Chỉ thị 45 – CSVN lừa Người Việt Nam Cộng Hòa ở Hải Ngoại xóa bỏ hận thù

Chỉ thị 45 của VC kêu gọi Người Việt hải ngoại xóa bỏ mặc cảm, định kiến.

Biacamthu

Trích: “Thư gửi Ông (Bà) Xuân Hoa VNEXPRESS

Tôi có cơ hội đọc bài đăng trên VNEXPRESS ngày thứ ba, 26.5.2015 nói về việc bộ chính trị kêu gọi ngưởi Việt ở nước ngoài xóa bỏ mặc cảm, định kiến. 

Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi bộ chính trị của các anh có gan viết những dòng điêu ngoa, giả nhân giả nghĩa này. Dù biết các anh không thể đọc những dòng tôi viết, tôi vẫn muốn nêu lên đây những lỗi sai ngữ vựng cùng văn phong của bộ chính trị các anh.

(Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Khôi “hồi đáp” chỉ thị 45/TƯ của CSVN sặc mùi trơ trẻn… )

AI CẦN XÓA BỎ MẶC CẢM, ĐỊNH KIẾN ?

Trích: “Ngày 19/5/2015, Bộ Chính Trị (BCT) ra Chỉ thị số 45 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 36 về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài. Họ kêu gọi người VN ở nước ngoài “xóa bỏ mặc cảm, định kiến”.

… Cho đến hôm nay, CSVN vẫn chưa có một lãnh tụ nào, hay một chính sách nào có chủ trương HOÀ GIẢI (ngồi ngang tầm trong một môi trường hoàn toàn tự do, không ràng buộc, để đối diện với sự thật lịch sử mà nói chuyện phải quấy, trước khi đi xa hơn để có thể nói hay giải quyết những bế tắc của đất nước) với bên phía thua cuộc, tức người Việt trong nước và ngoài nước của phía Việt Nam Cộng Hòa. CSVN mang mặc cảm bất an và cao ngạo, họ chỉ chủ trương HOÀ HỢP, ĐẠI ĐOÀN KẾT, tức muốn người ta chung vào cái rọ độc tài, chim có hót thì hót trong chiếc lồng sắt của chế độ CS.

… Để kết luận, CS nên dẹp Nghị Quyết 36 vì nó tốn tiền thuế của dân để nuôi tham nhũng, chẳng có tác dụng thu phục gì với người Việt hải ngoại cả. CS nên hiểu rằng họ không thể đi tắt/short cut cộng đồng người Mỹ gốc Việt trên con đường tiến đến Washington ở tầm chiến lược cao hơn. Để không đi tắt, CS nên HOÀ GIẢI với những người dân chủ ôn hòa trong nước trước, thả họ ra, tôn trọng họ, xem họ là lực lượng đối lập ngang tầm. Vì lợi ích của chính những người CS, họ nên hiểu là thời thế đã đổi thay.

(Lê Minh Nguyên (Danlambao) – CSVN: Bộ Chính Trị kêu gọi người Việt ở nước ngoài xóa bỏ mặc cảm, định kiến)

Đáng lẽ thì không cần đếm xỉa gì đến cái nghị quyết chín nút bộ cá tra Ba Đình hạ lịnh cho bọn lâu la vẹm hải ngoại tăng cường công tác thi hành ngờ quờ 36 cũ mèm.

Nhưng vì câu kết có vẻ “ngây thơ cụ” của tác giả Lê Minh Nguyên nên chẳng đặng đừng nguệch ngoạc đôi dòng để cho “ai đó” biết rằng “chiến dịch hợp đồng tác chiến nhằm xóa bỏ NGÀY QUỐC HẬN để mở đường cho cái Hòa hiệp – Hòa giải xưa như trái đất đã bể bạc tanh banh, không còn xu mị, lừa dối được ai.

Nếu như việt cộng mà khuyên giải được, sự thể Đất nước đâu có tồi tệ thảm thương như ngày nay!

Từ hơn nửa thế kỷ về trước, Cố vấn chánh trị của Tổng thống VNCH Ngô Đình Nhu, nhân danh lãnh đạo Miền Nam dùng câu kinh Phật “Trụ mà không trụ” tha thiết khuyên can già hồ và bè lũ côn đồ cộng sản Miền Bắc:

Phật dạy “TRỤ MÀ KHÔNG TRỤ”. Thâm ý cao siêu của lời dạy trên bao trùm khắp vũ trụ. Sự tiến hóa của nhân loại đều căn cứ trên nguyên tắc nằm trong lời dạy trên. Có trụ mới có vị trí để mà tiến. Nhưng khi vị trí đã mất tác dụng, mà vẫn cứ cố bám để trụ vào đó thì mọi tiến hóa lại chấm dứt, và những kết quả đã thu hoạch được lại có thể bị mất.

 

Các nhà lãnh đạo cộng sản ở miền Bắc đã trụ vào lý thuyết cộng sản trong thời kỳ tranh giành độc lập. Chúng ta đã thấy trong các trang trên, sự đi đúng đường một phần nào của họ trong một giai đoạn. Nhưng chúng ta cũng đã phân tích các lý do vì sao sự tiếp tục trụ đóng vào phương tiện cộng sản hiện nay, là một lối bế tắc cho sự nghiệp tiến hóa của Dân Tộc. Chẳng những như chúng ta đã phân tích, sự tiếp tục trụ đóng vào lý thuyết cộng sản sẽ không làm sao giải quyết được công cuộc phát triển cho Dân Tộc, mà lại còn mở cửa đưa các thế hệ sau này, vào một đời sống vô cùng đen tối không lối thoát.

 

Vì vậy cho nên, công cuộc chống sự xâm lăng của miền Bắc, không lúc nào khẩn thiết cho Cộng Đồng Dân Tộc Việt Nam bằng trong lúc này.

 

… Và vì vậy cho nên, chúng ta thành khẩn mong mỏi các nhà lãnh đạo miền Bắc, kịp thời nhận định đã đến lúc, vì sự tiến hóa của Dân Tộc, không còn nên tiếp tục sự trụ đóng vào phương tiện cộng sản nữa.”

Câu nói thân tình huynh đệ tha thiết ấy như đàn khảy tai trâu, nước đổ đầu vịt. Khi ấy còn có lực lượng Quốc gia Miền Nam làm đối trọng, che chở để cộng sản Miền Bắc không lún sâu vào vòng kiềm tỏa của chệt cộng, còn có đất để tiến, lui. Còn như ngày nay, dẩu cho bọn trùm việt cộng có “ thức tỉnh ?!” muốn xoay trở thời thế như mong ước của tác giả Lê Minh Nguyên thì chúng cũng vô phương thực hiện, bởi vì cái hàm thiếc chệt cộng nắm chặt cứng như sắt thép.

Bằng cớ: Ba Dũng vẫn thường hay bô bô cà khịa thiên tử chệt, ra vẻ kẻ cả, là niềm hy vọng “ tong tong dân chủ” của nhiều vị “thức giả”. Vậy mà trong cuộc đại lễ “ Mừng chiến thắng 30 tháng tư “ vừa qua, đọc dziễn dzăng chửi Mỹ – nịnh tàu thiệt là hoành tráng:

Đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ, đàn áp tàn bạo Cách mạng miền Nam và tiến hành chiến tranh phá hoại khốc liệt ở miền Bắc. Chúng đã gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”


“Tại buổi lễ trọng thể này, một lần nữa chúng ta chân thành cảm ơn các nước XHCN, nhất là Liên Xô, Trung Quốc”.

Hãy nhớ lời người cộng sản nổi danh Yeltsin “Cộng sản là không thể cải sửa. Cộng sản phải loại trừ tận gốc rễ. (Communists are incorrigible. They must be eradicated)

Việt cộng là thứ cộng sản vô học, gian tham nên lại càng dối trá, lì lợm hơn.

Việt cộng xưa nay vẫn nức tiếng miệng nói một đường, tay làm một nẻo.

Miệng chúng nói xóa bỏ mặc cảm, định kiến, tay nó đánh sặc máu, bắt còng đầu những ai thật thà lên tiếng “phản biện mặc dù trong phạm vi cơ chế!”

Ngồi chờ việt cộng thật lòng “thức tỉnh” để nghe theo lời …Mỹ, dân chủ hóa chế độ là… thiếu thông minh, là … lười biếng, ngồi chờ sung rụng!

Biển Đông đang nhấp nhô dậy sóng. Đây là thời cơ thuận lợi để vận động một cuộc nổi dậy, giành lại QUYỀN TỰ QUYẾT cho Dân tộc, để có TIẾNG NÓI CHÍNH DANH khi có cuộc HỘI NGHỊ QUỐC TẾ hậu xung đột quân sự.

Nguyễn Nhơn

———————————–

Bác Sĩ Nguyễn Ngọc Khôi “hồi đáp” chỉ thị 45/TƯ của CSVN sặc mùi trơ trẻn…

Nguyễn Ngọc Khôi

 

 

Lời bạt của Nguyễn Ngọc Khôi MD:

Thư gửi VNEXPRESS về Nghị Quyết 36 và Chỉ Thị 45 của bộ chính trị cộng sản Việt Nam. Rất tiếc là tờ báo này của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nên không thể có cuộc đối thoại thẳng thắn, trực diện với họ. Họ không có quyền đối thoại ngay thẳng, thật thà với chúng ta.

Tuy nhiên, tôi vẫn thấy cần viết lên những nhận định riêng để rộng đường dư luận. Tôi không mong gì họ có phương tiện đọc được những dòng này. Hoặc có đọc thì cũng ngậm câm cái miệng, không thể trả lời, vì trả lời sao được khi (họ) còn là bồi bút cho chuyên chính độc tài và khoác loác ? Vậy xin phép anh em cho tôi được phép viết cho họ vài lời dù không mong gì họ có thể đọc.

Trước khi đọc bài trả lời của tôi dưới đây, xin quý vị cùng anh em xem Chỉ thị số 45-CT/TƯ về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TƯ của bộ chính trị khóa 9 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới phía dưới (1)

oOo

Thư gửi Ông (Bà) Xuân Hoa VNEXPRESS

Tôi có cơ hội đọc bài đang trên VNEXPRESS ngày thứ ba, 26.5.2015 nói về việc bộ chính trị kêu gọi ngưởi Việt ở nước ngoài xóa bỏ mặc cảm, định kiến.

Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi bộ chính trị của các anh có gan viết những dòng điêu ngoa, giả nhân giả nghĩa này. Dù biết các anh không thể đọc những dòng tôi viết, tôi vẫn muốn nêu lên đây những lỗi sai ngữ vựng cùng văn phong của bộ chính trị các anh:

Định kiến” ? Tại sao lại định kiến ? Tất cả những gì đảng cộng sản Việt Nam đã làm cho dân Việt khốn khổ còn đầy đủ tang chứng. Sao có thể gọi là định kiến. Nếu cộng sản Việt Nam thật tâm yêu nước, xóa bỏ hận thù, nếu đừng hứa đi học tập cải tạo 1 tháng rồi cầm tù kẻ thua trận hàng chục năm, xử tử hay bỏ họ đói thì ai cần phải có định kiến với cộng sản làm gì ? Nếu không thảm sát người dân Huế năm Mậu Thân thì ai cần giữ định kiến là người cộng sản tàn bạo hơn loài muông thú ? Ai cho phép các anh đòi hỏi chúng tôi khép lại quá khứ khi các anh giết người không gớm tay ? Đánh đập kẻ thù không thương tiếc ? Ai cho phép các anh đòi chúng tôi khép lại quá khứ khi hàng chục ngàn thương binh Việt Nam Cộng Hòa, cụt tay, cụt chân bị các anh đuổi ra khỏi các Quân Y Viện khi các anh vào chiếm miền Nam và cho đến bây giờ họ còn sống vất vưởng trên hè phố Sài Gòn, mà các anh đã đổi thành Thành Phố Hồ chí Minh.

Thành phố Hồ chí Minh, tên anh hùng của các anh sao có nhiều người khốn khổ đến như vậy ? Làm sao chúng tôi khép quá khứ khi các anh còn để những lở loét do chiến tranh gây nên còn vất vưởng trên đường phố Sài Gòn của chúng tôi ? Và cả trên mặt các anh nữa, với những lời tuyên bố ồn ào, đạo đức giả ? Ai cho phép anh khuyên chúng tôi quên quá khứ khi cán bộ của các anh lấy mỗi người hàng chục lượng vàng để làm lơ cho người liều chết bỏ xứ đi trên những con thuyền mỏng manh để rồi 90 phần trăm làm mồi cho cá mập ?

Ai cho phép các anh đòi hỏi chúng tôi phải bỏ định kiến khi mà những ngày đầu của phong trào Cải Cách Ruộng Đất, người nạn nhân đầu tiên bị xử bắn lại là một ân nhân của các anh, một người đàn bà ? Bà đã mang hết của cải, vàng bạc ra cúng “Cụ” và “Cách Miệng” của các anh. Chưa hết, khi bỏ hình hài của bà vào áo quan, bọn cán bộ mất dạy thay mặt các anh đứng lên thây người ta giộng xuống như bỏ vào va-ly. Các anh còn nhớ tên bà nạn nhân bất hạnh nay không hay các anh lâu ngày đã quên rồi ? Để tôi nhắc các anh: Đó là Bà Nguyễn Thị Năm, có cửa tiệm Cát Hanh Long ở Hải Phòng. Thời đầu cách miệng, Bà Năm nuôi ăn ở trong nhà những tên như Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Lê đức Thọ v.v…Thế mà chúng và “Cụ” của các anh bất nhân bất nghĩa không cứu vớt. Lúc đó tôi mới 10 tuổi. Giờ đây, tôi trên 70. Thế mà tôi vẫn còn “định kiến” đấy các anh ạ.

Mặc cảm”. Tại sao chúng tôi lại mặc cảm với các anh dù thua trận ? Người thành Athènes thua người thành Sparte, họ có mặc cảm đâu ? Vì văn hóa Athènes so với văn hóa Sparte một trời một vực. 25 thế kỷ rồi mà nhân loại vẫn nhắc Athènes và văn hóa của họ với những lời nể vì và quý trọng. Có ai nhắc tới văn hóa Sparte nữa đâu ? Văn hóa Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi hơn các anh nhiều lắm. Các anh cứ hỏi những chiến sĩ trong quân đội các anh khi vào đến Sài Gòn bị ngộp như thế nào khi đứng trước sự giàu có không những về vật chất mà về tinh thần của dân Sài Gòn ?

Lính của các anh khi vào đến Sài Gòn, chiếm nhà dân, thấy cái cầu tiêu ngồi của dân Sài Gòn, có chút nước phía dưới, bèn thả cá trong đó. Trình độ như vậy, việc gì chúng tôi lại mặc cảm với các anh ?

Khi Nguyễn minh Triết sang thăm Hoa Kỳ, được vào nhà Trắng, anh ta mặc một bộ âu phục nhưng vì lạnh, thay vì mặc áo choàng manteau, anh đánh một cái áo len bên trong, trông như ngố rừng mới ra tỉnh. Các anh thử kiểm soát lại cái hình chụp thời đó xem tôi nói có đúng không. Lại nữa, khi đi thăm Đại Học Harvard, đứng cạnh một bức tượng, “ngài” còn với tay lên vịn chân bức tượng, giống như “sến” của chúng tôi chụp hình hay có thói với tay vịn lên cành hoa.

Nguyễn tấn Dũng trang phục khá hơn. Nhưng khi sang thăm Pháp, lúc đó Thủ Tướng Pháp tên là Jean-Marc Ayrault. Khi đọc tiếng Pháp thì phải đọc “Mác Ê Rô”, Thủ Tướng nhà các anh lại đọc diễn văn gọi ông Thủ Tường Pháp là “Monsieur Maquereau”. Maquereau tiếng Pháp là Ma Cô. Đài truyền hình Pháp chế riễu Thủ Tướng các anh trong suốt một tháng. Tôi không trách Nguyễn tấn Dũng vì ông ta xuất thân là Y Tá của các anh (không phải Y Tá của chúng tôi giỏi hơn nhiều). Nhưng Trưởng Ban Nghi Lễ của các anh đâu ? Giáo Sư Tiến Sĩ, Phó Tiến Sĩ khét danh Ngoại Ngữ của các anh đâu mà để Thủ Tướng ứng xử thảm hại như vậy ? Mất thể diện Quốc Gia!

Các anh có bao giờ thấy Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu xử sự như vậy đâu ? Họ trang trọng, học thức hơn các “vị lãnh đạo” của các anh nhiều. Vậy làm sao chúng tôi lại phải “mặc cảm” với người cộng sản được ?

Chính quyền các anh cho tên thứ trưởng (tép riu) Nguyễn thanh Sơn sang Hoa Kỳ vận động ngoại giao người Việt Hải Ngoại. Khi được vô tuyến truyền hình phỏng vấn, hắn mặc mộ bộ đồ quần nọ áo kia, bụng phưỡn ra, áo hở cổ, không cà vạt (coi YouTube), ngồi vắt chân như anh hàng thịt. Thử hỏi các vị làm tại Bộ Ngoại Giao thời Đệ Nhất hay Đệ Nhị Cộng Hòa của nước tôi có dám trang phục như vậy mà còn mong giữ được việc không bị đuổi không ? Dĩ nhiên quen với phong tục trang nhã, chúng tôi có định kiến, chúng tôi không thể có mặc cảm với tên Nguyễn thanh Sơn, chỉ có thương hại.

Tội nghiệp cho Nguyễn thanh Sơn. Hắn ta cũng cố gắng làm theo nghị quyết số 36 của các anh. Cũng có thiểu số về thăm Trường Sa, Hoàng Sa với hắn (khi Trung Cộng đi ngủ không canh gác). Cũng có thiểu số đón gió bàn tới chuyện Hòa Hợp, Hòa Giải. Môi trường Dân Chủ nó thế. Không phải cái gì cũng phải “nhất trí” như các anh. Nhưng chỉ là thiểu, thiểu số. Ngay trong báo các anh, các anh chỉ dám đăng lên hình các em du học sinh, con cháu các anh ở Nhật. Nhật Bản không phải là xứ người Việt tỵ nạn cộng sản di trú. Sao các anh không sang miền Nam California, hay miền Đông Hoa Thịnh Đốn, sang Đức, sang Pháp, nơi Nguyễn thanh Sơn hoạt động ráo riết ? Nơi có thật đông đồng bào tỵ nạn cộng sản ? Mỗi lần những nhân vật lãnh đạo các anh đến những nơi trên, đều được chúng tôi tiếp đón bằng cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tình phản đối. Chủ Tịch các anh, thằng Trương tấn Sang, không giết được chúng tôi, chúng tôi thoát khỏi gông cùm cộng sản, hắn trở mặt “nhân nghĩa bà Tú Đễ” (tôi còn nhớ câu rất Bắc Kỳ này) cám ơn Tổng Thống Obama đã lo cho dân gốc Việt Nam. Đánh không xong, tha mày làm phúc. Ai nhờ nó (Trương tấn Sang) cám ơn Tổng Thống Mỹ ?

