Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu

zznonnuoc7779

Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tập Cận Bình và bọn lãnh đạo Bắc Kinh còn ghê gớm, tàn độc hơn nhiều và sẽ gây hậu quả khủng khiếp cho nhiều thế hệ kế tiếp bằng cách DIỆT CHỦNG trước, ĐỒNG HÓA sau và bước cuối cùng là xóa tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đây là một cuộc xâm lăng thầm lặng, không khói súng, không cần dùng đến quân đội, xe tăng, đại pháo mà bằng cách đầu độc dân VN qua những hóa chất và thực phẩm độc hại.

Nay, dân Việt Nam chúng ta đang đứng trước một ĐẠI HỌA là hàng hóa do TC sản xuất chứa đầy chất độc hóa học tràn ngập thị trường VN, đang đe dọa hủy diệt sinh lực dân tộc ta, biến nước VN thành thị trường tiêu thụ hàng hóa phế thải do TC sản xuất bị thế giới tẩy chay.
ĐIỂM MẶT NHỮNG THỰC PHẨM CỰC ĐỘC ĐÃ PHÁT HIỆN ĐƯỢC:

– Qua kiểm định, cơ quan chức năng đã phát hiện 26 tấn khoai tây có nguồn gốc từ TC có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép. Trước đó, ngày 10/6/2013, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra và phát hiện tại cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn thị Nguyệt (phường 12, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) có 52 tấn khoai tây khả nghi. Theo lời bà Nguyệt khai báo, số khoai tây được bà mua từ Công Ty Vân Linh (Lào Cai), có dư lượng hoạt chất Chlorpyrifos (thuốc bảo vệ thực vật).

– Thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã phát hiện gạo, bún, bánh phở chứa chất cadmium vượt quá tiêu chuẩn ấn định. Số gạo, bún, bánh phở nầy do tỉnh Hồ Nam và 2 nhà máy tại Đông Quan, thành phố Châu Giang, tỉnh Quảng Đông sản xuất. Chất cadmium là một hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư tuyến tiền liệt, gây ung thư phổi, gây ảnh hưởng nặng nề lên xương, hệ hô hấp, tăng nguy cơ gây dị dạng thai nhi.

– Vào tháng 5/2012, cơ quan chức năng phát hiện tai lợn giả, khô mực giả, bánh tráng giảbán trên thị trường. Vài khách hàng mua vài tai lợn, nhưng khi sử dụng thì phát hiện có mùi khó chịu. Qua sự kiểm tra của cơ quan chức năng, tai lợn có mùi lạ, được làm từ gelatin và natri oleate. Hóa chất oleate đã bị cấm sử dụng trong ngành thực phẩm.

– Gần đây, cũng phát hiện chất phụ gia “HƯƠNG LIỆU THỊT BÒ” có thể biến thịt heo thành thịt bò. Giá bán mỗi gói vào khoảng 130.000 đồng. Để tạo được thịt bò từ 1kg thịt heo, sẽ cần đến 2,5g chất phụ gia nầy. Thịt heo tẩm ướp gia vị nầy trong 30 phút, thịt heo chuyển sang màu nâu sẫm. Hầm khoảng 1 tiếng sẽ được loại thịt bò, ăn cũng khó nhận ra. Ngoài chế biến thịt heo thành thịt bò, còn có công nghệ chế thịt lợn thành thịt cừu. Món thịt chuột sau khi trải qua các công đoạn chặt, tẩm ướp và chiên lên đã trở thành thịt chim bồ câu. – Một số thịt vịt giả thịt cừu bị nghi ngờ sử dụng một lượng hóa chất thuốc nhuộm và chất kết dính độc hại. Đồng thời, những đối tượng này còn dùng mỡ cừu nhập cảng từ New Zealand để chế tạo ra hương vị thịt cừu và cho hóa chất làm dai hơn, lâu nhừ hơn trong quá trình nấu lẩu. Thịt cừu giả có chứa một loại lớn kim loại và chất natri nitrat gây ung thư, vượt quá tiêu chuẩn thực phẩm đến 2.000 lần. – Ngày 23/8/2012, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y Tế) cảnh báo, hiện nay, tại Hokkaido (Nhật Bản) đang bùng phát vụ ngộ độc thực phẩm làm 6 phụ nữ bị chết, trong đó có 1 bé gái 4 tuổi do ăn bắp cải muối nhiễm vi khuẩn E. Coli. Trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang có bán rất nhiều các loại rau, củ quả của TC, ước lượng các mặt hàng nầy chiếm 60-70%.*

*- Ngày 15/8/2012, gần đây, một số người tiêu thụ tại VN mua phải loại “cánh gà giả” ở các chợ thực phẩm, mang về luộc mãi không chín, ninh cả tiếng không nhừ. Loại hàng giả nầy được tuồn vào thị trường VN theo con đường tiểu ngạch biên giới Việt-Trung.

– Các sản phẩm bao bì gồm “mì dưa bắp cải Tongyi”, “mì thịt bò đậu xanh” và “mì sườn heo Jin Mailang”, sau khi tiến hành xét nghiệm 84 mẫu thử nghiệm của 53 hãng thực phẩm. Kết quả cho thấy, lượng huỳnh quang của 36 vỏ bao bì sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vì một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm chi phí.

– Ngày 24/07/2012, phát hiện trong sữa bò đóng hộp và đóng gói do hãng Hunan Ava Dairy sản xuất có chất gây ung thư aflatoxin. Chất aflatoxin là một chất độc, nếu hàm lượng cao sẽ trực tiếp gây ra ung thư gan. Tập đoàn sửa Yili Industrial Group dành cho trẻ sơ sinh còn có chứa thủy ngân.

– Một chủ sạp hàng chợ trái cây đầu mối tại thành phố Sài Gòn phát hiện những trái táo được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp, có thể bảo quản đến 6 tháng mà trông vẫn còn tươi rất bắt mắt.

– Ngày 5/7/2012, phát hiện “BIA GIẢ” bằng cách thêm các chất hóa học là axit hydrochloric và formaldehyde vào 13 nhãn hiệu bia giả gồm có hiệu Tsingtao và đã có mặt tại khắp tỉnh, thành phố tại VN. Chất Formaldehyde được sử dụng trong việc khử trùng và ướp xác chết, có thể gây ung thư và quái thai.

– Một cơ sở chế biến thịt cừu trái phép vừa bị phát hiện ở TC. Công thức ướp vịt với phân bón và các chất phụ gia tạp nham thành sườn cừu New Zealand loại A, khiến dư luận phải “sởn tóc gáy”.

– Ngày 14/12/2011, Bộ Công An TC cho biết, trong 3 tháng qua, đã phá 128 vụ án liên quan đến scandal làm dầu ăn từ “NƯỚC CỐNG”. Đã có 700 người bị bắt và 60.000 tấn “DẦU NƯỚC CỐNG” bị thu hồi nhưng không tiêu hủy. Sau vụ lợn được bơm hóa chất để cho ra nhiều thịt nạc, dầu nước cống được cho là trọng án xếp hạng thứ hai. Nước thải từ cống rãnh được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng bỏ lớp chất nhầy bẩn.. Cơ quan điều tra cho rằng cơ sở nầy đã tiêu thụ hơn 8.000 tấn dầu bẩn, phần lớn dầu bẩn nầy được tuồn qua biên giới, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

– Bằng thủ đoạn hết sức tinh vi, một công ty chuyên sản xuất thực phẩm đã biến hàng tấn thịt heo thành khô bò bán ra thị trường. Không biết bao nhiêu người tiêu dùng đã bị lừa, ăn phải thịt heo hóa bò của công ty TNHH sản xuất thương mại thực phẩm Thanh Ly tại số 711 Lê Trọng Tấn (phường Bình Hòa) do bà Nguyễn thị Thanh Ly (SN 1975) quê Quảng Ngãi làm giám đốc.
NĂM LOẠI THỰC PHẨM HÀNG ĐẦU NHẬP CẢNG TỪ TQ KHÔNG NÊN DÙNG:

– CÁ RÔ PHI: Hiện nay, 80% nguồn cung cấp cá rô phi khoảng 173 ngàn tấn mỗi năm. Người nuôi cá ở Hoa Lục không cho con cái của họ ăn mà chỉ dùng để bán, vì họ sử dụng những loại hormone tăng trưởng và kháng sinh mạnh để cá có thể sống được trong môi trường “SIÊU BẨN”.

– CÁ TUYẾT: Khoảng 51% số lượng cá tuyết trong các chợ ở Mỹ có xuất xứ từ TQ, tương đương với khoảng 32 ngàn tấn mỗi năm. Những điều nói về cá rô phi tương tự đối với người nuôi cá tuyết.

– NƯỚC ÉP TÁO: Khoảng 50% số lượng nước ép táo được bán ở Mỹ có xuất xứ từ TC khoảng 367 triệu gallon, vì bã thuốc trừ sâu vẫn còn trong trái cây, rau và thực phẩm chế biến khi đưa đến nhà máy cung cấp thực phẩm đã từ lâu là một vấn nạn. TQ là nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới.

– NẤM CHẾ BIẾN SẴN: Nên tránh xa những loại nấm đóng hộp; 34% nấm chế biến sẵn là từ TQ, tức là 62.9 triệu pound (khoảng 28.5 ngàn tấn) mỗi năm.

– TỎI: Khoảng 31% số tỏi, tức 217.5 triệu pound (khoảng 98.6 ngàn tấn) có xuất xứ từ TQ. Bạn có thể thấy chúng được dán nhãn “sản phẩm hữu cơ”. Để kiếm lời, ai cũng có thể dán nhãn “hữu cơ”.

Những thông tin trên dựa vào dữ liệu năm 2011, được công bố ngày 08/5/2103 để làm chứng trước ỦY BAN SỰ VỤ QUỐC NGOẠI (House Committee on Foreign Affairs) về nguy cơ tiêu thụ sản phẩm không an toàn của TQ. Thực phẩm nhập cảng từ TQ tăng khoảng 7% mỗi năm.
TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM NGHIÊM TRỌNG TẠI VIỆT NAM:
(Những trường hợp điển hình)

[1] GẦN 1.000 CÔNG NHÂN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM: Trưa ngày 3/10 đến sáng 4/10/2013, đã có gần 1.000 công nhân công ty WONDO VINA trụ sở tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang ngộ độc thức ăn phải nhập viện. Bệnh viện Đa Khoa huyện Chợ Gạo, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang và Bệnh viện Đa khoa TP Mỹ Tho đã không còn đủ giường cho bệnh nhân. Các công nhân cho biết, trưa ngày 3/10, công ty nầy cho khoảng 2.700 công nhân ăn cơm trưa với dưa cải, thịt heo luộc và canh cải. Sau đó, nhiều công nhân bị tiêu chảy, nôn ói, một số ngất xỉu.

[2] 45 NGƯỜI NGỘ ĐỘC DO ĂN BÁNH MÌ: Ngày 03/12/2012, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm phối hợp với Trung tâm Y Tế Dự Phòng đã tới địa điểm bán bánh mì của Công ty Đồng Tiến tại đường Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường, quận Hải Châu lấy mẫu patê, thịt nguội, xốt trứng gà, rau sống để xét nghiệm sau khi có 45 người ngộ độc do ăn bánh mì tại cơ sở nầy.

[3] TÂY NINH: Gần 30 công nhân Cty TNHH CAN SPORTS VN bị ngộ độc: Ngày 16/11/2012, lúc 17 giờ, khoa Cấp cứu Đa Khoa Tây Ninh đã tiếp nhận gần 30 công nhân thuộc Cty TNHH Can Sports VN, tọa lạc tại Truông Mít, huyện Dương Minh Châu bị ngộ độc thực phẩm, sau khi ăn trưa với tàu hũ dồn thịt, cá biển kho, nấm rơm xào khổ qua.

[4] BÀ RỊA-VŨNG TÀU: 62 công nhân Cty UY VIỆT bị ngộ độc thực phẩm: Lúc 17 giờ ngày 27/11/2012, đại đa số nữ công nhân của công ty THNN sản xuất giày Uy Việt, phường Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu ngộ độc thực phẩm đã được các bác sỹ Bệnh viện Lê Lợi, TP. Vũng Tàu chữa trị. Bữa ăn trưa gồm đậu hũ và nấm.

[5] 200 CÔNG NHÂN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM: Rạng sáng ngày 17/2/2013, Bệnh viện Quân Đoàn 4 tại thị xã Dĩ An, Bình Dương tiếp nhận 200 công nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Theo bác sĩ, đây là những công nhân làm ca đêm, sau bữa ăn chiều tại bếp ăn tập thể của công ty thì có biểu hiện như trên. Bữa ăn gồm: trứng luộc, rau cải luộc, canh bí xanh, thịt gà kho.

[6] GẦN 400 NGƯỜI NGỘ ĐỘC DO ĂN BÁNH MÌ: Ngày 23/10/2013, Sở Y Tế tỉnh Quảng Trị cho biết đã xác định được nguyên nhân dẫn đến việc 382 người phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm, vì ăn bánh mì tại tiệm bánh Quang Trung ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Các mẫu bánh mì và nhân thịt, chả… xét nghiệm có vi khuẩn thương hàn Samonella.

[7] GẦN 200 CÔNG NHÂN NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM: Ngày 18/10/2013, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Q. Thủ Đức (TP. Sài Gòn) tiếp nhận 113 công nhân Cty sản xuất giày da Liên Phát tại phường An Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương nhập viện, sau khi dùng cơm tại công ty với các món ăn: thịt bò xào dưa chuột, rau muống xào và canh rau dềnh thì có triệu chứng chóng mặt, đau bụng, đau đầu, nôn ói…
[8] GẦN 500 DU KHÁCH NGỘ ĐỘC THƯC PHẨM: Ngày 14/6/2011, Bác sỹ Đồng Sĩ Quang, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y Tế – Sở Y Tế Lâm Đồng cho biết, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho hàng trăm du khách khi đến Đà Lạt là do vi khuẩn Clotrisdium perfringens, sau khi ăn thực phẩm và nước uống từ nhà hàng Tâm Châu tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. [9] LÀO CAI: 145 NGƯỜI NGỘ ĐỘC VÌ ĂN CỖ CƯỚI: Ngày 18/11/2013, gia đình ông Giàng Sín ở thôn Sín Pao Chải, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai có tổ chức cưới cho con gái Út và khoảng 12 giờ sau khi ăn cỗ, có 145 người bị ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn… phải đưa vào bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai cứu cấp.

[10] GẦN 200 CÔNG NHÂN THUỘC Cty TNHH KOTOP VINA NGỘ ĐỘC: Sau khi ăn tối tại công ty, gần 200 công nhân thuộc Cty Kotop Vina tại khu công nghiệp Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Các công nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Long Thành chữa trị.

TỔNG KẾT SỐ LIỆU NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM TẠI VN:
– NĂM 2007: Số vụ: 247 / Tổng số người ăn: 56.757 / Số ngộ độc: 7329 / Chết 55.
– NĂM 2008: Số vụ: 205 / Tổng số người ăn: 41.843 / Số ngộ độc 7829 / Chết 62.
– NĂM 2009: Số vụ: 152 / Tổng số người ăn: 40.432 / Số ngộ độc: 5212 / Chết 35.- NĂM 2010: Số vụ: 175 / Tổng số người ăn: 24.072 / Số ngộ độc: 5664 / Chết 51.
– NĂM 2011: Số vụ: 148 / Tổng số người ăn: 38915 / Số ngộ độc: 4700 / Chết 27.
– NĂM 2012: Số vụ: 168 /Tổng số người ăn: 36.604 / Số ngộ độc: 5.541 / Chết 34.THẾ GIỚI KÊU GỌI ĐẨY LÙI HÀNG TRUNG CỘNG:Vừa qua Liên Minh Châu Âu (EU) vừa tổ chức chiến dịch truyền thông lớn, khuyến cáo người dân không dùng đồ chơi trẻ em TC để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Các động thái tương tự cũng đang diễn ra tại Mỹ, Nhật, Philippines và cả tại Châu Phi. Tháng 7/ 2013, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa TC. Người lãnh đạo phong trào nầy, bà Nicolas – Lewis nói rằng: “Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng TC sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng trên cả thế giới.”

Theo tờ Philippines Daily Inquirer, trong cuộc biểu tình trước trụ sở ở LHQ tại New York, ông Eric Lachica, đại diện tổ chức người Mỹ gốc Philippines, nhận xét: “Nếu 01 triệu trong số 4 triệu người Philippines ở Mỹ không mua hàng TC một lần mỗi tháng, chúng ta sẽ gây thiệt hại tài chánh lên đến hàng tỉ USD mỗi năm cho TC,” ông lập luận rằng. “Nếu mỗi người trong số 200 triệu người Mỹ từ chối mua 20 USD hàng hóa TC, sự mất cân bằng cán cân thương mại của Mỹ và TC sẽ được xóa dần.” Một cuộc điều tra trên kênh truyền hình ABS-CBN tiết lộ có 84% lượng người được khảo sát ủng hộ việc những người Philippines tẩy chay hàng TC.

Trong khi cả thế giới đều lên tiếng phản đối hàng TC, thậm chí người dân TC còn tẩy chay hàng của nước họ thì việc người tiêu dùng Việt Nam tham gia nói “KHÔNG” với các sản phẩm có xuất xứ từ TC, sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường và giúp cho các nhà sản xuất quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm để có hoạt động tiêu thụ tốt. Sau những phát hiện hàng độc TC kém chất lượng và có chứa chất gây ung thư, xu hướng tẩy chay hàng TC không chỉ riêng ở Mỹ mà người Châu Âu cũng không muốn mua hàng TC. Tuy nhiên, phong trào tẩy chay hàng hóa TC ở Mỹ có vẻ rầm rộ hơn, vì mức độ an toàn của các sản phẩm xuất xứ từ TC đang được báo động trên khắp nước Mỹ
NHỮNG TRÒ PHÙ PHÉP THỰC PHẨM BẨN TẠI TRUNG CỘNG:

[1] Tháng 5/2012, Tân Hoa Xã tiết lộ những người bán bắp cải đã tẩm formal để không bị hư hại khi vận chuyển bằng xe tải không có hệ thống lạnh trong mùa hè. Formal rẻ tiền, nhưng gây dị ứng và có nguy cơ gây ung thư rất cao. Năm 2010, nhiều người trồng rau đã nhúng nấm vào thuốc tẩy để có màu trắng đẹp mắt.

[2] Tháng 5/2013, CATQ phát hiện một mạn lưới buôn lậu thịt quy mô ở Thượng Hải và Giang Tô. Trên 900 người bị bắt giam vì bán thịt chuột cống và chồn làm thịt bò và cừu, thu lợi nhuận 1,6 triệu USD.

