp lệnh cấm đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam (5/2014)
    16. Lãnh tụ Tàu coi Việt Nam là kẻ thù truyền kiếp, không bao giờ muốn VN lớn mạnh và chỉ đạo “đóng kịch” trong quan hệ với VN (1973)
    17. “Phong trào” tấn công, đốt phá nhà máy, công ty nước ngoài: đáng lo ngại, bất thường và liệu có ai đứng sau? (5/2014)
    18. Toàn cảnh biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 11-5-2014 trên Youtube
    19. Tường thuật biểu tình tuần hành hôm nay (11-5-2014) ở Sài Gòn
    20. Hàng ngàn người biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược tại Hà Nội, TP.HCM, Huế … báo chí “lề phải” tường thuật trực tiếp! (11/5/2014)
    21. Mạng xã hội kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược (5/2014)
    22. Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp phù hợp cần thiết để bảo vệ chủ quyền
    23. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: TQ không bao giờ có tình nghĩa đồng chí, anh em với VN gì cả mà họ sẵn sàng tiêu diệt ta vì quyền lợi của họ (10/2014)
    24. Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông vì đã “hết lối ra biển” (6/2014)
    25. Báo Nhân Dân, Quân đội Nhân dân và Tạp chí cộng sản đăng gì trong ngày kỷ niệm 35 năm đánh thắng quân Trung Quốc xâm lược?
    26. Nguồn gốc sự ra đời đường lưỡi bò của Trung Quốc trên biển Đông
    27. Năm 1979 Việt Nam từng “đánh bại 600 nghìn quân Trung Quốc xâm lược”
    28. Hoàng Thị Hồng Chiêm – người nữ anh hùng chống quân Trung Quốc xâm lược

    Nguồn

  4. TT Mỹ Obama Phát Biểu gì ?

    SordidTriangle

    Nhận định của FOX NEWS về phát biểu của Obama:
    cho rằng tư tưởng của nhà độc tài Hồ Chí Minh
    bắt nguồn từ những Nhà Lập Quốc Hoa Kỳ.


    (Uh Ho: Obama Says Vietnamese Dictator Inspired by Founding Fathers – By Chris Stirewalt)

    Vô Đây Đọc Nguyên Văn Tiếng Anh

    “… chúng tôi đã bàn luận sự kiện Hồ Chí Minh đã thực sự nhận cảm hứng từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp HK, và những lời phát biểu của Thomas Jefferson.” – TT Obama nói với các nhà báo bên cạnh Chủ tịch Trương Tấn Sang.

    Đối với những gia đình của gần 60 ngàn línhMỹ hy sinh trong Chiến Tranh VN, đây có thể là một tin buồn cho biết cuộc chiến đó chỉ là một sự hiểu lầm.

    Đó là cảm tưởng mà TT Obama đưa ra vào ngày Thứ Năm khi ông nói với báo chí sau khi gặp Chủ tịch VN Trương Tấn Sang (TTS). Sang đã mang đến cho Obama một bản sao của một lá thư mà HCM đã gởi cho TT Truman, trong đó nhà độc tài cộng sản bày tỏ hy vọng được hợp tác với HK.

    Với một giọng hối tiếc, Obama nhận thấy rằng lý ra mối quan hệ giữa HK và VN đã có từ 67 năm nay, nhưng cuối cùng thì hai nước cũng đã toại hưởng mối quan hệ mà họ Hồ đã từng đề cập đến. Obama nói, chung qui, họ Hồ đã “nhận cảm hứng từ những phát biểu của Thomas Jefferson.”

    Cái thông điệp ở đây là: nếu chỉ cần chúng ta gác bỏ những dị biệt của chúng ta – nghĩa là nếu chỉ cần họ Hồ và Truman có thể làm được những gì mà Obama và Sang đang làm tuần nầy – thì bao nhiêu điều đáng tiếc có thể đã tránh được.

    Trong khi Jefferson công phẫn đối với ” dòng máu của những tên độc tài (blood of tyrants),” quả thật khó mà nhìn thấy được tại sao nhà hiền triết nầy lại gợi hứng cho sự nghiệp giết người của tay độc tài VN. Họ Hồ từng khét tiếng đã giết chết những đối thủ của y, kể cả vụ tàn sát ghê tởm những nông dân đã phản đối việc đánh thuế dã man của y trong những ngày đầu của chế độ của y. Chả có nét gì đặc biệt của Jefferson cả.

    Người ta ước tính khoảng nửa triệu người bị giết khi họ Hồ nỗ lực củng cố quyền lực sau khi những lực lượng cộng sản của y đuổi quân Pháp ra khỏi Đông Dương. Vụ tàn sát các địa chủ và giai cấp tư sản rất khét tiếng ngay cả đến ngày nay và từ đó đã được sử sách ghi chép với đầy đủ những chi tiết rùng rợn.

    Trong lối trích dẫn cả tin của Obama về Hiến Pháp HK như là một nguồn cảm hứng, có nhiều điểm đặc biệt chướng tai về mặt lịch sử.

    Và những ai nối tiếp cầm cờ của họ Hồ sau khi y chết vào năm 1969 – thậm chí đến nay người ta vẫn gọi y là “Bác Hồ” – những kẻ ấy cai trị dựa trên chế độ dã man của y. Sau đợt rút quân cuối cùng của HK khỏi VN, hàng ngàn người VN, vì bị xem là tay sai của Mỹ, đã bị giết chết. Y và chế độ Mác Lê của y đã xử dụng chiến thuật của Lê Nin: ám sát, khủng bố, và “cải tạo” để chiếm đoạt, duy trì và bành trướng quyền lực.

    Với xác ướp còn nằm trong mồ kính làm theo kiểu Lê Nin, Hồ là một tay hoạt đầu cực kỳ xấu xa. Dù HK có tìm cách lật đổ y hay không, dù cuộc chiến có chính đáng hay không, Hồ dứt khoát không phải là một loại thừa tự nào của Jefferson và của các Nhà Lạp Quốc.

    Trong lối trích dẫn cả tin của Obama về Hiến Pháp HK như là một nguồn cảm hứng, có nhiều điểm đặc biệt chướng tai về mặt lịch sử. Một trong những tay sát nhân sừng sỏ nhất của thế kỷ 20 không thể nào nhận cảm hứng từ sự thăng tiến ý nghĩa nhất cho những quyền của cá nhân trong lịch sử nhân loại.

    Có thể Obama chỉ cố ton hót vị khách của ông vốn rõ ràng muốn chứng minh rằng họ Hồ không phải là con ác quỷ như lịch sử cho thấy. Nhưng sự liên kết giữa y với các Nhà Lập Quốc HK cho thấy hoặc một sự thiếu hiểu biết thô bạo về lịch sử về phía tổng thống hoặc một mức độ lỏng lẻo đáng chú ý về mặt đạo đức.

    Trong khi tổng thống và toán tùy tùng của ông chắc chắn sẽ không phủ nhận bất kỳ lời phát nào loại nầy như là “bậy bạ,” chuyện nầy, cho dù được xem là một sai lầm hay ve vãn dễ tính, sẽ không xóa nhòa dễ dàng như thế. Ký ức và đau khổ của những Cựu Chiến Binh HK trong Chiến Tranh VN vẫn còn là những sức mạnh ngày nay.

    Chris Stirewalt

  5. Hồ Chí Minh và Bộ Chính Trị Đảng Việt Cộng đáng bị treo cổ vì tội ác diệt chủng 

    vienbaotangtoiac_hcm_badinhHải ngoại ngày 28 tháng 6, 2009

    Xin kính chào tất cả các bạn hiện diện hôm nay.
    Đề tài của chúng ta hôm nay là nói về nhân vật lịch sử Hồ Chí Minh.
    Đề tài này, thực sự mà nói, nhiều người nắm vững rồi. Nhưng tôi muốn thêm vào những chi tiết cho sáng tỏ.

    Tôi xin khởi đầu từ năm 1911, khi mà lúc bấy giờ Hồ Chí Minh tên là Nguyễn tất Thành, rời Việt Nam, làm bồi tàu, để đi sang bên Pháp. Việc đầu tiên Hồ Chí Minh làm là xin vào học trường thuộc địa Pháp, École Coloniale, trường đó đào tạo những người sau này về cai trị lại nước thuộc địa. Việc này chứng tỏ Hồ Chí Minh không hề có mục đích to lớn là cứu nước, như vẫn được tuyên truyền. Vì đã cứu nước thì không bao giờ xin vào học cái trường thuộc địa để sau này trở về làm quan.