Cùng hướng tới tương lai”: Tương lai nào ? Có phải tương lai làm quận huyện cho quan thầy Trung Cộng không ? Hồ chí Minh, Võ nguyên Giáp lạy Mao Trạch Đông xin viện trợ. Nó gửi Trần Canh qua cố vấn, đánh trận Cao Bắc Lạng. Lã Quý Ba sang cố vấn chính trị, Vi Quốc Thanh sang điều khiển trận Điện Biên Phủ. Giờ này chúng đòi các anh trả nợ. Các anh nhường Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) cho chúng khai thác Bauxite. Tỉnh nào cũng có đặc khu (nơi đặc biệt) cho Tàu Cộng. Người dân không có quyền bén mảng vào. Cả bãi tha ma của chúng cũng không được vào. Tương lai tối quá.

Chỉ có một lối thoát: Muốn xa Trung Cộng, phải lật đổ đảng cộng sản. Các anh khuyên chúng tôi “nên tin cậy lẫn nhau” . Làm sao tin cậy các anh khi các anh bán nước cho Trung Cộng ? Thằng Nguyễn phú Trọng nó có lên tiếng chống Trung Cộng đâu ?

Cộng sản làm gì có tương lai. Người Ba Lan, Đông Đức, Hung Gia Lợi biết thế. Các anh không biết vẫn theo con đường cụt cộng sản. Làm gi có tương lai ? Làm gì có tương lai khi làm nô lệ cho Tàu Phù ?

Chấp nhận những điểm khác nhau”: Chu choa! Cộng sản chấp nhận quan điểm khác nhau từ hồi nào vậy ? Khởi đầu “Cách Miệng” của các anh, người nạn nhân đầu tiên chỉ vì không cùng quan điểm với các anh là Thượng Thư Bộ Học Thượng Chi Phạm Quỳnh. Khi giết ông, các anh nhẫn tâm dùng xẻng đập vỡ đầu ông, các anh hành động như thú. Sau Phạm Quỳnh, biết bao nhiêu người bị các anh thủ tiêu chỉ vì không đồng quan điểm. “Chấp nhận những điểm khác nhau” …lại còn thêm “không trái với lợi ích chung của dân tộc”. Thế nào là không trái với lợi ích của dân tộc ? Ai định nghĩa thế nào là không trái với lợi ích của dân tộc ? Các anh, chúng tôi hay có Tối Cao Pháp Viện ? Mà các anh có Tối Cao Pháp Viện không nhỉ ? Vậy ai giải quyết khi các anh và chúng tôi không đồng ý ? Hay các anh lại dùng súng thủ tiêu chúng tôi ? Thật là viên thuốc độc bọc đường! Các anh nói cho Mỹ nó nghe, đừng nói với chúng tôi như vậy. Và có lẽ tôi đúng, các anh đang nói, hy vọng làm vừa lòng ông John Mc Cain, mới sang thăm các anh, ông Tổng Thống Obama với hy vọng nước Mỹ sẽ che chở cho các anh khỏi nạn phương Bắc. Sao các anh thơ ngây quá vậy. Hoa Kỳ và Trung Cộng có trò chơi riêng của cường quốc. Việt Nam chỉ là con chốt trên bàn cờ của họ

Rõ ràng, cách đây 10 năm, các anh đã đẻ ra Nghị Quyết 36 đối phó với người Việt tỵ nạn cộng sản. Các anh đã không thành công vì không ai tin các anh. Nay lại ra cái Chỉ Thị 45 này. Và rồi còn bao nhiêu Nghị Quyết, Chỉ Thị nữa ? 45, 57, 69, vân vân và vân vân ? Thôi các anh đừng tốn công. Với cố gắng của các anh đã có người dại nghe theo, mang tiền của về làm ăn với các anh, bị các anh lấy luật này luật nọ, tịch thu tài sản của người ta, họ lại mò về Mỹ. Có người mộng về hưu tại quê nhà. Khi đau vào nhà thương các anh, bị Bác Sĩ được các anh huấn luyện vòi tiền, cũng bèn mò về…Mỹ. Tôi biết có một Bác Sĩ rất thành công miền Bắc California, ông thành công và thừa tiền, chỉ muốn về giúp đỡ dân Việt. Ông bèn mua đủ mọi dụng cụ Y Khoa, đủ máy thông động mạch tim. Ít lâu sau, ông ta cũng bị các anh “mời” ra đi vì có lẽ ông này ngoài việc giảng dạy chuyên môn, đã trót dạy và nói nhiều về Tự Do Dân Chủ ở Hoa Kỳ nhiều quá ?

Thôi các anh hãy để tên Nguyễn thanh Sơn trong cương vị thứ trưởng đi. Dù không được việc gì, đó không phải vì lỗi của hắn mà vì chúng tôi hết tin tưởng các anh. Các anh cứ để Nguyễn thanh Sơn trong công việc các anh giao phó. Ít nhất, hắn đã trở thành trò tiêu khiển của chúng tôi. Trưởng thành trong nôi của Việt Nam Cộng Hòa, không phải một quốc gia công an, trải qua 40 năm sống tại các nước dân chủ, làm sao các anh kiếm được người thuyết phục chúng tôi ? Chúng tôi sẽ dạy con cái về cái chính thể cộng sản công an của Cộng Hòa Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam. Chúng sẽ dạt ra xa cho đến khi các anh tự chôn các anh với những lời láo khoét và tâm hồn chồn cáo. Rồi chúng sẽ về giúp lớp trẻ xây dựng lại một nước Việt Nam hùng cường, tư cách hơn, không học cái điếm đàng, ăn gian nói dối của Tàu Cộng.

Khi nào các anh có tự do viết những gì các anh nghĩ như tôi đang thoải mái viết lá thư này, các anh báo cho tôi biết, tôi sẽ lại vui lòng tiếp chuyện. Tôi không cấm được các anh viết cho người trong nước vì đó là phận sự do mấy tên đầu nậu Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyễn tấn Dũng của các anh giao phó. Nhưng khi các anh viết như thế này mà gửi ra ngoại quốc, con vẹt JoJo (tôi nuôi con vẹt Phi Châu xám rất giỏi nói tiếng người) của tôi nó kêu lên “Khỉ ơi, xạo quá!!”. Thôi, xin các anh đừng lấy vải thưa che mắt thánh nữa (lại một câu rất Bắc tôi còn nhớ).

Chào các anh,

Nguyễn Ngọc Khôi, SVHD16

oOo

(1) Bộ chính trị ban hành chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới

LTS của báo VNexpress- Ngày 19-5-2015, Bộ chính trị ban hành Chỉ thị số 45-CT/TƯ về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TƯ của Bộ chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Chỉ thị.

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TƯ, ngày 26-3-2004 của Bộ chính trị (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 36), công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều tiến bộ và đạt nhiều kết quả quan trọng. Đã góp phần tích cực vào việc tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, cổ vũ, động viên người Việt Nam ở nước ngoài nâng cao ý thức tự hào dân tộc, lòng yêu nước, gắn bó với quê hương đất nước, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, vươn lên trong cuộc sống, hội nhập vào nước sở tại.

Đến nay, một bộ phận lớn bà con đã có địa vị pháp lý, ổn định cuộc sống, hội nhập vào xã hội nơi họ đang sống và làm việc. Tiếng Việt được sử dụng là ngôn ngữ chính của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài song hành cùng tiếng nói của nước sở tại. Bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc Việt Nam được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. Vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nâng cao, thực sự là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là cầu nối quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước sở tại, đồng thời góp phần tích cực xây dựng quê hương, đất nước.

Tuy nhiên, việc thực hiện Nghị quyết 36 thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Việc ban hành và thực hiện một số cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài bảo tồn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của dân tộc và góp phần xây dựng đất nước còn chậm, chưa đồng bộ, kết quả còn hạn chế. Một bộ phận người Việt Nam ở nước ngoài chưa có địa vị pháp lý ổn định. Một số bà con vẫn còn giữ thái độ định kiến, mặc cảm, một số ít người còn có tư tưởng, hành động không phù hợp với lợi ích dân tộc.

Những hạn chế, bất cập trên, chủ yếu là do một số cơ quan Trung ương và địa phương nhận thức chưa thật sự đầy đủ, sâu sắc, thống nhất về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan trực tiếp làm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài phối hợp chưa chặt chẽ, còn chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức, cán bộ và kinh phí cho công tác này chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Trong quá trình nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài sẽ tiếp tục gia tăng cả về số lượng và địa bàn cư trú, có cuộc sống ngày càng ổn định, có tiềm lực về tri thức và kinh tế, có vị trí và ảnh hưởng trong xã hội nước sở tại. Tình hình quốc tế, trong nước và những yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời gian tới đòi hỏi công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần được tăng cường, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục phát triển vững mạnh, nâng cao uy tín, tham gia tích cực vào việc tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước sở tại, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập, Bộ chính trị yêu cầu cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả những chủ trương, phương hướng công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài đã nêu trong Nghị quyết 36, đồng thời, tập trung thực hiện thật tốt những nội dung trọng tâm sau:

1- Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục thể hiện đầy đủ và phát huy tốt truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, cơ sở của sự đoàn kết là ý thức dân tộc và lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và mục tiêu chung của mọi người Việt Nam là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, làm cho dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung…, xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, mọi người Việt Nam, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngoài, mong muốn góp phần thực hiện mục tiêu trên đều được tập hợp trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

2- Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tăng cường hơn nữa sự gắn bó của người Việt Nam ở nước ngoài với đất nước. Mọi người Việt Nam ở nước ngoài đều được khuyến khích, tạo điều kiện trở về thăm quê hương, đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tiếp tục quan tâm, sớm có giải pháp phù hợp để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên tinh thần cởi mở, chân thành, khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kiên trì vận động, thuyết phục những người còn giữ định kiến, mặc cảm.

3- Người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước. Ủng hộ và khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài tôn trọng pháp luật và hội nhập vào xã hội nước sở tại, nơi bà con sinh sống. Phối hợp chặt chẽ với các nước có người Việt Nam sinh sống nhằm hỗ trợ bà con có địa vị pháp lý vững chắc, bảo đảm cuộc sống lâu dài ở nơi cư trú. Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh, người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài.

4- Tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, phương hướng và nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết 36, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài khi về Việt Nam sinh sống và làm ăn, sớm cấp lại quốc tịch cho những người có đủ điều kiện, tạo thuận lợi hơn nữa trong việc sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, đầu tư, chuyển, nhận và sử dụng kiều hối.

Thường xuyên tổ chức cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến và tham gia vào các sự kiện chính trị-xã hội lớn của đất nước.

5- Rà soát, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư, sản xuất kinh doanh, góp phần vào thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước vào Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Có chính sách thu hút, sử dụng chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là trong các lĩnh vực thiết yếu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

6- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hỗ trợ người Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, hỗ trợ dạy và học tiếng Việt hiệu quả, sớm triển khai chương trình, dạy tiếng Việt qua mạng phù hợp với từng địa bàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu văn hóa, tinh thần của bà con theo truyền thống dân tộc và phù hợp với đặc thù, pháp luật của nước sở tại.

7- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại bằng nhiều hình thức phù hợp (các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ người Việt Nam ở nước ngoài, phát thanh, truyền hình đối ngoại, truyền hình qua mạng IPTV hoặc hệ thống truyền hình của nước sở tại…). Tranh thủ, phát huy các phương tiện truyền thông của cộng đồng nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho người Việt Nam ở nước ngoài về tình hình đất nước và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta. Thông qua người Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh thông tin tuyên truyền và vận động bạn bè quốc tế.

8- Đa dạng hóa và nâng cao hiệu quả các hình thức tập hợp, vận động người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là thế hệ trẻ, mở rộng vận động, tiếp xúc những cá nhân có uy tín, ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Nghiên cứu xây dựng chính sách, hỗ trợ các tổ chức hội đoàn, lực lượng nòng cốt trong cộng đồng, nghiên cứu thí điểm công nhận các chi hội người Việt Nam ở nước ngoài là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam…Đẩy mạnh công tác khen thưởng người Việt Nam ở nước ngoài có công với đất nước và công tác cộng đồng.

9- Kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế phối hợp triển khai công tác về người Việt Nam ở nước ngoài từ Trung ương đến địa phương theo nguyên tắc thu gọn đầu mối, rõ ràng, rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, không làm tăng biên chế.

Kiện toàn bộ máy Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài theo hướng chuyên sâu, làm tốt vai trò cơ quan tham mưu, thống nhất quản lý công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

10- Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới các văn bản pháp luật và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài.

Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo ban hành và tổ chức thực hiện “Chương trình hành động về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TƯ của Bộ chính trị khoá IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2015-2020”.

Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy các đơn vị sự nghiệp Trung ương và cấp ủy trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, tổ chức phổ biến, quán triệt và xây dựng kế hoạch triển khai, định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị.

Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước, Ban Đối ngoại Trung ương và các ban, ngành, đoàn thể liên quan và các cấp ủy địa phương tổ chức phổ biến Chỉ thị này đến cán bộ, đảng viên, nhân dân và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, chịu trách nhiệm giúp Bộ chính trị, Ban Bí thư theo dõi, định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chỉ thị.

Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến chi bộ để thực hiện.

Nguồn

Advertisement

8 thoughts on “Chỉ thị 45 – CSVN lừa Người Việt Nam Cộng Hòa ở Hải Ngoại xóa bỏ hận thù

  1. Những nhà nước yếu, những đất nước nghèo

    zzzzzzzzx1

    Angus Deaton, giáo sư kinh tế và quan hệ quốc tế ở Princeton University’s Woodrow Wilson School of Public and International Affairs, giải Nobel kinh tế năm 2015. Ông là tác giả: The Great Escape: Health, Wealth, and the Origins of Inequality.

    Angus Deaton (giải Nobel kinh tế năm 2015)

    Phạm Nguyên Trường dịch

    Ở Scotland, tôi được dạy là phải coi công an như là những người sẵn sàng giúp đỡ mình và đề nghị họ giúp khi cần. Hãy tưởng tượng sự ngạc nhiên của tôi, khi vào năm 19 tuổi, trong chuyến viếng thăm đầu tiên của tôi đến Mỹ, tôi đã bị một người cảnh sát ở thành phố New York đang điều khiển giao thông trên quảng trường Times Square tuôn ra những lời tục tĩu vì tôi đề nghị ông ta chỉ đường đến bưu điện gần nhất. Sau đó, vì lúng túng, tôi đã bỏ tài liệu khẩn của ông chủ của tôi vào một thùng rác mà tôi tưởng là hòm thư.

    Người châu Âu có thường có tình cảm tích cực đối chính phủ hơn là người Mỹ, đối với người Mỹ, thất bại và sự mất lòng dân của những chính khách liên bang, tiểu bang địa phương là chuyện thường tình. Tuy nhiên, các chính phủ khác nhau ở Mỹ thu thuế và, đến lượt mình, cung cấp dịch vụ, thiếu các dịch vụ đó thì người dân cũng khó mà sống được.

    Người Mỹ, tương tự như nhiều công dân ở các nước giàu có, coi hệ thống pháp luật, trường công, chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội cho người cao tuổi, đường giao thông, quốc phòng và ngoại giao, và các khoản đầu tư lớn của nhà nước vào lĩnh việc nghiên cứu, đặc biệt trong y học, là đương nhiên. Chắc chắn là, không phải tất cả các dịch vụ này đều tốt như đáng lẽ phải có và không phải mọi người đều coi là cần thiết; nhưng người dân, nói chung đều nộp thuế, và nếu việc chi những khoản tiền này làm một số người bất bình thì sẽ có những cuộc tranh luận công khai và những cuộc bầu cử định kỳ tạo điều kiện cho người ta thay đổi các khoản ưu tiên mà họ cho là cần thiết.

    Tất cả đều rõ ràng đến mức hầu như không cần nói – ít nhất là đối với những người dân trong nước giàu có, nơi có các chính phủ có hiệu quả. Nhưng hầu hết người dân trên thế giới không được sống trong những điều kiện như thế.

    Ở phần lớn các nước châu Phi và châu Á, nhà nước thường không có khả năng thu thuế hay cung cấp dịch vụ. Khế ước giữa chính phủ và những người bị trị – ở những nước giàu thường là không hoàn hảo – nhưng ở các nước nghèo thì hầu như không có. Cảnh sát New York khá bất lịch sự (và bận làm nhiệm vụ); nhưng ở nhiều nước trên thế giới, cảnh sát coi những người mà họ có nghĩa vụ phải bảo vệ là miếng mồi ngon, họ làm tiền dân chúng hoặc ăn tiền của những ông chủ đầy quyền lực và khủng bố những người dân mà những ông chủ kia không ưa.

    Ngay cả ở quốc gia có thu nhập trung bình như Ấn Độ, giáo viên các trường công lập và nhân viên các trạm y tế công cộng cũng thường vắng mặt (mà không bị trừng phạt). Bác sỹ tư nhân cấp cho người dân những thứ (mà họ nghĩ rằng) họ muốn – tiêm, truyền máu và thuốc kháng sinh – nhưng nhà nước không kiểm soát và nhiều người chữa bệnh chẳng có bằng cấp gì hết.

    Trong tất cả các nước đang phát triển, trẻ con chết vì chúng được sinh ra ở những nước nghèo – chết không phải vì những bệnh lạ, bệnh nan y, mà chết vì những bệnh thường gặp ở trẻ em mà chúng ta đã biết cách chữa trị từ cách đây gần một thế kỷ. Không có bộ máy nhà nước đủ khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em thì trẻ con sẽ còn tiếp tục chết vì những căn bệnh như thế.

    Tương tự như thế, nếu chính phủ không đủ năng lực, luật pháp và việc thực thi luật pháp không hiệu quả thì các doanh nghiệp sẽ khó hoạt động. Không có tòa án dân sự hiệu quả thì không có đảm bảo rằng các doanh nhân sáng tạo có thể đòi được phần thưởng cho những ý tưởng của họ.

    Nhà nước không có năng lực – nghĩa là không thể cung cấp những dịch vụ và sự bảo vệ mà người dân ở các nước giàu có coi là đương nhiên – là một trong những nguyên nhân chính của nạn nghèo đói và thiếu thốn trên toàn thế giới. Không bộ máy nhà nước hoạt động hiệu quả, làm việc với những công dân tích cực và hết lòng vì công việc thì sẽ chẳng có mấy cơ hội cho phát triển, mà đấy lại là điều kiện cần cho việc xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới.

    Đáng tiếc là, các nước giàu có trên thế giới hiện đang làm cho mọi thứ trở thành xấu hơn. Các khoản viện trợ của nước ngoài – chuyển giao từ các nước giàu sang các nước nghèo – có nhiều đóng góp tích cực, đặc biệt là trong lĩnh vực ý tế, nếu không có sự giúp đỡ như thế thì nhiều người đã chết rồi. Nhưng viện trợ nước ngoài cũng cản trở sự phát triển năng lực của các nhà nước ở địa phương.