[3] Các nhà phù thủy Tàu đã chế ra những món ăn bị tiêm vào những sản phẩm độc hại, ngâm tẩm bằng những dung dịch đáng ngờ, đôi khi bằng nước tiểu súc vật. Thịt heo được tiêm borax, một chất được dùng làm thuốc trừ sâu hay bột giặt để giả làm thịt bò, 16pt;”>hay chích nước bẩn vào để làm tăng trọng lượng là những thủ thuật cổ điển.

[4] Nông dân cũng vận dụng nông hóa để có rau quả đẹp, to hơn. Khoảng 45 hecta dưa hấu đã bị nổ tung như những quả bóng vì hấp thụ quá nhiều chất Forchlofenuron để kích thích tăng trưởng.

[5] Một nhà phát minh ra loại “siêu lúa” có năng xuất tăng 20% báo động: Thuốc kích thích tăng trưởng tràn lan khắp nơi. Để nuôi lớn một con lợn thịt thông thường phải mất một năm, nhưng ở TQ thì chỉ cần 3 tháng! Gà thì nuôi 28 ngày thay vì 6 tháng. Còn rau quả cũng tương tự. Hậu quả là gây thảm họa cho sức khỏe. Vì vậy, một bé gái mới 3 tuổi đã thấy kinh nguyệt.

[6] Cuối tháng 12/2013, Trung Cộng tổng kết có 3.330.000 hecta đất nông nghiệp quá ô nhiễm, không thể trồng bất cứ thứ gì. Theo báo “Bưu Điện Hoa Nam”, ít nhất 70% sông hồ tại TQ bị công nghiệp làm ô nhiểm, chủ yếu là các nhà máy hóa chất và dệt nhuộm.

TQ TUỒN Ồ ẠT HÀNG BẨN, HÀNG ĐỘC SANG VIỆT NAM TIÊU THỤ:

Nhìn từ biên giới Việt – Trung, điểm tên một số cửa khẩu biên giới có: Cửa khẩu Lào Cai cho phép người dân đi qua cầu Hồ Kiều là sang tỉnh Vân Nam.

Cửa khẩu Móng Cái nằm cách Hà Nội 327 km.
Cửa khẩu Lạng Sơn cách Hà Nội 171 km.
Cửa khẩu Đồng Văn với hệ thống đường sắt từ Hà Nội lên Lạng Sơn.

[1] Với vị trí địa lý như vậy, việc ngăn chận hàng độc, hàng bẩn xuất xứ từ TQ tuồn vào Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng. Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ hàng chục vụ vận chuyển “thực phẩm bẩn” và thối trên địa bàn cả nước. Mới đây nhất là vụ bắt giữ hơn 23 tấn chân, đuôi bò thối không rõ nguồn gốc ở Hà Nội, rồi hàng loạt vụ tại TP. Sài Gòn. Nhiều người dân không khỏi rùng mình khi nghĩ, họ có thể là nạn nhân của không ít món thực phẩm bẩn và thối nầy.

[2] Gia cầm nhập lậu qua biên giới chính là “GÀ THẢI LOẠI” mà người Tàu không ăn. Trong khi người TQ nhập gà từ Việt Nam về ăn thì “gà thải loại” nhập lậu qua đừơng biên giới tràn ngập các chợ và các quán ăn của VN. Thường sau 40 tuần tuổi gà cho trứng ít lại, nếu thấy không còn lời nữa, gà sẽ được thanh lý. Đây chính là “gà thải loại”. Ăn gà loại nầy nguy hiểm đến sức khỏe càng cao, vì gà nuôi công nghiệp sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho gà và cả thuốc kích thích tăng trưởng nhanh.

CHỢ TỬ THẦN “KIM BIÊN” NƠI TẬP TRUNG CÁC HÀNG ĐỘC, HÓA CHẤT GIẾT NGƯỜI XUẤT XỨ TỪ TRUNG CỘNG:

Tại chợ Kim Biên, tọa lạc tại phường 13, Quận 5 TP. Sài Gòn. Khu chợ có khoảng trên 40 địa điểm, sạp kinh doanh hóa chất bày bán công khai, ngang nhiên bán đầy đủ các loại hóa chất giết người mà không hề biết luật pháp nghiêm cấm như thế nào. Theo điều tra, trung bình mỗi điểm kinh doanh này buôn bán sỉ và lẻ trên dưới 50 mặt hàng các loại, bao gồm các loại hóa chất, thực phẩm, hương liệu các loại…đặc biệt có cả loại hóa chất công nghiệp, thực phẩm vô cùng nguy hiểm như acid chẳng hạn. Hằng ngày, người dân từ khắp mọi nơi tấp nập đổ về đây để mua bán các loại hóa chất được bày bán tràn lan. Đặc biệt là các loại ACID được người mua, dùng để thanh toán tình địch… [1] Hóa chất Ethephon hay còn gọi là “thúc chín tố” dùng để giữ thịt ôi được tươi. Thương lái tại một số tỉnh, thành phố sử dụng loại hóa chất nầy để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau khi mổ nhằm giữ độ tươi của thịt. Thuốc có bán giá lẽ từ 1.000 – 1.500 đồng/ ống. Khi dùng loại thuốc nầy, thịt vận chuyển từ Thanh Hóa ra Hà Nội vẫn giữ được màu thịt tươi.

[2] Ở một số cửa hàng ăn uống tại TP. Sài Gòn phát hiện phụ gia trôi nổi nhập từ TQ được sử dụng trong nồi lẩu ngon lành. Đầu bếp không cần ninh xương mà pha chế nước lẩu bằng cách cho gia vị lẩu hòa tan trong nước. Dùng cách nầy vừa nhanh chóng, vừa tiết kiệm được tiền mua xương heo, xương bò, bất chấp sự độc hại của hóa chất nầy. Nhìn bề ngoài, lọ gia vị nầy giống như lọ nước tương, trên nhãn hiệu có hàng chữ “Sa Cha Sauce”

[3] Hai loại hóa chất được sử dụng để làm chất nổ là Kali Clorat (KClO3) và phốt pho (P). Đây là các loại hóa chất nằm trong danh mục không được buôn bán tự do, người mua phải xuất trình được các giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại hóa chất nầy có thể dễ dàng tìm kiếm. Tại cửa hàng Lan Giám, mỗi kg phốt pho được bán với giá 150.000 đồng/ kg. Còn tại cửa hàng Mai giá là 130.000 đồng/ kg.

[4] Ngoài các hương liệu để pha chế cà phê, chợ tử thần Kim Biên còn cả những hóa chất mang hương liệu thịt heo, thịt bò. Thậm chí thuốc nhuộm màu cho giấy cũng được tư vấn để khách mua về nhuộm cho thịt gà vịt. Khi được hỏi về chất tẩy rửa làm trắng củ quả thì được bà B. giới thiệu một loại bột trắng, nhìn giống như loại bột nước rửa chén, bảo đảm khi rửa vào thì rau, củ, quả sẽ trắng như mới gọt.

[5] Một sản phẩm nhuộm màu gia cầm gà, vịt cho vàng da, một gói màu công nghiệp có dạng viên nhỏ như đầu ngón tay, màu đỏ sậm, chỉ cần vài viên này pha với 10 lít nước là có thể nhuộm hàng trăm con gà vàng ươm.

[6] Một chủ cửa hàng nói về cách chế biến các loại cà phê, nước chanh, ca cao, nước trái cây. Anh thích mùi cà phê Moka thì mua hương cà phê Moka, thích mùi cà phê Pháp thì mua hương cà phê Pháp. Với 300.000 đồng/ kg đến 1 triệu đồng/ kg có thể pha chế hàng ngàn ly cà phê thơm ngon có vị giống như hương vị của các hãng cà phê danh tiếng trên thế giới.

[7] Hãi hùng là khi đọc tới hàng chữ trên can nhựa hóa chất là “hương thịt bò”, “hương thịt heo” thì bà chủ vô tư trả lời: “Đối với thịt heo, thịt bò bệnh hoặc chết phải ướp hóa chất NaHSO3 dù còn tươi hay đã có mùi hôi, tẩm thêm một ít chất nầy thì thịt vẫn có mùi thịt bò, thịt heo như mới. Các loại nầy giá khoảng 300.000 đồng/ kg. Ngoài ra, bà còn cho biết thêm, còn cả các mặt hàng như hương liệu tôm, cua để nấu bún riêu. Chỉ cần một muỗng nhỏ thôi, nồi lẩu 10 lít sẽ ngọt lịm, thêm mấy khúc xương, vài miếng thịt làm màu thì mùi lẩu ai ăn cũng khen ngon.

[8] Chợ Kim Biên còn còn có cả những hương liệu dùng để sản xuất xì dầu, nước mắm bằng nước lã. Người làm bún, muốn làm bún trắng thì dùng Acid Oxalic. Còn người muốn giữ hoa quả tươi lâu để di chuyển đường xa thì dùng Carbendazim.

[9] Tại bến Phú Định, P.16, Q.8 có nhiều cơ sở kinh doanh dừa tươi, dừa khô bán sỉ, bán lẻ. Cảnh hàng trăm trái dừa tươi vừa gọt vỏ màu nâu xám, nhưng chỉ sau vài phút ngâm trong thùng hóa chất pha sẵn đã trở nên trắng tinh. Chị Tiên, chủ vựa dừa cho biết, chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa cũng có, giá dao động từ khoảng 125.000/ kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha với 6 muỗng bột rồi ngâm dừa vào, chờ thấm nước hết, thế là xong.”

[10] Đến sạp hóa chất T.H ở chợ Kim Biên hỏi mua loại bột chế biến mì Quảng sao cho dẻo, lưu trử lâu thì sẽ được giới thiệu một bịch bột có nhãn mác là sản phẩm thay thế hàn the, được sử dụng chế biến chả giò, bún, mì Quãng với giá 145.000 đồng/ bịch. Nếu muốn mua loại tốt thì lấy loại 10 kg, chia nhỏ mỗi bịch 1 kg, có thể dùng cho 100 kg gạo, bảo đảm cọng mì dai, để lâu bao nhiêu cũng được. [11] Một khách hàng tên Hiền, đến từ Quận Thủ Đức (TP. Sài Gòn), cho biết anh thường mua hóa chất về ủ trái cây còn xanh cho mau chín. Anh nói: “Hóa chất, phụ gia thực phẩm từ hương liệu, nước cốt cà phê, chất tạo bọt, tạo dẻo, tạo mùi…gì cũng có.

[12] Kiểm tra cụ thể 54 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, có đến 31 đơn vị vi phạm. Trong đó, vi phạm phổ biến nhất về quy định “nhãn hàng hóa” ghi không đủ nội dung bắt buộc, hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt với 13 đơn vị vi phạm. Ngoài ra, các vi phạm như không đủ điều kiện kinh doanh hàng lậu, không niêm yết giá…Kết quả kiểm tra hơn 41 tấn hàng và 14.423 đơn vị sản phẩm cho thấy, phần lớn hàng hóa đều có XUẤT XỨ TỪ TC. Quản lý thị trường cũng phát hiện 1,3 tấn hóa chất nhập lậu (lubsofter, sapamine, acid oxalic H2C204) xuất xứ từ TC tại một công ty ở Quận 5.

Tại Việt Nam hiện nay, người dân nhìn bất cứ nơi nào, thức ăn, thức uống toàn là hàng độc. Từ mớ rau, con cá, con cua đồng cho đến miếng thịt heo, thịt bò…có thể đã được con buôn tẩm chất độc hóa học để bảo quản. Mới đây, thêm các loại trái cây như táo, nho, lê, gừng, khoai tây… vịt, gà thải loại, thịt heo, bò thối, dầu tái chế từ cống rãnh, men rượu độc, tới cá tầm nhập lậu từ Trung Cộng. Nhưng, có 3 loại chất hóa học khủng khiếp và tàn độc nhất gây kinh hoàng cho dân Việt Nam có xuất xứ từ Trung Cộng và ảnh hưởng rất tai hại của thuốc lá:

[1] GẠO NGÂM HÓA CHẤT: Chỉ cần ngâm 15-20kg chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này, rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung ra cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với cách nấu bình thường. Hơn nữa, loại bột nầy còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh. Chị T. (35 tuổi) thâm niên bán cơm dĩa hè trên 5 năm cho người lao động nghèo như phu khuân vác, xích lô, bán vé số dạo hoặc các công tư chức loại cơm hàng cháo chợ. Chị ta thản nhiên nói: “Dân trong nghề bán cơm vỉa hè gọi bột nầy là “BỘT NỞ”, hạt gạo ngâm với hóa chất nầy, rồi đem hấp giúp gạo chín mau, nở nhanh to ra gấp 2,3 lần mà chẳng cần công sức gì cả. Vì vậy, một ngày ước tính bán 40 kg gạo, nhưng kỳ thực chỉ bỏ tiền mua 15-20 kg gạo thôi bởi gạo ngâm với “bột nở” rồi đem hấp lên cho ra cơm nở gấp 2, 3 lần, nhưng không vì thế cơm ăn không dẻo, bị sống sượng…” Đây quả là cơn ác mộng đối với dân lao động nghèo sống ở TP Sài Gòn.

[2] MA TÚY NHÂN TẠO: Loại ma túy nầy vượt xa cả cocaine, ecstasy, dân chơi nghiện ngập gọi là Ice hoặc Crystal, nhưng giá rất mềm, đó là loại ma túy nhân tạo do TC chế tạo, đã được bày bán công khai tại Hà Nội và Sài Gòn làm cho thanh thiếu niên điên loạn, ngây ngất mà nó còn tác dụng kích thích tình dục. Viện Project 2049 Institude của Mỹ đã phát hành một bản phúc trình 48 trang có liên quan tới “VŨ KHÍ HÓA HỌC” (Biological Warfare) là ma túy nhân tạo do TC sản xuất nhằm làm tê liệt ý chí đấu tranh của các dân tộc chống đối “CHỦ NGHĨA ĐẠI HÁN” trong đó có Việt Nam và Philippines…

[3] MEN RƯỢU ĐỘC: Trước đây, gạo hoặc nếp được nấu thành cơm đem trộn men vào rồi đem ủ. Phải mất 8 kg gạo nấu thành cơm rồi đem ủ men và phải chờ mất 5 – 7 ngày mới lấy được gần 8 lít đế, tốn rất nhiều công sức mà lời lãi chẳng được bao nhiêu. Bây giờ thì khác, nấu bằng men độc TC, chiết xuất trực tiếp từ gạo, không cần trải qua giai đoạn nấu thành cơm, tiết kiệm được tiền mua than củi đốt. Chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt đều rồi trộn men vào. Ủ xong đậy lại để đó 3 ngày sau, gạo nở ra thành một khối cơm tha hồ mà nở. Sau đó, bỏ gạo vào nồi, quậy nước vào, rồi chưng cất sẽ có được lượng rượu (độc) nhiều vô kể. Vốn 1, lời gấp 9,10 lần so với trước đây, thấy mà ham! Tính đi, 1 lạng men chưa tới giá 10.000 đồng, đem bỏ mối cho các quán nhậu 15.000 đồng/ lít. Muốn cho rượu trong vắt, bằng cách cho thuốc rầy Mytox vào.

Cô giáo Lợi (giáo viên nghỉ hưu), hiện đang sống ở Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tâm sự: “Tôi vẫn biết là nấu rượu bằng men TC rất nguy hại vì nó mất vệ sinh vì giá rất rẻ, dễ nấu, nhưng cũng rất là độc. Gần đây, người ta ngộ độc rất nhiều, chắc chắn là do loại rượu nầy, rồi thêm “rượu đứng” là dân nghiện rượu nặng, chừng 2 tiếng là lên cơn nghiện một lần, phải tạt vào quán cốc bên đường, bỏ ra 2.000 đồng mua một ly, nốc cạn rồi đi tiếp. Nếu không có rượu thì mắt mờ, phều nước bọt, tay chân run rẩy như người bị động kinh, còn chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng không kể xiết…”

Một bác sĩ tại bệnh viện Vĩnh Đức, Điện Bàn ở Quảng Nam, cho biết: “Phần lớn những năm gần đây, các bệnh nhân về “GAN” như xơ gan, ung thư gan đều ở độ tuổi trung niên đều là đàn ông. Từ 10 năm trở lại đây, bệnh nầy xuất hiện rất cao,” ông nói tiếp. “Không có gì nguy hại bằng rượu cất bằng men TQ, cái chết của loại rượu độc nầy là cái CHẾT CHẬM MÀ CHẮC, nó không chết liền như những thứ bệnh khác, nó từ từ biến cơ thể người nghiện rượu nầy thành một ổ bệnh, vô phương cứu chữa.”

Một người tên Huỳnh, chuyên buôn men rượu từ Hoa Lục về VN, cho biết: “Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng “10 TẤN” men các loại, từ men rượu nếp đến men rượu gạo cho 2 tỉnh Quảng Bình & Quảng Trị, trong đó men rượu gạo chiếm 85%,” Huỳnh nói. “Cứ một tấn men sản xuất chừng 100 tấn hèm và 30 tấn rượu. Như vậy, riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình vào Quảng Ngải có 300 tấn rượu. Hiện có 9 người hành nghề như tôi. Ước tính có khoảng 2.700.000 lít rượu độc tiêu thụ tại miền Trung mỗi tháng, hơn cả số lượng bia.” Huỳnh còn cho biết thêm: “Tỉ lệ men rượu TC tuồn vào trong miền Nam, cụ thể là TP. Sài Gòn, số lượng men của họ tiêu thụ, ước tính gấp 3 lần miền Trung. Sài Gòn bây giờ là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam…”

[4] THUỐC LÁ: Theo thống kê của PTT Nguyễn Thiện Nhân đưa ra ngày 24/5/2012 tại Hà Nội: Dân VN có 40.000 người chết vì thuốc lá mỗi năm. Không còn chiến tranh mà hàng năm chúng ta mất hơn 4 SƯ ĐOÀN…theo lời của PGS-TS Lương Ngọc Khuê, nói: “VN nằm trong nhóm các nước hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Việc bán thuốc lá diễn ra khắp nơi, nguyên nhân vì dân mình quá nghèo, nên dân chúng bán thuốc lá lẻ tràn lan khắp nước, nhức nhối là hiện tượng TRẺ EM HÚT THUỐC LÁ.

Kết quả cuộc điều nghiên công bố trên tạp san của “Hiệp hội Y sĩ Hoa Kỳ” thì 73% tổng số đàn ông VN đều nghiện thuốc lá, là quốc gia có tỷ số cao nhất thế giới. Mỗi người đốt trung bình khoảng 150 bao thuốc lá, cả nước tiêu thụ khoảng 3 tỷ bao thuốc lá trong một năm.