    Sau này các nhà sử gia ngoại quốc có nói rằng Mỹ cũng như Pháp đã bỏ nhiều cơ hội để lôi kéo Hồ Chí Minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản. Theo tôi hiểu, vấn đề đó hoàn toàn lầm. Thực sự mà nói, cơ hội duy nhất có thể lôi Hồ Chí Minh ra khỏi quỹ đạo Cộng sản thì chính là vào 1911, khi Hồ Chí Minh làm đơn xin vào học trường thuộc địa. Giả sử lúc bấy giờ Pháp chấp nhận cho Nguyễn Ái Quốc/Nguyễn tất Thành học trường đó, thì Pháp sẽ có một người quan lại nô bộc rất là giảo quyệt, rất là trung thành với mẫu quốc Pháp. Đó là cơ hội duy nhất có thể lôi kéo Hồ Chí Minh về với quốc gia, đại cương như thế, xa rời hẳn đế quốc Cộng sản Nga sô lúc bấy giờ.

    nguyenchithien280609-1Hồ Chí Minh mật báo cho Pháp bắt Phan Bội Châu năm 1925

    Sau đó cuộc đời Hồ Chí Minh lưu lạc rất là nhiều nơi. Khi thì sang Anh, sang Nga, sang Tàu. Tôi nghĩ cái tội đầu tiên Hồ Chí Minh phạm phải là khi Hồ Chí Minh qua Mạc Tư Khoa rồi trở về Trung Quốc làm nhiệm vụ tổ chức đảng Cộng sản Đông Dương ở Việt Nam. Thực sự mà nói, đây mới là vấn đề vẫn còn gây ra tranh cải, là việc báo cho Pháp bán đứng cụ Phan Bội Châu năm 1925.

    Việc cụ Phan Bội Châu bị bắt từ Thượng Hải, giải về Việt Nam và cuối cùng thì xử tù, do đồng bào đấu tranh nên được ân xá về ở Huế, đó là sự việc lịch sử, không ai có thể chối cãi được. Khi mà bán cụ Phan Bội Châu như vậy, sở mật thám đã chi ra số tiền rất lớn. Khoản tiền này trị giá vào độ 150 ngàn tiền franc Pháp. Các bạn phải nhớ rằng vào năm 1925 thì trị giá tiền to lắm. Mua một con trâu ở Việt Nam thì giá chỉ có 5 franc (5 phật lăng) mà thôi. Đây là tới 150,000 franc, thì giá tiền ấy là rất to !

    Có nguồn tin loan truyền sau này cho rằng vụ bán Cụ Phan Bội Châu đó là do Hồ Chí Minh và Lâm Đức Thụ, một tay chân đàn em của Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đang sống ở Quảng Châu Trung Quốc. Tất cả những cái đó, theo tôi nghĩ, nhiều cái cũng không có bằng cớ, nhưng có 3 nhân vật đáng tin hơn hết.

    * Nhân vật thứ nhất, là nhà văn Nhượng Tống, người bạn đồng chí thân thiết với Nguyễn Thái Học. Vào năm 1927, ông Nhượng Tống lúc bấy giờ có viết một quyển sách nhan đề Ai bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu?. Ông Nhượng Tống nêu đích danh người bán cụ Cụ Phan Bội Châu là Lý Thụy. Mà Lý Thụy lúc bấy giờ là tên của Hồ Chí Minh hoạt động lúc bấy giờ ở bên Tàu.

    Lúc bấy giờ Lý Thụy không hề nổi tiếng, không ai biết Lý Thụy là ai cả. Không ai biết Lý Thụy là Nguyễn Ái Quốc là Cộng sản. Lúc đó Việt Nam Quốc Dân Đảng trong đó có Nguyễn Thái Học có Nhượng Tống cũng không hề biết Lý Thụy là ai hết. Lúc bấy giờ VNQDD cộng tác với Cộng sản, nó có cái rắc rối như vậy, vì mấy ông cứ ngỡ những người Cộng sản cũng là những người yêu nước.

    Điều đó chứng tỏ cái gì ? Khi Nhượng Tống viết rằng Lý Thụy bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu, đó là một sự thật, vì lúc ấy chưa mang tính tuyên truyền chống cộng, vì Đảng Cộng sản vào năm 1930 mới thành lập. Cũng không hề có ý bôi nhọ Hồ Chí Minh sau này, mãi sau này Hồ Chí Minh mới nổi lên. Lúc bấy giờ thì Hồ Chí Minh là một nhân vật vô danh thôi. Tôi coi lời viết của ông Nhượng Tống là trung thực.

    Sau này, có lẽ vì bài viết đó, vào năm 1949-1950 khi tôi đang ở Hà Nội, Nhượng Tống lúc bấy giờ 30 năm rồi không làm chính trị nữa. Tất cả các hoạt động ông đều ngừng. Ông chỉ làm thầy thuốc ở nhà để chữa bệnh thôi. Vào khoảng 8 giờ tối ở nhà ông Nhượng Tống lập tức bị giết chết ngay. Đây có thể là do kết quả bài viết của ông Nhượng Tống vào năm 1927, cho nên ông Nhượng Tống đã bị thủ tiêu và giết chết ngay giữa Hà Nội.

    * Người thứ hai, đáng tin cậy nữa, là cụ Hoàng Thân Cường Để, cũng xác nhận rằng người bán Cụ Phan Bội Châu là Lâm Đức Thụ, là một tay nhân rất tin cẩn của Hồ Chí Minh. Đầu tiên thì Lâm Đức Thụ còn chối cãi quanh co, là rằng không phải mình bán Cụ Phan Bội Châu. Nhưng sau khi thấy cụ Cụ Phan Bội Châu được ân xá, được về sống an nhàn ở Huế, có một số tiền lớn và nhân lúc cụ Phan Bội Châu bị tù thì tinh thần yêu nước của đồng bào ở trong nổi lên rất cao. Cụ Phan lúc bấy giờ trở thành nhân vật rất nổi tiếng, kích thích lòng ái quốc của người Việt Nam, thì Lâm Đức Thụ có đi khoe khoang với mọi người ở bên Tàu lúc bấy giờ rằng chính bạn ông ta là Lý Thụy tức Hồ Chí Minh lúc bấy giờ đã bán cụ Cụ Phan Bội Châu.

    Nhà vua Cường Để và nhà văn Nhượng Tống là hai nhân vật theo tôi thì rất là khả tín.

    * Nhân vật thứ ba, là cụ Lê Dư, cũng nói rằng chính Lý Thụy đã bán đứng cụ Cụ Phan Bội Châu cho Pháp. Cụ Lê Dư bút hiệu là Sở Cuồng, cũng hoạt động ở bên Tàu, cho nên biết rất rõ chuyện. Cụ Lê Dư, nhà văn Sở Cuồng, là bố vợ của 3 nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam.

    Thứ nhất là bố vợ của tướng Nguyễn Sơn là Cộng sản đấy, thời 47-48 cai quản vùng Thanh Nghệ. Người thứ hai là nhà văn Vũ Ngọc Phan, cũng lấy con gái cụ Lê Dư là bà Hằng. Người thứ ba là cụ Hoàng Văn Chí. Chính bố vợ của cụ Hoàng Văn Chí kể lại cho cụ Hoàng Văn Chí biết rằng: người điềm chỉ Pháp bắt cụ Cụ Phan Bội Châu là Lý Thụy.

    Ba nhân vật uy tín đã xác quyết như vậy. Cái tội lỗi Hồ Chí Minh bán cụ Cụ Phan Bội Châu, thì chúng ta có thể tin là chuyện có thực. Muốn tìm thêm bằng chứng, thì những nhà sử học Việt Nam ở Pháp nên làm sao tìm hồ sơ của mật thám Pháp vào thời đó. Vì cái việc Pháp bắt cụ Cụ Phan Bội Châu là lớn lắm. Coi tìm ra được chứng tích gì không, để xác minh thêm. Đó là tội đầu tiên mà Hồ Chí Minh phạm phải, đối với dân tộc Việt Nam, là đã bán rẻ cụ Cụ Phan Bội Châu cho thực dân Pháp.

    Nhiều người nói cụ Cụ Phan Bội Châu là người yêu nước, mà Hồ Chí Minh cũng tôn kính cụ Cụ Phan Bội Châu, thế thì tại lại bán đứng một nhà lãnh đạo có uy tín lớn như vậy ?

    Tôi xin mạn phép trả lời thế này: đối với chúng ta người dân Việt Nam, thì cụ Cụ Phan Bội Châu là một người yêu nước, là một người rất là đáng kính. Thế nhưng mà đối với Hồ Chí Minh thì hoàn toàn không phải là thế. Hoàn toàn không phải là thế. Vì ngay từ 1947, khi mà viết “Những mẩu chuyện hoạt động của Hồ chủ tịch” ký tên là Trần Dân Tiên, thì Hồ Chí Minh coi cụ Cụ Phan Bội Châu không ra gì cả. Hồ Chí Minh có nói rõ trong quyển sách đó: cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp, chỉ là kẻ đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau. Hồ Chí Minh rất coi rẻ cụ Cụ Phan Bội Châu.

    Điểm thứ hai, khi bán cụ Cụ Phan Bội Châu xong, Hồ Chí Minh có điều kiện thâu tóm tất cả các nhân vật ở Trung Quốc về với mình, là vì uy tín cụ Cụ Phan Bội Châu lớn quá, nếu cụ còn sống, thì Hồ Chí Minh không thể nào ngoi lên được.