    Rõ ràng nhất là ở những nước – chủ yếu là ở châu Phi – nơi mà các chính phủ nhận viện trợ trực tiếp và khoản viện trợ là lớn so với chi tiêu ngân sách (thường là hơn một nửa). Các chính phủ đó không cần khế ước với công dân của họ, không cần quốc hội và không cần hệ thống thu thuế. Họ chỉ có trách nhiệm giải trình với các nhà tài trợ mà thôi; nhưng trên thực thế, ngay cả việc này cũng không thực hiện được, bởi vì các nhà tài trợ – dưới áp lực của công dân của mình (những người muốn giúp đỡ người nghèo) – cần phải giải ngân chẳng khác gì chính phủ các nước nghèo cần nhận tiền, nếu không nói là chính phủ các nước giàu cần giải ngân hơn.

    Bỏ qua các chính phủ và trao viện trợ trực tiếp cho người nghèo thì sao? Chắc chắn là, tác động ngay lập tức dường như là sẽ tốt hơn, nhất là ở những nước mà những khoản viện trợ của chính phủ này cho chính phủ kia ít khi đến được tới người nghèo. Chỉ cần một khoản tiền cực kỳ nhỏ – mỗi người dân ở các nước giàu có, mỗi ngày chỉ cần góp khoảng 15 cent Mỹ – là có thể ít nhất là đưa tất cả mọi người lên mức nghèo khổ cùng cực là 1 USD một ngày rồi.

    Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp. Người nghèo cần chính quyền để đưa họ đến cuộc sống tốt đẹp hơn; bỏ qua chính phủ có thể cải thiện tình hình trong ngắn hạn, nhưng vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết. Các nước nghèo không thể mãi mãi sử dụng các dịch vụ y tế ở nước ngoài. Các khoản viện trợ phá hoại ngầm cái mà người nghèo cần nhất: một chính phủ hiệu quả, tức là chính phủ cùng làm việc với họ vì cả hiện tại lẫn tương lai.

    Điều mà chúng ta có thể làm là vận động các chính phủ của chúng ta ngưng làm những điều làm cho cho các nước nghèo ngày càng khó thoát ra khỏi cảnh đói nghèo. Giảm viện trợ là một cách, hạn chế buôn bán vũ khí là một cách nữa, cải thiện chính sách thương mại và những khoản hỗ trợ của các nước giàu, cung cấp tư vấn kỹ thuật mà không bị ràng buộc với viện trợ và phát triển các loại thuốc tốt hơn cho những căn bệnh mà người giàu không bị. Chúng ta không thể giúp đỡ người nghèo bằng cách làm cho các chính phủ vốn đã yếu của họ trở thành thậm chí còn yếu hơn nữa.

    Angus Deaton, giáo sư kinh tế và quan hệ quốc tế ở Princeton University’s Woodrow Wilson School of Public and International Affairs, giải Nobel kinh tế năm 2015. Ông là tác giả: The Great Escape: Health, Wealth, and the Origins of Inequality.

    Nguồn http://www.project-syndicate.org/commentary/economic-development-requires-effective-governments-by-angus-deaton

    Đã đăng trên http://www.ijavn.org/2015/10/vntb-nhung-nha-nuoc-yeu-nhung-at-nuoc.html

  2. WHAT IS MERITOCRACY ? – Chế độ nhân tài là gì ?

    WHAT IS MERITOCRACY? Chế độ nhân tài là gì?
    Wise Geek Wise Geek
    A meritocracy is a form of government or administration in which leaders and others are chosen and advance in position based on their merit or ability. There are relatively few governments in the world that are based on this ideology. A modern example of a meritocracy can be found in Singapore. Một chế độ nhân tài là một hình thức chính phủ hoặc quản trị trong đó các nhà lãnh đạo và những người khác được lựa chọn và thăng tiến chức vụ dựa trên công lao hay năng lực của mình. Có rất ít chính phủ trên thế giới dựa trên hệ tư tưởng này. Một ví dụ hiện đại của chế độ nhân tài có thể được tìm thấy ở Singapore.
    Performance is Rewarded

    As a form of government, a meritocracy looks for people who have the best abilities and qualifications, including education, and it rewards those who perform well. Identifying people who have certain abilities might be done through testing with educational materials, looking at experience levels and other types of evaluations — or a combination of these assessments. Some critics say that this form of government is highly discriminatory because it might automatically discredit some people who have capable skills but are not quite as intelligent or as educated as others.

    Thành tích được khen thưởng

    Là một hình thức chính phủ, chế độ nhân tài tìm kiếm những người có khả năng và  phẩm chất/ bằng cấp tốt nhất, bao gồm giáo dục, và nó tưởng thưởng những người thực hiện tốt. Việc xác định những người có những khả năng nhất định nào đó có thể được thực hiện thông qua trắc nghiệm với các tài liệu giáo dục, xem xét mức độ kinh nghiệm và các loại đánh giá khác – hoặc kết hợp tất cả các đánh giá này. Một số nhà phê bình nói rằng hình thức chính phủ này có tính phân biệt đối xử cao vì nó có thể tự động làm bất tín nhiệm một số người có những kỹ năng làm việc nhưng được thông minh cho lắm hoặc không có học vấn như những người khác.

    Advantages and Disadvantages

    In Singapore, for example, some children might be conditioned and targeted for greater enrichment at a particular age, based on aptitude. It is possible, in some cases, that these children might not be free to choose their own career paths or be exposed to all possible options. In such cases, a meritocracy can be limiting to the well-rounded development of individuals.

    Ưu điểm và nhược điểm

    Tại Singapore chẳng hạn, một số trẻ có thể được tạo điều kiện và đặt mục tiêu bồi dường nhiều hơn ở một độ tuổi cụ thể, dựa trên năng khiếu. Có thể, trong một số trường hợp, các em có thể không được tự do lựa chọn con đường sự nghiệp của riêng mình hoặc không được tiếp xúc với tất cả các tùy chọn có thể có. Trong trường hợp như vậy, một chế độ nhân tài có thể hạn chế sự phát triển toàn diện của cá nhân.

    The trade-off in these situations is that people who are chosen to be inducted into this program are likely to live a life of privilege, never having to want for anything. People in a meritocracy usually work their way through lower levels of government, gaining experience as they go. In some ways, this might not be much different from lower-level government employees in other types of settings gaining experience and working their way up the ranks, gradually being given more responsibility over time. Sừ đánh đổi trong những tình huống này là những người được lựa chọn để được giới thiệu vào chương trình này có khả năng sống một cuộc sống đặc quyền, không bao giờ phải thiếu thốn bất cứ điều gì. Người dân ở một chế độ nhân tài thường đi theo con đường kinh qua các cấp chính quyền cấp thấp, tích lũy kinh nghiệm trong khi họ tiến lên. Về một số phương diện, điều này có thể không có nhiều khác biệt so với các nhân viên chính phủ cấp thấp trong các thiết chế khác: tích lũy kinh nghiệm và làm việc lien tục để thăng cấp bậc, rồi dần dần được trao trách nhiệm lớn hơn theo thời gian.
    Unlimited Advancement Possibilities

    Unlike in other forms of government, in a meritocracy, there is often no limit to how far a person can advance. In other types of government, after an official reaches a certain level, he or she might be able to advance only by appointment. This appointment might be based partly on merit, but there usually are political considerations that also play roles in advancement. In a meritocracy, it is possible that a person could advance to the highest level — even becoming the leader of the nation — without having to worry about political considerations.

    Khả năng thăng tiến không bị giới hạn

    Không giống như các hình thức chính phủ khác, trong chế độ nhân tài, thường là không có giới hạn để một người có thể thăng tiến đến mức nào. Trong các loại hình chính phủ khác, sau khi một quan chức đạt đến một cấp bậc nhất định, người đó chỉ có thể được thăng tiến do chỉ định/ bổ nhiệm. Sự bổ nhiệm này có thể dựa một phần vào thành tích, nhưng thường những cân nhắc chính trị cũng đóng vai trò trong thăng tiến. Trong một chế độ nhân tài, có khả năng một người có thể tiến tới cấp bậc cao nhất – thậm chí trở thành nhà lãnh đạo quốc gia – mà không cần phải lo lắng cân nhắc chính trị.

    Promotes Hard Work

    A meritocracy, according to those who support such a form of government, has more of an ability to instill a valuable work ethic into individuals than other forms of government do. If citizens know that advancement is based on merit, they are more likely to do things that will improve their chances, it is assumed. Therefore, they will work and study to prove themselves capable of better things.

    Khuyến khích làm việc chăm chỉ

    Một chế độ nhân tài, theo những người ủng hộ loại hình chính phủ này, có nhiều khả năng làm thấm nhuần đạo đức công tác tốt vào các cá nhân hơn so với các hình thức Chính phủ khác. Người ta giả định rằng nếu công dân biết rằng thăng tiến sẽ căn cứ trên thành tích của họ, thì họ có nhiều khả năng làm những việc mà sẽ cải thiện cơ hội của mình. Do đó, họ sẽ làm việc và học tập để chứng minh rằng mình có thể làm những việc tốt hơn.

    translated by nguyenquang

    Nguồn

  3. Dân chủ như một phần của nền văn hóa

    Phạm Nguyên Trường dịch
    Doug Saunders, The Globe and Mail

    Đối với các nước phản dân chủ trên thế giới, đây là thời điểm quan trọng. Hai nước Cuba và Iran vừa có những bước đi nghiêm túc nhằm liên kết với thế giới dân chủ. Điều đó buộc họ phải hy sinh những thứ mà cách đây không lâu họ đã từng coi là quý giá. Tuy nhiên, còn lâu họ mới trở thành những nước dân chủ.

    Có hai quan điểm: Đây là một chiến thắng của những nhà độc tài, giờ đây họ đã được thế giới công nhận và có thể tiếp cận với các nguồn tài chính toàn cầu, hoặc đây là tín hiệu về sự dịch chuyển tới thế giới tự do hơn và thuần nhất hơn. Muốn hiểu được sự khác biệt thì đừng nhìn vào những gì chúng ta đã cung cấp cho những nước này mà hãy nhìn vào những việc họ đã làm để được thế giới công nhận.

    Cuba đã tìm cách thiết lập quan hệ bình thường với thế giới dân chủ trong suốt một phần tư thế kỷ qua, sau khi quan hệ thương mại và chính trị khép kín của nước này cáo chung cùng với sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô. Để mở cửa – tuần trước Cuba đã tái lập quan hệ ngoại giao và thương mại với Hoa Kỳ – nước này đã phải hy sinh nhiều thứ từng làm cho nó trở thành quốc gia đặc biệt: Cho phép công dân tự do đi lại và tự do cư trú, công dân có quyền sở hữu tài sản tư nhân, có quyền kinh doanh trong nước và quốc tế, có bất đồng chính kiến mà không phải ngồi tù và ngày càng có nhiều bộ luật và quy phạm làm cho nước này tương đồng hơn với các các quốc gia tự do trên thế giới.

    Chế độ thần quyền của Iran không có lý do – đấy là nói theo nguyên tắc của cuộc đảo chính năm 1979 – để ký thỏa thuận hạt nhân với bốn nước dân chủ phương Tây, với Liên minh châu Âu, Trung Quốc và Nga, thoả thuận buộc nước này phải từ bỏ hầu hết các nguồn lực hạt nhân của mình, thường xuyên bị thanh tra và bị nước ngoài kiểm tra chặt chẽ trong vòng 15 năm tới. Nước này có thể không tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (như Ấn Độ, Pakistan và Israel) và trở thành nhà nước khép kín và cô lập (như Bắc Triều Tiên hay Taliban thời Afghanistan). Nhưng về mặt kinh tế và chính trị thì đấy là điều không thể tưởng tượng nổi: Chế độ ở Tehran dựa vào những mối quan hệ thương mại tài chính chặt chẽ và niềm tin của xã hội rằng nước này có các thiết chế và tiêu chuẩn tương tự như thế giới tự do-dân chủ, nhằm duy trì tính chính danh. Làm khác đi thì chế độ sẽ sụp đổ.

    Một phần tư thế kỷ trước, Francis Fukuyama đồng nghĩa với niềm vui chiến thắng của dân chủ khi ông tuyên bố rằng “phổ quát hóa chế độ dân chủ tự do phương Tây, hình thức cuối cùng của chính quyền” sẽ là “điểm cuối cùng của quá trình tiến hóa về tư tưởng của nhân loại”.” Trong những phiên bản sau đó của bài tiểu luận có tên Sự cáo chung của lịch sử? (The End of History?) ông đã bỏ từ “phương Tây” (và dấu hỏi), nhưng đã muộn: Ông, cùng với nhiều nhà tư tưởng, nhà lãnh đạo chính trị và nhà báo khác đã gán cho chế độ dân chủ tự do là sản phẩm xuất khẩu của phương Tây.

    Lời tuyên bố này đã bị nhiều chính phủ sử dụng nhằm bảo vệ các chế độ độc tài của họ: Từ Bắc Kinh đến Saudi Arabia, từ Moskva đến Tehran, các nhà lãnh đạo độc tài có thể (và thường xuyên) tuyên bố rằng chế độ dân chủ là sản phẩm xuất khẩu của phương Tây và do người nước ngoài áp đặt vào những văn hóa truyền thống của họ (mặc dù các thiết chế dân chủ là những giá trị cốt lõi đối với tất cả các truyền thống văn hóa). Hơn 70 trong số 195 quốc gia trên thế giới nằm trong khối các nước phản dân chủ và khối này chưa hề co lại.

    Nhưng, nếu không tính đến những cuộc bầu cử, thì những nước này ngày càng giống với các nước dân chủ hơn. Những thiết chế cơ bản của chế độ dân chủ – chế độ pháp quyền, nhà nước chú ý tời từng cá nhân, tầng lớp trung lưu, sở hữu tư nhân, ý thức về bồi thường và công lý, con người và hàng hóa được tự do di chuyển – đã trở nên thịnh hành hơn, mặc dù là chưa hoàn hảo.

    Về vấn đề này, Tiến sĩ Fukuyama đã đúng: Nhà nước tự do và kinh tế thị trường không còn đối thủ. Không hệ tư tưởng nào có thể liên kết được tất cả mọi người – như chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít đã từng làm được trước đây – có thể điều khiển được toàn dân và giữ dân chúng trong một tình trạng hoạt động được. Nỗ lực của các nhóm nổi loạn như Nhà nước Hồi giáo và Boko Haram nhằm tạo ra trật tự thay thế cho chế độ dân chủ hoặc Bắc Triều Tiên hay Bạch Nga nhằm duy trì trật tự cũ, chỉ làm cho người ta hiểu thêm: Đấy là các chế độ bạo ngược, khó khăn và bần cùng.

    Tiến sĩ Fukuyama đã dành phần tác phẩm của mình nhằm mô tả thời Chiến tranh Lạnh, đó là không có giải pháp thay thế cho nhà nước tự do, tức là nhà nước tập trung chú ý vào cá nhân công dân và nền kinh tế thị trường mà động lực là thương mại quốc tế. Trong những công trình sau này, ông đã không nhắc tới khái niệm cho rằng hai xu hướng đó sẽ dẫn tới chế độ dân chủ (và đây là những tác phẩm rất được ưa chuộng ở Trung Quốc).

    Gọi chế độ dân chủ là “Tây” và sử dụng những đòi hỏi hoặc lực lượng quân sự để mang nó tới đã không đưa được những cuộc bầu cử cởi mở vào những nước độc tài này. Điều đó sẽ xảy ra khi người dân của họ coi chế độ dân chủ là sản phẩm của nền văn hóa của chính họ – sẽ dễ dàng đạt mục tiêu hơn khi họ cảm thấy phải liên kết với thế giới của chúng ta.

  4. Tại sao các nước đang phát triển cần và muốn dân chủ

    Lê Duy Nam chuyển ngữ, CTV Phía Trước
    Carl Gershman
    , Chủ tịch National Endowment for Democracy

    Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 của Ấn Độ vào năm 1997, Trung tâm Bghiên cứu các Xã hội đang Phát triển (CSDS) có trụ sở tại New Delhi đã tiến hành một cuộc khảo sát tầm quốc gia đánh giá quan điểm chung đối với nền dân chủ Ấn Độ. Các kết quả đã bác bỏ niềm tin phổ biến rằng người dân Ấn Độ đã mất niềm tin vào hệ thống dân chủ của đất nước. Ngược lại, giám đốc của CSDS Ashis Nandy đã viết, “Ngày nay, các hệ thống dân chủ được hưởng tính hợp pháp lớn hơn so với quá khứ. Người nghèo và người bị bóc lột bảo vệ dân chủ mạnh mẽ hơn các tầng lớp lãnh đạo.” Tính hấp dẫn của dân chủ, ông cho biết, nhờ một phần rất lớn vào niềm tin của Ấn Độ rằng tính toàn diện của nó cung cấp cách tốt nhất để đối phó với sự đa dạng sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, và khu vực đáng kinh ngạc của nước này. Người nghèo đặc biệt coi trọng dân chủ, theo Nandy, bởi vì họ tin rằng “lá phiếu của mình có trọng lượng” và họ dường như thích thú thực hiện nhượng quyền của mình bất chấp các nhà hảo tâm chuyên nghiệp trong các tầng lớp giàu có hơn – những người có những ý tưởng riêng của họ về những gì người nghèo cần.

    Trong khi cuộc khảo sát của CSDS và bình luận của Nandy chỉ tập trung tại Ấn Độ, chúng chứa một thông điệp quan trọng về tầm quan trọng của nền dân chủ cho nhân dân ở các nước đang phát triển khác trên thế giới. Tại thời điểm khảo sát ý kiến của Ấn Độ xuất hiện, Lý Quang Diệu và một số nhà lãnh đạo chính trị khác đã thúc đẩy lập luận rằng dân chủ là một hệ thống phương Tây không phù hợp với văn hóa châu Á. Luận điểm “giá trị châu Á” này đã nhận được sự lắng nghe tôn trọng trong giới lãnh đạo ở châu Á, Bộ Ngoại giao và các ấn phẩm phương Tây khác. Uy tín của nó đã được củng cố thêm bởi sức mạnh của các nền kinh tế Đông Á mà dường như cho thấy rằng các hệ thống dựa trên đảng chiếm ưu thế, các lãnh đạo vô trách nhiệm, và các tập đoàn lớn được chống lưng bởi nhà nước đưa ra một hướng nhanh chóng để phát triển cho các nước không thuộc phương Tây. Luận điểm này nhanh chóng hết thời với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, nguyên nhân chính trong đó là sự thiếu vắng của nền tảng trách nhiệm dân chủ và minh bạch trong các cơ quan chính của chính phủ và tài chính. Đột nhiên, các quan điểm đưa ra bởi Nandy và những người khởi xướng khác về dân chủ ở các nước đang phát triển có sức mạnh mới và được lắng nghe rộng rãi hơn. Dân chủ có thể thấy là cũng nhiều liên quan đến châu Á và các nước đang phát triển khác như ở phương Tây, không chỉ một hệ thống cầm quyền hiệu quả mà còn là cách để đạt được một cuộc sống tốt hơn cho những người bình thường.