Theo BS Nguyễn Thượng Trí trong thời gian làm công tác thiện nguyện, nói: “Ai cũng biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và có thể bị ung thư phổi và bệnh tim mạch là nguyên nhân đưa đến chết yểu,” ông kết luận. “Các chứng bệnh do việc hút thuốc lá gây ra cũng sẽ dẫn đến hậu quả tai hại là sức khỏe của lực lượng nhân công lao động sẽ bị hao mòn. Và trong khi các gia đình còn đang phải cố gắng kiếm tiền để sống thì việc bỏ tiền ra mua thuốc lá là điều không thể chấp nhận được…”
KẾT LUẬN:

Xin đồng bào trong và ngoài nước đừng quên rằng, đây là thủ đoạn tàn độc và bẩn thỉu của bọn Rợ Đại Hán cùng với sự đồng lõa của bọn Thái Thú Tham Ô tiếp tay, thực hiện âm mưu làm LIỆT KHÁNG TINH THẦN ĐẤU TRANH CỦA DÂN TỘC, đặc biệt nhắm vào tuổi trẻ yêu nước. Hãy đề cao cảnh giác trước chiến lược xâm lược tinh vi của bọn Rợ Đại Hán, làm cạn kiệt sinh lực của dân tộc ta trước, diệt chủng là bước tiếp theo và bước cuối cùng là XÓA TÊN NƯỚC VIỆT NAM TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI giống như dân tộc Tây Tạng và Tân Cương.

Cuộc chiến tranh VN kéo dài trên 30 năm, đã hy sinh cả thế hệ thanh thiếu niên VN trên 4.000.000 người để phục vụ quyền lợi của Đệ Tam CSQT Nga – Tàu. Ngày nay, tiếp tục vì quyền lợi của bọn Bắc Kinh bằng cách mở cửa biên giới Việt – Trung để hàng độc của Hoa Lục ồ ạt tuồn vào đất nước Việt Nam từ thành thị tới nông thôn, luồn lách khắp các hang cùng ngõ hẻm để đầu độc nhân dân. Đây là cuộc xâm lược thầm lặng không khói thuốc súng, chỉ có khói thuốc lá và mùi hèm rượu độc tràn lan khắp nước. Số nạn nhân bị đầu độc lên đến con số khủng khiếp:

[1] 8.000.000 người Việt Nam bị viêm gan B, C và ung thư gan, đang thu ngắn khoảng cách từ giường bệnh ra nghĩa địa.
[2] 40.000 người chết vì thuốc lá mỗi năm.
[3] Số người ngộ độc thực phẩm không hề giảm hàng năm.

Advertisement

21 thoughts on “Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu

  1. Trung Cộng Hán Hóa Nội Địa VN

    Ngày Chủ nhật 11/10/2015,Truyền hình IBC-TV 57.8 ở Little Saigon dẫn dụ tin đài VOA, tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, cho biết “Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế”. Tin rằng, “Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế. Công ty TNHH MTV Bãi Chuối là chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối, thuộc khu vực đèo Hải Vân. Đây là một vị trí rất nhạy cảm về an ninh – quốc phòng, chính vì vậy mà dư luận đã lên tiếng phản đối gay gắt. Tuy nhiên, mới đây mọi người còn phát giác ra rằng Cty này không dừng ở dự án trên, mà còn đang nhắm đến một vị trí nhạy cảm khác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đó là dự án khu nghỉ dưỡng nằm ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô và thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh. Diện tích đất được giao cho dự án lên đến xấp xỉ 200 ha. Khu vực dự án nằm ngay cạnh bờ biển, cách đường quốc phòng chạy quanh núi Hòn Dòn nơi có kho vũ khí của Bộ Quốc phòng khoảng 1km. Vùng biển dưới chân Hòn Dòn, đặc biệt là cảng Chân Mây, có mực nước rất sâu; sát chân núi đã có những chỗ sâu mười mấy mét; cách chân núi một quãng ngắn mực nước đã sâu xấp xỉ hai chục mét, cho phép tàu tải trọng từ hàng chục đến hàng trăm ngàn tấn cập vào.

    Với địa thế trước mặt là biển, sau lưng là núi và nằm ở vị trí như trên, khu vực dự án của Cty TNHH MTV Bãi Chuối rõ ràng là một địa điểm hết sức nhạy cảm về an ninh – quốc phòng. Nếu một quốc gia bên ngoài thiết lập được căn cứ quân sự ở đây thì khi có biến, đội quân nằm vùng sẽ khống chế đường quốc phòng ven biển, tạo điều kiện cho lực lượng đổ bộ từ biển vào, kiểm soát và khai thác kho vũ khí của Bộ Quốc phòng, chiếm lĩnh các cao điểm trên núi Hòn Dòn, khống chế cảng Chân Mây cùng toàn bộ khu vực xung quanh.”

    Ngày 30 tháng 9 năm 2015, trên Đài Á châu Tự do, RFA của Mỹ, chương trình tiếng Việt, có một bài tựa đề “Bờ Biển VN đang rơi dần vào tay Trung Quốc” do Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam, nghe buồn áo não.

    Tin rằng “Ngoài biển của VN thì đường lưỡi bò của TC đã liếm mất 8 hay 90% Biển Đông, còn hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa TC đã chiếm gần hết, đã xây thành đắp lũy, phủ sóng điện thoại 4G, làm bốn năm phi đạo, biến thành biệt khu quân sự chế ngự hành lang của con đường biển quan trọng của thế giới qua Eo Biển Mã Lai.

    Còn dọc theo bờ biển VN rất dài tư Vịnh Bắc Việt suốt mữi Cà Mau lên Vịnh Thái Lan, thì TC đã giành dân chiếm đất biến các khu trù phú của VN trên bờ biển VN thành vùng xôi đậu của người Tàu Cộng và VN.

    Cách Hán hoá thành phố Việt Nam thành “chinatowns” của TC trong thời TC, để biến những vùng đất trù phú, quan trọng về kinh tế, quân sự, thành vùng đất Hán hoá da beo của TC không có gì mới. Phong tục người Tàu không cho phụ nữ Tàu lấy chồng khác sắc tộc, nhưng tán trợ cho đàn ông Trung Hoa lấy vợ ngoại quốc. Người TQ qua VN làm ăn lấy vợ bỏ tiền cho bên vợ mua đất, mua nhà tại các thành phố quan trọng về kinh tế, chánh trị, quân sự của VN. Theo Ông Hiệu, một cư dân sống ở thành phố Đà Nẵng nói với nhóm phóng viên của RFA, “Người Hà Nội họ vào đây mua đất nhiều lắm… mua với giá cao lắm. Mà tui nghĩ sau lưng họ phải là người Trung Quốc bởi vì người Hà Nội đứng tên nhưng người Trung Quốc mở sòng bạc, mở dịch vụ… Khu An Thái cũng có thể nói là cái rốn có nhiều người Trung Quốc”.

    “Nói về cách núp bóng đơn giản nhất, ông Hiệu cho rằng chính những cuộc hôn nhân xuyên lục địa, các cô gái lấy chồng Đài Loan hoặc lấy chồng Trung Quốc là cầu nối cho chuyện này. Một người Trung Quốc muốn mua đất tại Việt Nam để kinh doanh làm ăn một cách ung dung, ăn trên ngồi trốc, việc đầu tiên là anh ta tìm cách cưới một cô gái Việt Nam thuộc diện nghèo, ít chữ nghĩa, gia đình và họ hàng cô ta nghèo, ít chữ nghĩa thì càng tốt.”

    Nhóm phong viên RFA nhận định, “Và có một chuyện lạ là khu vực bờ biển nào có người Trung Quốc xây dựng thì liền sau đó không lâu, bờ biển bị xâm thực nặng nề. Hầu hết các vùng bờ biển trên cả nước đều bị như thế, không riêng gì miền Trung.

    “Hiện tại, bờ biển trên cả nước đã có mặt các ông chủ người Trung Quốc núp bóng người Việt Nam để mua đất, làm ăn kinh doanh. Và nơi nào họ đến làm ăn, nơi đó trở thành một biệt khu và là một ẩn số về tai họa lâu dài cho người Việt Nam.”

    Đối với dân VN thì TC dùng phụ nữ, dùng bên vợ làm bình phong dể Hán hoá. Còn đối với nhà cầm quyền thì TC dùng “nén bạc đâm toạt tờ giấy”, hối lộ cho cán bộ đảng viên CS. TC vẫn theo lối mòn đã thực hiện ở các tinh gíáp giới với TC ở vùng thượng du Bắc Việt. Họ bỏ tiền ra hối lộ nhà cầm quyền CSVN, mướn đất, hợp đồng cả 5 hay 7 chục năm, làm công trường, làm chợ búa, lập chùa Tàu, xung quanh rào rấp, sống như một quốc gia TQ trong đất nước VN.

    Đường lối này TC cũng làm ở hai nước, Miên Lào để bọc hậu VN song song với chiến lược bao vây VN ngoại biển và theo bớ biển.

    Còn trên đất liền của VN, thì TC đã chiếm lĩnh và thống trị kinh tế VN. Tổng Cục Thống Kê của Đảng Nhà Nước CSVN chánh thức vừa phổ biến cho thấy, VN đã nhập siêu với Trung Quốc tới 24,3 tỷ USD trong vòng 9 tháng tính từ đầu năm 2015.

    Hầu hết các mặt hàng gọi là VN sản xuất và xuất cảng sang Âu Mỹ đúng ra là VN gia công cho TC, dán nhãn made in VN rồi xuất cảng dùm cho TC lấy tiền gia công và tiền có một chút thôi. Vì VN phải nhập cảng hầu hết nguyên liệu từ TQ từ cây kim, sợi chỉ, vải vóc, cái nút và dây kéo. Và vì hàng TC hầu như bị tẩy chay ở thị trường Âu Mỹ. Giày dép cũng vậy nhập nguyên liệu 80%-90% từ Trung Quốc.

    Còn hàng tiêu dùng, thực phẩm Trung Quốc cũng đang xuất cảng hợp pháp cũng có mà lậu cũng có, sang tràn ngập thị trường Việt Nam.

    Và không ai, kể cả Đảng Nhà Nước VNCS có thể biết rõ số lượng công trình và công nhân của TC đang thực hiện ở VN. Nào TQ khai thác Bauxite ở Tây Nguyên rồi xây dựng các nhà máy điện nguyên tử ở tinh Ninh Thuận, khai thác mỏ uranium ở Đà Lạt. Không ai biết TC được thầu bao nhiêu họp đồng xây dựng, bão trì và sữ dụng nhà máy than, điện, xi măng. Đến đổi việc làm hột vịt muối mà TC cũng có cơ sở ở VN./.(Vi Anh)

    Vi Anh

  2.  

    CHINA’S GREAT GAME: ROAD TO A NEW EMPIRE

    Trò chơi lớn của Trung Quốc: Con đường dẫn tới đế quốc mới

    By Charles Clover and Lucy Hornby

    Financial Times

    12 Oct, 2015

    Charles Clover and Lucy Hornby

    Financial Times

    12-10-2015

    “The granaries in all the towns are brimming with reserves, and the coffers are full with treasures and gold, worth trillions,” wrote Sima Qian, a Chinese historian living in the 1st century BC. “There is so much money that the ropes used to string coins together rot and break, an innumerable amount. The granaries in the capital overflow and the grain goes bad and cannot be eaten.” Tư Mã Thiên, một nhà sử học Trung Quốc sống ở thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên đã viết, “Các kho thóc ở tất cả các thị trấn đều đầy ắp, và các hòm gỗ đầy châu báu và vàng bạc, trị giá muôn vạn. Tiền quá nhiều đến nỗi những sợi dây xâu chuỗi những đồng tiền với nhau đã mục nát và đứt đoạn, một số lượng không thể đếm nổi. Các kho thóc ở thủ đô thì đầy tràn đến nỗi trở nên hư thối và không thể ăn được”.
    He was describing the legendary surpluses of the Han dynasty, an age characterised by the first Chinese expansion to the west and south, and the establishment of trade routes later known as the Silk Road, which stretched from the old capital Xi’an as far as ancient Rome. Ông mô tả sự thặng dư huyền thoại của nhà Hán, một thời đại tiêu biểu cho sự mở rộng bờ cõi đầu tiên của Trung Quốc về phía tây và phía nam, và sự thành lập tuyến đường thương mại mà sau này được biết đến với tên Con đường Tơ lụa, trải dài từ thủ đô Tây An cũ đến tận nơi xa như La Mã cổ đại.
    Fast forward a millennia or two, and the same talk of expansion comes as China’s surpluses grow again. There are no ropes to hold its $4tn in foreign currency reserves — the world’s largest — and in addition to overflowing granaries China has massive surpluses of real estate, cement and steel. Nếu đi tới trước một hoặc hai ngàn năm, và câu chuyện tương tự về sự bành trướng sẽ được kể như thặng dư của Trung Quốc gia tăng một lần nữa. Không có sợi dây nào để giữ 4 ngàn tỷ dự trữ ngoại tệ – lớn nhất thế giới – và cộng với kho thóc đầy tràn, Trung Quốc có thặng dư rất lớn về bất động sản, xi măng và thép.
    After two decades of rapid growth, Beijing is again looking beyond its borders for investment opportunities and trade, and to do that it is reaching back to its former imperial greatness for the familiar “Silk Road” metaphor. Creating a modern version of the ancient trade route has emerged as China’s signature foreign policy initiative under President Xi Jinping. Sau hai thập niên tăng trưởng nhanh chóng, Bắc Kinh, một lần nữa, đi tìm những cơ hội đầu tư và thương mại bên ngoài biên giới của họ, và để làm điều đó, họ quay trở lại thời đại hoàng kim của đế quốc trước đây để tìm mô hình là “Con đường Tơ lụa” quen thuộc. Việc tạo ra một phiên bản mới của tuyến đường thương mại cổ xưa đã nổi lên như một sáng kiến về chính sách đối ngoại đặc thù của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình.
    “It is one of the few terms that people remember from history classes that does not involve hard power . . . and it’s precisely those positive associations that the Chinese want to emphasise,” says Valerie Hansen, professor of Chinese history at Yale University. “Đây là một trong số ít từ ngữ mà người ta nhớ từ những lớp lịch sử mà không dính dáng đến quyền lực cứng… và đó chính là sự liên quan chính yếu mà người Trung Quốc muốn nhấn mạnh”, Valerie Hansen, giáo sư về lịch sử Trung Quốc tại Đại học Yale cho biết.
    Xi’s big idea

    If the sum total of China’s commitments are taken at face value, the new Silk Road is set to become the largest programme of economic diplomacy since the US-led Marshall Plan for postwar reconstruction in Europe, covering dozens of countries with a total population of over 3bn people. The scale demonstrates huge ambition. But against the backdrop of a faltering economy and the rising strength of its military, the project has taken on huge significance as a way of defining China’s place in the world and its relations — sometimes tense — with its neighbours.

    Ý tưởng lớn của ông Tập

    Nếu xác định giá trị của tất cả các dự án của Trung Quốc, Con đường Tơ lụa mới được hoạch định để trở thành chương trình lớn nhất trong ngoại giao kinh tế kể từ kế hoạch Marshall do Mỹ dẫn đầu để tái thiết Âu châu thời hậu chiến, bao gồm hàng chục quốc gia với dân số tổng cộng trên 3 tỷ người. Quy mô đó cho thấy tham vọng rất lớn. Trong bối cảnh của một nền kinh tế đang chậm lại và sức mạnh quân sự ngày càng tăng, kế hoạch này mang ý nghĩa lớn hơn như một cách để xác định vị trí của Trung Quốc trên thế giới và mối quan hệ – đôi khi căng thẳng – với các nước láng giềng.

    Economically, diplomatically and militarily Beijing will use the project to assert regional leadership in Asia, say experts. For some, it spells out a desire to establish a new sphere of influence, a modern-day version of the 19th century Great Game, where Britain and Russia battled for control in central Asia. Về phương diện kinh tế, ngoại giao và quân sự, Bắc Kinh sẽ dùng dự án này để khẳng định vai trò lãnh đạo khu vực ở châu Á, các chuyên gia cho biết. Đối với một số người, điều này biểu lộ ước muốn thiết lập một vùng ảnh hưởng mới, một phiên bản thời đại của tình hình chính trị vào thế kỷ 19, là khu vực mà Anh và Nga đã giao chiến để giành ảnh hưởng tại Trung Á.
    Sử gia Tư Mã Thiên

    Sử gia Tư Mã Thiên: “Tiền quá nhiều đến nỗi những sợi dây xâu chuỗi những đồng tiền với nhau đã mục nát và đứt đoạn, một số lượng không thể đếm nổi. Các kho thóc ở thủ đô thì đầy tràn đến nỗi trở nên hư thối và không thể ăn được“.

    “The Silk Road has been part of Chinese history, dating back to the Han and Tang dynasties, two of the greatest Chinese empires,” says Friedrich Wu, a professor at the S Rajaratnam School of International Studies in Singapore. “The initiative is a timely reminder that China under the Communist party is building a new empire.” “Con đường Tơ lụa từng là một phần của lịch sử Trung Quốc, từ niên đại nhà Hán và nhà Đường, hai trong số những đế quốc lớn nhất Trung Quốc”, Friedrich Wu, một giáo sư của trường đại học Rajaratnam S về Nghiên cứu Quốc tế tại Singapore cho biết. “Sáng kiến này là một lời nhắc nhở đúng lúc rằng Trung Quốc dưới sự cai trị của đảng Cộng sản đang xây dựng một đế quốc mới”.
    New frontier, old foes

    Attempts to tame the energy-rich Xinjiang region may be stoking unrest from the Uighurs. Read more

    According to former officials, the grand vision for a new Silk Road began life modestly in the bowels of China’s commerce ministry. Seeking a way to deal with serious overcapacity in the steel and manufacturing sectors, commerce officials began to hatch a plan to export more. In 2013, the programme received its first top-level endorsement when Mr Xi announced the “New Silk Road” during a visit to Kazakhstan.

    Biên cương mới, kẻ thù cũ

    Theo các cựu quan chức, viễn ảnh về Con đường Tơ lụa mới bắt đầu nhen nhúm một cách khiêm tốn từ Bộ Thương mại của Trung Quốc. Trong khi tìm kiếm phương cách để đối phó với vấn đề thặng dư nghiêm trọng trong ngành thép và sản xuất, các quan chức thương mại bắt đầu ươm mầm một kế hoạch xuất khẩu nhiều hơn. Trong năm 2013, chương trình nhận được sự phê chuẩn đầu tiên của lãnh đạo cao cấp khi ông Tập tuyên bố “Con đường Tơ lục mới” trong chuyến thăm Kazakhstan.