    Hồ Chí Minh và đảng CS thủ tiêu nhiều người quốc gia

    Sau này trong cuộc đời Hồ Chí Minh, chính những người Cộng sản như Hà Huy Tập, Trần Phú cũng đều tố giác Hồ Chí Minh cái tội đã làm cho hàng trăm đảng viên Cộng sản bị thực dân Pháp bắt, mà người ta nghi là Hồ Chí Minh đã chỉ điểm cho bọn Pháp. Có lẽ vì những việc như vậy, cho nên từ những năm 1933-38, Hồ Chí Minh bị giam lỏng ở bên Nga, không làm gì cả. Đó là những năm không có một tin tức gì về Hồ Chí Minh hết.

    Sau này, đến khi “cách mạng tháng 8” thành công, thì chúng ta thấy Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản đã tiêu diệt tất cả những người quốc gia như thế nào, chúng ta cũng đã nắm vững. Rất nhiều người trong giai đoạn đó, từ những học giả như Phạm Quỳnh, nhà văn Khái Hưng, Lan Khai, Tạ Thu Thâu, những người tôn giáo như Đức Huỳnh Phú Sổ, Đảng trưởng Duy Dân, ông Lý Đông A vân vân cũng bị Cộng sản thủ tiêu.

    Tất cả những tội lỗi đó, bây giờ nó có những bằng chứng rất rõ rệt, chúng ta không cần gì phải tranh cãi nữa, phải không nào! Không cần phải tranh cãi về vấn đề đó nữa. Tiếp sau đó, đến những cuộc kháng chiến chống Pháp, có rất nhiều người quốc gia, nhiều người theo chủ nghĩa quốc gia mà không đi theo Cộng sản, cũng bị thủ tiêu, tù đày và chết chóc. Rất là nhiều.

    Cải Cách Ruộng Đất: Tội Ác Diệt Chủng !

    Sau khi ký Hiệp định Genève rồi, tiếp đến là Cải Cách Ruộng Đất (www.vlink.com/caicachruongdat). CCRD tôi có thể có thể nói là một cuộc diệt chủng quy mô. Là vì theo tài liệu của chính Cộng sản, thì trong cuộc cải cách điền địa này, 172 ngàn (172,000) người đã bị giết oan. Con số nó lớn quá. Với con số đó chính cộng sản nói, thì chúng ta phải thấy rằng là chỉ riêng với cái tội đó thôi, thì Hồ Chí Minh và đảng cộng sản, những người trong Bộ chính trị, là đủ để đưa họ ra một tòa án quốc tế.

    Nếu mà có một toà án công minh xét xử, thì tôi nghĩ là Hồ Chí Minh cũng như là toàn thể bộ chính trị của nó, đều phải treo cổ chúng nó mà thôi. Không có bàn luận gì khác cả. Cái tội đó quá lớn! Mà các sử gia thế giới bây giờ cũng phải công nhận đó là tội ác diệt chủng. Tội ác diệt chủng!

    Những người nào bây giờ còn bênh vực ông Hồ, còn bàn luận ông ta có phải là người ái quốc hay không, ông ta có yêu nước hay không, ông ta là người quốc gia hay là người cộng sản, cái nào nhiều hơn nào ít hơn…..thì tất cả những bàn luận đó đều vô nghĩa! Nếu mà xét xử công minh, thì riêng cái tội Cải Cách Ruộng Đất thôi đã phải treo cổ Hồ Chí Minh và toàn thể Bộ Chính Trị Đảng CS. Không để sót một ai cả ! Đấy nó là sự thật của lịch sử, nói theo tinh thần rất là vô tư của luật pháp, chứ không phải do vì hận thù gì hết.

    Nhân văn Giai Phẩm và Đánh Tư Sản ở miền Bắc

    Sau vụ Cải Cách Ruộng Đất rồi, thì tiếp đến là vụ Nhân Văn Giai Phẩm, đàn áp văn hóa như thế nào. Tất cả mọi tiếng nói đều bị bóp nghẹt. Tất cả những văn nghệ sĩ đều phải sống rất là hèn, đánh mất mình, làm tôi tớ làm công cụ cho dảng cộng sản. Những người nào mà suy nghĩ độc lập một tí, thì bị trù dập, bị đi tù. Toàn bộ nhân dân Việt Nam, toàn bộ văn nghệ sĩ Việt Nam đều mất hết quyền tự do sáng tác. Báo chí các thứ đều nằm trong bàn tay sắt của Đảng.

    Thì tiếp theo đó là vụ Đánh Tư Sản ở miền Bắc, thì cũng đã gây ra không biết bao nhiêu là cảnh chết oan! Biết bao nhiêu cảnh tù đày! Sự thật mà nói, sau năm 1954, thì những người giàu có ở Hà Nội thì đa phần đều di cư vào Nam rồi. Còn lại đều toàn là những người vừa phải thôi, không giàu có, thì cũng bị đánh ngay vào tư sản. Có nhiều người tự tử ở trong tù. Có nhiều người nhảy lầu chết. Có nhiều người bị bắt đi tù và bị cướp hết tài sản. Thì đấy cũng lại là một tội lỗi nữa.

    Hồ Chí Minh ban hành Nghị Quyết 49 tập trung cải tạo không xét xử

    Sau này, đến năm 1961, vào ngày 2 tháng 6 năm 1961, thì Quốc Hội CS Việt Nam do Trường Chinh làm chủ tịch lúc đó theo lệnh của Hồ, có ban hành một sắc lệnh, gọi làNghị Quyết 49. Nghị quyết này cho phép công an và chính quyền địa phương có thể cho đi tập trung cải tạo 3 năm bất cứ một thành phần nào gọi là bất mãn. Không cần đem ra xét xử. Vì qua thực tế ở miền Bắc mà tôi thấy, thì hàng mấy trăm ngàn người bị tập trung cải tạo như vậy, không xét xử! Vào tù chỉ ba bốn hôm sau là đi trại ngay. Không có hỏi cung nữa. Thì những người này thật sự có làm gì đâu mà hỏi cung! Thì khi mà bị bắt như vậy, thì biết bao nhiêu là gia đình tan nát.

    Cho nên vào dịp đó, chúng tôi gọi là mùa xuân gieo khiếp kinh, phá tan nát không biết bao nhiêu là gia đình. Bao nhiêu là thảm cảnh xảy ra ở miền bắc ở lúc đó! Đây là sắc lệnh đặt toàn thể nhân dân Việt Nam ra ngoài vòng pháp luật! Đặt toàn thể nhân dân miền Bắc ra ngoài vòng pháp luật! Sau này đến năm 1975, thì cái sắc lệnh đó, sắc lệnh tập trung cải tạo đó lại được áp dụng ở miền Nam đối với những sĩ quan và những người trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa! Điều này tương đối rõ rệt rồi phải không ?

    Coi Nhân Dân như Súc Vật!

    Tất cả những cái đó nó xảy ra liên tiếp như vậy cho đến khi Hồ Chí Minh chết. Thì cả cái xã hội miền Bắc có thể nói là khủng khiếp: người dân mất hết tất cả quyền làm người, đấy là về mặt tinh thần. Trí thức trở thành tôi tớ, nhân dân trở thành quá súc vật!

    Tôi xin nêu thí dụ thế này: thời Hồ Chí Minh còn sống, khi Phạm văn Đồng đem gạo ngon của Việt Nam mình đem sang các nước Nga Ấn Độ đổi lấy loại bo bo hay mì mọt, thì nói dối với các nước đó rằng chúng tôi đổi các loại hạt này về là để chăn nuôi. Tức là để nuôi gia súc đấy! Nhưng trên thực tế thì để bán cho nhân dân Việt Nam, nuôi dân Việt Nam! Mà ngay những bo bo và mì mọt đó, cũng phải có tem phiếu thì mới có thể mua được.

    Câu nói mà chúng tôi dùng cho việc đổi hạt này, đổi bo bo về nuôi súc vật, coi nhân dân mình như súc vật, không phải là giống Người nữa. Cái này thì những người sống ở miền Bắc thời đó đều thấy thấm thía vô chừng! Ngay cả bo bo cũng không có mà ăn nữa. Cuộc sống nó thê lương đến mức như thế. Đấy là nói về dưới thời Hồ Chí Minh.

    Bắt bớ tràn lan. Đến nỗi bộ trưởng bộ công an lúc bấy giờ là Trần Quốc Hoàn cũng tuyên bố rõ rệt rằng: Bắt không tính đến lượng! Hễ bắt vào tù càng nhiều bao nhiêu, thì càng có lợi cho Đảng và Nhà Nước bấy nhiêu! Hắn tuyên bố như vậy. Vì người tù làm ra của cải nhiều, mà nuôi họ không là bao nhiêu cả. Nhà tù là nơi sản xuất bội thu, có lợi cho đảng rất nhiều.