    Ý tưởng cho rằng người dân bình thường ở các nước đang phát triển được hưởng lợi từ dân chủ và, do đó, mong muốn nó và sẵn sàng hy sinh để đạt được nó vẫn chưa được hiểu hoặc được chấp nhận rộng rãi trong các nền dân chủ đã thành lập của phương Tây. Mặc dù chúng ta đang sống trong một thời kỳ toàn cầu hóa, hầu hết mọi người trong các nền dân chủ đã thành lập ít tiếp xúc với các nước đang phát triển. Những gì họ đọc trên báo chí hoặc xem trên truyền hình thường là thảm họa loại này hay loại khác, dẫn đến quan điểm cho rằng dân chủ có thể không “phù hợp” với nhiều quốc gia. Nhà kinh tế học và triết học Amartya Sen có sẵn một câu trả lời cho quan điểm này: “Một đất nước tưởng rằng là không phù hợp cho dân chủ,” ông viết trong một bài viết tựa đề “Dân chủ là một giá trị phổ quát” (Journal of Democracy, Tháng Bảy, 1999), “dĩ nhiên là có chứ, nó phải trở thành phù hợp thông qua dân chủ.

    Làm thế nào dân chủ có thể giúp một quốc gia trở thành “phù hợp” là một quá trình phức tạp và tinh tế. Hãy để tôi đề nghị bảy cách mà nền dân chủ đóng góp vào quá trình này.

    Đầu tiên là bằng cách cung cấp các phương tiện mà các công dân có thể buộc các chính phủ chịu trách nhiệm về các chính sách và sự liêm chính. Nhà chính trị học Larry Diamond đã viết rằng: “Sự quản lý vụ lợi, tham nhũng, lãng phí, lạm dụng, chuyên chế, không đủ năng lực là nguyên nhân sụp đổ của sự phát triển.” Đơn giản là không có cách nào để kiểm soát hoặc loại trừ tham nhũng, nếu mọi người không được tiếp cận với các thể chế cơ bản của dân chủ: một nền truyền thông tự do có thể vạch trần tham nhũng, một nền tư pháp độc lập có thể trừng phạt thủ phạm; một hệ thống bầu cử tự do và công bằng có thể giữ các nhà lãnh đạo chính trị có trách nhiệm và, khi thích hợp, loại kẻ bất lương ra. Điều này không có nghĩa là dân chủ sẽ tự động giảm tham nhũng hoặc tạo ra sự quản lý tốt. Sự quản lý có trách nhiệm đòi hỏi quyết tâm chính trị, thể chế hiệu quả, cán bộ chuyên môn và những công dân am hiểu, cảnh giác và tích cực. Nhưng nếu thiếu sự dân chủ thì những điều này không thể và sự vắng mặt của những hạn chế chính trị và pháp lý chắc chắn sẽ dẫn đến hành vi lạm dụng và tham nhũng.

    Cách thứ hai là thúc đẩy phát triển kinh tế và thịnh vượng. Trong quá khứ, sự thông thái thường cho rằng sự phát triển và thịnh vượng khuyến khích dân chủ, khi những công dân giàu có hơn trở thành học thức hơn và có khả năng tham gia vào chính trị và chính phủ. Thêm các phân tích gần đây cho thấy rằng tác động nhân quả cũng hoạt động theo cách khác ngược lại – dân chủ thúc đẩy phát triển. Đây là một kết luận chính của Báo cáo Phát triển Con người năm 2002, xuất bản bởi Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, trong đó ghi rằng “sự quản lý dân chủ có thể kích hoạt một chu kỳ đạo đức của sự phát triển – khi tự do chính trị cho phép người dân thúc đẩy các chính sách mở rộng các cơ hội kinh tế và xã hội và khi các cuộc tranh luận mở giúp các cộng đồng định hình các ưu tiên của mình.”

    Trong thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng dân chủ không chỉ giúp người dân ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ mà còn hỗ trợ sự phát triển theo những cách cơ bản hơn bằng việc thúc đẩy hoạt động kinh tế sản xuất. Richard Roll và John R. Talbott, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Democracy (tháng Bảy năm 2003), kết luận rằng hơn 80 phần trăm sự thay đổi toàn quốc về bình quân tăng trưởng thu nhập đầu người giữa các nước đang phát triển (sử dụng số liệu cho 1995-1999 ) có thể được giải thích bởi các yếu tố thông qua những khía cạnh của nền dân chủ, trong đó có sự hiện diện mạnh mẽ của quyền sở hữu, các quyền chính trị, quyền tự do dân sự và tự do báo chí. Họ cũng nhận thấy rằng việc tăng đột ngột trong thu nhập bình quân đầu người ở các nước đang phát triển có xu hướng theo các sự kiện dân chủ (chẳng hạn như việc loại bỏ một nhà độc tài) và các sự kiện phản dân có xu hướng dẫn tới một sự giảm sút trong tăng trưởng kinh tế.

    Các biến góp phần vào tăng trưởng kinh tế chia sẻ hai đặc điểm. Đầu tiên là chúng đại diện cho thể chế và chính sách thiết lập một quy tắc pháp luật được thực thi với sự công bằng và công lý. Điều này khuyến khích các thành phần kinh tế làm việc, chấp nhận rủi ro, tiết kiệm và tham gia vào các hình thức khác của hoạt động kinh tế sản xuất. Đặc điểm thứ hai là các biến cấu thành hình thức của hành động tập thể tại cấp độ chính quyền – thực thi hợp đồng; bảo vệ các quyền chính trị và tài sản cùng với việc thu thuế có thể được sử dụng cho các dịch vụ công cộng. Hành động đó tạo ra các thành phần quan trọng trong cách quản lý dân chủ, điều này giải thích tại sao các xã hội đang phát triển sẽ đạt được rất nhiều thứ bằng cách thiết lập các hệ thống dân chủ.

    Cách thứ ba nền dân chủ giúp người dân tại các xã hội đang phát triển là cho họ phương tiện để tác động đến các hành động của chính phủ của mình trong việc chống lại những ảnh hưởng của thảm họa kinh tế và xã hội. Tới đây, chúng tôi đặc biệt biết ơn công việc của Amartya Sen, người đã chỉ ra rằng “trong lịch sử khủng khiếp của các nạn đói trên thế giới, chưa từng có nạn đói đáng kể từng xảy ra ở bất kỳ quốc gia độc lập và dân chủ nào với một nền báo chí tương đối tự do.” Lý do là dân chủ, nâng cao vị thế của người dân ở cấp cơ sở, cung cấp cho các chính phủ động cơ chính trị để bảo vệ họ chống lại nạn đói hoặc có biện pháp phòng ngừa để giảm bớt sự khốn khổ của người dân nếu có một nguy cơ thiếu hụt lương thực. Chính vì nạn đói hay các loại thiên tai sẽ gây tử vong cho người dân, không có biện pháp bảo vệ sẽ gây nguy hiểm cho bất kỳ chính phủ trong một tình huống mà người dân ở trong vị trí để ghi nhận góc nhìn của họ. Sức mạnh bảo vệ dân chủ, Sen chỉ ra, có thể không được nhớ tới khi mọi việc diễn ra suôn sẻ, nhưng nó trở nên cực kỳ quan trọng với các bộ phận dễ bị tổn thương nhất trong dân số khi một bóng mờ tai họa có thể phát sinh từ tình hình kinh tế thay đổi hay các sai lầm chính sách tích lũy.

    Cách thứ tư dân chủ giúp phát triển xã hội trở thành “phù hợp” là kích thích các chính phủ tăng cường sức khỏe, giáo dục, và hạnh phúc nói chung của người dân. Một nghiên cứu được tiến hành bởi Patricio Navia và Thomas D. Zweifel (Journal of Democracy, tháng Bảy năm 2003) cho thấy rằng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở các nước dân chủ (45.9 trên 1.000 ca sinh) thấp hơn so với các nước thiếu dân chủ đáng kể (50.5 ). Navia và Zweifel kết luận rằng “khi sự phát triển như nhau, trung bình năm bé trên một ngàn trẻ sơ sinh sẽ chỉ chết vô ích vì nơi chúng sinh ra không thuộc nền dân chủ.” Ngay cả chế độ độc tài nhân từ, họ cũng thấy, luôn luôn tốt hơn bởi sự dân chủ, với lý do đơn giản rằng các chính phủ dân chủ tự nhiên phản ứng nhanh hơn so với chế độ độc tài về nhu cầu của người dân và do đó sẵn sàng để đầu tư vào các dịch vụ xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các công dân.

    Cách thứ năm dân chủ làm phong phú thêm cuộc sống của người dân ở các xã hội đang phát triển là thúc đẩy hòa bình, cả giữa các quốc gia và trong chính mỗi nước. Ý tưởng cho rằng dân chủ là một lực lượng lập lại hòa bình có ảnh hưởng rất nhiều từ công việc của RJ Rummel, tác phẩm của ông là nhiều tập của Hiểu biết về xung đột và chiến tranh (xuất bản từ 1975-1981), đã kết luận rằng: “Bạo lực không xảy ra giữa các xã hội tự do.” Immanuel Kant đã đi đến kết luận tương tự gần hai thế kỷ trước đó trong bài tiểu luận “Hòa bình vĩnh cửu,” ông lưu ý rằng nếu “sự đồng ý của công dân là cần thiết để xác định có hay không chiến tranh, sẽ tự nhiên khi họ xem xét tất cả những tai họa của nó trước khi dấn thân vào một trò chơi nguy hiểm.” Nhạy bén cao hơn với cái giá của chiến tranh chỉ là một trong những lý do mà dân chủ thúc đẩy hòa bình. James Lee Ray, trong một bài viết mang tựa đề “Con đường Dân chủ tới Hòa bình” (Journal of Democracy, tháng Tư năm 1997), cũng đã nhấn mạnh năng lực của dân chủ để điều tiết các mối quan hệ hàng ngày giữa các quốc gia, do đó ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng bằng cách phát triển đến độ chúng phải được giải quyết một cách hòa bình. Chúng ta cũng đã nhìn thấy từ trường hợp của Ấn Độ rằng dân chủ là một hệ thống toàn diện cung cấp một cách dung hòa những khác biệt dân tộc và tôn giáo – một nguồn gốc chính của xung đột trong thế giới đương đại.

    Cách thứ sáu dân chủ giúp người dân tại các xã hội phát triển là tạo môi trường cho họ học hỏi lẫn nhau thông qua các cuộc thảo luận công khai, tạo điều kiện cho các định nghĩa của nhu cầu, ưu tiên, và nghĩa vụ. Sen gọi đây là vai trò xây dựng của nền dân chủ khi nó liên quan đến sự hình thành các giá trị và sự hình thành “các lựa chọn có hiểu biết và đã được cân nhắc.” Thông qua thảo luận công khai, ông lưu ý, người dân các bang của Ấn Độ là Kerala và Tamil Nadu đã hiểu và tiếp thu những ảnh hưởng có hại của mức sinh cao đối với cộng đồng và đối với cuộc sống của phụ nữ trẻ. Kết quả là Kerala hiện nay có mức sinh tương tự như của Anh và Pháp và thấp hơn so với Trung Quốc, một kết quả đạt được mà không cần ép buộc. Người dân làm chủ để tiếp cận giải quyết các vấn đề xã hội thông qua việc hình thành các giá trị mới là thiết yếu hiệu quả hơn rất nhiều so với giải pháp áp đặt hoặc ủy quyền của chính phủ hoặc của các cơ quan viện trợ quốc tế. Nhưng hành động có tính xây dựng như vậy không thể xảy ra nếu thiếu dân chủ.

    Lý do thứ bảy và cuối cùng, dân chủ quan trọng đối với người dân ở các nước đang phát triển là làm phong phú thêm cuộc sống của họ như những công dân và nhìn nhận phẩm giá con người của họ. Sen gọi đây là giá trị thực chất của nền dân chủ. Người dân đánh giá cao sự tham gia chính trị trong đời sống của cộng đồng vì lợi ích chung, không phải vì nó tiến một mục đích thực tế. Bị từ chối việc tham gia đó, Sen viết, là “một sự tước đoạt lớn” vì “thực hiện các quyền chính trị là một phần quan trọng trong cuộc sống tốt đẹp của các cá nhân như sinh vật xã hội.” Như chúng ta đã thấy, tự do phục vụ nhiều mục đích vì nó tạo điều kiện cho người dân bảo vệ lợi ích của mình, mở rộng tiềm năng của họ đồng thời tạo ra các cơ hội mới cho bản thân, gia đình và cộng đồng của họ. Đây là những điều có nghĩa “mưu cầu hạnh phúc.” Nhưng tự do của con người không đòi hỏi một phương tiện bào chữa. Tự nó đã quan trọng rồi.

    Trên khắp các nước đang phát triển có những người và tổ chức sẵn sàng hy sinh to lớn trong việc theo đuổi dân chủ, nhân quyền, và tự do chính trị. Sự can đảm và sự kiên trì của các nhà hoạt động dân chủ ở châu Phi, các nhà hoạt động nữ quyền ở Trung Đông, và nhà bảo vệ nhân quyền ở Miến Điện và các chế độ chuyên quyền châu Á khác đã bác bỏ quan điểm cho rằng dân chủ là một hệ thống phương Tây mà không hấp dẫn với người dân ở các nước đang phát triển. Trên thực tế, điều ngược lại mới đúng. Không chỉ dân chủ cần thiết và được mong chờ bởi người dân ở các nước đang phát triển mà sự cống hiến của họ cho nền dân chủ làm xấu hổ công dân của các nền dân chủ thành lập, những người thường xuyên xem dân chủ là dĩ nhiên và đã trở nên phần nào mệt mỏi với việc đánh giá về lợi ích của dân chủ với cuộc sống của mình. Không ngạc nhiên rằng nền dân chủ của những người ủng hộ nhiệt thành nhất ngày hôm nay nên đến từ các nước mà dân chủ được bảo vệ thấp nhất. Có lẽ điều này sẽ nhắc nhở những người đủ may mắn sống trong các nền dân chủ được bảo vệ để đánh giá những gì họ có và cũng để giúp đỡ những người khác – sống nơi tự do được bảo vệ kém hơn – thực hiện nguyện vọng của mình cho một tương lai dân chủ.

    Tóm tắt:

    Dân chủ quan trọng với tất cả các quốc gia vì những lợi ích mà nó mang lại. Đầu tiên là có thể buộc các chính phủ chịu trách nhiệm về các chính sách và sự liêm chính. Thứ hai là thúc đẩy phát triển kinh tế và thịnh vượng. Thứ ba là tác động đến các hành động của chính phủ trong việc chống lại những ảnh hưởng của thảm họa kinh tế và xã hội. Thứ tư là kích thích các chính phủ tăng cường sức khỏe, giáo dục, và hạnh phúc nói chung của người dân. Thứ năm là thúc đẩy hòa bình. Thứ sáu là tạo môi trường cho người học hỏi lẫn nhau thông qua các cuộc thảo luận công khai, tạo điều kiện cho các định nghĩa của nhu cầu, ưu tiên, và nghĩa vụ. Thứ bảy và cuối cùng là làm phong phú thêm cuộc sống của những công dân và nhìn nhận phẩm giá con người của họ.

  5. Ý nghĩa bị mất của dân chủ

    Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
    Richard K. Sherwin, theo Project Syndicate 

    Quyết định từ bỏ hòa bình và thịnh vượng để đến với chiến tranh đẫm máu và bất ổn có vẻ vô lý. Nhưng thế hệ trẻ, sinh ra và lớn lên trong các xã hội dân chủ, đang ngày càng tán dương cho lời kêu gọi của các nhóm ưa giết chóc như Nhà nước Hồi giáo (IS), rời bỏ quê hương và gia đình của mình để gia nhập cuộc thánh chiến ở những miền đất xa xôi. Tại sao dân chủ mất sự trung thành của những tâm hồn hiếu động đó và làm sao có thể lấy lại trái tim và khối óc của những người đang chìm đắm trong tư tưởng đó?

    Triết gia Friedrich Nietzsche đã từng viết rằng con người thà trở về hư vô hơn là không có lý tưởng sống. Những sự thất vọng về cái chết, sự bất lực và vô vọng dễn đến khao khát sức mạnh – ngay cả khi sức mạnh đó được tìm thấy trong bạo lực, chết chóc và phá hủy.

    Ngắn hạn, đó là vấn đề của ý nghĩa, đại diện của thứ thúc đẩy chúng ta, kết nối chúng ta với nhau và tạo hướng đi cho cuộc sống của chúng ta. Nếu thiếu nó – nếu nói các ý tưởng và cơ chế dân chủ đang thất bại trong việc cung cấp một cảm giác đủ để lan truyền trong cộng đồng và xây dựng mục đích sống – con người tìm kiếm một cảm giác có ý nghĩa khác, mà trong một số trường hợp họ đi sai lối.

    Đây là thử thách văn hóa mà dân chủ phải đối mặt ngày nay và những người muốn duy trì tự do và hứa hẹn của xã hội dân chủ đang bỏ qua mối nguy hiểm này. Nó là một thách thức nên được nhìn nhận không chỉ bởi thứ nó nói về điều kiện sống trong các nước dân chủ tiên tiến trên thế giới mà còn vì bất cứ khủng hoảng nào cũng là một cơ hội – trong trường hợp này, để giành lại ý nghĩa nằm trong trái tim của dân chủ.

    Sự hấp dẫn của các nhóm như Nhà nước Hồi giáo tới giới trẻ được nuôi dạy trong các xã hội dân chủ làm nổi bật những bất bình đẳng đang lớn lên trong các cơ hội về kinh tế và giáo dục, điều này đang nuôi dưỡng chủ nghĩa hoài nghi , sự buông xuôi và giận dữ giữa những người thấy mình bị tách rời khỏi tầng lớp tinh hoa xã hội. Cảm giác vô vọng và tuyệt vọng tại những tâm điểm như thế kích động chủ nghĩa cực đoan.

    Lãnh đạo của các nước dân chủ tiên tiến – nói, 1% những người có thu nhập cao nhất – có thể khó mà hài lòng với những điều kiện của mình. Ngay cả những người viễn du thiển cận nhất, di chuyển giữa các thị trường hay nền văn hóa cũng phải quan tâm đến con cái của mình. Chúng đã hấp thụ văn hóa gì? Từ đâu chúng sẽ tìm ra cảm giác hy vọng cho tương lai?

    Những người bảo vệ cho dân chủ giờ phải xác định không chỉ tìm cách tạo việc làm và đảm bảo giàu có cho người trẻ mà còn cần nuôi dưỡng tâm hồn của những thanh niên này. Nếu họ thất bại, như chúng ta thấy, những kẻ khác sẽ lấp đầy chỗ trống, có thể với một lời kêu gọi tạo nên sự hỗn loạn nhân danh của đấng thừa sai sắp đến.