    Since the president devoted a second major speech to the plan in March — as concerns over the economic slowdown mounted — it has snowballed into a significant policy and acquired a clunkier name: “One Belt, One Road”. The belt refers to the land trade route linking central Asia, Russia and Europe. The road, oddly, is a reference to a maritime route via the western Pacific and Indian Ocean. Kể từ khi ông Tập nói tới kế hoạch này trong bài diễn văn quan trọng thứ hai vào tháng Ba – khi những lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng – nó đã nhanh chóng trở thành một chính sách quan trọng và có một cái tên thô kệch hơn: “Nhất Đới Nhất Lộ”. “Đới” ám chỉ tuyến đường thương mại trên đất liền nối kết Trung Á, Nga và châu Âu. “Lộ”, một cách kỳ lạ, ám chỉ tuyến đường hàng hải thông qua phía tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
    In some countries Beijing is pushing at an open door. Trade between China and the five central Asian states — Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan and Uzbekistan — has grown dramatically since 2000, hitting $50bn in 2013, according to the International Monetary Fund. China now wants to build the roads and pipelines needed to smooth access to the resources it needs to continue its development. Đối với một số nước, Bắc Kinh đang thúc đẩy chính sách mở cửa. Thương mại giữa Trung Quốc và năm quốc gia Trung Á – Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan – đã gia tăng đáng kể từ năm 2000, đạt tới 50 tỷ USD trong năm 2013, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Hiện nay, Trung Quốc muốn xây dựng đường sá và ống dẫn dầu để dễ dàng tiếp cận các nguồn nguyên liệu cần thiết cho công cuộc phát triển của họ.
    Mr Xi started to offer more details about the scheme earlier this year with an announcement of $46bn in investments and credit lines in a planned China-Pakistan economic corridor, ending at the Arabian Sea port of Gwadar. In April, Beijing announced plans to inject $62bn of its foreign exchange reserves into the three state-owned policy banks that will finance the expansion of the new Silk Road. Some projects, already on the drawing board, seem to have been co-opted into the new scheme by bureaucrats and businesspeople scrambling to peg their plans to Mr Xi’s policy. Ông Tập khởi sự cung cấp thêm chi tiết về kế hoạch này vào đầu năm nay với một thông báo đầu tư và vốn tín dụng 46 tỷ USD cho hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan đã được dự tính từ trước, kết thúc tại cảng biển Ả Rập ở Gwadar. Vào tháng Tư, Bắc Kinh công bố kế hoạch bơm 62 tỷ USD dự trữ ngoại hối cho ba ngân hàng nhà nước để tài trợ cho việc khuếch trương Con đường Tơ lụa mới. Một số dự án, đã được hoạch định, có vẻ như được bổ sung vào chương trình mới này bởi các quan chức và doanh nhân đang tìm cách gắn kết kế hoạch của họ vào chính sách của ông Tập.
    “They are just putting a new slogan on stuff they’ve wanted to do for a long time,” says one western diplomat.

    “It’s like a Christmas tree,” says Scott Kennedy, deputy director at the Center for Strategic and International Studies in Washington. “You can hang a lot of policy goals on it, but no one has done a proper economic analysis. The government money they are putting in is not enough; they hope to bring in private capital, but would private capital want to invest? Will it make money?”

    “Họ chỉ đặt một khẩu hiệu mới lên những thứ mà họ từng muốn làm từ lâu”, một nhà ngoại giao phương Tây cho biết.

    Scott Kennedy, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington nói: “Giống như một cây Giáng sinh, bạn có thể treo rất nhiều mục tiêu chính sách trên đó, nhưng chưa có ai thực hiện một cuộc phân tích kinh tế thích ứng. Số tiền nhà nước mà họ chi ra là chưa đủ; họ hy vọng sẽ có nguồn vốn tư nhân, nhưng nguồn vốn tư nhân có muốn đầu tư hay không? Họ sẽ có lời hay không?”

    As well as offering a glimpse of China’s ambition, the new Silk Road presents a window into how macroeconomic policy is made in Beijing — often on the hoof, with bureaucrats scurrying to flesh out vague and sometimes contradictory statements from on high. “Part of this is top down, part of this is bottom up, but there is nothing in the middle so far,” says a former Chinese official.

    “The rest of the bureaucracy is trying to catch up to where Xi has planted the flag,” says Paul Haenle, director of the Carnegie-Tsinghua Center in Beijing. “This is something that Xi announces and then the bureaucracy has to make something of it. They have to put meat on the bones.”

    Như để cung cấp một cái nhìn thoáng qua về tham vọng của Trung Quốc, Con đường Tơ lụa mới cho thấy chính sách kinh tế vĩ mô được Bắc Kinh thực hiện như thế nào – thường là thiếu chuẩn bị, với các quan chức vội vã mổ xẻ các lời tuyên bố mơ hồ và đôi khi mâu thuẫn của cấp cao. “Một phần thì từ trên xuống, một phần thì từ dưới lên, cho đến nay vẫn không có gì ở giữa”, một cựu quan chức Trung Quốc cho biết.

    “Phần còn lại của bộ máy hành chánh là cố gắng bắt kịp những nơi ông Tập cắm cờ”, Paul Haenle, giám đốc Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở Bắc Kinh nói. “Đây là điều mà ông Tập tuyên bố và sau đó bộ máy hành chánh phải làm điều gì đó về nó. Họ phải đắp thịt lên khúc xương”.

    Some clues emerged in March when the powerful National Development and Reform Commission, China’s central planning body, published a clunky document, “Visions and Actions on Jointly Building Silk Road Economic Belt and 21st-century Maritime Silk Road”. It provides a great deal of detail in some places — such as which book fairs will be held — but is patchy in others, like which countries are included. Peru, Sri Lanka and even the UK are included in some versions of semi-official maps but left out of others. Vài đầu mối xuất hiện vào tháng 3, khi Ủy ban Cải cách và Phát triển đầy quyền lực, cơ quan kế hoạch trung ương Trung Quốc, công bố một tài liệu thô sơ, “Viễn ảnh và kế hoạch hành động cùng lúc xây dựng kinh tế cho Con đường Tơ lụa trên bộ và Con đường Tơ lụa hàng hải của thế kỷ 21”. Tài liệu ghi chép rất chi tiết ở một số điểm – chẳng hạn như những hội chợ sách nào sẽ được tổ chức – nhưng lại chắp vá ở những chỗ khác, như những nước nào được bao gồm trên Con đường Tơ lụa. Peru, Sri Lanka và thậm chí cả Vương quốc Anh được bao gồm trong một số phiên bản của bản đồ bán chính thức nhưng không có trong những phiên bản khác.
    A complete list appears to exist, however. On April 28 the commerce ministry announced that Silk Road countries account for 26 per cent of China’s foreign trade, a remarkably precise statistic. However, a request from the Financial Times for more specific details on the list of nations went unanswered. Tuy nhiên, một danh sách đầy đủ có vẻ đã có. Vào ngày 28 tháng 4, Bộ Thương mại thông báo rằng các nước bao gồm trong Con đường Tơ lụa chiếm 26% thương mại nước ngoài của Trung Quốc, một thống kê thật chính xác. Tuy nhiên, khi Financial Times yêu cầu cho biết chi tiết cụ thể hơn về danh sách các quốc gia thì đã không được trả lời.
    There is also no indication yet of how it will be run — through its own bureaucracy, or as separate departments in different ministries and policy banks. With foreign governments and multinational banks eagerly following the Delphic utterances from Beijing to understand what it means, the vagueness and confusion has not gone unnoticed.

    “If we want to talk to the Silk Road,” says a diplomat from a neighbouring state, “we don’t know who to call.”

    Cũng không có dấu hiệu nào về cách thức Con đường Tơ lụa sẽ được điều hành như thế nào – thông qua bộ máy hành chánh của chính họ, hoặc như những bộ phận riêng biệt trong các bộ khác nhau và các ngân hàng chính sách. Đối với các chính phủ ngoại quốc và các ngân hàng đa quốc gia vội vã chạy theo những lời lẽ mơ hồ từ Bắc Kinh để tìm hiểu ý nghĩa của nó, sự mơ hồ và lẫn lộn đã không phải là không được chú ý.

    Một nhà ngoại giao của một nước láng giềng cho biết: “Nếu chúng tôi muốn nói chuyện về Con đường Tơ lụa, chúng tôi không biết ai để gọi”.

    As the country’s economic interests expand abroad, its massive security apparatus and military will probably be pulled into a greater regional role. China has no foreign military bases and steadfastly insists that it does not interfere in the domestic politics of any country. But a draft antiterrorism law for the first time legalises the posting of Chinese soldiers on foreign soil, with the consent of the host nation. Khi lợi ích kinh tế của quốc gia mở rộng ra nước ngoài, bộ máy an ninh và quân sự khổng lồ của họ có thể sẽ được kéo vào một vai trò lớn hơn trong khu vực. Trung Quốc không có căn cứ quân sự ở ngoại quốc và kiên quyết khẳng định rằng họ không can thiệp vào chính trị nội bộ của bất cứ nước nào. Nhưng một dự thảo luật chống khủng bố, lần đầu tiên, hợp thức hóa việc đưa lính Trung Quốc ra ngoại quốc, với sự đồng ý của nước chủ nhà.
    China’s military is also eager to get its share of the political and fiscal largesse that accompanies the new Silk Road push. One former US official says he was told by senior generals in the People’s Liberation Army that the One Belt, One Road strategy would have a “security component”. Quân đội Trung Quốc cũng mong muốn chia phần trong phần thưởng chính trị và tài chính đi kèm với việc xây dựng Con đường Tơ lụa mới. Một cựu viên chức Mỹ nói ông được các tướng lĩnh cấp cao trong Quân đội Trung Quốc cho biết chính sách Nhất Đới Nhất Lộ sẽ có một “bộ phận an ninh”.
    Projects in unstable areas will inevitably test China’s policy of avoiding security entanglements abroad. Pakistan has assigned 10,000 troops to protect Chinese investment projects, while in Afghanistan, US troops have so far protected a Chinese-invested copper mine. Các dự án trong các khu vực bất ổn chắc chắn sẽ thử thách chính sách né tránh những vướng mắc an ninh ở nước ngoài của Trung Quốc. Pakistan đã phái 10.000 quân để bảo vệ các dự án đầu tư của Trung Quốc, trong khi đó ở Afghanistan, quân đội Mỹ cho đến nay vẫn bảo vệ một mỏ đồng do Trung Quốc đầu tư.
    Port construction in countries like Sri Lanka, Bangladesh and Pakistan has led some analysts to question whether China’s ultimate aim is dual-use naval logistics facilities that could be put into service controlling sea lanes, a strategy dubbed the “String of Pearls”. Việc xây dựng cảng ở các nước như Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan đã khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi phải chăng mục đích tối hậu của Trung Quốc là các cơ sở hậu cần hải quân với tác dụng kép có thể được đưa vào phục vụ kiểm soát các tuyến đường biển, một chiến lược được đặt tên là “Chuỗi Ngọc trai”.
    Achieving the trust of wary neighbours including Vietnam, Russia and India is not a given, and is consistently being undermined by sustained muscle flexing by China elsewhere. In the South China Sea, for example, naval confrontations have increased in the face of aggressive maritime claims by Beijing. Đạt được sự tin tưởng của các nước láng giềng có nghi ngại bao gồm Việt Nam, Nga và Ấn Độ không phải là điều tự nhiên và luôn bị phá hoại bởi sự phô trương sức mạnh liên tục của Trung Quốc ở những nơi khác. Ở Biển Đông, ví dụ, các cuộc đối đầu hải quân đã tăng lên cùng với các tuyên bố chủ quyền hung hăng của Bắc Kinh.
    Exporting overcapacity Xuất khẩu thặng dư
    Lenin’s theory that imperialism is driven by capitalist surpluses seems to hold true, oddly, in one of the last (ostensibly) Leninist countries in the world. It is no coincidence that the Silk Road strategy coincides with the aftermath of an investment boom that has left vast overcapacity and a need to find new markets abroad. Lý thuyết của Lenin nói rằng chủ nghĩa đế được thúc đẩy bởi thặng dư tư bản dường như đã đúng, mỉa mai thay, tại một trong những quốc gia Leninist (bề ngoài) cuối cùng trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà chiến lược Con đường Tơ lụa trùng hợp với kết quả của sự bùng nổ đầu tư, đã tạo ra tình trạng thặng dư khổng lồ và cần phải tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài.
    “Construction growth is slowing and China doesn’t need to build many new expressways, railways and ports, so they have to find other countries that do,” says Tom Miller of Beijing consultancy Gavekal Dragonomics. “One of the clear objectives is to get more contracts for Chinese construction companies overseas.” Tom Miller của công ty tư vấn Bắc Kinh Gavekal Dragonomics nói: “Tăng trưởng xây dựng đang chậm lại và Trung Quốc không cần phải xây dựng nhiều tuyến đường cao tốc mới, đường sắt và cảng biển, do đó họ phải tìm các nước khác đang cần. Một trong những mục tiêu rõ ràng là đạt được nhiều hợp đồng cho các công ty xây dựng Trung Quốc ở nước ngoài”.
    Like the Marshall Plan, the new Silk Road initiative looks designed to use economic treats as a way to address other vulnerabilities. China’s western frontiers and its central Asian neighbours are home to vast reserves of oil and gas. The Xinjiang region, sitting on some of China’s largest energy reserves and crucial to the Silk Road project, is also home to a restive Muslim Uighur population that is culturally Turkish, far poorer than the citizens of coastal China and seeking a break with Beijing. The region has been the scene of serious outbreaks of violence in recent years. Giống như kế hoạch Marshall, bề ngoài của sáng kiến Đường Tơ lụa mới được thiết kế với việc sử dụng những phần thưởng kinh tế như một cách để lấp những lỗ hổng khác. Biên giới phía tây của Trung Quốc và các nước láng giềng Trung Á là nơi có trữ lượng dầu và khí đốt to lớn. Vùng Tân Cương, tọa lạc trên nguồn dự trữ năng lượng lớn nhất của Trung Quốc và quan trọng đối với dự án Con đường Tơ lụa, cũng là quê hương của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ mang văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ, nghèo hơn nhiều so với các công dân ven biển của Trung Quốc và đang muốn ly khai khỏi Bắc Kinh. Khu vực này đã từng xảy ra những vụ bùng phát bạo lực nghiêm trọng trong những năm gần đây.
    A push into central Asia will partly fill the vacuum left by the retreat of Moscow after the cold war, followed by Washington’s military pullback from Afghanistan next year. With Beijing saying it is facing a rising terrorist threat, stabilising the wider region is a priority. Tiến vào Trung Á một phần sẽ lấp vào khoảng trống do sự rút quân của Moscow để lại sau chiến tranh lạnh, tiếp theo với sự rút quân của Washington khỏi Afghanistan trong năm tới. Với việc Bắc Kinh nói rằng họ đang đối mặt với các đe dọa khủng bố tăng cao, việc ổn định khu vực rộng lớn hơn là một ưu tiên.
    But, in doing so, China will inherit the same chicken and egg problem that has plagued the US in its “nation building” attempts — having to ask whether security and stability is a pre-requisite for economic development, or whether, as Beijing appears to believe, it can pacify local conflicts with a sea of investment and infrastructure spending. Nhưng, khi làm như vậy, Trung Quốc sẽ gặp phải vấn đề con gà và quả trứng như đã từng hành hạ Mỹ trong nỗ lực “xây dựng quốc gia” – phải chăng an ninh và ổn định là một điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế, hoặc phải chăng, như Bắc Kinh có vẻ tin rằng, họ có thể bình định các cuộc xung đột địa phương với cả một biển đầu tư và chi tiêu cơ sở hạ tầng.
    Combating radical Islam Đối phó với Hồi giáo cực đoan
    If this approach does not work, China will be faced with some grim alternatives — either turn tail and leave, or risk getting bogged down in security commitments and local politics. It has made clear that it does not want to replace the US in Afghanistan nor does it see itself as a regional policeman. “China will not fall into the same mistakes,” says Jia Jinjing, a specialist on south Asia at Beijing’s Renmin University. Nếu phương pháp này không hiệu quả, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một số lựa chọn u ám khác – hoặc là quay gót và bỏ cuộc, hoặc có nguy cơ bị sa lầy trong các cam kết an ninh và chính trị địa phương. Trung Quốc đã từng nói rõ rằng họ không muốn thay thế Mỹ ở Afghanistan cũng như không đóng vai trò cảnh sát khu vực. “Trung Quốc sẽ không rơi vào những sai lầm tương tự”, Jia Jinjing, một chuyên gia về Nam Á tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh, nói.
    Economic development, strategists in Beijing argue, will remove the appeal of radical Islam in China and Pakistan, Afghanistan and central Asia. But critics note that culturally insensitive policies, an enormous security presence and economic strategies that benefit Chinese communities at the expense of locals have so far only escalated tensions in Xinjiang, the desert region that has 22 per cent of China’s domestic oil reserves and 40 per cent of its coal deposits. Phát triển kinh tế, chiến lược gia tại Bắc Kinh lập luận, sẽ loại bỏ sự hấp dẫn của Hồi giáo cực đoan ở Trung Quốc và Pakistan, Afghanistan và Trung Á. Nhưng các nhà phê bình lưu ý rằng, chính sách không lưu tâm đến văn hóa, sự hiện diện của bộ máy an ninh khổng lồ và chiến lược kinh tế làm lợi cho cộng đồng người Hoa hơn người dân địa phương, cho đến nay chỉ làm gia tăng căng thẳng ở Tân Cương, một vùng sa mạc với 22% trữ lượng dầu nội địa của Trung Quốc và 40% dự trữ than đá.
    Roads and pipelines across Pakistan and Myanmar will ultimately allow China to avoid another strategic vulnerability — the chokepoint of the Strait of Malacca, through which about 75 per cent of its oil imports pass. Already, half of China’s natural gas arrives overland from central Asia, thanks to an expensive strategy by Mr Xi’s predecessors to cut dependence on seaborne imports. Đường sá và ống dẫn dầu qua Pakistan và Myanmar cuối cùng sẽ cho phép Trung Quốc tránh được điểm yếu chiến lược khác – điểm nút chặn của eo biển Malacca, với khoảng 75% lượng dầu nhập khẩu của họ phải đi ngang qua. Hiện tại, một nửa lượng khí đốt của Trung Quốc được dẫn vào bằng đường bộ từ Trung Á, nhờ vào chiến lược tốn kém của người tiền nhiệm của ông Tập để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu qua đường biển.
    While some neighbours will welcome the investment, it is less clear they will want China’s overcapacity. Many have unemployment and underperforming steel mills of their own, or ambitions to develop their own industry rather than import someone else’s. Trong khi có một số nước láng giềng sẽ chào đón đầu tư, nhưng không rõ họ có muốn hàng thặng dư của Trung Quốc. Nhiều nước có tỷ lệ thất nghiệp cao và những nhà máy thép hiệu suất thấp của riêng mình, hoặc có tham vọng để phát triển ngành công nghiệp của họ hơn là nhập khẩu của người khác.
    Large-scale investment could also trigger concerns about opening the floodgates to Chinese economic dominance — as it has done in Myanmar and Sri Lanka — and, by extension, political influence. But China is hoping the lure of massive spending will prove too great an incentive for its neighbours to resist. Đầu tư quy mô lớn cũng có thể gây ra những lo ngại về việc mở rộng cửa cho sự thống trị kinh tế của Trung Quốc – như họ đã từng làm ở Myanmar và Sri Lanka – và xa hơn nữa, là ảnh hưởng chính trị. Nhưng Trung Quốc hy vọng miếng mồi của sự chi tiêu khổng lồ sẽ chứng tỏ là một động lực lớn đến nỗi các nước láng giềng khó có thể chống lại.
    “They [Beijing] don’t have much soft power, because few countries trust them,” says Mr Miller. “They either can’t or don’t want to use military power. What they have is huge amounts of money.”