    Khủng bố xã hội làm cho người dân rất sợ mà khuất phục đảng! Thì đấy là chính sách vô cùng thâm độc của đảng. Thế thì tất cả những cái đó nó xảy ra. Tiếc rằng miền Nam chúng ta cũng như thế giới hồi đó thì rất ít người biết về những chuyện đó. Nghe kể lại thì cũng không tin. Vì không thể ngờ, không thể tưởng tượng được là có cái xã hội quái gỡ như thế phải không nào ?

    Những điều tôi nói đó là xảy ra dưới thời Hồ Chí Minh. Thế mà chúng nó còn gây chiến, gây chiến tranh với miền Nam! Để theo lệnh của Tàu Nga để bành trướng chủ nghĩa cộng sản, làm thiệt hai năm sáu triệu sinh mạng. Từ những năm 1960 là bắt đầu gây chiến ở miền Nam cho đến 1975. Theo thống kê, thống kê thì chưa đủ đâu, kể cả Nam Bắc, dân thường và cả những binh lính chết, thì con số lên đến 4 triệu. Khủng khiếp, không thể nào tưởng tượng nổi phải không nào?

    Hồ Chí Minh không hề bị mất quyền

    Tôi muốn nói thêm: với tất cả những tội ác như vậy, thì nhiều người biết quá rồi. Cho nên gần đây có những luận điệu nói rằng Hồ Chí Minh là bị mất quyền với Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã tước bỏ mọi quyền hành, chỉ còn ngồi chơi xơi nước thôi. Cái luận điệu này càng ngày càng lộ ra, có thể một phần là để gỡ tội cho Hồ Chí Minh. Nhưng mà sự thật lịch sử đã trả lời rõ rệt là những luận điểm như vậy không đứng vững được.

    Tôi sống ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa suốt trong vòng từ thời trước 1954 cho đến năm 1995, thì thường nghe thấy Hồ Chí Minh bị giết rồi, Lê Đức Thọ nắm quyền (……đoạn này audio không nghe rõ….) cần vũ khí hiện đại đánh nhau với Mỹ. Trung Quốc lúc bấy giờ có đại loạn. Cách Mạng Văn Hóa năm 1966 kéo dài đến tận 10 năm sau, thì những người lãnh đạo của Trung Quốc như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân vân vân, các nguyên soái như Hạ Long, Bành Đức Hoài vân vân lần lượt bị tù bị giết. Thành ra gây ra cảnh xáo trộn rất lớn ở Trung Quốc.

    Thế là sự viện trợ cho Việt Nam do cách mạng văn hoá Trung Quốc, có bị giảm sút. Việt Nam lúc bấy giờ hoàn toàn dựa vào Nga, nhưng mà vẫn phải đóng vai là thân với Trung Quốc, chứ không dám công khai chửi bới Trung Quốc. Lúc bấy giờ thì Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam thiên về Nga.

    Khi đó, tháng 10 năm 1967, lúc bấy giờ Tố Hữu rất là ghét Trung Quốc, có làm một bài thơ để nói xỏ xiên Mao Trạch Đông. Trong bài thơ đó đại cương kể lại tích Mỵ Châu và Trọng Thủy, nói Mao Trach Đông “trái tim nhằm chỗ để lên đầu, nên nổi cơ đồ xuống vực sâu, chợ trời chân lý không phân biệt, tình nghĩa anh em cũng thiếu thừa”, ý nói Mao Trạch Đông mê Giang Thanh yêu Giang Thanh quá cho nên đến nỗi trái tim nhằm chỗ để lên đầu, chỉ gây ra đại loạn khi lãnh đạo cuộc cách mạng văn hóa lúc bấy giờ, do nhóm Dương Thanh cầm đầu.

    Bài thơ đó đăng trên báo Nhân Dân thì Hoàng Văn Hoan có viết lại. Hồ Chí Minh đọc bài thơ đó trên báo vào buổi sáng, liền lập tức ra lệnh thu hồi toàn bộ số báo Nhân Dân lại. Hoàng Văn Hoan viết thêm, khi thu hồi báo Nhân Dân lại sao kịp nữa, 9 giờ sáng mà sau khi phát hành. Cái này tai hại đến quan hệ Việt Trung. HVH viết kể như vậy. Ngay việc như vậy, tháng 10 năm 1967, một người mà “ngồi chơi xơi nước” mất hết quyền hành, liệu có đủ tư thế, đủ quyền uy để mà ra lệnh thu hồi toàn bộ báo Nhân Dân đã phát hành không ?

    Chúng ta phải khẳng định mà trả lời một câu rằng không phải tư thế một người ngồi chơi xơi nước mất quyền, bị tước đoạt hết tất cả mọi quyền lực. Đấy là theo nhận xét của tôi. Mà đấy là một chứng cớ để nói rằng Hồ Chí Minh chưa mất quyền năm 1967.

    Sau đó, bắt đầu sắp sửa bước qua năm 1968, lúc bấy giờ đang chuẩn bị cuộc tấn công Mậu Thân ở miền Nam Việt Nam. Cuộc tấn công Mậu Thân này, theo thư ký riêng của Hồ Chí Minh, Vũ Kỳ, có viết lại, thì Hồ Chí Minh đi máy bay về Việt Nam về trước hàng tháng rồi. Ra sân bay đón thì có Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ. Khi về đến chủ tịch phủ, Hồ Chí Minh chuẩn bị làm bài chúc Tết. Bài chúc Tết này cũng đồng thời như là cái khẩu lệnh để tổng tấn công vào dịp Tết, mà miền bắc Việt Nam đổi cả lịch nữa, ăn Tết trước một ngày. Để mà tấn công vào dịp Tết Mậu Thân.

    Thì mấy câu thơ đó chỉ có 4 câu thôi.

    Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
    Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
    Tiến lên!
    Toàn thắng ắt về ta!

    Nhưng 4 câu ấy là một khẩu lệnh tấn công. Hồ Chí Minh phải cặm cụi sữa chữa hàng mấy tháng trời mới xong. 4 câu thơ đó đại cương kêu gọi đồng bào phải nổi dậy, để mà đánh thắng toàn thể miền Nam Việt Nam. Chỉ có câu thơ ngắn gọn thôi mà mất 5 tháng.

    Sau khi về Việt Nam, họp bàn với Bộ chính trị, chuẩn bị tấn công xong xuôi đâu vào đấy rồi. Mà toàn là do Hồ Chí Minh chủ tọa các cuộc họp đấy nhé. Thì Vũ Kỳ có kể lại mà. Xong đâu đấy rồi, thì Hồ Chí Minh lại trở về Trung Quốc. Hồ Chí Minh trở về Trung Quốc thì cũng sắp sửa Tết đến. Chuyện Mậu Thân sắp sữa diễn ra.

    Thì lúc bấy giờ, để hỏi ý kiến cuối cùng, để nhận lệnh cuối cùng, thì Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ tuy là mất quyền cũng đã gọi điện thoại cho Hồ Chí Minh, mất 2 tiếng đồng hồ trên điện thoại, để bàn về việc đánh Mậu Thân như thế nào. Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức lúc bấy giờ là tay chân đắc lực của Lê Duẫn, cũng bay sang tận Bắc Kinh để gặp Hồ Chí Minh, nhận những chỉ thị cuối cùng như thế nào.

    Đêm hôm đó là đêm giao thừa, Vũ Kỳ có kể lại, đêm giao thừa hôm ấy, 2 bác cháu ngồi mở radio ra nghe. Vũ Kỳ kể rằng khi bài thơ chúc Tết của ông Hồ vang lên, mắt ông Hồ sáng lên và rất phấn khởi và vui vẻ nói lên rằng giờ này toàn thể nhân dân miền Nam đang vùng lên, đã nổi dậy!

    Tất cả những bằng cớ như vậy cho chúng ta thấy: không phải Hồ Chí Minh là người ngồi ở tư thế bù nhìn ngồi chơi xơi nước như mấy ông bạn “xét lại”. Một người ngồi chơi xơi nước không bao giờ có cái tư thế như thế cả.

    Có người nói rằng Hồ Chí Minh không chủ trương đánh miền Nam mà chủ trương hòa bình. Tất cả cái đó càng sai nữa! Chính ông ta đọc bài thơ chúc Tết là cái khẩu lệnh! Khi bài thơ chúc Tết được đọc lên, mắt ông ta còn sáng lên vì sung sướng nữa mà!

    Không thể nói ông ta không có chủ trương gây chiến tranh ở miền Nam! Trong tất cả những lời kêu gọi từ năm 1966-1967 mà Hồ Chí Minh nói trên đài Radio, mà chúng tôi được nghe hết rằng: phải quyết tâm dù có đốt cháy cả rặng Trường Sơn, cũng phải là đánh chiếm cho bằng được miền Nam! Đó là những bằng chứng hùng hồn, nói lên điều mà tôi có thể khẳng định là ông Hồ Chí Minh không hề mất quyền!