    Để thắng cuộc thi khó khăn này, các xã hội dân chủ phải nhìn xa hơn chiến thắng trên chiến trường và tập trung vào thắng lợi trong trái tim và khối óc thông qua sức mạnh của những ý tưởng và hứa hẹn ý nghĩa – như là Nhà nước Hồi giáo đã làm. Quan điểm mà các nước dân chủ cho rằng có thể chống lại như các lực lượng như thế, với nguồn lực tốt và bộ máy truyền thông có hiểu biết về ý thức hệ, chỉ với súng đạn là một thất bại chắc chắn. Đây là cuộc chiến của lý tưởng và nó chỉ có thể thắng bằng các ý tưởng truyền cảm hứng hy vọng, hành động và sự gắn kết của bản thân và cộng đồng.

    Nỗ lực này nên bắt đầu với một sự thành lập ủy ban công khai quốc tế bao gồm các nhà khoa học chính trị, nhân chủng học, thần học, triết học, và các nghệ sĩ, trong số những người khác, từ khắp các phe phái chính trị, triệu tập từ các trường đại học và các tổ chức tương tự trên thế giới. Trong một thời gian nhất định, họ sẽ tạo một báo cáo bằng văn bản rõ ràng, dễ hiểu cho công chúng.
    Bản báo cáo này nên giải quyết, kiên trì và thành thật, các câu hỏi chủ chốt về sức sống của dân chủ ngày nay. Điều gì nằm ở suối nguồn của cuộc sống dân chủ? Cách nào để nó thể hiện, thực hành, thiết lập và duy trì tốt nhất? Điều gì là thông điệp hy vọng tốt nhất của dân chủ và lời hứa tin cậy nhất về tương lai hưng thịnh? Những thứ gì là nguồn tinh thần, trí tuệ và văn hóa sâu sắc cho tự do, khoan dung và phồn thịnh?

    Chúng ta sống trong một thời đại nguy hiểm. Với các ý tưởng dân chủ nằm dưới sự đe dọa trên khắp thế giới, bao gồm cả trong các nước dân chủ, các nền tảng tư tưởng và văn hóa chung của chúng không thể bị lấy đi. Ý nghĩa và sức sống của cuộc sống dân chủ không được phép phai nhạt.

    Thách thức phía trước yêu cầu một sự phản hồi phối hợp từ những nhà tư tưởng sâu sắc nhất và những nghệ sỹ sáng tạo nhất của chúng ta. Đây là mục đích của chúng ta ngày nay; chúng ta phải cam kết với bản thân để nó mạnh mẽ như những kẻ thù của dân chủ theo đuổi các mục đích của họ.

  6. Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

    Vương Trí Nhàn

    Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115).2014

    Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.

    Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách báo miền Bắc, còn sách vở miền Nam bị coi như thứ quốc cấm. Có điều, không phải chỉ là sự tò mò, mà chính lương tâm nghề nghiệp buộc tôi không thể bằng lòng với cách làm như vậy.

    Tôi cho rằng, muốn hiểu cặn kẽ văn học hiện đại, phải hiểu văn học cổ điển; muốn hiểu văn học VN phải hiểu văn học thế giới. Thế thì để hiểu văn học miền Bắc làm sao lại lảng tránh việc nghiên cứu văn học miền Nam được.

    Đối với giáo dục cũng vậy. Từ sau 30-4-75, tôi vẫn sống ở Hà Nội. Sự tiếp xúc với giáo dục miền Nam (dưới đây viết là GDMN), chỉ dừng ở mức sơ sài bề ngoài. Tuy nhiên, do việc tìm hiểu chính nền giáo dục miền Bắc (GDMB) ở tôi lâu nay kéo dài trong bế tắc, trong khoảng mươi năm gần đây tôi tìm thấy ở GDMN một điểm đối chiếu.

    Lúc cảm nhận được phần nào sự khác biệt giữa hai nền giáo dục Bắc-Nam 1954-1975 cũng là lúc tôi hiểu thêm về nền giáo dục mà từ đó tôi lớn lên và nay tìm cách xét đoán. Tôi không chỉ muốn nêu một số đặc điểm mà còn muốn xếp loại nền giáo dục tôi đã hấp thụ.

    Bài viết này có thể được đọc theo chủ đề khác đi một chút: Nhận diện giáo dục Hà Nội từ 1975 về trước qua sự đối chiếu bước đầu với giáo dục Sài Gòn.

    KHÁC BIỆT NGAY TỪ HOÀN CẢNH HÌNH THÀNH

    Chỗ khác nhau giữa GDMN và GDMB xuất phát trước tiên từ hoàn cảnh xã hội mỗi nền giáo dục đó được đặt vào, từ đó mà nó lớn lên là cái điểm đích mà nó hướng tới phục vụ.

    Ngay từ những năm 1948 – 50, nền giáo dục tự phát trước tiên đã hình thành ở các vùng hồi trước gọi là vùng tự do; không chỉ Việt Bắc, những vùng tự do này tồn tại ở cả Nam bộ, rồi nam và trung Trung bộ, rồi tập trung và có ý nghĩa nhất với tương lai giáo dục là những quan niệm, những cách hình thành, các trường sở… về sau.

    Cái mà ta gọi là giáo dục miền Bắc chỉ là sự kéo dài của lối phát triển giáo dục trong chiến tranh.

    Nhờ có tinh thần yêu nước và những bài bản đã học được trong các nhà trường Pháp thuộc, nên ban đầu, nền giáo dục này có tạo được một số hiệu quả nào đó.

    Việc kéo nhau lên Việt Bắc lúc đầu ai cũng nghĩ là chỉ một hai năm. Sống tạm bợ ít ngày cần gì. Nhưng rồi đường lối trường kỳ kháng chiến tiếp thu được từ Trung quốc được quán triệt khiến mọi mặt hoạt động được đặt lại trong đó có công tác giáo dục. Làm theo ý chí hơn khả năng thực tế. Quan niệm giáo dục chưa hình thành cũng phải làm.

    Giáo dục chiến tranh, do dó, luôn luôn là một nền giáo dục dở dang chắp vá, mà lại vẫn phải khoác cho mình cái chức danh lớn lao của một nền giáo dục mới mẻ, cách mạng .

    Trong khi ở khu vực kháng chiến hình thành nền giáo dục như trên thì, ngay từ trước 1954, một nền giáo dục do người Pháp mở từ trước cũng đã tồn tại ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, và rõ nhất là ở Sài Gòn, và sau này chuyển giao, phát triển trở thành giáo dục miền Nam.

    Đối tượng của những so sánh đối chiếu dưới đây là hai thực thể quá khác nhau, còn phải nghiên cứu công phu, ý kiến của chúng tôi chỉ mới là những phác thảo sơ bộ.

    CHUẨN VÀ PHI CHUẨN

    Đáng lẽ khi hòa bình lập lại những người kháng chiến đã trở về Hà Nội cái tinh thần giáo dục phi tiêu chuẩn hôm qua cần phải vượt qua, thì — như một thói quen và kết quả của một hiểu biết thiển cận — nó lại ăn sâu vào mọi mặt, chi phối cách hình thành và những định hướng lớn của GDMB

    Nói quá lên thì có thể bảo, như một cơ thể, GDMB thuộc loại tiên thiên bất túc, tức sinh ra đã không đủ các bộ phận cần thiết, sinh ra đã bất thành nhân dạng.

    Phương châm ở đây là làm lấy được, tức là chưa đủ điều kiện, nhưng thấy cần, vẫn cứ làm — rồi để yên lòng nhau, sẽ viện ra đủ lý lẽ để chống chế, để lấp liếm và xa hơn nữa, sẵn sàng tự ca tụng.

    Ví dụ một trường đại học trước tiên phải có đủ bộ phận giảng viên đảm nhiệm việc giảng dạy theo những quy định quốc tế. Ở các nước gọi là đang phát triển, một trường đại học chỉ được thành lập khi có một bộ phận nòng cốt là những giáo sư đã học tập ở những Sorbone, Oxford hoặc những trường tương tự… trở về.

    Đâu người ta cũng hướng tới những yêu cầu này để noi theo, nay chưa làm được thì mai làm. GDMN cũng theo, GDMB thì không.

    Trên danh nghĩa đại học VN cũng có những người gọi là giáo sư hay tiến sĩ đấy, nhưng đó là ta phong với nhau để làm việc, chứ thực tế thấp hơn hẳn chuẩn mực quốc tế “một cái đầu”.

    Rộng hơn câu chuyện giáo viên là chuyện cơ sở vật chất và không khí học thuật của một trường đại học. Rồi rộng hơn câu chuyện của riêng ngành đại học là chuyện của mọi cấp học.

    Tính phi chuẩn bao trùm trong mọi lĩnh vực, từ trường sở, sách giáo khoa, cách cho điểm, cách tổ chức thi cử…, cho tới chất lượng dạy và học.

    Sau mấy chục năm chiến tranh, cái sự làm lấy được làm theo ý chí đã thành chuẩn mực duy nhất, nó chi phối tất cả, khiến giáo dục VN có cách tồn tại, cách vận hành riêng chẳng giống ai. Các trường mới lập ra phải theo trường cũ, sau giải phóng thì miền Bắc buộc miền Nam phải theo.

    Tạm ví một cách thô thiển: như trong khi người ta đi thì mình phải bò phải lết, vậy mà vẫn tự hào rằng mình cũng đang đi, chứ đâu có đứng yên.

    KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM

    Về bộ máy giáo dục

    Có dịp tìm hiểu lại nền giáo dục trước 1945 và nền giáo dục ở Sài Gòn trước 75, tôi nhận ra một sự thật — hồi đó, bản thân giáo dục là một hệ thống quyền lực. Nó có nguyên tắc tổ chức riêng và những con người riêng của nó.

    Nhà thơ Chế Lan Viên có lần nói với Nguyễn Khải và Nguyễn Khải về kể lại cho tôi một nhận xét. Ông Chế bảo, ở xã hội cũ, một viên tri huyện tuy vậy vẫn phải nể nhà sư trụ trì mấy ngôi chùa lớn, hay các vị đỗ đạt cao nay không làm gì chỉ về mở trường trong vùng.

    Còn các chức danh đốc học, giáo thụ, huấn đạo – các học quan tương ứng với tỉnh, phủ, huyện — là người do triều đình cử, chứ không phải do chính quyền địa phương cử, hoặc nếu địa phương cử thì triều đình cũng phải duyệt.

    Tôi cảm thấy điều này được GDMN tiếp tục. Nền giáo dục ở đây do những người thành thạo chuyên môn quyết định. Còn ở miền Bắc thì hoàn toàn ngược lại.

    Nhiều vị sư do địa phương phân công vào chùa hoạt động, hoặc sau khi vào chùa, lấy việc cộng tác với chính quyền làm niềm vinh dự, nghĩa là trong hệ thống sai bảo của chính quyền theo nghĩa đen. Còn người phụ trách giáo dục các cấp hoàn toàn do Ủy ban cử sang. Cả những hiệu trưởng cũng vậy, phải do Ủy ban thông qua. Bộ máy tổ chức cán bộ địa phương thường hoạt động theo nguyên tắc là ai tài giỏi cho đi phụ trách các ngành chính trị kinh tế. Còn văn hóa giáo dục sẽ phân công cho những người kém thế lực và kém năng lực.

    Đánh đấm ở chiến trường hay vật lộn với sản xuất với thị trường mới khó, chứ việc quản mấy ông thầy với đám học trò ranh, ai làm chẳng được – người ta hiểu vậy.

    Một người bạn già có hiểu nhiều về giáo dục ở thời Việt Nam dân chủ cộng hòa kể với tôi là Bộ trưởng Bộ giáo dục trong chính phủ liên hiệp thành lập 2-1946 là Đặng Thai Mai.

    Nhưng về sau, do sinh viên trường đại học Đông dương đề xuất thắc mắc, Đặng Thai Mai chỉ tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm, nên phải thay bẳng Nguyễn Văn Huyên có bằng tiến sĩ Sorbone Đại học số một của Pháp.

    Việc chọn người tham gia chính phủ thời kỳ 1945-46 có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng tôi tin chắc rằng thời ấy việc cử Bộ trưởng Bộ giáo dục buộc phải tuân theo nhiều chuẩn mực nghiêm khắc, chứ không phải à uôm hoặc phe cánh chạy chọt, như hiện nay.

    Vả chăng vấn đề không phải chỉ riêng ông bộ trưởng, mà là mọi cấp quan chức của giáo dục.

    Một trong những chuyện vui vui xảy ra với nền giáo dục hôm nay là chỉ thị của Bộ gíáo dục khoảng cuối 2013 cho các tỉnh, khuyên cơ quan chính quyền tỉnh nên cẩn thận và ráo riết trong việc kiểm soát các tin tức tiêu cực từ các cuộc thi.

    Nó là bằng chứng cho thấy giáo dục đã nát như thế nào và người ta cố tình che giấu như thế nào. Nhưng nó cũng tố cáo sự phụ thuộc hoàn toàn của nhà trường vào nhà cầm quyền. Giáo dục trở thành việc nhà của địa phương rồi, người ta cho biết cái gì thì dân được biết cái đó.

    Một kỷ niệm nữa có liên quan tới việc giáo dục phụ thuộc chính trị một cách thô thiển. Những năm 55 – 58, tôi học cấp II Chu Văn An. Trường ở ngay cạnh Chủ tịch phủ. Hễ có các vị quan khách nước ngoài tới thăm, xe đưa từ sân bay Gia Lâm về Ba Đình, là bọn tôi được lệnh bỏ học, ra đứng đường để hoan nghênh các vị khách quý.

    Ở các địa phương việc huy động thầy trò vào các công việc gọi là công ích, là công tác chính trị của địa phương, càng phổ biến. Người ta tự coi mình đương nhiên có quyền can thiệp vào mọi việc của nhà trường. Còn những việc như thế, làm hại đến chất lượng giáo dục ra sao, thì không ai cần biết.

    (Sách giáo khoa miền Nam Việt Nam 1954-1975. Nguồn: HCT)

    Những nguyên tắc căn bản của giáo dục

    Mấy năm gần đây hoạt động của GDMN được nhắc nhở nhiều trên báo chí, nhất là trên mạng. Nhờ thế, bọn tôi có thêm dịp để nghĩ lại về nền giáo dục mà đến nay ít được biết tới.

    Trong một bài mang tên Nền giáo dục ở miền Nam 1954-75, một nhà giáo dục đồng thời trước đây là một quan chức trong nghề (như trên đã nói, quan chức giáo dục ở miền Nam khác hẳn quan chức miền Bắc), ông Nguyễn Thanh Liêm, đã nhắc lại những nguyên tắc căn bản của nền giáo mới là nhân bản khai phóng dân tộc những nguyên tắc này đã ghi trong Hiến pháp VNCH 1967.

    Đối chiếu với giáo dục miền Bắc, sơ bộ tôi thấy đại khái thấy hai nguyên tắc đầu cũng thường được Hà Nội nhắc tới, nhưng được giải thích khác đi, và nguyên tắc thứ ba thì hoàn toàn người làm GDMB không có một ý niệm gì hết.

    Về tính dân tộc

    Ta hãy đọc lại cách giải thích của các nhà giáo miền Nam. Ở đây, bảo đảm tính dân tộc, phát triển tinh thần quốc gia của học sinh có nghĩa giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc; giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.

    Các nhà giáo miền Bắc, trên đại thể, cũng nói thế. Nhưng điểm nhấn thì khác. Trong cách giải thích của người làm giáo dục Hà Nội, tính dân tộc trước tiên là việc dân mình tự làm lấy giáo dục của mình. Chúng tôi thường tự hào đây là một nền giáo dục riêng của người Việt, một nền giáo dục không có dây dưa gì nhiều với nền giáo dục mà thế kỷ trước, người Pháp đã mang lại. Chúng tôi làm lấy và đôi khi cố ý làm ngược với những bài bản thời thuộc địa.

    Đây là cách hiểu về tính dân tộc mà giới văn hóa tư tưởng đề xuất và được coi là tư tưởng chỉ đạo. Thì cũng là cách hiểu trong giáo dục.

    Một khía cạnh khác trong cách hiểu về tính dân tộc của miền Bắc. Không phải là những người làm giáo dục không biết chỗ yếu kém vốn có. Để tự trấn an, người ta biện hộ rằng trong cái vẻ luộm thuộm nhếch nhác, hình như GDMB đang trở lại với nền giáo dục của ông cha ta ngày xưa thời trung đại, chỉ cốt phát huy tinh thần hiếu học của con người.

    Dân tộc trong trường hợp này, dân tộc đồng nghĩa với “ta về ta tắm ao ta”, từ chối những đổi mới hiện đại. Cũng chính là những lý do được viện dẫn khi, trong đời sống văn hóa, người ta kéo nhau trở lại với các phong tục cổ hủ và khuếch trương mê tín đến một mức độ người xưa không thể tưởng tượng.

    Trong khi đó, như vừa dẫn ở trên, tính dân tộc được các nhà GDMN hiểu là phải hướng về một thứ dân tộc hiện đại.

    Về tính nhân bản

    Trên giấy tờ văn bản, chẳng bao giờ giới văn hóa giáo dục miền Bắc phủ nhận tính nhân bản, tuy là trong thực tế người ta rất ngại nói tới.

    Phần thì xã hội ở đây đã xem đấu tranh giai cấp là động lực phát triển; phần nữa thì đang trong thời chiến tranh, không thể nói nhiều đến tình người, nó xâm hại ý chí chiến đấu.

    Khi cần phải nói chuyện với thế giới, các nhà tư tưởng miền Bắc cũng công nhận nhân đạo chủ nghĩa là lý tưởng tốt đẹp và giáo dục phải có nhiệm vụ hướng tới.

    Nhưng trong thực tế, cách lý giải nghĩa về chủ nghĩa nhân đạo thường giản đơn và cổ lỗ. Lại thường giải nghĩa rất mới: “chủ nghĩa nhân đạo cao nhất là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu chống lại mọi áp bức bất công”.

    Trong bài Đế quốc Mỹ phải là kẻ thù riêng của mỗi trái tim ta của Chế Lan Viên, người ta còn thấy những câu thơ mà có lẽ con người ở các xã hội khác không sao hiểu nổi:

    – Miền Nam ta ơi

    Cái hầm chông là điều nhân đạo nhất

    Ngọn súng trường ta ơi ngọn súng rất nhân tình

    Giới giáo dục miền Bắc cũng theo sự chỉ đạo đó.