    Additional reporting by Michael Peel and Ma Fangjing

    “Họ [Bắc Kinh] không có nhiều quyền lực mềm, vì ít quốc gia tin tưởng họ”, ông Miller nói. “Họ không thể cũng như không muốn sử dụng sức mạnh quân sự. Những gì họ có là một khoản tiền khổng lồ”.

    Với sự cộng tác của Michael Peel và Ma Fangjing

    Translated by Trần Văn Minh
    http://www.ft.com/intl/cms/s/2/6e098274-587a-11e5-a28b-50226830d644.html#axzz3owNsPJDx

    Nguồn

    ____________________
    Bài đọc quan tâm

    Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948
    Đại Hội đồng Liên hợp quốc
    Hiệp định Geneva 1954 – Nguyên nhân và hậu quả
    Hòa đàm Paris – Vietnam và các cường quốc

  3. Pingback: Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu | Việt Anh

  4. Pingback: Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu | luusongviet

  5. Pingback: Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu - TRÀ TỦA CHÙA

  6. Pingback: Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu | SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG

  7. Pingback: Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu | Trinhngoctoan's Blog

  8. Pingback: Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu - Cafe Ku Búa

  9. Pingback: Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu | Khoa học và Tu luyện

  10. Để Tiêu Diệt Một Dân Tộc

    Lê Minh Nguyên

    Ảnh: Internet

    ” Để tiêu diệt một dân tộc nó “là một tiến trình, không phải một sự kiện” như GS Sheri Rosenberg quan sát. Tiến trình này Trung Quốc lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Nó lâu dài và đa dạng, được tăng tốc bởi chế độ chính trị của nước nạn nhân. Chế độ khoá tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc, hai đảng cộng sản đàn anh và đàn em rù rì rủ rỉ với nhau trong bóng tối. Nó biến Việt Nam trước tiên là bãi rác, kế đến là con đường mòn nam tiến. “

    Khi sinh tiền bà GS Sheri Rosenberg có viết “Diệt chủng là một tiến trình, không phải một sự kiện” (Genocide Is a Process, Not an Event [1]. Bà cho rằng đó là một sự giảm thiểu từ từ sức sống của dân tộc đó về cả hai mặt chất lượng và số lượng (genocide by attrition).

    Trong lịch sử loài người, diệt chủng đã xảy ra rất nhiều cho các dân tộc, tuy hoàn cảnh và đặc tính có khác nhau, nhưng nó có các điểm giống nhau như: (1) diễn ra trong bối cảnh thế giới ít quan tâm vì do một sự kiện lớn khác chiếm hết các băng tầng của truyền thông các nước, (2) muốn xóa bỏ, làm bạc nhược, hay đuổi dân tộc đó ra khỏi một vùng lãnh thổ, (3) chủ thể gây ra là một chính quyền hay một quốc gia ở tại thực địa hay ở ngoài thực địa, (4) xem sự hiện hữu hay sự hùng mạnh của dân tộc đó là một mối đe dọa, (5) xảy ra khi dân tộc đó không có khả năng để tự bảo vệ, (6) chủ thể gây ra thường nhân danh một lý tưởng, một chủ nghĩa, một tín ngưỡng, hay một sự tự vệ, (7) chủ thể gây ra thấy không có ai ở bên ngoài thực sự có khả năng can thiệp vào, (8) sự diệt chủng xảy ra trong một thời gian dài, không phải giết hàng loạt trong một vài lần, (9) sự diệt chủng không chừa một ai, dù đàn bà hay trẻ em [2].

    Trong quá khứ ta thấy có khoảng 6 triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã sát hại từ 1933-1945, khoảng 1 triệu người Tutsi bị sát hại trong năm 1994 ở Rwanda bởi chính quyền người Hutu, khoảng 1.5 triệu người Armedian bị sát hại dưới tay người Thổ Nhĩ Kỳ từ 1915-1923, khoảng 1.5 triệu người Cam Bốt dưới tay Pol Pot từ 1975-1979, hơn 1 triệu người Ái Nhĩ Lan chết đói 1846-1852 mà nguời Anh gián tiếp để cho xảy ra, nhiều triệu thổ dân ở Mỹ Châu bị chết vì bệnh đậu mùa (smallpox) do người Âu Châu đem sang cùng sự tàn sát người Inca và người Aztecs, chính quyền Úc từ 1909 đến thập niên 1970s chủ trương tiêu diệt thổ dân bằng cách bắt cóc trẻ sơ sinh của họ,…[3].

    Việt Nam là nạn nhân của tiến trình này qua cả ngàn năm lịch sử, nó giảm tốc khi Việt Nam giành được độc lập, nhưng tăng tốc trở lại khi phong trào cộng sản thắng thế với quốc tế vô sản, và càng thảm não hơn khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, CSVN lệ thuộc vào CS Trung Quốc nhiều hơn để tồn tại, mà Hội Nghị Thành Đô 1990 và hai thập niên sau đó là đỉnh điểm của sự thần phục.

    Trung Quốc từ ngàn năm, do địa chính trị chéo ngoe thất thế, hoặc chỉ thu mình ở trung nguyên hay chỉ có thể tiến nam để bành trướng, nên xem Việt Nam là cái gai cần phải nhổ cho trống đường, cả bộ lẫn thủy. Trung Quốc xem sự hùng mạnh của Việt Nam là một mối đe dọa, cản bước Trung Quốc trong việc chế ngự Đông Nam Á với khoảng trên 600 triệu dân, với tài nguyên Biển Đông và đường vào Ấn Độ Dương để tiếng đến Trung Đông và Phi Châu.

    Nhưng tiêu diệt dân tộc Việt Nam thì rất khó mà ngàn năm lịch sử đã chứng minh. Vậy thì diệt chủng bằng một tiến trình từ từ và đa dạng là giải pháp mà họ có thể làm được, vừa hiệu quả vừa không gây ồn ào để dư luận thế giới quan tâm.

    Ở Hội Nghị Geneva 1954, trong các cuộc đàm phán giữa các bên, Trung Quốc với thủ tướng Chu Ân Lai luôn thúc ép phía Việt Nam chia đôi đất nước [4]. Nhà sử học Nayan Chanda nhận xét: “Trung Quốc ủng hộ sự tồn tại của hai Việt Nam và nói chung mong muốn có một đa quốc gia tại biên giới của nó…”[5].

    Trong Chiến Tranh Việt Nam, Trung Quốc cung cấp súng đạn cho Miền Bắc xâm lăng Miền Nam, muốn cho huynh đệ tương tàn, Trung Quốc còn cho cả 170,000 quân Trung Quốc vào trấn giữ Miền Bắc để CSVN dốc toàn lực lượng xâm lăng Miền Nam [6]. Một Việt Nam yếu và tan nát là một dạng của tiến trình tiêu diệt một dân tộc.

    Khi Miền Bắc chiếm được Miền Nam năm 1975, những ngày trước khi Miền Nam sụp đổ, Trung Quốc không muốn có một Việt Nam thống nhất mà muốn tiếp tục duy trì hai thực thể, họ đã liên lạc với Tòa Đại Sứ Pháp và với phía ông Dương Văn Minh trong ý định này, nhưng đã không thực hiện được vì biến cố xảy ra quá nhanh và ông DVM đi về hướng người em ruột của ông là Dương Thanh Nhựt (Mười Ty – [7] phía CSVN, đang ngã hẳn về Liên Sô. Sử gia Dương Trung Quốc đồng ý với đánh giá của truyền thông quốc tế lúc bấy giờ là Trung Quốc muốn “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Ông nêu bật là, bất chấp sự chọc gậy bánh xe của Trung Quốc, CSVN năm 1975 đã thống nhất đất nước. Phản ứng sau đó của Trung Quốc là xúi giục lực lượng Khmer Đỏ của Pol Pot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và xua quân đánh vào vùng biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979 [8].

    Để tiêu diệt một dân tộc, Trung Quốc sử dụng một tiến trình lâu dài và đa dạng: từ chia đôi đất nước, cung cấp súng đạn cho huynh đệ tương tàn, thừa cơ hội Hoa Kỳ rút quân để chiếm Hoàng Sa, thừa cơ hội CSVN chơi vơi trước sự suy tàn của Liên Sô và Đông Âu để chiếm Trường Sa, lợi dụng lúc CSVN sẽ té nếu không có họ chống lưng để tung ra đường lưỡi bò, xây đảo, chiếm thêm ngư trường, đưa thêm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay vùng chồng lấn ở vịnh Bắc Bộ, xâm nhập nóc nhà Việt Nam qua việc khai thác bauxite, nơi có vị trí chiến lược và xả rác bùn đỏ, chiếm các khu rừng đầu nguồn, khống chế nước sông Mekong gây nhiễm mặn cái nôi nông phẩm và hủy diệt tôm cá, núp sau Đài Loan xây dựng nhà máy thép Formosa Vũng Áng, nơi có vị trí yết hầu dễ cắt VN cả bộ lẫn thuỷ với chỉ khoảng 40 cây số đến Lào và 320 cây số đến căn cứ hải quân Du Lâm của TQ, làm nhiễm độc biển đưa chất độc vào hệ thống dây chuyền thực phẩm tàn phá sức sống dân tộc nhiều thế hệ về sau, nhập vào Việt Nam các thực phẩm và hóa chất độc hại, xây các nhà máy không an toàn gây ô nhiễm không khí hay nguồn nước từ Bắc đến Nam như nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận hồi tháng 4/2015 [9], xây các phố Tàu khắp các tỉnh thành.

    Trung Quốc từng lấy cớ mượn đường vào đánh Chiêm Thành đời nhà Trần để xâm lăng Việt Nam. Ngày nay việc mượn đường được thể hiện dưới hình thức đầu tư kinh tế. Thâm hụt thương mại với Trung Quốc năm 2015 là khoảng 35 tỷ đôla, số tiền khổng lồ này mà Trung Quốc móc được từ Việt Nam mỗi năm giúp Trung Quốc mượn đường vào Việt Nam bằng chi phí của Việt Nam [10].

    Việt Nam đất hẹp dân đông, mật độ dân số được coi là quá cao, khoảng 270 người cho một cây số vuông, gấp 7 lần so với tiêu chuẩn [11] thế giới. Cho nên để dọn con đường mòn tiến nam, họ vừa cho dân Trung Quốc vào sống xôi đậu chiếm các vị thế thượng phong, vừa hủy hoại môi trường để bào mòn sức sống, đuổi người Việt đi nơi khác. Các khu phố Tàu nở ra từ sau Hội Nghị Thành Đô ở các tỉnh như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bình Dương… [12] càng ngày càng mọc lên nhiều hơn.

    Đảng CSVN lại không quan tâm gì đến môi trường, trong khi Trung Quốc đang dùng nó để tiêu diệt một dân tộc. Các nước như Đức, Áo, Bỷ, Ý, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ và cả Phi Luật Tân đang chủ trường giảm thiểu và loại bỏ hẳn điện hạt nhân. Các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Tây Ban Nha đang cắt xuống dần các nhà máy [13]. Trong khi đó thì Việt Nam lại hồ hởi xây dựng ở Ninh Thuận. Nếu tai nạn xảy ra thì sức tàn phá môi trường sẽ vô cùng khủng khiếp. Rất nhiều các chuyên gia điện hạt nhân bên trong và bên ngoài Việt Nam hết sức lo lắng và lên tiếng báo động, nhưng CSVN bỏ ngoài tai vì xây dựng hàng tỷ đôla thì tiền bôi trơn tham nhũng sẽ khổng lồ cho họ[14]. Việt Nam có bờ biển dài và vô cùng xinh đẹp, các nhà máy như Formosa hay điện hạt nhân sẽ lấy đi món quà thiên nhiên quý giá của dân tộc.

    Các nước theo chế độ cộng sản có một điểm chung là xem rẽ sự sống của người dân trong nước. Họ xem dân là con vật để thí nghiệm trong việc họ thay Thượng Đế để cơ cấu lại xã hội con người (social engineering). Coi dân như cái đinh con ốc trong bộ máy cơ khí, có thể ném bỏ một cách vô cảm (expendable), hoàn toàn không có nhân vị. Chủ nghĩa cộng sản với ý niệm “đạo đức cách mạng” mà Lê Nin cổ xuý, dạy cán bộ phải biết xem rẽ đạo đức mà các tôn giáo lớn của nhân loại xiển dương để làm bất cứ điều gì có lợi cho đảng. Sự bạo tàn từ đó mà ra! Não trạng này ngày nay cũng còn di truyền sang hậu CS của chế độ Putin [15]. CSVN là đàn em của cộng sản Liên Sô và Trung Quốc cho nên cũng không ngoại lệ. Sự kiện cá chết và môi trường sống bị tàn phá đã phơi bày rõ nét điều này.

    Các nước theo chế độ cộng sản có một điểm chung thứ hai là “khôn nhà dại chợ”, hà hiếp và giết hại dân mình nhưng sợ ngoại bang, nhất là những ngoại bang có sức mạnh quân sự hay kinh tế. Lợi dụng tâm lý “dại chợ” này của CSVN mà Trung Quốc đã và đang xây hàng rào khóa các cửa biển của Việt Nam, khóa từ các nhà máy dọc bờ cho đến những chuỗi đảo ngoài khơi, khóa từ dưới nước lên đến trên không trung, biến Việt Nam thành con đường mòn Mao Trạch Đông ven biển để họ tiến nam.

    Hiện tượng cá chết xuất hiện từ ngày 4/4 nhưng tứ trụ đều lặng thinh vô trách nhiệm. Mãi đến 22/4 TBT Nguyễn Phú Trọng mới đến Hà Tĩnh, nhưng không phải để hỏi thăm dân việc cá chết hay lo lắng môi trường mà để kiểm tra mô hình sản xuất nông nghiệp và tiến độ Dự án Formosa [16]. CTN Trần Đại Quang thì chẳng thèm thăm dân của 4 tỉnh bị nạn, hôm 29/4 vào Đà Nẵng phát biểu “Tôi cũng rất ủng hộ có chính sách đặc thù cho thành phố, có chính sách đặc thù thì Đà Nẵng mới bứt phá đi lên được, nếu không có là rất khó.” Sự vô trách nhiệm cùng câu nói này cho thấy chế độ đã quá hư hỏng, chỉ nơi nào có ngoại lệ, có chính sách đặc thù như Đà Nẵng thì mới phát triển được [17].

    blogger-image--1484409837
    Ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty Formosa Hà Tĩnh hôm 25/4 trên kênh truyền hình VTC14 nói rằng “Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại” [18]. Câu nói tuy nghe rất sốc, nhưng có vẻ không phải nói với dân mà là nhờ truyền thông chuyển qua cho Đảng, vì trong quá trình thành lập, Formosa không làm việc với dân mà làm việc với Đảng CSVN, dân hoàn toàn bị gạt ra bên lề. Tiền Formosa bôi trơn trám miệng thì lãnh đạo Đảng đã ăn và đã chọn nhà máy, vì vậy Đảng “khôn nhà dại chợ” nên biết phải làm gì để bảo vệ Formosa vì công ty có yếu tố nước ngoài.

    Để tiêu diệt một dân tộc nó “là một tiến trình, không phải một sự kiện” như GS Sheri Rosenberg quan sát. Tiến trình này Trung Quốc lâu nay thực hiện cho dân tộc Việt Nam. Nó lâu dài và đa dạng, được tăng tốc bởi chế độ chính trị của nước nạn nhân. Chế độ khóa tay bịt miệng người dân, không cho đất nước có sức mạnh dân tộc, hai đảng cộng sản đàn anh và đàn em rù rì rủ rỉ với nhau trong bóng tối. Nó biến Việt Nam trước tiên là bãi rác, kế đến là con đường mòn nam tiến. Nó bào mòn sức sống của dân tộc và tàn phá một đất đước xinh đẹp mà thiên nhiên ban bố. Lối thoát là đâu? – Nó nằm trong sự thông minh và dũng cảm của dân tộc ta, cho dù đã một lần uống phải bùa mê thuốc lú của chủ nghĩa cộng sản nên còn dật dờ cảnh trí. Lịch sử ngàn năm đã chứng minh, sức sống của dân ta mãnh liệt, dân tộc này không để bị tiêu diệt mà sẽ tỉnh thức để vùng lên.

    Lê Minh Nguyên

    30/4/2016

    Nguồn: Dân Làm BáoAnhBaSam )

  11. Tết Mậu Thân 1968 trong chiến lược toàn cầu của Trung Quốc

    Tết Mậu Thân 1968, quân đội cộng sản vi phạm ngưng bắn mở cuộc tổng tấn công thủ đô Sài Gòn và hầu hết các thành phố tỉnh lỵ tại miền Nam . Trên bốn mươi năm qua, do thiếu tài liệu và phân tích, chúng ta không quan tâm lắm đến vai trò và chiến lược của nhà cầm quyền Bắc kinh trong biến cố lịch sử này. Chúng ta thường chỉ xem vai trò của họ là viện trợ quân trang, quân cụ, quân nhu cho cộng sản Việt Nam.

    Bài viết này dựa trên những tài liệu nội bộ hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc được giải mật để chỉ ra vai trò chỉ đạo và chiến lược tòan cầu của những người cầm quyền Bắc Kinh trong trận tổng tấn công này. Tòan bộ các tài liệu từ phía trung quốc là biên bản các buổi họp bằng tiếng Trung Hoa, được dịch sang Anh ngữ và phổ biến trên mạng “Cold War International History Project” Woodrow Wilson International Center for Scholar. Tài liệu từ phía Việt Nam chủ yếu từ tập tài liệu Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua.  Tập tài liệu này được nhà xuất bản Sự Thật cho phổ biến khi chiến tranh Việt -Trung bắt đầu năm 1979.

    Từ những năm đầu 1950, khi hai đảng Cộng sản Việt – Trung chính thức lập quan hệ ngọai giao, Trung Quốc đã trực tiếp chỉ đạo và tham gia chiến tranh Việt Nam . Chỉnh quân, chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, các chiến dịch quân sự đều được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của các cố vấn Trung Quốc và được huấn luyện bởi các chuyên gia Trung Quốc. Hiệp định Genève chia đôi đất nước đã được Chu Ân Lai trực tiếp đề ra và tiến hành.

    Sau 1954, miền Bắc đã xẩy ra một cuộc tranh chấp giữa hai phe lãnh đạo. Phe theo Trung Quốc nắm đa số và luôn luôn thắng thế. Phe thân Liên Sô là thiểu số lại bị mang tiếng là thiếu tích cực thống nhất đất nước, không cổ vũ việc “giải phóng” miền Nam.