    Đành rằng có thể là trong vài năm cuối cùng của cuộc đời, do có ốm yếu, nên vài việc nhỏ thì bọn Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, Phạm văn Đồng qua mặt ông ta. Nhưng về những vấn đề cơ bản, thì Hồ Chí Minh vẫn phải chịu trách nhiệm, vì ông ta vẫn là người trực tiếp lãnh đạo toàn bộ công cuộc đánh nhau với miền Nam, cho tới khi ông ta tắt hơi thở cuối cùng!

    Với những chứng cớ như thế, không thể nào nói rằng ông Hồ đã bị Lê Đức Thọ Lê Duẫn gạt ra ngoài không cho nắm quyền nữa!

    Hồ Chí Minh chuẩn bị trước chuyện ướp xác

    Một điểm nữa tôi muốn nói về cuộc đời Hồ Chí Minh. Sự thật mà nói, ngay việc ướp xác không phải một sớm một chiều mà nó xảy ra đâu! Ngay từ năm 1967 đã mới các phái đoàn chuyên gia của Liên Sô sang để chuẩn bị ướp xác rồi. Họ biết ông Hồ không sống lâu nữa, cho nên chuẩn bị ướp xác. Chính báo Phụ Nữ của Việt Nam có đăng đấy, khi ông Hồ chết rồi ấy mà, thì chuyên viên Liên Sô muốn mang xác của Hồ Chí Minh về Mạc Tư Khoa để ướp, vì nó có đủ điều kiện hơn.

    Lúc bấy giờ phái đoàn chủ tịch Liên Sô sang Việt Nam, báo Phụ Nữ và chính các chuyên gia LS có kể lại, khi mà muốn mang xác của Hồ về Mạc Tư Khoa, thì Lê Duẫn khóc, nói rằng không thể để mang xác của Hồ đi được, mà phải để ở Việt Nam để làm các việc ướp xác. Vì vậy cho nên phái đoàn LS mới mang tất cả các trang thiết bị sang Việt Nam cấp tốc, để ướp xác cho Hồ Chí Minh.

    Tất cả những việc này đều có bàn luận và tính toán từ trước cả. Thế còn cái chuyện “sau khi tôi chết, thiêu xác tôi đi” đều là những cái bài vở nói ra mà thôi. Còn cái việc chuẩn bị ướp xác thì Hồ Chí Minh biết từ mấy năm trước. Đấy là phái đoàn ướp xác của Liên Sô kể lại trên báo chí. Tôi muốn nói cuộc đời Hồ Chí Minh nó huyền hoặc, có nhiều cái người ta thêu dệt thêm vào. Nhưng thực chất như thế nào thì chúng ta cứ nói như thế thôi!

    Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh, về đời tư Hồ Chí Minh, chúng ta không cần bàn đến lắm đâu, vì cuộc đời con người, cái chuyện trai gái, theo tôi nghĩ, là cái chuyện bình thường thôi. Ông Hồ hay ông Mác hay ông Lênin cũng đều là những con người bình thường như mọi người thôi, rất dễ sa vào những thú vui như vậy. Thế nhưng riêng có một việc, chúng ta không thể bỏ qua được. Chuyện ông ta lăng nhăng với Nguyễn thi Minh Khai là vợ Lê Hồng Phong này, lăng nhăng với mấy bà người Nga người Pháp, mấy cô Thái Tàu, Tăng Tuyết Minh vân vân, chúng ta có thể bỏ qua được hết phải không nào.Vì đấy nó là những chuyện sinh hoạt bình thường.

    Thế nhưng, riêng cái chuyện đối với công Nông Thị Xuân, là cô gái Tề, mà bây giờ có hình ảnh hẳn hoi, ảnh lúc bấy giờ có hai mươi mấy tuổi đầu thôi, mà được Hồ Chí Minh đưa về Hà Nội, có con với Hồ Chí Minh. Đứa con bây giờ là Nguyễn Tất Trung đang sống ở Hà Nội.

    Cô Nông Thị Xuân bị chết thảm như thế nào? Chuyện đó, Hồ Chí Minh ra lệnh cho Trần Quốc Hoàn giết, thì chúng ta cần đưa ra ánh sáng. Nó không còn là chuyện tình ái đơn thuần nữa, mà nó là chuyện giết người! Giết người ! Mà cô Xuân bị giết, vì cô ấy dại dột, cứ đòi công khai hoá cuộc hôn nhân của mình với ông Hồ. Mà công khai hoá làm sao được! Cô Xuân dựa vào đứa con là Nguyễn Tất Trung, đòi công khai hoá như vậy, cho nên cô ta đã phải chuốc lấy một cái chết rất là bi thảm.

    Và những người bạn của cô ta, họ hàng cô ta cũng bị giết chết! Thí dụ cô Nông Thị Vàng, Nông Thị Nguyệt đều là bị giết chết tất cả! Những cái này là một vụ án mạnh rất lớn, của một ông chủ tịch nước, phải không ! Cô con gái đáng thương ở tận Cao Bằng về để phục vụ sinh lý cho ông Hồ, có con với ông Hồ, rồi cuối cùng bị giết thảm như vậy!

    Cái này, sau này, khi Việt Nam có dân chủ tự do rồi, thì cần phải điều tra, để lôi đích danh thủ phạm ra, chứ không thể bỏ qua được! Những việc này tôi tin chắc 100% là chuyện thật, vì anh Nguyễn Tất Trung còn sống ở Việt Nam, ảnh cô Nông thị Xuân còn. Mồ cô Nông Thị Xuân còn. Cái xác cô Nông Thị Xuân nếu chưa bị phá huỷ, đào lên bây giờ, thì vẫn còn nhìn thấy vết búa đập lên đầu như thế nào trên xương sọ bị ảnh hưởng. Tôi hoàn toàn tin đó là sự thật…….(…)

    Đã rõ nét, không còn cái gì để tranh luận, đi đến kết luận duy nhất đúng là Hồ Chí Minh là một tên tội phạm của dân tộc Việt Nam, không hơn không kém!

    Không nên bàn ông ta là người yêu nước hay không! Không nên bàn ông là là quốc gia nhiều hay cộng sản nhiều! Ông ta có tinh thần dân tộc hay không? Không nên bàn những cái đó nữa! Những sử gia ngoại quốc họ u mê đã đành rồi, nhưng người Việt Nam không được phép như vậy!

    Bảo rằng một người có tinh thần dân tộc, thế mà vừa về đến Việt Nam, sau bao nhiêu năm xa nước, năm 1941 về đến Cao Bằng, ở hang Pắc Bó ấy, thì đã làm ngay mấy câu thơ “kia suối Lênin đây núi Mác, hai tay gây dựng một cơ đồ”. Bao nhiêu danh nhân Việt Nam, sao không đặt tên, mà đặt tên Mác với Lênin ? Thì đủ hiểu cái tâm hồn của ông ta lúc nào cũng chỉ Mác Lê mà thôi !

    Và đến khi ông ta trút hơi thở cuối cùng, ổng cũng ước mong là được về với Mác Lê! Chứ không được về với Vua Hùng, với Trần Hưng Đạo hay được về với Lê Lợi, Quang Trung gì cả! Mà ước mơ được về gặp ông Mác ông Lê ! Con người như vậy, thì làm sao còn bàn ông ta là cộng sản hay quốc gia nữa ! Có tinh thần dân tộc, hay ông ta theo cộng sản ? Các bàn luận thành ra trở nên vô nghĩa phải không?

    Hơn nữa, chúng ta nói thêm, những người cộng sản bao giờ cũng có cái đặc tính là họ nói như thánh, và đề cao mình như thánh như thần, nhưng thực sự ra, cuộc sống của họ như súc vật! Phải nói thẳng như vậy ! Thí dụ, ai đến Đức mà xem, đều hiểu rõ ông Mác là người thế nào! Xin lỗi các bạn, sử sách còn ghi rõ, Các Mác là người chuyên đi chơi gái điếm! Ngay cả cô con ở, ông Mác cũng làm cho cô ta có con. Nhưng mà để cho bà vợ Các Mác đỡ ghen, thì ông Engels là bạn, phải nhận là con của mình!

    Thế Marx với Engels là những người như thế nào? Họ đề ra “chủ nghĩa cộng sản bình đẵng bác ái, mọi người như nhau, dân tộc bốn bể là nhà, không biên giới, vô sản là anh em tất cả”, nhưng thực tế, trong những văn bản bị loại bỏ, Marx với Engels là những người rất là phân biệt chủng tộc, nói xấu Do Thái, coi dân tộc Slaves Bulgary Rumani kể cả người Nga, coi những dân tộc châu Phi châu Úc rất là hèn kém…..

    Nguyễn Chí Thiện
    nguyenchithien1107-1-2

    (nguồn bài viết:hungviet.org-2009)

  6. Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô

    BBC

    Dương Danh Dy

    25-10-2015

    H1

    Các ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười. Nguồn ảnh: Internet

    …Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.

    Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.

    Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc.

    Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày ở bài trước, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.

    Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.

    Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.

    Không dám hé một lời

    Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu ‘lấy làm tiếc’ về hành động phi nghĩa của mình?

    Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dường như giành được ‘vị thế chính nghĩa’ trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.

    Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: ‘Việt Nam xua đuổi người Hoa’, ‘Việt Nam xâm lược Campuchia’… là đúng, việc thế giới ‘lên án, bao vây cấm vận Việt Nam’ là cần thiết, việc Trung Quốc ‘cho Việt Nam một bài học’ là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.

    Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.

    Cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979 bị quên đi

    Cuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979 bị quên đi

    Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là ‘vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát’…

    Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc – tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học – tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.

    Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.

    Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”…

    Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.

    Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)

    Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.

    Quan hệ Việt - Trung đ̣ã trải qua nhiều bước thăng trầm. Ảnh: internet

    Quan hệ Việt – Trung đ̣ã trải qua nhiều bước thăng trầm. Ảnh: internet

    Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.

    Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Quốc nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Quốc trong đảng đều bị loại trừ.

    Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.

    Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Quốc can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện ‘Nhóm lợi ích thân Trung Quốc’ trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.

    Bài học bị dắt mũi nhớ đời

    Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.

    Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã…

    Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?

    1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.

    Lãnh đạo Việt Nam đã nhận định sai về vị thế quan hệ Trung - Xô. Ảnh: Reuters

    Lãnh đạo Việt Nam đã nhận định sai về vị thế quan hệ Trung – Xô. Ảnh: Reuters

    Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.

    Trong tình hình như thế mà lại chủ trương ‘bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc’, ‘Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản’.

    “Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)

    Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.

    Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.

    Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc ‘dắt mũi’ kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.

    Lãnh đạo Đảng năm 1990 đã đánh mất bản lĩnh và trở nên sợ địch

    Lãnh đạo Đảng năm 1990 đã đánh mất bản lĩnh và trở nên sợ địch

    Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.

    Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?

    2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.

    Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp ‘vì chủ nghĩa xã hội’, ‘vì đại cục’ của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.

    Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi ‘láng giềng bốn tốt’, của ‘những đồng chí’ luôn rêu rao ’16 chữ vàng’ đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.

    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. Mời quý vị đọc bài trướcHọp Thành Đô ‘nguyên nhân và diễn biến’

  7. CHỨNG MINH TRƯỜNG SA, HOÀNG SA… LÀ CỦA VIỆT NAM !

    0000

    Anh chàng Việt Kiều chứng minh Trường Sa của VietNam khiến cả nước Mỹ nghiêng mình thán phục!

    Người Việt thật quá tài năng!
    Niềm tự hào của nước Việt trên đất Mỹ…
    Thật đáng ngưỡng mộ! 

    Lần đầu tiên những bản đồ cổ giúp chứng minh chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa do Việt kiều Trần Thắng sưu tầm được trưng bày ở Mỹ.
    Người sưu tầm 100 bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa
    20 bản đồ Hoàng Sa, 20 bản đồ cổ Trung Quốc2 sách atlas Trung Quốc được triển lãm tại Hội thảo quốc tế “Sự xung đột trong Biển Đông”, tổ chức tại ĐH Yale, Mỹ cuối tuần qua. Ðây là 40 bản đồ trong bộ sưu tập 150 bản đồ cổ Hoàng Sa và Trung Quốc, cùng 3 sách atlas Trung Quốc mà ông Trần Thắng, Việt kiều Mỹ, sưu tập từ giữa năm 2012. Những bản đồ này đã được ông Thắng gửi tặng cho Việt Nam và UBND huyện đảo Hoàng Sa, Đà Nẵng.
    Prevost Bellin, Đức, 1747, cho thấy lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam.Ảnh: Trần Thắng.
    20 bản đồ Hoàng Sa do các nước phương Tây và Việt Nam vẽ, từ năm 1618 đến 1859, chứng minh vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trong khi đó, 20 bản đồ các nước phương Tây vẽ về Trung Quốc từ năm 1626 đến 1980, cho thấy miền Nam của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam. Hai sách bản đồ Atlas, một cuốn do Nhà nước Trung Hoa phát hành tại Nam Kinh năm 1933, cuốn còn lại do Phái bộ truyền giáo Trung Quốc phát hình tại Anh năm 1908 cũng chỉ rõ lãnh thổ nước này dừng lại ở Hải Nam.

    00Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia người Australia nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông, từng nhận xét bộ sưu tập của ông Trần Thắng cho thấy những mâu thuẫn trong tuyên bố của Trung Quốc về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Ông Trần Thắng (bìa phải) và Giáo sư Carl Thayer tại Hội thảo.
    Trao đổi với VnExpress, ông Trần Thắng, chủ tịch Viện văn hóa – giáo dục Việt Nam (IVCE), cho biết các học giả tham dự hội thảo đều cho rằng, hiện chưa có sách hoặc công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa được viết bằng tiếng Anh được phát hành rộng rãi. Điều này khiến các học giả quốc tế than phiền rằng họ không có tài liệu để nghiên cứu.

    “Việt Nam được một số học giả quốc tế tranh đấu bảo vệ lợi ích Biển Ðông. Chính phủ Việt Nam cũng cần lập ra quỹ về Biển Ðông để tạo mọi điều kiện phát triển thông tin về Biển Ðông. Từ nguồn ngân sách này, có thể dùng dịch sách, các công trình nghiên cứu, phim tài liệu và tài liệu về Biển Ðông sang tiếng Anh và tiếng Trung Quốc”, ông Thắng nói và cho rằng quỹ Biển Ðông cũng sẽ hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu Biển Ðông.

    000The Atlas of The World, Johnsons Atlas, New York, 1869. cũng cho thấy chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam. Ảnh: Trần Thắng.
    Hiện Trung Quốc và các nước trong khối Ðông Nam Á tăng cường phát triển quân sự, có nghĩa là phát triển “sức mạnh cứng”. Cái giá phát triển sức mạnh cứng là hàng tỷ tỷ USD, trong khi giá thành phát triển sức mạnh mềm như đầu tư nghiên cứu Biển Đông chỉ vài triệu USD. “Ðiều quan trọng của sức mạnh mềm là gìn giữ được hoà bình trong khu vực trong các cuộc xung đột về Biển Ðông”, ông Thắng nói.
    “Tôi nghĩ Chính phủ cần phải công khai giải pháp cụ thể về Biển Đông. Ví dụ như trường hợp Philippines họ chọn giải pháp về môi trường biển và giá trị pháp lý về đường lưỡi bò để chống lại Trung Quốc tại tòa án quốc tế, và giải pháp này được công khai trong nước và cả thế giới”, ông cho biết thêm.
    Ông Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư cơ khí tại University of Connecticut và làm việc cho công ty động cơ máy bay Pratt & Whitney từ năm 2000. Ông đồng thời là Chủ tịch Viện văn hóa – giáo dục Việt Nam (IVCE) tại New York, nhằm phát huy giáo dục Mỹ tại Việt Nam và giới thiệu văn hóa Việt Nam tại các ÐH Mỹ.

    Năm 2012, ông Trần Thắng sưu tầm 150 bản đồ cổ Trung Hoa, bản đồ Hoàng Sa và 3 sách atlas Trung Hoa chứng minh chủ quyền biển đảo Việt Nam. Với đóng góp này, ông nhận được bằng khen của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy Ban biên giới – Bộ Ngoại giao, UBND thành phố Ðà Nẵng.

    CHRIS PHAN… thực hiện
    nguon

     

  8. “NHÀ TÙ TRONG NHÀ TÙ” và CÁC HÌNH THỨC TRA TẤN, ĐỐI XỬ VÔ NHÂN ĐẠO đối với TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM tại VN

    blank

    Một công trình nghiên cứu công phu của Ân xá Quốc tế, bắt đầu phỏng vấn, nghiên cứu từ tháng 11/2015, về các hình thức tra tấn, hành hạ vô nhân đạo của hệ thống quyền lực công an – an ninh- tòa án – nhà tù của nhà cầm quyền CSVN.

    Bản báo cáo này dựa trên các cuộc phỏng vấn với 18 cựu tù nhân lương tâm tại VN.

    Các hình thức phổ biến như:

    1/ Giam cách ly và cưỡng bức mất tích:
    Giam cách ly là khi một người bị giam giữ mà không có bất kỳ tiếp xúc nào với thế giới bên ngoài, đặc biệt là gia đình, bạn bè, luật sư và bác sĩ độc lập. Thủ tục này tạo điều kiện thuận lợi cho tra tấn và các đối xử tồi tệ, và thời gian giam cách ly kéo dài cũng chính là một vi phạm về lệnh cấm tra tấn. Thủ tục này gắn liền với hệ thống tra tấn và đối xử tồi tệ của Việt Nam đối với tù nhân lương tâm và được áp dụng một cách hiển nhiên và tự động ngay sau vụ bắt giữ.