    Cách giải thích về nhân bản của các nhà giáo miền Nam ngược hẳn. Theo tôi hiểu , nó gần với cách hiểu của phạm trù này ở các xã hội hiện đại. Hãy thử đọc một số sách thuộc tủ sách giáo dục của nhà xuất bản cũng tên là Trẻ, in ra ở Sài Gòn khoảng mấy năm sau 1970. Lúc này, một nhóm các nhà giáo dục, có lẽ mới đi học Anh Mỹ về, lập nhóm và đã công bố nhiều tài liệu mới viết có, vừa được dịch có. Khi bàn về mục đích giáo dục, Nguyễn Hòa Lạc viết:

    Mục đích tối thượng của giáo dục là làm thế nào giúp con người đạt được nhân cách, các bản ngã đích thực của mình, hầu có thể sống trọn kiếp nhân sinh […] nghĩa là giúp họ thể hiện được con người của mình trong ý nghĩa “con người là một hiện hữu tại thế, một hữu thể có lý trí và tự do, vừa suy tư vừa hành động”.

    Cách hiểu như thế này cố nhiên không bao giờ được đề lên như mục đích của GDMB. Với các nhà giáo Hà Nội, nhất là vào thời kỳ sau khi Hà Nội được tiếp quản từ tay người Pháp (10-1954), không làm gì có những con người chung chung. Mỗi con người đều thuộc về một giai cấp do đó họ phải sự chỉ đạo của các đảng phái đại diện giai cấp của họ. Cách hiểu của GDMN: chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.

    Trước sau, với nền GDMB, chấp nhận nhân bản theo nghĩa hiện đại, và đặt vấn đề tôn trọng cá tính của mỗi cá nhân, bao giờ cũng là một chuyện quá phiền phức, giá có công nhận là đúng nữa thì hoàn cảnh hiện thời không cho phép người ta tuân thủ.

    Vào khoảng những năm 1960, có cả một cuộc vận động chống chủ nghĩa cá nhân. Thế thì làm sao có thể tính chuyện nghiên cứu về con người cá nhân, và giúp lớp trẻ thực hiện bản thể cá nhân vốn có trong họ được! Cái luận điểm từng được thống nhất nêu ra trong các văn bản miền Nam

    Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác.

    Chúng tôi không dẫn lại đây các văn kiện có tính chỉ đạo đối với GDMB trong đó việc đào tạo con người thành những công cụ đắc lực cho cuộc chiến đấu trước mắt được nhấn mạnh. Chỉ xin lưu ý một điểm, đó không phải là phát minh của các nhà chỉ đạo GDMB nói chung mà còn là nguyên lý chỉ đạo giáo dục ở một nước mà miền Bắc lấy làm mẫu như giáo dục Nga xô viết.

    Trong cuốn Các vấn đề giáo dục thuộc tủ sách giáo dục nxb Trẻ đã nói, có một phần lớn điểm sơ lược về giáo dục nước ngoài, cả phương Đông lẫn phương Tây, chắc là do kê cứu các sách nghiên cứu của Anh Mỹ và Pháp mà viết lại. Phần viết về giáo dục Nga kết lại như sau:

    – Xét chung thì nền giáo dục ở Nga rất thực tiễn và khoa học, nhưng nó chỉ là thứ giáo dục một chiều, nhằm biến con người thành một công cụ sản xuất [và ở VN là chiến đấu – VTN] tới mức tối đa. Một khi con người đã trở thành công cụ của guồng máy cộng sản thì mất hết nhân tính. Do đó chúng ta có thể kết luận rằng giáo dục xô viết tuy thực tiễn và hữu hiệu nhưng lại phi nhân tính. (Sđd tr. 228)

    Có thể mượn để nói về GDMB.

    Về tính khai phóng

    Trong mấy chữ gọi là nguyên tắc căn bản trong các tài liệu GDMN, đối với bọn Hà Nội chúng tôi, chữ khai phóng là hơi lạ.

    Mở Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng ( Khai trí S.1975), thấy ghi khai phóng tức mở mang và buông thả, ý nói làm cho tốt đẹp hơn; không kìm giữ, mà trái lại, muốn giúp đỡ cho tiến xa hơn.

    Thoạt đầu tôi thấy là trong một mức độ nào đó, khai phóng có vẻ gần với khái niệm hiện đại tiên tiến của miền Bắc, mấy chữ này thường dùng cả trong kinh tế lẫn giáo dục.

    Về sau đặt khai phóng vào cái nền chung của các nguyên tắc căn bản của GDMN, tôi mới hiểu khai phóng gần với khái niệm cơ bản của nhân học hiện đại là tự do – và do đó quá mới mẻ với chúng tôi.

    Trong cuốn Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới, do tổ chức Unesco bảo trợ biên soạn và chi phí xuất bản (bản dịch tiếng Việt của nxb Thế giới, H. 2004), phần viết về Thái Nguyên Bồi (1868-1940), có đoạn dẫn lại mấy ý của vị Hiệu trưởng sáng lập Đại học Bắc Kinh có liên quan tới phương hướng phát triển giáo dục của nước Trung Hoa thế kỷ XX.

    Chúng ta phải được tự do tư tưởng và tự do ngôn luận và không để cho một trường phái triết học hay bất kỳ một loại hình tôn giáo nào giam hãm tư tưởng chúng ta. Trái lại chúng ta phải hướng tới những tư tưởng cao cả mang tính nhân loại, những tư tưởng sẽ tồn tại mãi, bất kể không gian và thời gian. Đó là nền giáo dục xứng đáng với tên gọi nền giáo dục toàn cầu. (sđd tr138 )

    Giáo dục giúp cho thế hệ trẻ có cơ hội phát triển trí lực và hoàn thiện tính cách cá nhân, đóng góp cho nền văn minh nhân loại. Bởi vậy giáo dục không hể trở thành công cụ đặc biệt giúp cho những kẻ muốn thao túng xã hội theo đuổi những mục đích xấu xa. Việc dạy dỗ tại nhà trường phải hoàn tòan trao cho các nhà giáo độc lập không bị ảnh hưởng bởi bất cứ đảng phái chính trị hay tôn giáo nào (sđ d tr 143).

    Tinh thần khai phóng như vậy đã trở thành một khía cạnh chủ yếu của quan niệm nhân bản như trên đã nói. Tinh thần khai phóng này cũng chi phối cách các nhà GDMN hiểu khác đi về tính dân tộc, so với nội dung được GDMB chấp nhận. Các nhà GDMN từng hào hứng nói về xu thế hội nhập đến rất sớm của mình. Cách nói của Nguyễn Thanh Liêm:

    Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.

    Với GDMB, nói dân tộc là để từ chối khai phóng. Còn với GDMN, chính là cần khai phóng thì mới giải quyết vấn đề dân tộc một cách triệt để.

    Nhìn theo cách nào thì khai phóng mà các nhà giáo dục ở Sài Gòn đã nóicũng bao hàm một ý nghĩa mà GDMB không thể chấp nhận được. Thậm chí phải nói là GDMB đã làm ngược lại.

    Hẳn là không xa sự thật lắm nếu kết luận trong khi giáo dục thế giới và GDMN là khai phóng thì GDMB là khép kín. Trong khi GDMB chỉ hướng tới các mục đích trước mắt – một tinh thần thiển cận sát mặt đất–, thì tinh thần khai phóng mà GDMN muốn xây dựng bao giờ cũng giúp cho người ta hướng tới tương lai.

    Trong cuốn Các vấn đề giáo dục đã nói, ở tr 204 tập I, tôi còn thấy các tác giả dẫn lại một câu của Kant:

    Mục đích của giáo dục là huấn luyện trẻ không phải chỉ nhằm vào sự thành công của chúng trong tình trạng xã hội hiện tại mà nhằm một tình trạng có thể tốt đẹp hơn, hợp với một quan niệm lý tưởng của nhân loại (sđ d tr 204).

    GDMN nhằm vào những mục đích như thế mà GDMB thì không.

    ĐOẠN KẾT

    Giống như xã hội nơi đây, sự phát triển giáo dục ở miền Bắc đi theo một cái mạch phải nói là không bình thường.

    Nếu GDMN tiếp nối cái mạch giáo dục của nhiều nước trên thế giới và trực tiếp là nền giáo dục VN trước 1945 thì GDMB, xét theo cả chặng đường dài năm sáu chục năm, trong khi cố tìm cốt cách riêng của mình, hóa ra lại chẳng tuân theo quy luật nào cả.

    Nếu GDMN được triển khai theo một đường hướng khoa học của thế giới hiện đại thì GDMB lại có những khía cạnh như trở lại thời tiền hiện đại.

    Cần nói thêm là trong khi phải làm giáo dục một cách mò mẫm, những người làm giáo dục ở miền Bắc trước 1975 đã luôn luôn tự nhủ rằng chúng ta đang làm một cuộc cách mạng trong giáo dục và giáo dục ta đang là một nền giáo dục tiên tiến.

    Đó là một ý nguyện chính đáng.

    Trong chiến tranh, Hà Nội hoàn toàn khép kín. Muốn thì cũng muốn lắm, nhưng trong hoàn cảnh đóng cửa cách ly với thế giới, làm gì có chuyện hội nhập theo đúng nghĩa của nó.

    Cuộc sống trì trệ kéo dài.

    Đối chiếu với những điều bọn tôi được dạy bảo từ nhà trường phổ thông và sau này từng coi là phương hướng suy nghĩ, với các tài liệu mới đọc được, càng thấy trong khi khác biệt với GDMN, thì GDMB cũng khác nhiều so với thế giới. Đủ hiểu tại sao sau khi đào tạo trong nước, ra tiếp xúc với xã hội hiện đại, cánh học sinh sinh viên miền Bắc bọn tôi thường ú ớ, lạc lõng, trong khi những người được GDMN đào tạo thì hội nhập rất tự nhiên và hiệu quả.

    Mươi năm gần đây, tình hình có chút đổi khác, nhưng là chỉ đổi khác trên bề mặt. Cựa quậy mấy thì nền giáo dục này cũng không khác được so với chính mình. Nó đã cạn kiệt năng lực tự cải hóa. Ngay cả những người trong bộ máy quyền lực cũng đều tính chuyện cho con em mình qua nhiểu nước phương Tây, nhất là sang Mỹ để học. Nhưng họ chỉ lo được cho gia đình riêng của họ thôi. Ở trong nước, những bài bản của miền Bắc cũ được tân trang lại chút ít vẫn ngự trị trong toàn bộ nền giáo dục, và trong thâm tâm, nhiều người đã bắt đầu nghĩ rằng hình như có một bãi lầy đã được tạo ra và chúng ta không bao giờ ra thoát.

    Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 7-8 (114-115).2014
  7. Thế nào là người Trí thức ?

    Người dịch:Phạm Trọng Luật
    Paul Alexandre BaranMonthly Review

    Thế nào là người trí thức? Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động dùng trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thỏa mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ “trí thức”. Những thành ngữ như “dài lưng tốn vải”“trí thức trùm chăn” [1]cho phép ta nghĩ rằng có một khái niệm khác hẳn trong công luận để chỉ hạng người nào đó như một tầng lớp nhỏ hơn bên trong loại người “lao động bằng trí óc”.

    PHÂN CÔNG XÃ HỘI

    Đây không phải là sự tinh tế gò bó và vô bổ về từ ngữ. Thật ra, sự tồn tại của hai khái niệm khác nhau đó phản ánh một điều kiện xã hội hiện thực: hiểu rõ điều này, chúng ta sẽ đánh giá trung thực hơn vị trí và chức năng của người trí thức trong xã hội. Tuy rộng, định nghĩa đầu áp dụng chính xác cho một nhóm người khá đông, hợp thành một thành phần quan trọng của xã hội: họ làm việc với óc não nhiều hơn là bắp thịt, và sinh sống bằng trí tuệ hơn là bàn tay. Hãy gọi họ là người lao động trí thức. Đó là những nhà kinh doanh, y sĩ, quản đốc xí nghiệp, người phổ biến “văn hoá”, nhân viên chứng khoán và giáo sư đại học… Tập hợp này, cũng như tập hợp “tất cả người Mỹ” hay “tất cả những người hút ống điếu” không có gì là xúc phạm. Sự sinh sôi nẩy nở đều đặn của nhóm lao động trí thức này là một trong những nét nổi bật nhất của tiến hoá lịch sử cho đến nay. Nó phản ánh một khía cạnh chủ yếu của việc phân công xã hội, đã bắt đầu với sự kết tinh của một tập đoàn tu sĩ chuyên nghiệp và đạt đến tột đỉnh với chủ nghĩa tư bản phát triển: sự tách rời hoạt động trí óc khỏi hoạt động tay chân, “dân thầy” khỏi “dân thợ”.

    Cả nguyên nhân lẫn hậu quả của sự phân cách này đều rất phức tạp, và lý do sâu xa cũng như tác động của nó đều nhiều như nhau. Vừa nhờ ở sự bành trướng liên tục của năng xuất mà có, lại vừa đóng góp mạnh mẽ vào sự bành trướng ấy, cách biệt này cùng lúc trở thành một trong những nét chính của hiện tượng phân tán tiệm tiến nơi mỗi cá nhân, của cái mà Marx gọi là “sự tha hoá của con người đối với chính hắn”. Sự tha hoá ấy không chỉ biểu lộ qua sự tê liệt và méo mó mà phân cách này tạo ra cho sự trưởng thành và phát triển của mỗi cá nhân (việc người lao động trí thức “vận động” chút đỉnh trong khi người lao động chân tay thỉnh thoảng tham gia vào hoạt động “văn hoá” chỉ có tác dụng làm cho hiện tượng này trầm trọng hơn, chứ không thuyên giảm), mà còn biểu lộ qua sự phân cực triệt để xã hội thành hai phe xung khắc và không còn chút liên hệ nào với nhau. Sự phân cực này, thẳng góc với những mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp xã hội, còn gây ra một lớp sương ý thức hệ dày đặc, che lấp những thách thức đích thực mà xã hội phải đối phó, đồng thời tạo ra những vấn đề giả, những đổ vỡ cũng khốc hại chẳng kém gì trường hợp các thành kiến về chủng tộc hoặc mê tín tôn giáo. Rõ ràng là tất cả người lao động trí thức đều có một quyền lợi chung: tránh bị dồn đến chỗ phải làm những công việc tay chân cực nhọc nhưng lương kém hơn, và – bởi vì chính họ lập ra tiêu chuẩn về sự khả kính – ít được trọng vọng. Do quyền lợi này dẫn dắt, họ có khuynh hướng tuyệt đối hoá vị trí xã hội của mình, phóng đại mức khó khăn của công việc và độ phức tạp của loại khả năng cần thiết, thổi phồng sự quan trọng của cái học hình thức, của bằng cấp đại học, v.v… Rồi, tìm cách bảo vệ ưu thế của mình, họ chống lại những người lao động tay chân, tự đồng hoá với nhóm lao động trí thức thuộc giai cấp lãnh đạo, và đứng về phe ủng hộ cái trật tự xã hội đã tạo ra và che chở địa vị cùng những đặc quyền, đặc lợi của họ.

    NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ THỨC

    Vì thế, trong chế độ tư bản, người lao động trí thức là hình ảnh điển hình của tên đầy tớ trung thành, nhân viên thừa hành, công chức và phát ngôn nhân của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Anh ta xem cái trật tự hiện hữu xung quanh là tự nhiên, và chỉ chất vấn hiện tình, hiện trạng xã hội trong khuôn khổ giới hạn của những bận tâm trước mắt, nghĩa là chỉ liên quan đến công việc trong tầm tay. Nếu không hài lòng về phí tổn sản xuất của nhà máy mà anh là sở hữu chủ, giám đốc hay người làm công, anh ta sẽ tìm cách làm nó giảm bớt. Nếu được giao trách nhiệm “bán” một thứ xà bông hoặc một ứng cử viên chính trị mới cho dư luận, anh sẽ làm tròn nhiệm vụ một cách chu đáo và khoa học. Nếu không thỏa mãn với những kiến thức hiện có về cấu trúc nguyên tử, anh sẽ dành hết nghị lực và tài năng siêu phàm để tìm ra phương thức làm tăng thêm hiểu biết về cấu trúc ấy. Người ta có thể nghĩ rằng đó là một kỹ thuật gia. Nhưng điều này dễ gây ngộ nhận. Với tư cách là chủ tịch xí nghiệp, anh có thể lấy nhiều quyết định quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, đến công ăn việc làm và đời sống của hàng triệu người. Với tư cách là công chức cao cấp trong chính phủ, anh có thể ảnh hưởng lên cả những biến chuyển của tình hình thế giới. Là giám đốc một viện hay một cơ quan khoa học quan trọng, anh có thể quy hoạch chiều hướng và phương pháp nghiên cứu cho một số lớn các nhà khoa học trong nhiều năm liền. Tất cả những điều trên dĩ nhiên là không phù hợp chút nào với nội dung của từ “kỹ thuật gia”. Danh từ này thường được dùng để chỉ loại cá nhân mà công việc là áp dụng chủ trương chứ không phải là soạn thảo chính sách, là chọn lựa những phương tiện thích nghi chứ không phải là quyết định các mục tiêu nhắm đến, là theo dõi việc thực hiện chương trình trong chi tiết chứ không phải là quy hoạch những dự án lớn. Tuy nhiên, danh từ “kỹ thuật gia” nói lên bản chất của tập hợp gọi là “người lao động trí thức” còn trung thực hơn cả nghĩa thông thường của từ này.

    Tôi lặp lại: đối tượng công tác và suy tư của người lao động trí thức là những việc làm trong tầm tay. Ðó là sự hợp lý hoá, chế ngự và vận dụng cái phần thực tại mà anh phải chăm lo trước mắt. Trong nghĩa này, anh ta không khác bao nhiêu hoặc không khác chút nào với người lao động tay chân chuyên cán mỏng những tấm kim khí, ráp máy hay xây tường. Nói bằng thể phủ định, người lao động trí thức, trong tư cách này, không quan tâm tới ý nghĩa, tính chất, vị trí của công việc mình làm trong toàn bộ sinh hoạt xã hội. Nói cách khác nữa, anh ta không nghĩ gì tới mối tương quan giữa phần nhân lực trong đó có hoạt động của mình với những phần nhân lực khác, và với toàn bộ quá trình lịch sử. Phương châm “tự nhiên” của anh ta là hãy lo chuyện của mình, và nếu cần mẫn và có tham vọng, cố sao trở thành người hữu hiệu nhất, thành công nhất trong lãnh vực này. Còn về phần những người khác, cũng vậy, họ hãy lo công việc của họ, bất cứ đó là việc gì. Quen suy nghĩ với những danh từ như huấn luyện, kinh nghiệm, khả năng, người lao động trí thức cho rằng lo nghĩ đến những vấn đề có tính cách toàn thể như thế cũng là một công việc chuyên môn như bao việc khác. Ðối với anh ta, đó là “lãnh vực” của các triết gia, chức sắc tôn giáo, nhà chính trị, cũng như “văn hoá” hay “giá trị” là địa hạt của các nhà thơ, nghệ sĩ và bậc hiền minh.