    Hội nghị lần thứ 15 cuả Trung Ương tháng 1-1959, bí mật ra quyết định điều động bộ đội miền Bắc chuyển vũ khí vào Nam, để tiến hành võ trang thống nhất đất nước. Ngày 7-1-1959, Hồ chí Minh chính thức xác nhận: “Như vậy là ở Đông Nam Châu Á, chúng tôi đã đứng ở tiền đồn của mặt trận dân chủ và hoà bình toàn thế giới chống lại chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh.” (1)

    Tháng 5-1963, Lưu Thiếu Kỳ đi thăm và đưa Bắc Việt đứng hẳn về phía Trung Quốc. Hồ chí Minh và Lưu Thiếu Kỳ đã ký một Tuyên Bố chung gọi “chủ nghĩa xét lại” và “cơ hội hữu khuynh” là đe dọa chính cho phong trào cộng sản quốc tế. Tháng 7-1963, Hồ chí Minh họp riêng với Chu Ân Lai và đã tuyên bố như sau: “Đừng nói là phải đánh 5 năm, 10 năm, dù có 20 năm, 30 năm, thậm chí 50 năm cũng phải đánh, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn!”. (2) Câu tuyên bố trên chỉ nhái lại khẩu hiệu: “Đánh đế quốc, đánh, đánh, đánh, đánh cho đến thắng lợi” do Mao Trạch Đông đề ra.

    Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9, Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam. Sau Hội nghị Trung Ương lần thứ 9, nhóm do Lê Duẩn cầm đầu tăng cường phê phán “chủ nghĩa xét lại hiện đại” (ám chỉ chủ trương thi đua hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, mà Liên Sô, Khrushchev, cổ vũ). Tại hội trường Ba Đình, tháng 1-1964, trước các cán bộ cao và trung cấp học tập nghị quyết 9, Trường Chinh tuyên bố: “Đường lối đối nội và đối ngoại của Đảng ta và Nhà nước ta là thống nhất về cơ bản với đường lối đối ngoại và đối nội của Đảng Cộng Sản và nhà nước Trung Quốc.” (3)

    Để tăng cường xâm nhập miền Nam, ngày 08-04-1965, Lê Duẩn sang Trung Quốc xin quân viện. Lê Duẩn lên tiếng:”Chúng tôi muốn một số phi công và thiện chí quân, … và những người thiện nguyện khác, bao gồm những đơn vị xây dựng cầu cống, đường sá.” (4) Lưu Thiếu Kỳ đáp lại “Đó chính là chính sách của chúng tôi, chúng tôi sẽ làm tốt nhất để đóng góp với các đồng chí.” (5)

    Tài liệu về phía Việt Nam cho biết: “…về nguyên tắc, đến tháng 6 năm 1965 phía Trung Quốc phải gửi phi công sang giúp Việt Nam . Nhưng ngày 16 tháng 7 năm 1965 Bộ Tổng tham mưu Quân giải phóng Trung Quốc đã báo cho Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là phía Trung Quốc không thể gửi phi công sang Việt Nam được vì ‘thời cơ chưa thích hợp’ và ‘làm như vậy không ngăn cản được địch đẩy mạnh oanh tạc’. Trong một cuộc hội đàm với phía Việt Nam tháng 8 năm 1966 họ cũng nói: ‘Trung Quốc không đủ khả năng về không quân giúp bảo vệ Hà Nội’ ”. (6) Thay vào đó, Liên Xô đã gởi phi công sang chiến trường Việt Nam .

    Tại Hà Nội, ngày 13-4-1965, Tao Zhu, bí thư Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc Nam phân bộ, báo cho Hồ chí Minh Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và Mao đã giao trách nhiệm viện binh cho 4 tỉnh phía Nam . Để chắc chắn, ngày 16-05-1965, Hồ chí Minh đã sang Trung Quốc hội kiến Mao trạch Đông. Ông trình bày với Mao kế họach xây dựng hệ thống giao thông phía Bắc để tiếp nhận quân viện từ các quốc gia trong khối cộng sản qua biên giới Trung Quốc. Cùng với kế họach xây dựng đường mòn Hồ chí Minh để xâm nhập miền Nam . Ông nói với Mao: “Nếu chủ tịch Mao đồng ý Trung Quốc sẽ giúp, chúng tôi sẽ gởi người của chúng tôi vào Nam .” Mao trạch Đông trả lời:”Chúng tôi chấp nhận. Chúng tôi sẽ làm. Không có vấn đề gì cả.” (7)

    Ngày 23-3-1966, Lê Duẩn sang Trung Quốc bị Chu Ân Lai chất vấn về việc Việt Nam chính thức kêu gọi viện binh từ các quốc gia cộng sản khác, nhất là từ Xô Viết. Chuyến cầu viện này có lẽ đã thất bại, ba tuần sau Lê Duẩn lại phải sang Trung Quốc một lần nữa. Biên bản buổi họp ngày 13-4-1966, giữa Chu Ân Lai, Đặng tiểu Bình, Kang Shen, Lê Duẩn và Nguyễn Duy Trinh, được tường trình với nhiều dữ kiện lịch sử quan trọng.

    Đặng tiểu Bình cho biết chỉ chưa đến một năm Trung Quốc đã gởi sang Việt Nam 130.000 quân để xây dựng cơ sở hạ tầng chiến lược, hằng chục ngàn quân chiến đấu hiện đang túc trực ở biên giới, đã có những thảo luận về việc Trung Quốc sẽ tham chiến nếu chiến tranh xảy ra. Lê Duẩn góp ý:” Bây giờ đã có hằng trăm ngàn quân Trung Quốc tại Việt Nam , nhưng chúng tôi nghĩ rằng nếu có chuyện nghiêm trọng xẩy ra, ở đó cần thiết 500.000 quân.” (8) Phía Trung Quốc cũng miễn cưỡng chấp nhận để Việt Nam nhận viện binh từ các quốc gia cộng sản khác.

    Trong cùng buổi họp, Chu Ân Lai tuyên bố dự định sẽ gởi chừng 4 đến 5 tóan nghiên cứu quân sự gồm chừng 100 người vào Nam Việt Nam để trực tiếp quan sát tình hình quân sự. Chu Ân Lai nhấn mạnh các toán này có thể sẽ đến tận ngọai ô Sài Gòn.

    Tháng 6-1967, đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân. Ngày 4-7-1967, Võ Nguyên Giáp và Phạm văn Đồng đã sang Trung Quốc tường trình Bắc Kinh tình hình và chiến lược quân sự. Phạm văn Đồng đã báo cáo Chu ân Lai như sau: “Một số chiến lược đang được áp dụng trên chiến trường miền Nam theo lời đề nghị khi trước của các đồng chí. Việc này chứng tỏ chiến lược quân sự của chúng tôi, và của các đồng chí, là chính đáng, với tiến triển khả quan”. (9)

    “Lấy nông thôn bao vây thành thị” và “vũ trang tổng tấn công” là chiến lược do Mao Trạch Đông đề xướng. Chiến lược này được sử dụng như kim chỉ nam cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân. Nhà cầm quyền Hà Nội còn tin rằng dân chúng miền Nam sẽ nổi dậy, quân đội Việt Nam Cộng Hòa sẽ chạy theo quân đội cộng sản, vì thế họ còn gọi là “cuộc tổng tiến công và nổi dậy”. Điều này đã không xảy ra, ngược lại quân và dân miền Nam đã anh dũng bẻ gẫy, đánh tan tòan bộ cuộc tấn công.

    Trong buổi họp, ngày 4-7-1967, Chu ân Lai than thở, ông và các đồng chí của ông đều đã trên dưới bẩy mươi, và nhấn mạnh:”Mặc dù tôi đã già, tham vọng vẫn còn đó. Nếu chiến tranh ở miền Nam không chấm dứt vào năm tới, tôi sẽ thăm các đồng chí và tham quan.” (10) Năm tới mà Chu ân Lai muốn nhấn mạnh là Mậu Thân 1968. Điều này cho thấy cả nhà cầm quyền Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều rất kỳ vọng vào chiến thắng quân sự trong cuộc tổng tấn công này.

    Phạm văn Đồng cũng đã báo cho Chu ân Lai biết Liên Xô đề nghị Trung Quốc cho gia tăng số lượng quân viện Liên Xô chuyển sang Việt Nam qua ngõ Trung Quốc từ 10.000 lên 30.000 tấn mỗi tháng. Có thể, Liên Xô sẽ gởi một số đầu máy xe lửa sang Trung Quốc. Để sửa sọan cuộc tổng tấn công, riêng nửa năm 1967, Phạm văn Đồng cho biết Trung Quốc đã quyết định viện trợ Việt Nam 500.000 tấn lương thực.

    Tài liệu từ phía Trung Quốc cho thấy Liên Xô đã không được báo cáo tường tận cuộc tổng tấn công này. Sau Tết Mậu Thân, Liên Xô đã chỉ trích nhà cầm quyền Hà nội và cho rằng quyết định tổng tấn công Mậu thân là một quyết định sai lầm.

    Có thuyết cho rằng có bất đồng trong Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam về quyết định tổng tấn công. Tuy nhiên các tài liệu đã giải mật từ cả hai phía Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không hổ trợ cho thuyết này.

    Qua các tài liệu được giải mật từ phía Trung Quốc, chúng ta có thể thấy được vài lý do khiến Trung Quốc trực tiếp chỉ đạo và tham gia tổng tấn công:

    (1) bành trướng ảnh hưởng khối cộng sản nói chung, Trung Quốc nói riêng;

    (2) tranh giành ảnh hưởng với Liên Xô;

    (3) thất bại xây dựng kinh tế, Trung Quốc cần lý do “giải phóng miền Nam Việt Nam” và ” đế quốc Mỹ đe dọa tấn công Trung Quốc” để giải tỏa áp lực từ quần chúng và nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc;

    (4) thất bại chiếm đóng Đài Loan, Trung Quốc sử dụng miền Nam như một thí điểm quân sự cho chiến lược vũ trang tổng tấn công và nổi dậy;

    (5) bất ổn quân sự Nam Việt Nam bắt buộc quân đội Hoa Kỳ phải dồn nỗ lực giải quyết, do đó sẽ giải tỏa áp lực quân sự trực tiếp lên Trung Quốc;

    (6) chiến thắng quân sự của cộng sản Việt Nam (nếu có) sẽ tạo uy tín cho các lãnh tụ Trung Quốc, nhất là trong giai đọan cách mạng văn hóa đang được rầm rộ phát động.

    Tập tài Liệu “Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua” tuy không đề cập nhiều đến trận Mậu Thân, lại tố cáo: “Trong chiến lược toàn cầu của những người lãnh đạo Trung Quốc, nếu họ coi Liên Xô và Mỹ là những đối tượng chủ yếu cần phải chiến thắng, thì họ coi Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính để dễ bề đạt được lợi ích chiến lược của họ.” (11)

    Theo tài liệu này Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:

    “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô- Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (12)

    Tài liệu cũng tố cáo trong cuộc gặp giữa đại biểu bốn đảng cộng sản Việt nam, Trung Quốc, Nam Dương và Lào tại Quảng Đông tháng 9-1963, Chu Ân Lai nói: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông nam châu Á”. (13) Để mở con đường xuống Đông nam châu Á, tập tài liệu cho biết: “Như nhiều nhà chính trị và báo chí Tây Âu nhận định, Trung Quốc quyết tâm ‘đánh Liên Xô đến người Tây Âu cuối cùng’ cũng như Trung Quốc trước đây đã quyết tâm ‘đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng’ ”. (14)

    Tập tài liệu còn cho biết (Trung Quốc): “Ngăn cản nhân dân Việt Nam thương lượng với Mỹ, khuyến khích Mỹ tăng cường ném bom miền bắc Việt Nam, đây chính là cái mà tướng Mỹ M. Taylơ gọi là quyết tâm của những người lãnh đạo Trung Quốc “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”, nhằm làm suy yếu Việt Nam, có lợi cho chính sách bành trướng của họ.” (15)

    Nạn nhân của Mậu thân 1968 là hàng ngàn thường dân vô tội đã bị cộng sản chôn sống, giết chết hay gây thương tích bản thân. Là những chiến sỹ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh hay mang thương tích do quân đội cộng sản vi phạm ngưng bắn. Là tâm lý của hằng chục triệu người dân miền Nam khi phải chứng kiến tội ác của cộng sản Việt Nam.

    Thế nhưng trong khi kế họach tổng tấn công Mậu Thân được sửa sọan ở Bắc Kinh và Hà Nội. Để “bảo đảm bí mật”, các thành viên Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, các lực lượng vũ trang Bắc Việt xâm nhập chỉ biết được khi tham gia cuộc tổng tấn công. Đa số cán binh cộng sản bị lường gạt đưa vào cuộc chiến mệnh danh “giải phóng miền Nam” và “nhân dân miền Nam” sẽ nổi dậy phối hợp với họ để giải phóng Miền Nam. Hậu quả của cuộc tổng tấn công là hằng trăm ngàn cán binh cộng sản tử trận, hằng trăm ngàn người còn mang thương tích từ thể xác lẫn tinh thần. Họ và gia đình cũng cần được kể là những nạn nhân của những người cầm quyền Bắc Kinh — Hà Nội trong chiến lược tòan cầu “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” của Trung Quốc.

    Một nhân vật được nhiều lần nhắc đến trong bài này, Phạm văn Đồng, ở cuối đời đã sám hối và nhắc nhở các đồng chí của ông như sau: “tất cả chúng ta vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, vừa là công tố, vừa là quan tòa và cũng vừa là bị cáo.”

    Mậu thân đã xảy ra 42 năm trước, nhưng trong nội tâm từng người Việt từ cả hai phía Quốc Gia hay Cộng Sản vẫn còn nhiều chia rẽ. Sự chia rẽ làm suy yếu nội lực dân tộc lại chính là thành quả lớn nhất mà những người cầm quyền Bắc Kinh gặt hái trong quá trình 60 năm chỉ đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Mậu Thân nói riêng cuộc chiến Quốc Gia – Cộng Sản nói chung được đặt trong chiến lược tòan cầu của những người cầm quyền Bắc Kinh.

    Ngày nay nhiều phần đất ông cha để đã sáp nhập lãnh thổ Trung Quốc. Hằng chục ngàn cây số vuông vịnh Bắc Bộ đã mất vào tay Trung Quốc. Hòang Sa, Trường Sa và Biển Đông đang bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng. Trung Quốc ảnh hưởng từ Trung ương đảng đến hạ tầng cơ sở, từ kinh tế đến chính trị văn hóa, từ tư tưởng đến hành động … Việt Nam được ví như một chư hầu, một bán thuộc địa, một tỉnh nhỏ nghèo của Trung Quốc. Sáu mươi năm chiến tranh hận thù chia rẽ đều nằm trong chiến lược tòan cầu của của những người cầm quyền Bắc Kinh.

    Hy vọng xuân Canh Dần năm nay, chúng ta dành chút ít thời gian suy ngẫm sự thực quan hệ Việt – Trung để đồng hướng đến một Việt Nam tự do, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

    Melbourne, Úc Đại Lợi

    10/2/2010

    Ghi chú:

    (1) Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, Tập 8, trang 258, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.

    (2) Hồ Chí Minh Toàn Tập, 1989, Tập 8, trang 457, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội.

    (3) Nguyễn minh Cần, 2001, Đảng Cộng Sản Việt Nam Qua Những Biến Động Trong Phong Trào Quốc Tế Cộng Sản, trang 129, Tuổi Xanh xuất bản.

    (4), (5), (7), (8), (9)(10) Cold War International History Project, Woodrow Wilson International Center for Scholar

    (6), (11), (12), (13), 14 và (15) Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong 30 năm qua, 1979, nhà xuất bản Sự Thật.

    © Nguyễn Quang Duy

  12. DIỆT CHỦNG : Đầu độc bằng thực phẩm – Cuộc chiến thầm lặng

    .

    Đầu độc thực phẩm là một kế sách rất thâm độc nhằm Diệt Chủng một Dân Tộc. Hiện tại Vietnam đã và đang bị Trung Cộng đầu độc thực phẩm rất có hiệu quả, nhờ sự tiếp tay của đảng csVN.

    Thực phẩm.

    Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu, quan trọng nhất đối với nhân loại. Không có thực phẩm con người sẽ bị hủy diệt
    Thực phẩm (bao gồm tất cả các loại thức ăn đã hoặc chưa chế biến, nước uống có hoặc không có calories) là các nguồn chất đạm, đường, chất béo, sinh tố, muối khoáng có trong rau trái, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

    Để tiêu diệt một dân tộc, một đất nước thì đầu độc dân tộc đó bằng thực phẩm là chiến thuật tiêu diệt tinh vi nhất, dễ dàng thực hiện nhất, hiệu quả nhất, rẻ tiền nhất, không ồn ào nhưng vô cùng khốc liệt bởi nó sẽ hủy hoại sức đề kháng của dân tộc bị đầu độc qua nhiều thế hệ.

    Một dân tộc có tỉ lệ cao về bệnh hoạn, què quặt, ốm yếu, phát triển không đồng bộ sẽ bị hủy diệt, bị đồng hóa vì không đủ sức chống chọi lại những cuộc xâm lăng bằng của các dân tộc khác.

    Với chiến thuật đầu độc bằng thực phẩm, người ta không cần phải phát động một cuộc chiến tranh với vũ khí sát thương, vừa tốn kém, vừa thiệt hại về nhân mạng, dễ gây phản ứng dây chuyền với nhiều quốc gia, dân tộc khác, lôi kéo những nước này vào cuộc chiến tranh ngoài dự tính có thể đưa tới thất bại.

    Chiến thuật đầu độc thực phẩm nằm trong chiến lược hủy diệt môi sinh, hủy hoại con người, là một hình thức mềm của chiến tranh Hạt nhân – Sinh học – Hóa học ABC (Atomic-Biological-Chemical) để thôn tính, xâm lăng một đất nước mà Trung Cộng đang tiến hành với Việt Nam.

    Tầm sát hại cũng như hậu quả của cuộc chiến không dễ nhận thấy ngay mà đòi hỏi một thời gian dài, từ vài năm đến hàng chục năm hoặc lâu hơn.

    Ưu điểm của chiến thuật này là nó dễ dàng nhận được sự cộng tác, tiếp tay một cách rộng rãi, vô thức của người dân (colaborator) trong đất nước bị đầu độc, đặc biệt ở những nước tình trạng dân trí còn thấp hay bị cai trị bởi những chế độ độc tài, phản dân chủ, những chính quyền tham nhũng, hối lộ, không có khả năng điều hành đất nước như Việt Nam.

    Không kể hàng trăm tấn, thậm chí hàng ngàn tấn thực phẩm độc hại, hoặc quá hạn sử dụng như táo chứa hóa chất, nấm kim châm tẩm độc, chân gà… từ Tầu cộng được tuồn sang Việt Nam hàng ngày qua biên giới các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang…đưa về Hà Nội tiêu thụ mà ngay người Việt Nam cũng tìm cách hãm hại nhau.