    Thuật ngữ “nhà tù trong nhà tù” (hay “tù trong tù”) được sử dụng nhiều lần bởi nhiều người được phỏng vấn để mô tả một hệ thống nhằm cô lập người tù cả về thể xác và tinh thần với những mục đích có tính toán: làm suy sụp tinh thần của tù nhân lương tâm để họ “thú nhận” những tội trạng họ bị cáo buộc; trừng phạt họ vì thách thức quyền lực của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua việc đòi hỏi quyền lợi của họ; và ngăn chặn không cho họ liên lạc với những tù nhân khác và tiếp tục những hoạt động cổ vũ sau chấn song nhà tù.

    Các cuộc phỏng vấn của Ân Xá Quốc Tế cũng cho thấy bằng chứng về những trường hợp cưỡng bức mất tích; có nghĩa là tước đoạt quyền tự do và đặt người đó nằm ngoài sự bảo vệ của pháp luật. Một cưỡng bức mất tích, trong nhiều trường hợp, cấu thành một hành vi tra tấn hoặc đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục con người, cũng như là một vi phạm quyền được sống, quyền tự do và an toàn của con người, và quyền được đối xử với nhân đạo và phẩm giá con người của những người bị tước đoạt tự do.

    2/ Gây ra những đau đớn về thể xác:

    Ân Xá Quốc Tế dẫn chứng một số trường hợp lạm dụng thể xác tù nhân lương tâm mà có thể được coi là tra tấn hoặc đối xử tồi tệ khác.
    Công an và cán bộ nhà tù cũng như một số tù nhân là những người phạm tội lạm dụng cấu thành tra tấn và đối xử tồi tệ khác như được dẫn chứng bởi Ân Xá Quốc Tế. Một số người trong số các tù nhân này là “ăng ten”, lạm dụng các tù nhân khác dưới sự xúi giục hoặc với sự đồng thuận hay mặc nhận của chức trách nhà tù.

    3/ Biệt giam:

    Sự cô lập là cách thức chủ yếu do giới chức trách nhà tù Việt Nam sử dụng để khiến tù nhân lương tâm cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi trong “nhà tù trong nhà tù”. Ân Xá Quốc Tế dẫn chứng một số trường hợp trong đó biệt giam trở thành một hình thức tra tấn hoặc đối xử tồi tệ khác.

    4/ Quyền về sức khỏe và tự chối điều trị y tế:
    Sự khước từ điều trị y tế là một hình thức tra tấn, thụ động nhưng rõ ràng, vì đây là sự cố ý gây đau đớn và đau khổ do công chức thực hiện, với mục đích ép buộc tù nhân thú tội, và như vậy hội đủ các điều kiện trong định nghĩa về tra tấn tại Điều 1(1) của Công ước chống tra tân.

    blank

    5/ Chuyển nhà tù như một hình thức trừng phạt:
    Một yếu tố quan trọng của việc lạm dụng có hệ thống tù nhân lương tâm của Việt Nam là di chuyển họ liên tục qua các nhà tù: một thủ tục có tính toán nhằm cách ly họ xa hơn với gia đình, làm mất tinh thần và trừng phạt họ vì tham gia những hoạt động cổ vũ trong nhà tù. Không hề có thông báo trước đến họ hay gia đình họ, các tù nhân lương tâm thường xuyên bị chuyển từ trại giam hay nhà tù này sang nơi khác, mang họ đến khắp nơi trên đất nước.

    Xin giới thiệu đến giới vận động nhân quyền cho VN.

    Bản tóm lược bằng ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp xem tại đây (https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4186/2016/en/)
    Bản báo cáo chính bằng tiếng Anh, xem tại đây (https://www.amnesty.org/en/documents/asa41/4187/2016/en/)

    Phạm Bá Hải,
    Điều phối viên Hội CTNLT.
    nguon

  9. Trại cải tạo sau 30.4.1975: Lục lại một báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981

    Tháng 12/1979, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã có chuyến làm việc chính thức 10 ngày tại Việt Nam về vấn đề giam giữ các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) sau ngày 30/4/1975.

    Họ đã gặp gỡ và làm việc với chính phủ, cũng như được sắp xếp để thăm một số tù nhân tại các trại giam Chí Hòa (Sài Gòn), Xuyên Mộc (Đồng Nai), Hàm Tân (Thuận Hải), Hà Tây (Hà Sơn Bình), và Nam Hà (Hà Nam Ninh). 

    Tháng 3/1981, Ân xá Quốc tế đã công bố một bản báo cáo dài 26 trang về kết quả của chuyến đi đó, tóm lược tình hình của những tù nhân bị giam giữ tại các trại cải tạo (re-education camp) khắp cả nước. Báo cáo còn bao gồm thư phúc đáp, trả lời qua lại giữa tổ chức này và nhà nước Việt Nam trong năm 1980.

    Báo cáo của Ân xá Quốc tế cho rằng, việc nhà nước Việt Nam tiến hành bắt bớ các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH, cùng những người bất đồng chính kiến khác, cũng như giam giữ họ liên tục không thông qua xét xử từ 1975 đến 1979, là một sự vi phạm quyền con người nghiêm trọng dựa theo luật nhân quyền quốc tế.

    Trước hết, Ân xá Quốc tế cho biết, họ luôn có mối quan ngại về tình hình của các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH sau 30/4/1975.

    Trong thực tế, các trại cải tạo được thiết lập không khác gì các trại giam thông thường. Thế nhưng, những người bị đưa vào đây vốn không hề bị cáo buộc bất kỳ một tội danh nào, cũng như không được đưa ra truy tố hay xét xử theo luật định.

    Họ bị đưa đi học tập cải tạo chỉ vì họ đã tham gia vào quân đội hoặc chính quyền VNCH trước kia.

    Lịch sử hình thành chế độ cải tạo dành cho cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH 

    Ngày 30/4/1975, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CPCM) lật đổ thành công chính quyền VNCH và lập ra Cộng hoà Miền Nam Việt Nam (CHMN).

    Trong thời gian 15 tháng, CHMN đã là một quốc gia độc lập, quản lý toàn bộ miền Nam Việt Nam từ 30/4/1975 đến 2/7/1976.

    z2a

    Ngày 4/5/1975, tức chỉ 5 ngày sau khi chiếm được Sài Gòn, Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn-Gia Định đã được CHMN thành lập để tiếp quản miền Nam Việt Nam.

    Ủy ban Quân quản đã yêu cầu tất cả cựu quân nhân, nhân viên và quan chức chế độ cũ phải đăng ký trình diện tại địa phương. Đến ngày 31/5/1975, đã có 44.369 đối tượng đến đăng ký.

    Ngày 11/6/1975, Ủy ban Quân quản ra quyết định mở các lớp học tập cải tạo chỉ dành cho các binh sỹ, nhân viên chính phủ, và cả các thành phần “cốt cán” của chế độ Sài Gòn cũ, nhằm giúp họ trở thành “những công dân mới.”

    Đến đầu và giữa năm 1976, CHMN đã ban hành 2 sắc lệnh về những chính sách dành cho quân nhân, tướng lĩnh, nhân viên công chức và các quan chức của VNCH:

    • Sắc lệnh 1-CS/76 ngày 28/1/1976 về “chính sách đối với những binh lính, hạ sĩ quan, sĩ quan, ngụy quân, nhân viên ngụy quyền và đảng viên các đảng phái phản động đã đăng ký trình diện và học tập cải tạo tốt.”
    • Sắc lệnh 2-CS/76 ban hành ngày 25/5/1976 về “chính sách đối với tất cả những người làm việc trong quân đội, chính quyền và các tổ chức chính trị phản động của chế độ cũ.”

    Theo Ân xá Quốc tế, Điều 9, 10, và 11 của Sắc lệnh 2-CS/76 nêu rõ, những người thuộc diện bị tập trung học tập cải tạo chỉ phải tham gia tối đa là ba năm, kể từ ngày bắt đầu cải tạo. Họ có thể được trả tự do sớm hơn, nhưng không ai bị giữ quá ba năm.

    Những người có bằng chứng rõ ràng là họ đã gây ra những tội ác trong thời gian chế độ cũ nắm quyền và thuộc vào diện có “nợ máu với nhân dân” sẽ bị mang ra truy tố, xét xử theo luật định.

    Báo cáo năm 1981 của Ân xá Quốc tế cho biết, chính phủ Việt Nam đã thừa nhận có hơn một triệu quân nhân, nhân viên và quan chức chính phủ VNCH đã ra trình diện và đăng ký học tập cải tạo.

    Tuy nhiên, báo cáo còn cho biết thêm, có trên dưới 40.000 người trong số đó đã bị giam giữ liên tục từ năm 1975 đến năm 1979, tức là trong bốn năm trời mà không thông qua bất kỳ thủ tục truy tố và xét xử nào, cũng như không được thông báo là mình đã phạm tội gì.

    Theo Ân xá Quốc tế, đây là hành vi vi phạm vào Điều 11 Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, cũng như các Điều 5 và 9 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, là những điều luật quốc tế nghiêm cấm các hành vi bắt người tùy tiện và giam giữ không thông qua xét xử của nhà nước.