    Từng cá nhân, người lao động trí thức có thể không phát biểu quan điểm trên một cách rõ ràng; cũng có thể là anh ta không ý thức được nó nữa. Nhưng mỗi người, gần như tự bản năng, nếu có thể nói như thế, đều ưa thích loại lý thuyết đã thu nhập và hợp lý hoá được quan điểm này. Một trong những lý thuyết ấy là quan niệm nổi tiếng lâu đời của Adam Smith về một thế giới trong đó mỗi người làm vườn, bằng cách chăm lo mảnh vườn riêng của mình, sẽ góp phần tốt nhất vào sự thịnh vượng chung của tất cả các mảnh vườn khác của mọi người. Dưới ánh sáng của triết lý này, sự quan tâm về cái toàn thể bị đặt ngoài trung tâm của những lo nghĩ cá nhân, và chỉ còn tác động trên anh ta một cách hời hợt bên lề, nếu chưa hoàn toàn mất hết hiệu lực, nghĩa là chỉ ảnh hưởng tới anh ta trong tư cách công dân. Sức mạnh và ảnh hưởng của thứ lý thuyết đó xuất phát từ một chân lý quan trọng mà nó hàm chứa: trong hệ thống tư bản chủ nghĩa, cá nhân phải đương đầu với cái toàn thể như một quá trình đã được khách quan hoá, toàn năng, chuyển động một cách phi lý bởi những lực tăm tối mà anh ta không thể hiểu được, do đó, lại càng không thể ảnh hưởng tới được.

    Một lý thuyết khác cũng phản ánh điều kiện của người lao động trí thức và thỏa mãn những đòi hỏi của anh ta, đó là quan niệm về sự cách ly giữa phương tiện với cứu cánh, sự ly dị giữa một bên là khoa học và kỹ thuật học, một bên là sự xác định mục tiêu và giá trị. Thái độ này, đến từ một giòng tư tưởng cũng cao quý không kém gì giòng tư tưởng của Adam Smith, đã được Charles Percy Snow [2] xem rất đúng là “một phương thức thoái thác trách nhiệm”. Theo ông: “Những người muốn trốn tránh trách nhiệm thường nói: chúng tôi sản xuất ra dụng cụ. Chúng tôi ngừng ở đó. Bây giờ đến lượt các ông, những người còn lại, những người làm chính trị, nói rõ cách dùng các món đồ đó. Có thể là chúng sẽ được dùng vào những mục đích mà phần lớn chúng ta cho là xấu xa. Nếu thế, chúng tôi rất lấy làm tiếc. Nhưng với tư cách là nhà khoa học, việc đó không thuộc thẩm quyền chúng tôi”. Và những gì áp dụng cho nhà khoa học, cũng áp dụng cho tất cả những người lao động trí thức khác, với một áp lực tương đương.

    Dĩ nhiên, “thoái thác trách nhiệm”, trên thực tế, dẫn đến cùng một thái độ với “lo lấy phần việc của mình”; đó chỉ là cách nói mới. Và thái độ này vẫn không thay đổi, dù hiện nay một khuynh hướng khá phổ biến đặt tín nhiệm ở chính phủ nhiều hơn ở nguyên tắc phó mặc buông trôi, thay thế bàn tay vô hình của Thượng Đế bằng bàn tay lộ liễu hơn, nếu không nhất thiết phải là hữu ích hơn, của nhà nước tư bản chủ nghĩa. Kết quả vẫn thế: quan tâm tới cái toàn thể không phải là việc của cá nhân; và bỏ mặc mối lo đó cho kẻ khác, cá nhân chấp nhận, qua chính sự bỏ mặc ấy, cấu trúc hiện hữu của cái toàn thể như một dữ kiện, đồng thời tán đồng các tiêu chuẩn về lý tính, những giá trị đang giữ phần ưu thắng trong xã hội, cũng như loại thước đo về hiệu năng, sự thực hiện và sự thành đạt hiện hành.

    ——————————————————-

    CHÚ THÍCH

    [1] Ở đây, chúng tôi dùng 2 thành ngữ có tính chất đánh giá rõ rệt trong tiếng Việt; ở bản gốc, tác giả dùng “long-haired professor”“egghead” (đầu quả trứng = đầu hói). Dù thoạt nhìn chỉ có vẻ mô tả, cả 2 từ tiếng Anh trên thật ra cũng hàm ý đánh giá, vì đều gợi lên hình ảnh kẻ đăm chiêu mơ mộng, thiếu liên hệ với người bình dân, không thực tế, thậm chí thiếu nam tính! Riêng từ “egghead” đã đạt đến mức thông dụng tột đỉnh vào cuối những năm 1950, khi được Richard Nixon dùng để phỉ báng ứng cử viên tổng thống Adlaï Stevenson của Đảng Dân Chủ Mỹ. Trong thập niên sau,“Egghead” trở thành tên của nhân vật gian hùng trong bộ phim truyền hìnhBatman; với bộ mặt tai tái, chiếc đầu hói, bộ quần áo nửa trắng nửa vàng, Egghead tự xưng là “kẻ phạm tội tinh ranh nhất thiên hạ”, và từ khí giới đến ngôn ngữ sử dụng (“eggs-zactly”, “eggs-cellent”) đều gợi nghĩ đến quả trứng.(Phạm Trọng Luật)

    [2] Charles Percy Snow (1905-1980): nhà văn và nhà khoa học Anh. Tốt nghiệp khoa lý hoá tại các đại học Leicester và Cambridge, sau một thời kỳ làm nghiên cứu khoa học, ông tham gia bộ máy hành chánh Anh Quốc và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng từ 1940 đến 1966. Ông là chồng của nhà tiểu thuyết Pamela Hansford Johnson, đồng thời cũng là nhà văn. Trong lãnh vực này, ông nổi tiếng nhờ loạt 11 quyển tiểu thuyết mang tính chất tự truyện, viết trong suốt 30 năm và được gọi chung là Strangers and Brothers (1940-1970): mặc dù được xem như có khuynh hướng bàn về quyền lực hay về quan hệ giữa khoa học với xã hội, loạt truyện xoay quanh nhân vật chính tên là Lewis Eliot nói đây còn là bức họa sống động về những thay đổi xã hội ở Anh trong thế kỷ 20. Bên cạnh trường thiên trên và các tiểu thuyết khác như Death under Sail (1932), The Search (1934), In Their Wisdom (1974), A Coat of Varnish(1979), ông còn để lại một tuyển tập truyện dịch Stories from Modern Russia (1962), cùng nhiều tác phẩm phê bình, đáng kể nhất là Trollope: His Life and Art (1975). Như nhà khoa học, tác phẩm của ông cũng khá đa dạng, bao gồm tập tiểu luận về thiên chức của nhà khoa học Science and Government (1961), tập thuyết giảng về lợi và hại của công nghiệp Public Affairs (1971), với nhiều tập tiểu truyện về các nhà bác học như A Variety of Men (1967), The Realists(1978), và The Physicists (1981). Đặc biệt bài thuyết trình Rede Lecture on The Two Cultures and the Scientific Revolution (1959) của ông, và sau đó bài The Two Cultures, And a Second Look (1963), về hố ngăn cách giữa hai giới văn học và khoa học đã được bàn luận sôi nổi và sâu rộng trong mọi giới học thuật. Charles P. Snow được Hoàng Gia Anh tấn phong Hầu Tước năm 1957 và Nam Tước Leicester năm 1964. (Phạm Trọng Luật)

    Bài đọc quan tâm

    Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948
    Đại Hội đồng Liên hợp quốc
    Hiệp định Geneva 1954 – Nguyên nhân và hậu quả
    Hòa đàm Paris – Vietnam và các cường quốc

  8. bababax

    DANH SÁCH NẰM VÙNG TẠI HẢI NGOẠI
    GIAO LƯU TỪ THIỆN – VỀ VIET NAM LÀM ĂN VỚI VIỆT CỘNG

    Lưu Ý: Danh Sách nầy được bổ túc cập nhựt vào 11-12-2011 sau khi vừa được chuyển nhận từ một thân hữu: Danh sách Mặt Trận tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 do VC công khai hóa- Trong số 355 tên cò mồi nầy có một số ở Hải Ngoại và chúng tôi vừa bổ túc xong – Cũng như danh sách trước đây đều dựa vào các tài liệu do VC công khai hóa – Chứ không hề có chuyện CHỤP MŨ hay do thù oán cá nhân như đồng bọn NẰM VÙNG đã sợ hãi đổ thừa do CHỤP MŨ. Xin đính kèm tài liệu mới nhứt bên dưới ./ – 

    Mậu Thân 68
    http://mauthan68hue.blogspot.com/

    *****

    PHÁP (FRANCE)

    Bùi Ái
    Bùi Trọng Liễu , GS Toán – ĐH Paris – Siêu Thị VN
    Bùi Văn Tuyên , – Công ty BVT
    Ca Dao,  sinh sống tại Pháp, đã nhiều lần về VN nhưng cuối cùng về chôn mẹ thì bị cấm (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Cao Huy Thuần-Pháp- Tổ chức hội thảo giáo dục cho VC- Về tham dựmỗi ĐH Việt Kiều VC.
    Châu Hữu Ý , “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Đoàn Huy Liệu , BS -Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007
    Đoàn Kim Sơn-Pháp , TS Kỹ thuật Hàng Không ENSMA. VC vinh danh đợt 2005.
    Dương Nguyên Vũ , GS Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007
    Dương Văn Quả , TS – Nước mắm Việt Hương
    Hà Dương Tường
    Hồ Tấn Tài Louis , TS -Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007
    Hoa Đặng
    Hoàng Lan
    Lê Bá Đảng, VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005.
    Lê Khắc Vụ
    Lê Ngọc Hương , BS. – Nantes, – Công ty New World Fashion PLC
    Lê Trần Thanh Kim Ngọc , Ts.– Tổ chức Aide AEVN.
    Lê Xuân Thảo , KS.
    Lương Cần Liêm ·  Nguyễn Thiện Đạo , nhạc sĩ,  VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”-2005.
    Lưu Thị Nha
    Mai Lân, con của Nghè Chuẩn, gốc Nhatrang  (bổ túc tháng 10 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Michel Hồ Tá Khanh , KS.
    Navia Nguyễn , Nước mắm Phú Quốc
    Ngô Mạnh Lân , GS.
    Nguyễn Cẩm Hà Rassachack , -Hội Phật tử chùa Trúc Lâm.
    Nguyễn Công Phú , TS.–VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Nguyễn Đắc Chí , KS
    Nguyễn Đình Thi-Pháp , Lm. -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Nguyễn Gia Thiều , Công ty Đông Nam- Bị VC bỏ tù tội buôn lậu.
    Nguyễn Hữu Đông , -VK Pháp – Hiện ngụ ở Mexico
    Nguyễn Hữu Thư , KS.
    Nguyễn Ngọc Quỳ , Cựu HS-CVAn- Du học Pháp 1963- Hội Đoàn Kết Việt Cộng- Bài viết bôi bác Lm Trần Lục là bằng chứng.Tháng 3/2012.
    Nguyễn Như Hà , Luật Gia
    Nguyễn Quang Riệu , TS  Thiên văn vật lý. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Hồ Thiệu Trị , Kiến trúc sư – Gốc Rạch Giá ( Con tiệm vải Tân Hòa). –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Nguyễn Quý Đạo , TS , VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005. Mặt trận tq VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 298).
    Nguyễn Thanh Phong
    Nguyễn Thị Thật
    Lê Dũng Tráng , TS. VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Nguyễn Thị Tú , Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007
    Nguyễn Văn Ký Thérèse , BS.
    Nguyễn Việt Tú-Pháp- Tổ chức Giao lưu VH FAVIC
    Nguyễn Viết Ty , chủ nhiệm tờ Đoàn Kết.
    Phạm Gia Huyên
    Phạm Minh Hoàng về dạy học nhưng khi lên tiếng bất mãn thì bị bỏtù (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Phạm Ngọc Tuấn , Họa Sĩ
    Phạm Trọng Luật
    Thái Thanh Lưu
    Tô Quốc Phú , KS.
    Trần Công Trọng , KS. Công ty Cenes
    Trần Thanh Vân , TS. VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Trần Thị Quý – VK Marseille.
    Trần Thị Sâm , 2011
    Trần Thị Tuyết (Chồng Mathilde) Pháp , Cựu Trưng Vương
    Trần Thọ Nguyên , TS. – Công ty Techcom VN JSC-Bị VC kêu án tù.
    Trần Văn Khê-Pháp , Nhạc sĩ –VC vinh danh gọi là “Mùa chim vềtổ”-2004.
    Trần Văn Liêm , Họa Sĩ
    Trương Nguyễn Trân Ts. -Pháp -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Uông Đại Hiệp, Công ty Maison Ségaro
    Võ Thị Diệu Hằng
    Võ Thị Diệu Hằng , Vietsciences
    Vũ Thị Tuyết Aubry- Chi Hội Việt kiều Rhône-Lyon
    Vương Quang Thuận

    HÒA  LAN (HOLLAND)

    Trịnh Vĩnh Bình, năm 1976, tỵ nạn tại Hòa Lan thành ‘vua chả giò’, về đầu tư và cũng được VC rữa ráy sạch sẽ (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).

     HOA KỲ (USA)

    Bùi Chúc, tự Quyên Di, làm việc tại UCLA và CSULB (bổ túc tháng 8 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Bùi Duy Tâm , BS , -SFO-USA
    Bùi Kiến Thành , -Chuyên viên tài chánh–VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Bùi Minh Đức , BS ,  VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005.
    Bùi Văn Chấn Charlie Nguyễn (Chết 2005)
    Calvin Trần · Charlie Lý (San Jose)
    Cao Lương Thiện , San José
    Carina Oanh Hoàng -Nam Cali – Royal Blue SGN
    Chung Hoàng Chương , GS -SFO
    Dương David, con của chủ nhân hãng giấy Cogido miền Nam là Dương Tài Thụ, Giám đốc California Waste Solutions về mở Vietnam Waste Solutions (Công Ty Xử Lý Chất Thải VN) ở Xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, đang bị VC Thành Hồ điều tra về tội gian lận (bổ túc tháng giêng năm 2015 do Lê Bá Hùng).
    Đặng Hùng Dũng , -Công ty TNHH Da vàng VN.
    Đặng Xuân Nghĩa
    Đinh Viết Tứ
    Đỗ Anh Thư , KS -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Đỗ Bá Phước , KS -Silicon Valley.
    Đỗ Đức Cường , TS -USA -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Đỗ Hữu Tâm , TS -Irvine
    Đỗ Ngọc Bích , TS -ĐH Yale
    Đỗ Vẫn Trọn , Hội , VK San Jose
    Đức Âu , tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Elvis Phương  (bổ túc tháng 10 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Gia đình ‘Người KHÔNG HÈN’ Phạm Duy (bổ túc tháng 10 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Hồ Quang Đặng· Hứa Ngô-Hội VK San Jose
    Hồ Văn Xuân Nhi Jr. , Cali
    Hoàng Duy Hùng, tự Al Hoàng, Houston, từng ăn mửng liên hoan Quốc Khánh #62 tụi Tàu cũng như về nước bưng bô VC  (bổ túc tháng 10 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Hoàng Ngọc Phan , Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007
    Hoàng Thị Dung
    Hoàng Thúc An ,  Công khai bênh vực và cổ võ Hải Ngoại tưởng niệm TRỊNH CÔNG SƠN. (Tài liệu với Label “NamVungHoangThucAn” -4/2012.
    Hồ-Hội Cindy , VK San Jose
    Hồng Quang
    Huy Hồ David
    Huỳnh Louisa, từ Hoa kỳ đã về cộng tác với đài VTV 4 của VC tại Hà-nội trong 3 năm, rồi trở lại Seattle, Hoa kỳ. Y thị là con gái của Huỳnh Phước, cũng đang ngụ tại Seattle, email ctbaclieu41@gmail.com , cựu nhân viên trạm CIA Sài-gòn cho tới năm 1975 mà cũng từng đã bỏ chạy trốn VC (bổ túc tháng 5 năm 2016 do Lê Bá Hùng).
    Huỳnh Mai Huynh , Thể tháo gia , Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007
    Huynh T. Helen , Hội VK San Jose
    Huỳnh Tấn Lê , QGHC Nam Cali – Về Nguồn
    Huỳnh Văn Trung , – Công ty Software BTM VN.
    Khánh Ly, người tình muôn thuở của Việt gian Trịnh Công Sôn  (bổ túc tháng 9 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Kiều Quang Chẩn , BS , -Cali-USA
    Lâm-Hội Tony , VK San Jose
    Lê Cự Phách, tự Du Tử Lê, về Việt Nam nhiều lần để ráng in thơ  (bổtúc tháng 9 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Lê Hội Kenneth , San Jose
    Lê Khởi , Houston , Hội viên của Hội giao lưu từ thiện VC “sứ giả tình yêu”-5/2012.
    Lê Phước Hùng , TS – VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005.
    Lê Quang Bình , TS -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Lê Trinh Jaqueline , -Công ty Babi VN.
    Lê Trọng Văn (Lê Văn) , San Diego,  Cựu BBC-England
    Lê Tự Quốc Thắng , GS Toán – VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005.
    Lê Tự quốc Thắng- USA
    Lê Tuấn , BS –Orange County-Nam Cali- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Lê Văn Chiêu , Cali
    Lê Văn Hướng , San José
    Lê Văn Ninh , Arlington-Texas,  Hội Nghị Việt Kiều VC 2009
    Lê Xuân Sơn , Cựu QT Củ Chi
    Lưu Thừa Chí (ĐL-PNN) , -Wash.DC
    Ngô Thanh Nhàn , TS -Chuyển hóa Việt Ngữ vào computer. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Ngô Vĩnh Long , TS – Dạy ĐH Bách Khoa Hà Nội.
    Nguyễn Ái Vân , Ca Sĩ San Jose
    Nguyễn Bang , Sui gia NTDũng , Chicago
    Nguyễn Cao Kỳ , Chết tại Mã Lai năm 2011.
    Nguyễn Chánh Khê
    Nguyễn Công Chánh , -SFO-USA
    Nguyễn Đình Hoan , GS về mở trường Trường Quốc Tế Hà Nội bịbắt bỏ tù năm 2006 (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Nguyễn Elizabeth , TS
    Nguyễn Ely Darlene  , Ngành Điêu Khắc VN.
    Nguyễn Hạnh Phước
    Nguyễn Hữu Liêm , LS -USA 09
    Nguyễn Khoa, tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Nguyễn Kiểm Thân , TS – Gốc Houston USA
    Nguyễn Minh Dũng , – Ngân Hàng Thế Giới
    Nguyễn Minh Hiếu , Hội VK San Jose
    Nguyễn Mỹ Linh , Wash. DC
    Nguyễn Nam, Nguyễn Kim và   Nguyễn An thuộc công ty Nexus Technologies,  xuất cảng hàng quốc cấm về VN, bị xử trên 100 năm tù tại Mỹ (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Nguyễn Ngọc Danh , Hội chuyên gia Mỹ-Vesak 2008.
    Nguyễn Ngọc Mỹ
    Nguyễn Ngọc Phú , BS
    Nguyễn Thanh Hà- Philadelphia- Đầu tư Trung tâm viễn thông ở Chu Lai VN.
    Nguyễn Thị Hoàng Bắc , GS
    Nguyễn Thị Thanh Bình , Denver USA
    Nguyễn Thịnh , tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Nguyễn Thuyết Phong , TS –VC vinh danh gọi là “Mùa chim vềtổ”-2004.
    Nguyễn Trí Hiếu , TS -Cali Bank-USA
    Nguyễn Trọng Bình , TS TT Nghiên Cứu Phát triển PFIZER Cali-USA.- MTTQVC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 296).
    Nguyễn Văn Sơn , TS – IBM VN.
    Nguyễn Võ Nghiêm Minh , – Đạo diễn Mùa Len Trâu
    Nguyễn Xuân Hoàng , Cali
    Nguyễn Ý Đức , BS Texas USA – Hội Nghị Việt Kiều VC 2009
    Nhật Thùy , tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Phạm Đức Trung Kiên , Thạc Sĩ -Giám Đốc Quỹ GD VEF- VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005.
    Phạm Đức Trung Kiên , TS – USA
    Phan Anh Tài
    Phan Anh Tuấn (Tuấn Phan) , Seattle
    Phan Mạnh Lương
    Phan Minh Khôi , – CitiBank Texas
    Phùng Tuệ Châu , Nam California không phải là Luật sư (Lawyer) chỉlà Lục Sự Tòa HGRQ Mỹ Tho trước 1975- Y thị lên mặt công khai cùng với Đinh Viết Tứ ca ngợi Hồ Chí Minh từ khi Phùng Quang Thanh (họhàng của nó) lên làm Bộ Trưởng QP Việt Cộng.
    Phương Lê Peter , – Bán Microsoft cho VC
    Quách Hưng Tòng , Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007
    Quỳnh Kiều (Đinh Thị Tố-Quỳnh) , BS -Cali-VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Tạ Thị Ngọc Nhung
    Tạ Văn Tài , Dạy học VN- Về phe VC trong vụ án đòi giao Nguyễn Tấn Vinh cho VC.
    Thích Giác Nhiên , -Houston
    Thích Mãn Giác (Chết)
    Thích Nguyên Hạnh
    Trần (Văn) Trường, treo cờ VC tại Bolsa, về đầu tư rồi bị VC rữa ráy sạch sẽ phải về Mỹ lại (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Trần Công Nghị , LM , chủ biên trang nhà VietCatholic News về VN nhưng bị VC cấm vô (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Trần- Hội Quinn , VK San Jose
    Trần Hùng , -Hội VK San Jose
    Trần Hữu Dũng , Ohio
    Trần Ly Băng , Houston USA- Giao lưu Từ Thiện với VC-Hội trưởng sáng lập Hội “sứ giả tình yêu”(Messengers Of Love)- tự công khai vào Tháng 5/2012.
    Trần Quang Diệu , Tuyên vận VC công khai tôn thờ TRỊNH CÔNG SƠN (Tài liệu Label “NamVungTranQuangDieu”- 4/2012
    Trần Tiễn Khanh , TS
    Trần Trung Phương (ĐL-PNN) , -USA
    Trần Văn Sơn, gốc Hải quân, cựu dân biểu đơn vị Khánh Hòa, qua đời năm 2016 (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Trịnh Việt Trung , Virginia-USA.
    Trịnh Xuân Thuận , TS – Đào tạo Ngành Thiên Văn cho VC. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Trung Dung , V.Home Group-USA-VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Trung Dương David , Bằng khen UBND /TP HCM-Tháng 2/2007
    Trương Kim Anh , Cty hải sản Texas-cố vấn Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ – Mặt trận tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 295).
    Từ Công Phụng, từng về Việt Nam nhiều lần (2008 và 2013) để ráng tổ chức kỷ niệm nhạc của đương sự  (bổ túc tháng 9 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Uyên Nguyễn , – Nam Cali-WebOneVN
    Victor Wang , Hội VK San Jose
    Vĩnh Hảo , Houston
    Võ Bích , Liên-Hội VK San Jose
    Võ Kim Sơn-Bolsa , GS
    Võ Văn Tới , TS –USA- Quỹ giáo dục VN VEF. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Vũ Đức Vượng , San Jose -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Vũ Mạnh Huỳnh , Hóa học gia
    Vũ Ngọc Trác , LS Hội VK San Jose
    Vũ Quang Việt
    Vũ Trần Harold