    Chỉ cần vào Google search gõ vài chữ: -Thực phẩm độc Trung Quốc, bì lợn bẩn, sầu riêng ngâm hóa chất, chân gà thối, thịt lợn thối, tôm bơm tạp chất, mít chín siêu tốc, cà phê đểu…- là sẽ ra hàng trăm ngàn kết quả, đọc chóng mặt, mệt nghỉ.

    Hậu quả của những việc này là gì? Là toàn dân đầu độc lẫn nhau. Người chế biến thịt heo bẩn không ăn thịt heo, chỉ ăn thịt gà, thịt bò, người sản xuất chân gà thối không ăn thịt gà, chỉ ăn thịt heo, thịt bò (phù phép từ thịt heo)…Anh bán mít nhúng hóa chất không ăn mít, chỉ ăn sầu riêng, chuối và ngược lại.

    Cuối cùng, tất cả người Việt Nam chẳng ai tránh được, kể cả các quan chức lãnh đạo CS, đều tiêu thụ toàn thực phẩm độc hai. Nhưng đa số cứ nghĩ là mình khôn ngoan, tránh được những thức ăn tẩm hóa chất khi đi lùng sục tìm mua thực phẩm sạch, rau, trái cây, thịt, trứng nuôi bio.

    Tỉ lệ bệnh ung thư ở Việt Nam tăng lên hàng năm với tốc độ chóng mặt dường như vẫn chưa thể cảnh tỉnh người dân ngừng việc hãm hại, đầu độc nhau.

    Không những chỉ người dân, vì thiếu hiểu biết, dân trí thấp, chỉ nghĩ đến lợi nhuận, tiếp tay cho việc đầu độc thực phẩm mà ngay cả chính quyền cũng trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp vào việc đầu độc thực phẩm.

    Cảnh sát kinh tế, các phòng, sở vệ sinh an toàn thực phẩm không làm hết chức năng của mình, hầu hết chỉ tìm cách kiểm soát cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm để vòi vĩnh tiền hối lộ, bôi trơn hơn là ngăn chận việc sản xuất thực phẩm độc hại.

    Cuộc chiến này không chừa một ai, nó xâm nhập, đánh thẳng vào từng gia đình, từng cá nhân, trẻ cũng như già, nam nữ đều phải đối diện với nó. Do đó để có thể chống trả, phòng vệ hữu hiệu, đòi hỏi lương tâm, ý thức trách nhiệm của mọi người Việt Nam, những người còn suy nghĩ, quan tâm đến vận mệnh dân tộc, tiền đồ đất nước.

    Đừng hi vọng gì nơi chính quyền CS vì đây là chế độ phản dân, hại nước. Ngay giữa những người đồng chí với nhau, họ còn hạ thủ, đầu độc nhau như trường hợp Nguyễn Bá Thanh, trưởng ban nội chính trung ương, chết đầu năm 2015 với những chứng cớ bị đầu độc bởi chất phóng xạ Polonium 210 thì mạng sống hay bệnh tật của người dân có nghĩa lý gì với họ?

    Ngày 10.05.2016, một facebooker tên Trần Ngọc Nga phổ biến trên trang Web Anh Ba Sàm, code bài 8235, tựa đề:- „URC-VN và bộ Y Tế bắt tay trong bóng tối để chối bỏ trách nhiệm đầu độc chì hàng triệu người“ – cho thấy cán bộ chính quyền đã trực tiếp tham gia vào việc đầu độc người dân tiêu thụ.

    Hai loại nước uống:- Trà xanh hương chanh C2 và nước tăng lực Rồng Đỏ của công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited company) URC-VN chứa hàm lượng chì cao gấp hai lần giới hạn cho phép, được Viện Kiểm Nghiệm Thực Phẩm Quốc Gia phù phép trở nên an toàn.

    Kết quả là hàng chục triệu chai nước hai loại nói trên đã đi vào cơ thể người tiêu thụ, đa số là trẻ em, thanh thiếu niên tuổi đang lớn.

    Khi nội vụ bị phơi bày trên báo chí, truyền thông, bộ y tế dưới quyền bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến lại tiếp tục tìm cách che dấu việc ăn hối lộ của nhân viên, đánh tráo các mẫu thử nghiệm…

    Nguyễn Thị Kim Tiến đúng ra đã phải từ chức từ vụ mấy chục trẻ em chết vì chích ngừa thuốc 5 trong 1 Quinvaxem nhưng vẫn nhởn nhơ, bình chân như vại trong chức bộ trưởng y tế.

    Lãnh đạo chế độ CSVN bất chấp hậu quả đến với người dân như thế nào, họ chỉ cần giữ vững chế độ cũng như chiếc ghế đang ngồi.

    Đất nước Việt Nam cần vài chục ngàn đến vài trăm ngàn người như Trần Ngọc Nga làm những việc cần thiết đúng với lương tâm, trách nhiệm, dũng cảm đối đầu với cái Ác, không sợ bị trả thù, trù dập, gióng lên tiếng chuông báo động cho đồng bào những nguy cơ dân tộc bị diệt vong trong cuộc chiến thầm lặng vô cùng thâm hiểm này.

    © Thạch Đạt Lang
    © Đàn Chim Việt
    nguon

  13. NÓI THẬT VỀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN

    Phạm Nguyên Trường dịch

    113

    Trong thời gian ở thăm Latvia, ông Lee Edwards, chủ tịch Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản, đã dành cho tờ Latvijas Avizeb buổi phỏng vấn dưới đây. Xin nói thêm rằng tổ chức The Victims of Communism Memorial Foundation (Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản), do ông lãnh đạo, đang quyên góp tiền để dựng ở Washington đài tưởng niệm các nạn nhân của ý thức hệ cộng sản.

     

    Các ông có ý định xây dựng một đài tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản ở Washington. Tại sao hiện nay đây là công việc quan trọng?

    – Chúng ta có thể nói đến 100 triệu nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Đây là số liệu từ tác phẩm của sáu nhà trí thức Pháp, có tên là Chúa trời đã thua, do nhà xuất bản của Đại học Harvard ấn hành. Bức tường Berlin sụp đổ cách đây 20 năm, nhiều người nghĩ rằng chủ nghĩa cộng sản đã bị đánh bại, và chúng ta có thể chắc chắn rằng nó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa. Nhưng, không được quên các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản. Năm 2007, chúng tôi đã khánh thành bức tượng tưởng niệm các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản tại Washington. Đây là hình ảnh của Nữ thần dân chủ – một bức tượng như thế đã từng đứng ở quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh (Trung Quốc). Chúng tôi đã tạo ra một bảo tàng ảo về các nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, và vừa mới đây đã viết xong cuốn sách giáo khoa cho các trường trung học. Quỹ tưởng niệm các nạn chân của chủ nghĩa cộng sản đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu di sản, nghiên cứu quá khứ, hiện tại và giáo dục. Trên thế giới vẫn còn năm nước cộng sản, và sự áp bức của các chế độ này cũng vẫn khốc liệt như trước đây. Về bức tượng, phải nói rằng hàng năm các nhà ngoại giao của nhiều nước vẫn đến thăm, cả những người đã từng là nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản như người Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Cuba nữa. Luật về tổ chức của chúng tôi được thông qua dưới trào của tổng thống Dân chủ, Bill Clinton; còn tượng đài khánh thành khi tổng thống là người thuộc đảng Cộng hòa, George Walker Bush, nắm quyền. Một cách nữa để chúng ta tưởng nhớ đến tác hại của chủ nghĩa cộng sản là huy chương Truman – Reagan, tặng cho những người có thành tích trong sự nghiệp chống cộng. Tên của huy chương có ý nghĩa biểu tượng vì chiến tranh lạnh bắt đầu dưới trào đảng viên Dân chủ Harry Truman, còn Ronald Reagan, đảng viên Cộng hòa, đã làm được rất nhiều trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản. Giải được trao lần đầu tiên năm 1999, và một trong những người nhận đầu tiên là nhà lãnh đạo phong trào Sąjūdis, đòi độc lập cho Litva, là ông Vytautas Landsbergis.
    Điều gì làm cho các nước vùng Baltic trở thành đặc biệt, nhất là trong bối cảnh của quá khứ cộng sản?

    – Hoa Kỳ đã có mối liên hệ đặc biệt với các nước vùng Baltic, khi Liên Xô chiếm những nước này, chúng tôi không công nhận việc chiếm đóng và sáp nhập đó. Chính phủ Mỹ đã đưa ra tuyên bố, gọi là tuyên bố Sumner Welles. Trong bảo tàng, chúng tôi phải nói với mọi người những câu chuyện dễ hiểu, và đối với các nước vùng Baltic thì đấy là phong trào Cách mạng hát và Con đường Baltic. Tôi đã đến thăm Bảo tàng Chiếm đóng ở Riga –  Ông Nollendorfs đã làm được một công việc tuyệt vời và chúng tôi cũng sẽ làm như vậy, chúng tôi được bảo tàng của các bạn khích lệ rất nhiều. Sẽ có những cuộc triển lãm dành cho từng nước, thí dụ như Nga, Trung Quốc, sẽ một cuộc triển lãm đặc biệt dành cho các nước vùng Baltic. Ngoài ra còn có một phòng dành tưởng niệm những anh hùng chống cộng nữa. Chúng tôi có thể dựng trong bảo tàng một trại tù (Gulag) với những chiếc giường gỗ, và khi có người vào thì nhiệt độ sẽ tự động giảm xuống. Chúng tôi muốn trưng bày cả những toa tầu dùng để trục xuất người tới Siberia. Chúng tôi cũng muốn đặt một tháp canh như trên Bức tường Berlin nữa.
    Xây bảo tàng như vậy thì cần bao nhiêu tiền và kiếm ở đâu?

    – Theo luật pháp Hoa Kỳ, chúng ta không thể yêu cầu nhà nước tài trợ cho đài tưởng niệm đó. Đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ diệt chủng người Do Thái (Holocaust) ở Washington cũng được xây dựng bằng nguồn vốn tư nhân. Vì vậy, chúng tôi hy vọng sẽ được các tổ chức xã hội hỗ trợ. Có thể chúng tôi sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ hỗ trợ địa điểm đặt đài tưởng niệm, cũng như thu hút tài trợ từ nước ngoài. Hungary đã trích ra một triệu, chúng tôi sẽ sử dụng để tạo ra một nhóm công tác và cho chiến dịch quyên góp. Cần tổng cộng 100 triệu USD, một nửa làm bảo tàng, một nửa cho tổ chức làm công việc giáo dục. Mục tiêu của chúng tôi là bắt đầu xây dựng vào năm 2017, kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Bolshevik ở Nga.

     

    Khổ đau có thể được đo không chỉ bằng số nạn nhân, mà còn có thể đo bằng kinh tế và xã hội …

    – Chủ nghĩa cộng sản là ngụy khoa học, được ngụy trang như một hệ thống kinh tế và được thực hiện bằng lực lượng võ trang. Nó được xây dựng trên nền cát ướt. Chủ nghĩa cộng sản đã gây ra những hậu quả về chính trị, kinh tế và chiến lược. Không có cộng sản thì chúng tôi đã không có các cuộc chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên rồi. Nếu năm 1939 không có Hiệp ước Molotov- Ribbentrop thì đã không có Chiến tranh thế giới II. Chúng ta đang chứng kiến hậu quả kinh tế trong các nước vùng Baltic và Trung Âu – họ đã bị chủ nghĩa cộng sản hành hạ suốt mấy thập kỉ. Trong khi đó, Tây Âu kinh tế phát triển tốt hơn. Tất cả những người sống trong thế kỷ XX đều khổ vì chủ nghĩa cộng sản, và chúng ta phải dạy cho mọi người như thế.

    Tại Latvia, các nhà khoa học đã tính được những thiệt hại do Liên Xô gây ra trong thời kì chiếm đóng. Có nên yêu cầu Nga bồi thường không?

    – Tôi không bình luận về công việc nội bộ của Latvia, đây là vấn đề của nền chính trị địa phương.

    Có thể coi chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản là như nhau không?

    – Holocaust là độc ác nhất. Chủ nghĩa cộng sản – cũng ác, nhưng chủ nghĩa phát xít là sự độc ác đặc biệt, không thể nào diễn tả nổi. Tôi xin lưu ý rằng Nghị viện châu Âu đã chuẩn bị một nghị quyết bày tỏ quan điểm chính trị cả về chủ nghĩa phát xít lẫn chủ nghĩa cộng sản.
    Ở Latvia, giáo viên các trường dành cho học sinh nói tiếng Nga đưa trẻ em đến cái gọi là Tượng đài Chiến thắng và kể cho chúng nghe phiên bản của mình về lịch sử. Giải quyết vấn đề này như thế nào?

    – Trong chế độ dân chủ, không thể cấm người khác nói; nhưng cùng với quyền nói, còn có trách nhiệm nói sự thật nữa. Bộ Giáo dục, Bộ Quốc phòng và các giáo viên phải làm chuyện này. Nói rằng Latvia tự nguyện tham gia Liên Xô là không đúng. Những thứ tôi nhìn thấy trong bảo tàng chiếm đóng là đúng.

    Người Mỹ đương đại theo ông là như thế nào, họ có hiểu về chủ nghĩa cộng sản và di sản của hệ tư tưởng của nó không?

    – Không phải tất cả người Mỹ đều biết chuyện đó. Khi chúng tôi viết sách cho nhà trường, bao gồm chủ nghĩa cộng sản của Marx, Mao và cho đến ngày nay, chúng tôi gửi cho giáo viên khắp cả nước. Họ cảm thấy thú vị. Cần dạy không chỉ học sinh về những vấn đề của chủ nghĩa cộng sản, mà còn phải dạy cả giáo viên nữa.
    Ông cho rằng ai là những người anh hùng trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa cộng sản?

    – Đó là Vaclav Havel, Lech Walesa, Andrei Sakharov, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II – đấy là bốn chiến sĩ tuyệt vời, nhưng còn nhiều người khác nữa.

    Việc bổ nhiệm Karol Wojtyla làm Giáo Hoàng có phải là bước đi mang tính chiến thuật của Vatican trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản hay không?

    – Ngài là một linh mục và hồng y sống dưới chế độ cộng sản, và đã trải nghiệm tất cả ngay trên cơ thể của mình. Chuyến đi đầu tiên của Ngài tới Ba Lan sau khi trở thành Giáo Hoàng là có tính biểu tượng, trong thời gian đó Ngài nhấn mạnh: “Đừng sợ.” Câu nói đó đã khuyến khích mọi người, phong trào “Đoàn kết” được thành lập. Ba Lan trở thành tấm gương. Âm mưu ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho thấy ảnh hưởng chính trị của Ngài lớn đến mức nào.

    Thách thức đối với chủ nghĩa cộng sản hiện nay là gì?

    – Cho đến nay, còn năm nước cộng sản. Với bốn nước là Lào, Việt Nam, Trung Quốc và Cuba, chúng ta có thể làm việc: nói về vi phạm nhân quyền và áp dụng những biện pháp trừng phạt kinh tế. Có thể trao giải thưởng cho các nhà hoạt động. Bắc Triều Tiên là chuyện khác, đấy là nhà nước toàn trị tách biệt hẳn với thế giới. Thách thức lớn nhất hiện nay là giáo dục. Nhờ công nghệ hiện đại, nói sự thật dễ dàng hơn trước rất nhiều. Trang web của chúng tôi có hàng ngàn người đọc, trong đó có người Trung Quốc, người Việt Nam và người Cuba. Ngay cả Trung Quốc, với 80 triệu đảng viên, cũng không thể có ảnh hưởng tới toàn bộ dân số là 1,3 tỷ người. Tự do sẽ vượt qua tất cả.
    Cuộc trò chuyện do nhà báo Ģirts Vikmanis thực hiện

    Nguồn: Pateikt patiesību par komunismu
    nguon

  14. Làm sao tạo ra được nạn đói vào năm 2016 ?

    .

    Jeffrey Tucker
    Phạm Nguyên Trường dịch

    Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là chủ nghĩa xã hội. Đấy là con đường dẫn tới địa ngục trần gian.

    “Chủ nghĩa xã hội Venezuela”: người dân phải bới rác tìm đồ ăn

    Một trong những thành tựu vĩ đại của tâm trí con người là tìm được giải pháp cho thách thức lớn nhất đối với sự sống trên trái đất: tìm được đủ thức ăn. So sánh với ăn thì chỗ ở và quần áo chỉ là chuyện vặt. Chỉ cần tìm được một cái hang và lột một tấm da là xong.

    Nhưng tìm kiếm thức ăn là vấn đề thường trực, không bao giờ chấm dứt. Kho đụn chưa đủ, phải có một hệ thống sản xuất liên tục.

    Năm 2016, cuối cùng, chúng ta đã có hệ thống như thế, nó có thể nuôi sống 7,4 tỷ người. Hiện nay hệ thống này mạnh đến nỗi các nước phát triển gặp vấn nạn ngược lại: bệnh béo phì.

    Việc tạo ra hệ thống này – bạn có thể nhìn thấy nó ở bất kỳ cửa hàng tạp hóa nào trong khu phố bên cạnh nhà bạn – là thách thức trước kì vọng của rất nhiều người trong thế kỷ XIX. Dân số đang bùng nổ với tốc độc không thể tin nổi. Làm sao nuôi được? Hầu hết các nhà trí thức đều không thể tưởng tượng nổi, làm sao chuyện như thế lại có thể xảy ra được!

    Nhưng nó đã xảy ra. Thị trường lương thực thực phẩm toàn cầu phức tạp, phát triển sâu rộng và năng suất cao đến nỗi khó mà phá vỡ được nó. Phải có nỗ lực phi thường thì mới tạo ra được nạn đói vào năm 2016. Phải có một hệ thống cưỡng bức toàn diện, tức là hệ thống tấn công tất cả các thiết chế đã làm cho sự thừa mứa trở thành khả thi: quyền sở hữu, thương mại quốc tế, hệ thống giá cả uyển chuyển, quyền được đổi mới trong lĩnh vực thương mại.

    Chủ nghĩa xã hội ra đòn

    Nhưng, có một hệ thống như thế. Tên của nó là “chủ nghĩa xã hội”. Người ta đang thử nghiệm nó trong một đất nước từng là quốc gia giàu có, dễ chịu và văn minh: đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới.

    Vâng, nghe như là chuyện bịa. Nhưng không phải. Trong một đất nước đặc biệt, trong quá trình hủy diệt không ngừng nghỉ – kéo dài 16 năm – quyền sở hữu và quyền con người, từng bước một, chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến những cảnh đau khổ không thể nào tưởng tượng nổi.
    Đấy là Venezuela. Bắt đầu dưới chính quyền của Hugo Chavez và bây giờ tiếp tục nằm dưới quyền cai trị của người kế nhiệm ông ta, Nicolás Maduro. Dù ý của họ có độc tài và xấu xa đến đâu, dường như họ cũng không muốn gây ra nạn đói. Không những thế, họ tìm cách mang lại tất cả những lời hứa của chủ nghĩa xã hội: công bằng, bình đẳng, chấm dứt nạn người bóc lột người, công lý..v.v… Nhưng xung quanh chỉ là sự cáo chung của tất cả mọi thứ mà chúng ta gọi là văn minh.