    Đến tháng 12, 1979, chính phủ Việt Nam đã thông báo đến Ân xá Quốc tế rằng có khoảng 26.000 người vẫn còn bị giam giữ.

    Ân xá Quốc tế cho rằng việc thừa nhận vẫn còn giam giữ những người thuộc quân đội và chế độ VNCH lâu hơn thời hạn ba năm (tính từ tháng 5/1975), còn cho thấy Việt Nam đã vi phạm Sắc lệnh 2-CS/76 do chính CHMN ban hành.

    z3a

    Từ 3 năm “học tập” đến giam giữ không xét xử vô thời hạn

    Khi đến Việt Nam làm việc cùng chính phủ, Ân xá Quốc tế được giải thích rằng, việc một số cá nhân của chế độ cũ vẫn còn bị giam giữ mà không trải qua quy trình truy tố, xét xử là do đã có thay đổi trong việc áp dụng pháp luật tại đây.

    Sắc lệnh 2-CS/76 đã không còn được áp dụng tại Việt Nam sau ngày 2/7/1976. Đó là ngày hai quốc gia, CHMN ở miền Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ở miền Bắc, thống nhất và thành lập một quốc gia mới, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    Sắc lệnh 2-CS/76 đã được thay thế bằng Nghị quyết 49 NQ/TVQH do Ủy ban Thường vụ Quốc hội VNDCCH ban hành ngày 20/6/1961 tại miền Bắc Việt Nam, về việc tập trung giáo dục cải tạo những phần tử có hành động nguy hại cho xã hội. Từ ngày thống nhất, Nghị quyết 49 được áp dụng cho cả nước và vô hình trung, đã vô hiệu hóa Sắc lệnh 2-CS/76 của CHMN.

    Theo Nghị quyết 49 NQ/TVQH, chính quyền có thể thực hiện việc bắt giam một người để giáo dục cải tạo mà không cần thông qua xét xử, nếu như người đó thuộc “phần tử phản cách mạng ngoan cố, có hành động phương hại đến an ninh chung” hoặc là “phần tử lưu manh chuyên nghiệp.”

    Thời gian của việc cải tạo được ấn định là ba năm, và một người có thể được trả tự do sớm hơn thời hạn này nếu cải tạo tốt.

    Tuy nhiên, nếu sau ba năm cải tạo mà vẫn bị xem là ngoan cố và không chịu cải tạo thì thời gian cải tạo có thể kéo dài hơn mà không có hạn định cho việc kết thúc.

    Báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981 đã đánh giá Nghị quyết 49 là sự vi phạm nhân quyền trầm trọng và cần phải được xóa bỏ ngay lập tức, vì nó tước đi quyền được xét xử công bằng của một công dân.

    Thế nhưng, cho đến thời điểm hiện tại, tháng 6/2017, Nghị quyết 49 vẫn có hiệu lực sử dụng. Về lý thuyết, nó vẫn có thể được áp dụng cho bất kỳ công dân Việt Nam nào, ngay tại lúc này.

    Bắt giam và cải tạo cả những người không thuộc về quân đội hay chính quyền VNCH

    z4a

    Ân xá Quốc tế cũng nêu ra những hồ sơ bị bắt giam và đưa đi cải tạo của những người không nằm trong quân đội hay chính quyền Sài Gòn cũ.

    Những trường hợp nổi bật và được nêu đích danh trong báo cáo gồm có cựu Khoa trưởng Đại học Luật khoa Sài Gòn (1973-1975) Vũ Quốc Thông, một chính trị gia đối lập tại miền Nam là Hồ Hữu Tường, và nhà văn Duyên Anh.

    Những người này hoàn toàn không nằm trong diện bị bắt buộc trình diện học tập cải tạo theo yêu cầu của Ủy ban Quân quản. Họ là giáo sư, chính trị gia đối lập, nhà báo, và nhà văn, vốn là những trí thức tiêu biểu của miền Nam Việt Nam.

    Ân xá Quốc tế cũng cho biết, họ không nhận được bất kỳ thông tin gì từ phía nhà nước Việt Nam để có thể kết luận những người này có liên hệ với chính quyền VNCH.

    Ngược lại, cộng đồng quốc tế biết đến Khoa trưởng Vũ Quốc Thông là một luật gia và trí thức nổi tiếng tại miền Nam. Cũng như ông Hồ Hữu Tường, ông không những không tham gia vào chính quyền VNCH mà còn là một trong những tiếng nói đối lập và là nhà phê bình chính trị sắc sảo.

    Nhà văn Duyên Anh là một cây bút có tên tuổi với các tác phẩm hiện thực, phê bình một cách sống động thực trạng xã hội miền Nam trước 1975.

    Họ chính là những hồ sơ tù nhân lương tâm Việt Nam (Vietnamese prisoners of conscience) đầu tiên của Ân xá Quốc tế sau năm 1975.

    Ngoài ra, báo cáo cũng nói đến vấn đề áp dụng bắt buộc học tập cải tạo đối với những người đã bị bắt khi tìm cách rời bỏ Việt Nam không chính thức. Tức là những người “vượt biên” bất thành tại Việt Nam sau 30/4/1975.

    Bộ luật Hình sự 2015 vừa được thông qua tháng 6/2017 vẫn giữ Điều 347 về việc xử lý hình sự tội xuất nhập cảnh trái phép, và Điều 121 cho tội trốn đi nước ngoài để chống chính quyền nhân dân.

    Trong khi đó, từ năm 1981, báo cáo của Ân xá Quốc tế đã cho rằng, nhà nước không thể xử lý hình sự những người muốn rời bỏ Việt Nam, cho dù họ ra đi dưới bất kỳ hình thức nào đi nữa.

    Ân xá Quốc tế trích dẫn Điều 13 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Điều 12, phần 2 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Theo đó, một người luôn luôn có “quyền tự do rời bỏ bất kỳ quốc gia nào, kể cả quê hương của họ”.

    Và vì vậy, Ân xá Quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại, cũng như yêu cầu Việt Nam chấm dứt việc bắt giam và đưa đi cải tạo (cho dù là ngắn hạn) những người vượt biên không thành công. Vì đó cũng là một hành vi vi phạm quyền con người dựa theo luật Quốc tế.

    z5a

    Tình trạng giam giữ ở các trại cải tạo kém, có dấu hiệu tra tấn, nhục hình

    Báo cáo của Ân xá Quốc tế cũng đưa ra những quan ngại về việc người bị giam tại các trại cải tạo bị tra tấn và nhục hình.

    Trước hết, các trại cải tạo vốn không phải là những nhà tù thông thường. Không có bất kỳ quy định của pháp luật nào được áp dụng tại những nơi này. Không có quy định cụ thể và rõ ràng, thì nguy cơ lạm quyền, cũng như khả năng người quản lý trại giam sử dụng tư hình cũng cao hơn.

    Ân xá Quốc tế còn cho rằng, ngay cả hành vi bắt và giam giữ những cựu quân nhân, nhân viên và quan chức VNCH mà không thông báo đến gia đình họ các thông tin về nơi giam giữ hay thời hạn giam giữ đã là một hình thức tra tấn đối với người bị giam và thân nhân.

    Ngoài ra, tình hình thực phẩm khan hiếm, cũng như việc chăm sóc sức khỏe yếu kém tại những trại cải tạo càng khiến cho tình hình đáng quan ngại hơn.

    Bản báo cáo năm 1981 đã đơn cử trường hợp của chính trị gia Hồ Hữu Tường. Vào thời điểm phái đoàn của Ân xá Quốc tế đến Việt Nam, ông Tường đã bị giam giữ không thông qua xét xử trên 2 năm .

    Tháng 6, 1980, mặc dù đã biết ông mang bệnh hiểm nghèo và đã đi vào giai đoạn cuối nhưng chính quyền vẫn không đồng ý trả tự do để ông có thể đoàn tụ cùng gia đình ở Sài Gòn. Ngược lại, họ đã chuyển ông từ trại cải tạo ở Xuyên Mộc, Bà Rịa đến bệnh xá của trại giam Hàm Tân, Minh Hải. Ba tuần sau, ông qua đời ngay sau khi được trả về với gia đình.

    Ân xá Quốc tế kết luận, chính phủ Việt Nam cần chấm dứt ngay lập tức việc giam giữ tùy tiện, kéo dài vô thời hạn đối với những cựu quân nhân và nhân viên, quan chức của chế độ VNCH.

    Họ cũng yêu cầu xóa bỏ việc sử dụng Nghị quyết 49 về việc giam giữ để cải tạo mà không thông qua xét xử, cũng như yêu cầu nhà nước phải cải thiện tình trạng giam giữ tại các trại cải tạo này càng sớm càng tốt.

    Quỳnh Vi

    nguon

    Tài liệu tham khảo:

     

Leave a reply to vivi099 Cancel reply