     ÚC CHÂU (AUSTRALIA)

    Đặng Thu Dung , BS , – Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Đặng Văn Hiền , – VESAK08-Australia
    Đoàn Thị Thanh Tâm , -Melbourne
    Hồ Lê Khoa, Chồng Bs.Cúc – Melbourne
    Hoàng Nguyên Nhuận , -Sydney
    Hoàng Peter , -Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Huỳnh Văn Bé , – Bằng khen UBND Tph. HCM-Tháng 2/2007
    Jimmy Phạm- Úc , – Từ Thiện VC
    Lâm Như Tạng , TS -Sydney
    Lê Văn Hiếu, (sinh năm 1954 tại Quảng Trị), vượt biển năm 1977 tới thẳng Úc, là Toàn quyền tiểu bang Nam Úc từ tháng 9 năm 2014, với nhiệm kỳ 5 năm, đã về bưng bô cho VC vào tháng 6 năm 2016 (bổ túc tháng 6 năm 2016 do Lê Bá Hùng).
    Lê Văn Inh , Sydney- Trưởng đoàn bóng bàn về VN tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Mai Xuân Hằng , -Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Nguyễn Bích Thủy· Trần Đạt Duy-Úc
    Nguyễn Hưng Quốc (Nguyễn Ngọc Tuấn)
    Nguyễn Hữu Ba
    Nguyễn Mỹ Lý
    Nguyễn Ngọc Hương , BS -Springvale
    Nguyễn Ngọc Mỹ , – Công ty Nguyễn’s Brothers VN. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Nguyễn Quốc Vọng
    Nguyễn Sang , Cựu Nghị Viên -Melbourne- Bí mật tiếp đón Trần Bạch Đằng du lịch Úc Châu – Móc nối VC đưa công nhân, du học trá hình sang Úc.
    Nguyễn Thanh Nghị , -Adelaide- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Nguyễn Thị Quý, Khoa học gia
    Nguyễn Thị Thu Cúc , BS – Melbourne
    Nguyễn Trung Trực , Thạc Sĩ kinh tế (sau lấy Trịnh Vĩnh Trinh, em gái Trịnh Công Sơn) ở Úc về đầu tư, bị VC xử 5 năm tù ở (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Nguyễn Văn Hiếu , -Melbourne
    Nguyễn Văn Tuấn, TSYK Sydney- VC vinh danh gọi là “Những sứ giảLạc Hồng”- 2005.
    Nguyễn Xuân Châu Anthony  KS , – Úc- Về VN mở công ty Keppel Bason.
    Nguyễn Xuân Thu , – Melbourne- Theo VC từ trong trại cải tạo – Dạy học VN móc nối du học.
    Phạm Thị Khánh
    Phạm Văn Lưu , TS -Melbourne Úc-(* Bênh vực Thụ Nhân chủ trương không treo cờ VNCH ở đại hội 2012 Paris.)
    Phạm Văn Minh , -Sydney
    Phan Văn Danh ,  Hội Doanh Gia VK Úc
    Phan Văn Giưỡng , -St Albans- Dạy học ở VN móc nối du học sang Úc.
    Tâm Đàn , GS
    Thích Minh Tâm
    Thích Phước Huệ , -VESAK , -Sydney
    Thích Phước Tấn , -Melbourne
    Thích Quảng Ba , -Canberra
    Trần Bá Phúc , Mặt Trận TQVC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 305)- CT Hội Doanh Gia VKVC Úc
    Trần Bình Nam , -Sydney Úc-VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Trần Kiệt , -Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Trần Quỳnh
    Trần Thanh Nhơn , BS -Melbourne
    Trần Thế Hiển , BS -Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Trần Vincent , -Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Trần Xuyên , -Sydney- tham gia “Mừng Xuân Dâng Đảng Tết Nhâm Thìn 2012”-Bóng bàn hổn hợp KTS 3 tại TP/HCM.
    Trương Minh Hòa , – Perth-Úc – Bí mật nhận bằng khen của TĐSứ VC Canberra.
    Trương Quốc Việt ,  TGĐ một Công Ty ở Bình Thuận -Tự khai 5/2012.
    Văn Công Phú , –Darwin- Vườn xoài xuất cảng VN.
    Võ Hữu Tuấn , -Địa ốc

     GIA NÃ ĐẠI (CANADA) 

    Đỗ Trắc Bằng , – CT/Hội Hữu nghị VK Canada.
    Đỗ Trọng Ngọc , Nghệ nhân
    Dương Cầm Đặng Thái Sơn , –VC vinh danh gọi là “Mùa chim vềtổ”-2004.
    Giang Tú Bình , -CT/Tập đoàn H&H VN- Missisauga Canada.
    Hứa Văn Hào , Công ty Kiến Phát.
    Huỳnh Hữu Tuệ , TS -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Huỳnh Minh Liang ,  Công ty Thủy sản Trường Giang VN.
    La Trần Cẩm Linh , Phi công phụ ATR 72 Air VN.
    Lê Quốc Sính , GS – Montreal Canada.
    Lương Văn Hy , TS  –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Ngô Quốc Khương , Về VN kinh doanh bị VC cướp nhà –Phát hiện Tháng 1/2012.
    Nguyen Andrew , – VC chính thức ca ngợi trên web Việt kiều của VC Tháng 3/2011.
    Nguyễn Bình
    Nguyễn Đài Trang , TS – Trường Centennial Toronto- Hội Kinh Tài Việt Kiều VC (Doanh nhân) Canada- Đại diện VKVC Canada ăn Tết Nhâm Thìn trong tòa ĐS Việt Cộng ở Ottawa 14-1-2012.
    Nguyễn Hải , TS – Dự án Asia Link VN.
    Nguyễn Hoài Bắc
    Nguyễn Quốc Bình , TS – VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005.
    Nguyễn Tăng Tri , Nha Sĩ – Về VN làm ăn với VC – Phát hiện Tháng 1/2012.
    Nguyễn Thành Mỹ , Công ty American Dye Source Canada- MT tổquốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 303).
    Nguyễn Thành Mỹ , Công ty hóa chất Mỹ Lan.
    Nguyễn Tina , Chuyên Phim Quảng Cáo
    Nhâm Tài Phúc , Công ty Good Luck.
    Phạm Gia Thụ , TS -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Phạm Văn Thành , – CT/Hội Doanh nhân VK- Canada.
    Phan Thành , – CT HHNVNONN- VC vinh danh gọi là “Những sứ giảLạc Hồng”- 2005.
    Phùng Kim Vy , -CLB Doanh nhân – Canada.
    Trần Thị Lương , CT Công ty LMD. Phó CT/Hội Doanh nhân VK Toronto.
    Vũ Trường Kỳ, tự Trường Kỳ, về Việt Nam nhiều lần và có hùn mởquán cà-phê ở Sài-gòn, mất năm 2009 (bổ túc tháng 9 năm 2014 do Lê Bá Hùng).

    TÂN TÂY LAN (NEW ZEALAND)

    Hà Thủy Nguyên –Cty Hà Thủy Nguyên- Tân Tây Lan- MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 304).

    BỈ (BELGIUM)

    Bùi Kim Hải , BS
    Đặng Vũ Thiên Thanh
    Hoàng Anh Dũng , BS -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Nguyễn Đăng Hưng , TS  –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Nguyễn Huỳnh Mai

    THÁI LAN & KAMPUCHIA & LÀO

    Cao Văn San- Hội VN Tỉnh Sakon Nakhon Thailand –MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 306).
    Châu Văn Chi- Hội hữu nghị VC Cambodia- MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 297).
    Hoàng Văn Diểu-Hội VN Lào- MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 299).
    Lê Văn Dinh

    THỤY ĐIỂN & ĐAN MẠCH (SWEDEN & DENMARK)

    Dương Văn Thành , Họa sĩ – Thụy Điển -VC vinh danh “Nước Việt”-2006.
    Ngô Xuân Thanh , – Việt kiều Đan Mạch – MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 310).
    Nguyễn Bá Thuần , Đan Mạch

    THỤY SĨ  (SWITZERLAND)

    Cao Thanh Huyền Ballmer , – Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Hoàng Sơn , – Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Hoàng Văn Khẩn
    Lương Văn Mỹ Thiện , -Th/Sĩ-Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Lưu Trí Diễn , Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Ngọc Dung Moser , -Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Nguyễn Đức An , -Bằng khen UBND Tph.HCM-Tháng 2/2007
    Nguyễn Duy Thắng , -Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Nguyễn Thành Trung , -Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Nguyễn Thịnh Cường , -Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Nguyễn Văn Khải , – Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Nguyễn Văn Lam , – Th/Sĩ -Đại Sứ VC Hoàng Văn Nhã Vinh danh 11 “VK Tiêu biểu 2010” –Ngày 18-12-2010
    Phạm Gia Thắng , – Công ty TNHH VN.
    Phạm Kim Nam , – Chuyên viên Ngân Hàng VN.
    Trần Minh Tâm , TS -Thụy Sĩ -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Từ Kiến Lễ , GS
    Vũ Giản , -Th/Sĩ –Chuyên viên Chứng khoán Ngân hàng. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.

    ĐỨC (GERMANY)

    Beckman-Germ Thơ , – Bằng khen UBND Tp.HCM-Tháng 2/2007
    Bùi Thị Thu Minh Mayer
    Đỗ Trường, nhà báo, về Hà-nội Tết Ất-mùi 2015 và khi vô sài-gòn thì bị chận và trục xuất về lại Đức  (bổ túc tháng 4 năm 2015 do Lê Bá Hùng).
    Lê Duy Nhẫn
    Lê Ngọc Minh , TS – Bằng khen UBND Tp.HCM-Tháng 2/2007
    Lê Nam Sơn tức Sông Lô, về Sài-gòn ăn Tết Ất-mùi 2105 thì bị chận và trục xuất về lại Đức  (bổ túc tháng 4 năm 2015 do Lê Bá Hùng)..
    Lê Trọng Phi , BS -Chuyên khoa Tim.
    Lê Văn Tâm , TS
    Nguyễn Lương Dũng  TS – VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005.
    Nguyễn Thanh Lâm , – Công ty Vieteuro VN.
    Nguyễn Thị Mùi , – Berlin- Công ty Thái Bình Dương VN.
    Nguyễn Thị Mỹ Hạnh , – CT Hội hỗ trợ phụ nữ VN ở Germany. – MT tổquốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 300).
    Nguyễn Văn Hiền , – Berlin- Công ty Đồng Xuân VN.
    Nhâm Như Phương , – Phó CT thường trực Hội Hà Nội ở Đức (Hội viên: 280 gia đình)- Đem tiền quyên góp về Hà Nội giúp VC- Tháng 12/2011.
    Phạm Minh Hải
    Phạm Thị Dung
    Phan Hoàng Đông , – Bằng khen UBND Tp.HCM-Tháng 2/2007
    Thái Kim Lan , TS -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Thích Hạnh Tấn
    Thích Như Điển
    Tô Thanh Bình TS

     ANH (ENGLAND)

    Hoàng Văn Lộc , Phó CT Hội Người VN ở Anh-England – MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt302).
    Ngô Quốc Phương -BBC Luân Đôn
    Nguyễn Giang ,  – Việt Ngữ BBC Luân Đôn
    Nguyễn Đức Thành- England
    Phạm Minh Nam- Anh- CT Tập đoàn New World Fashion PLC VN.

    NHỰT (JAPAN)

    Bùi Thăng Long
    Đặng Lương Mô , TS -Thiết kế Computer. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Hồ Tú Bảo
    Hồng Lê Thọ, GS Tổng Thư Ký tổ chức BEHEITO , lập blog “Người Lót Gạch”, rốt cuộc bị VC bắt như thường khi dám chỉ trich chúng (bổtúc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Huỳnh Mùi TS , theo CS, thành viên BEHEITO,  Hiệu Trưởng trường Công Nghệ Thăng Long (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng)
    Huỳnh Trí Chánh , TS Ngư Nghiệp (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Lê Văn Tâm , – Cty Vinaseiko- Tổng Hội Người VN tại Nhựt- MT tổquốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 307).
    Nguyễn An Trung, sang Nhật năm 1960, cầm đầu nhóm sinh viên theo CS là “BEHEITO”, về mở và làm  Tổng Giám Đốc Saigon Auto, rốt cuộc được VC rữa ráy sạch sẽ phải đem vợ qua Úc định cư (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Nguyễn Chánh Khê , TS – Chuyên viên Photocopy–VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Nguyễn Trí Dũng , TS – VC vinh danh gọi là “Những sứ giả Lạc Hồng”- 2005-Công ty Minh Trân VN.
    Nguyễn Văn Chuyển , TS  -VC vinh danh “Nước Việt”-2006
    Nguyễn Vĩnh Trường , KS du học Nhật Bản năm 1972, về VN mởtrường Nhật Ngữ Sakura ở Sài Gòn năm 1989 (bổ túc tháng 12 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Trần Văn Thọ , -Chuyên viên Kinh tế. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.

    ĐÔNG ÂU (EASTERN  EUROPE

    Bùi Văn Hạ , Nga
    Đỗ Xuân Hoàng , Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Liên bang Nga- MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 301).
    Hồ Chí Hưng , Ba-lan
    Hoàng Đình Thắng , – CT Hội Việt Kiều VC Tiệp Khắc-Czech-MT tổquốc VC nhiệm Kỳ 2009-2014 (số tt 309).
    Hoàng Văn Vinh , Nga
    Lê Phi Phi , Nhạc Trưởng – Macedonia. –VC vinh danh gọi là “Mùa chim về tổ”-2004.
    Lê Thanh Bình , Ba-lan
    Lê Thiết Hùng , Ba-lan
    Lê Văn Mừng , TS – Ba-lan
    Nguyễn Hữu Nhiệm , – Slovakia
    Nguyễn Lân Tuất Nhạc sĩ – Nga- VC vinh danh gọi là “Những sứ giảLạc Hồng”- 2005.
    Nguyễn Quốc Cường , Ba-lan
    Nguyễn Văn Thái , – Chủ tịch Hội Việt Kiều VC Ba-lan –MT tổ quốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 308).
    Nguyễn Xuân Nhung , TS -Ba Lan 2011
    Phạm Văn Điệp, từ Nga về, bị cấm vô khi về tới Hà nội (bổ túc tháng 10 năm 2014 do Lê Bá Hùng).
    Phan Bích Thiện , – CT Hội phụ nữ Việt Kiều VC Hungary – MT tổquốc VC nhiệm kỳ 2009-2014 (số tt 311).
    Trần Thị Mùi , – Slovakia
    Vũ Thị Thư , Tiệp

    (Tài liệu sưu tầm còn thiếu)

    nguon

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s