    Tốt nhất, tôi xin trích dẫn một đoạn khá dài của tờ New York Times, số ra ngày hôm qua:

    “Xe tải thường xuyên bị tấn công, lương thực thực phẩm của đất nước này hiện được vận chuyển dưới sự bảo vệ của lực lượng vũ trang. Binh lính canh các ló nướng bánh. Cảnh sát bắn đạn cao su vào đám đông tuyệt vọng đang tràn vào các cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc và cửa hàng thịt. Một bé gái 4 tuổi bị bắn chết khi các băng đảng đường phố đánh nhau để tranh giành thực phẩm.
    Venezuela đang rối loạn vì đói.

    Hàng trăm người dân trong thành phố Cumaná – quê hương của một trong những anh hùng trong cuộc chiến đấu giành độc lập của khu vực – tràn vào một siêu thị trong những ngày gần đây, vừa đi vừa la hét đòi lương thực thực phẩm. Họ buộc người ta phải mở cánh cổng sắt khá lớn và lao vào bên trong. Họ giật những thùng đựng nước uống, thùng bột mì, bột ngô, muối, đường, khoai tây, bất cứ thứ gì có thể tìm được, để lại đằng sau những chiếc tủ lạnh bị phá hỏng và những kệ hàng bị lật nhào.

    Và họ đã cho người ta thấy rằng, ngay cả trong đất nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, người dân cũng có thể nổi loạn vì không có đủ thức ăn.

    Chỉ trong hai tuần qua, đã có hơn 50 cuộc bạo động vì lương thực, những vụ biểu tình và cướp bóc với khối lượng lớn đã nổ ra trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp bị cướp sạch hoặc phá hủy. Ít nhất đã có năm người đã thiệt mạng ….

    Vụ sụp đổ kinh tế diễn ra trong những năm gần đây làm cho nước này không thể tự mình sản xuất đủ lương thực hoặc nhập khẩu nhu yếu phẩm từ nước ngoài. Các thành phố đã bị thiết quân luật, theo sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Nicolás Maduro, người được Chávez – trước khi qua đời cách đây ba năm – chỉ định tiếp tục dẫn dẵn cuộc cách mạng của ông ta.

    “Nếu không có lương thực thì sẽ có thêm nhiều cuộc bạo loạn nữa”, Raibelis Henriquez, 19 tuổi, người đã chờ mua bánh mì suốt ngày ở Cumaná, nơi ít nhất đã có 22 doanh nghiệp đã bị tấn công trong một ngày vào cuối tuần qua, nói như thế.

    Nhưng, trong khi các cuộc bạo loạn và xung đột là nỗi lo của đất nước này thì đói khát vẫn là nguồn gốc của bất ổn thường xuyên.
    Đánh giá gần đây nhất về mức sống, do Đại học Simón Bolívar tiến hành, đã phát hiện được con số đáng kinh ngạc: 87% người dân Venezuela nói rằng họ không có tiền để mua thực phẩm đủ dùng.

    Khoảng 72% tiền lương hàng tháng được dùng để mua lương thực thực phẩm, đấy là theo Trung tâm Tư liệu và phân tích xã hội – một nhóm nghiên cứu liên kết với Liên đoàn giáo chức Venezuela.

    Tháng Tư, người ta phát hiện ra rằng mỗi gia đình sẽ cần tương đương với 16 mức lương tối thiểu thì mới sống khả dĩ được.
    Nếu hỏi người dân trong thành phố này, bữa ăn gần đây nhất là vào lúc nào thì nhiều người sẽ trả lời rằng không phải là ngày hôm nay.
    Trong đó có Leidy Cordova, 37 tuổi, và năm đứa con – Abran, Deliannys, Eliannys, Milianny và Javier Luis – tuổi từ 1 đến 11 tuổi. Tính đến tối thứ năm, cả nhà đã không ăn gì từ trưa ngày hôm trước, đấy là bữa mà bà Cordova nấu súp bằng da gà và mỡ giá rẻ mà bà tìm được cửa hàng thịt.

    “Các con tôi nói rằng chúng đang đói”, bà Cordova nói. “Và tôi chỉ có thể nói với chúng là cười lên và chịu đựng”.
    Những gia đình khác phải chọn, ai được ăn. Lucila Fonseca, 69 tuổi, bị ung thư máu, còn con gái bà, Vanessa Furtado, 45 tuổi, bị u não. Mặc dù cũng bị ốm, Furtado không ăn một ít thức ăn mà mấy ngày mới có để mẹ không bị nhỡ bữa.

    “Trước đây tôi rất béo, nhưng không còn béo nữa”, người con gái nói. “Chúng tôi đang chết dần chết mòn”.

    Bà mẹ nói thêm: “Chúng tôi đang sống bằng khẩu phần của Maduro: không thức ăn, không có gì hết”…

    Những cánh đồng mía ở khu vực trung tâm nông nghiệp của đất nước bị bỏ hoang vì không có phân bón. Máy móc thiết bị không được sử dụng, nằm han gỉ trong những nhà máy quốc doanh bị đóng cửa. Các sản phẩm chủ yếu như ngô và gạo, từng được xuất khẩu, bây giờ phải nhập khẩu và không đáp ứng được nhu cầu.

    Đáp lại, Maduro nắm chặt hơn công tác cung cấp lương thực thực phẩm. Sử dụng nghị định khẩn cấp mà ông vừa ký trong năm nay, vị tổng thống này đưa hầu hết việc phân phối lương thực thực phẩm vào tay của các binh đoàn công dân trung thành với cánh tả, một biện pháp mà những người phê bình nói là tương tự như phân phối lương thực ở Cuba.

    “Họ bảo, nói cách khác, anh sẽ có thực phẩm nếu anh là bạn tôi, nếu anh là người có cảm tình với tôi”, Roberto Briceño-León, giám đốc của Cơ quan quan sát bạo lực Venezuela – một tổ chức nhân quyền – cho biết như thế.

    Đấy là tất cả thực tế mới đối với Gabriel Márquez, 24 tuổi, người trưởng thành trong những năm bùng nổ, khi Venezuela là nước giàu có và quầy hàng trống rỗng là điều không thể tưởng tượng nổi. Anh ta đứng trước siêu thị bị đám đông tràn tới Cumaná phá hủy, bây giờ trở thành một bãi trống mênh mông đầy chai lọ vỡ, hộp giấy và kệ nằm rải rác khắp nơi. Mấy người, trong đó có một cảnh sát, đang tìm kiếm thức ăn thừa trong đống đổ nát.

    “Trước đây, trong những buổi lễ hội, chúng tôi thường lấy trứng ném nhau”, anh ta nói. Bây giở quả trứng chẳng khác gì cục vàng”…
    Trong khi đó, chính phủ nói rằng thiếu thốn là do “chiến tranh kinh tế” mà ra. Chính phủ cáo buộc các chủ doanh nghiệp giàu có đầu cơ lương thực thực phẩm và nâng giá cắt cổ, vì vậy mà tạo ra tình trạng thiếu thốn nhân tạo để kiếm lợi nhuận trên sự đau khổ của đất nước.

    Chính phủ làm cho các chủ cửa hàng cảm thấy như bị bao vây, nhất là những người không có tên bằng tiếng Tây Ban Nha.

    “Xem cách chúng tôi làm này”, Maria Basmagi – gia đình bà này di cư từ Syria tới Venezuela các đây một thế hệ – vừa nói vừa chỉ tay vào tấm kim loại che bên ngoài cửa sổ của cửa hàng giày của mình.

    Cửa hàng của bà này nằm trên đại lộ buôn bán ở Barcelona, một thị trấn ven biển vừa rơi vào tình trạng bất ổn trong tuần trước. 11 giờ trưa ngày hôm trước, có người hét lên rằng người ta đang tấn công vào một nhà ăn quốc doanh ở gần đó. Tất cả cửa hàng trên đường phố nơi bà Basmagi buôn bán đều đóng cửa vì sợ.

    Mấy cửa hàng khác cũng mở, tương tự như các tiệm bánh ở Cumaná, cả trăm người đang xếp hàng. Mỗi người chỉ được phép mua khoảng một pound (450 gam) bánh mì.

    Robert Astudillo, người cha 23 tuổi của hai đứa con nhỏ, không tin là mình sẽ mua được bánh mì. Anh ta nói rằng ở nhà có bột ngô để làm bánh ngô – món ăn chủ yếu ở Venezuela – cho các con của mình. Họ không được ăn thịt đã mấy tháng nay rồi.
    “Chúng tôi làm những cái bánh ngô nhỏ”, anh nói.

    Trong tủ lạnh của gia đình Araselis Rodriguez và Nestor Daniel Reina, cha mẹ của bốn đứa con nhỏ, không có cả bột ngô – chỉ còn vài quả chanh và mấy chai nước.

    Gia đình này ăn sáng với bánh mì và ăn trưa với món súp cá mà ông Reina bắt được. Bữa tối không còn gì.

    Không phải lúc nào cũng biết rõ nguyên nhân gây ra bạo loạn. Chỉ do đói? Hay còn do sự tức giận dữ dội hơn, được hình thành trong một đất nước đã sụp đổ?

    Inés Rodríguez không biết rõ. Bà nhớ đã gọi điện thoại cho đám đông đang đến cướp bóc nhà hàng của bà đêm thứ ba, nói rằng sẽ cho họ tất cả gà và gạo trong nhà hàng, chỉ xin họ để lại đồ gỗ và máy tính tiền. Họ không thèm nghe và đẩy bà sang một bên, Rodriguez nói như thế.

    “Đói khát và tội phạm liên kết với nhau”, bà nói.

    Trong khi bà nói, có ba chiếc xe tải với cảnh sát vũ trang đi ngang, mỗi cái đều có ảnh của Chavez và Maduro.
    Đấy là đoàn xe chở lương thực, thực phẩm.

    “Cuối cùng thì xe cũng đã tới”, bà Rodriguez nói. “Họ đã làm gì để có những thứ này. Phải nổi loại thì chúng tôi mới có thức ăn đấy”. (Hết trích)

    Đôi khi người ta tự phải tự hỏi vì sao những người như tôi rất thích nói về thị trường tự do và tất cả những thứ mà nó ngụ ý. Nói cho cùng, đấy là nói về chất lượng của đời sống trên trái đất này. Chúng ta sẽ thịnh vượng hay chúng ta sẽ chết đói? Đấy là những điều mà kinh tế học bàn. Và đấy không phải là vấn đề trừu tượng.

    Nước nào trên trái đất này cũng có khả năng gây ra nạn đói. Chỉ cần đi theo con đường của Venezuela. Tấn công vào quyền sở hữu và thương mại, cướp bóc những người giàu có, bãi bỏ hệ thống giá cả, bắt tù những người bất đồng chính kiến, nghiền nát phe đối lập, phá hủy hệ thống tự do tự nhiên, tức là hệ thống đã nuôi sống thế giới này. Đấy là chủ nghĩa xã hội. Đấy là con đường dẫn tới địa ngục trần gian.

    Jeffrey Tucker là giám đốc phụ trách nội dung trang mạng Foundation for Economic Education và là tác giả của 5 cuốn sách và hàng ngàn bài báo, tác phẩm mới nhất của ông Bit by Bit: How P2P Is Freeing the World

    Nguồn: https://fee.org/articles/how-to-create-starvation-in-2016/
    nguon

  15. Thực phẩm bẩn – người dân đang bị “đầu độc” bởi sự vô cảm của các cơ quan quản lý?

    Trần Ích (LĐ) – Vì sao hiện giờ ở nước ta dư luận nóng rẫy về vấn đề thực phẩm bẩn? Vì sao nhiều nước trên thế giới giữ và giúp được cho dân họ có miếng ăn dinh dưỡng, ngon lành, thanh, sạch? Có lẽ bởi họ quản lý tốt…

    � Xem thêm: Điểm mặt những vụ thực phẩm bẩn khiến dư luận bàng hoàng + Thực phẩm bẩn – Đừng trông chờ cơ quan chức năng mà hãy tự cứu mình.


    Quy trình sản xuất mỡ bẩn tại Bình Lương.

    Đặt ra những câu hỏi này, thực hiện chùm bài điều tra về thực phẩm bẩn ở một số tỉnh phía bắc, phóng viên Báo Lao Động xâm nhập các điểm nóng sản xuất thực phẩm bẩn tiêu biểu và thấy một thực trạng: Cơ quan quản lý ở thôn, xã, huyện, tỉnh thành, các ngành hữu quan của chúng ta thờ ơ, đùn đẩy trách nhiệm hoặc bị chính các thủ phạm sản xuất thực phẩm bẩn tố cáo là “bảo kê” cho thảm trạng trên…

    Kỳ 1: Bình Lương – làng “mỡ bẩn”

    Xin dẫn chứng trước hết ở một làng nhiều năm nay bị “điều tiếng” chuyên sản xuất mỡ bẩn, mỡ thối, bóng bì thối. Đó là thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 

    10 năm, vẫn chứng nào tật ấy

    Khoảng 20 năm trước, nơi đây nổi danh với nghề làm bóng bì. Tức là bì lợn phơi khô, đem nổ thành miếng giòn phồng dùng để nấu món bóng – món ăn cổ truyền, hầu như không thể thiếu trong các bữa tiệc. Còn mỡ cạo gạn ra từ các tấm bì lợn người ta rán lên, lấy tóp và mỡ nước để bán. Mấy thập niên qua, mỡ, tóp mỡ, bóng bì của Bình Lương chiếm lĩnh thị trường cả nước, thậm chí có khi xuất cả ra nước ngoài. Vậy nhưng, cùng với sự giàu lên đó, là tai tiếng về “làng mỡ thối” cũng nổi như… tóp trong chảo mỡ sôi. Hàng trăm bài báo, video tố cáo những thứ thực phẩm kinh dị này đã được đăng, phát sóng… Nhưng, vẫn như “nước đổ lá khoai”.

    Nhiều cơ quan có trách nhiệm bảo: Khó bắt giữ (các hộ làm mỡ thối, mỡ bẩn) lắm, cán bộ xã Tân Quang thì bảo, bà con làm thực phẩm rất sạch, mỡ, bóng bì đều tốt, tóp mỡ càng thơm. Bởi bóng bì phải trắng mới có người mua, mà bóng muốn trắng thì bì phải tươi ngon. Bóng bì thả vào bát canh trong dịp lễ lạt trọng đại kia, nó phải qua công đoạn nổ trong máy (như kiểu nổ bỏng ngô). Mà việc nổ thì rất khắt khe, ôi thiu là nó không… nổ.

    Thấy các ông cán bộ “nổ” giống nhau, vừa rồi, về lại Tân Quang, đối thoại với đồng chí Cao Đức Long – Chủ tịch UBND xã, chúng tôi đưa ra các video mà sau nhiều ngày tháng đóng giả công nhân khu công nghiệp vào làng Bình Lương “mỡ thối” thuê trọ, chúng tôi đã quay lén từ các khe hở được, thì ông đương kim Chủ tịch UBND xã lại nói thác rằng, bì lợn ấy là dùng để nổ bóng xuất sang Trung Quốc. Sang đó có thể họ nấu lên làm keo… Nhà báo cứ lên huyện mà xem giấy tờ họ cấp cho dân đem từng xe tải đi bán hẳn hoi. Còn đồ bán trong nước toàn hàng… xịn!


    Những hình ảnh kinh dị về chế biến thực phẩm từ thịt ôi thối
    ở làng Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

    Tới đây, chúng tôi thật sự không hiểu, vì lý do gì cán bộ địa phương rất “ghét” các nhà báo nói về vấn đề có thật ở địa phương, kiểu như mỡ thối, tóp mỡ thối, bóng bì bẩn. Câu hỏi đặt ra là: Có phải vì chúng ta vẫn quản lý thực phẩm một cách rất được chăng hay chớ, cứ quy trách nhiệm bừa đi. Xã, thôn nào còn thực phẩm bẩn thì cán bộ sẽ… xấu mặt! Trong khi đó, lẽ ra phải căn cứ vào thực tiễn… Thế là cán bộ thôn, xã thi nhau trốn nhà báo, khi buộc phải đối thoại, thì họ loanh quanh, vẫn một “bài” nói lảng nói tránh,..

    Còn nhớ, vài năm trước, nhóm PV Báo Lao Động đã về làng Bình Lương, đóng giả người buôn tóp mỡ và bóng bì bán lên Hà Nội, chúng tôi đã chứng kiến la liệt mỡ lợn, bì lợn phơi gần nhà vệ sinh, phơi ngoài đường đầy xú uế, phơi thẳng xuống đất, mặc cho chó và gà giẫm đạp. Khi chúng tôi làm việc với Công an huyện Văn Lâm, tố cáo thủ đoạn của một số hộ sản xuất, thì đích thân cán bộ công an huyện (một trung tá, đội cảnh sát môi trường) cùng chúng tôi vào làng “tìm hiểu”.

    Đúng thời điểm đó, thậm chí, gia đình đồng chí Trưởng thôn Bình Lương cũng bị công an bắt hàng với tang vật là 14 tấn mỡ thối đang trên đường vận chuyển. “Hàng” của cái làng tai tiếng này còn được lực lượng công an cho biết, rất đáng sợ, đem xe tang vật về để gần trụ sở mà nó chảy mỡ thối ra,… Mà đau đớn một nhẽ, họ buôn 1 tấn hay 10 hoặc 1000 tấn, thì quy định cũng chỉ cứng nhắc (lúc bấy giờ) là phạt hành chính từ 1 – 2 triệu đồng thôi. “Thế là chúng tôi cứ bắt, đồng đều phạt 1,5 triệu đồng hết! Vì thế nó không có tính răn đe”, một cán bộ cho hay.

    Những xe tải chở mỡ thối sao cứ “chui lọt lỗ kim”?

    Ngày 30.5.2016, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) bắt giữ xe máy BKS 89F3 5637 thu 220 lít mỡ lợn dạng nước chở từ thôn Bình Lương đem về HN tiêu thụ. Ngày 26.5.2016, trên nút giao thông Phạm Hùng – Trần Duy Hưng (HN), CSGT bắt giữ 1 xe tải chở 5 tấn mỡ lợn hôi thối đi tiêu thụ. Lái xe Trương Phi Cường ở Hưng Yên khai nhận, anh ta được thuê chở số mỡ khổng lồ và kinh khủng này từ các “lò mỡ bẩn” thuộc huyện Văn Lâm.

    Dọa “đập” phóng viên

    Lại nói chuyện nhóm PV chúng tôi cùng vị trung tá công an vào làng Bình Lương, trưởng thôn vừa bị phạt vẫn khiên cưỡng dẫn đường, đến “thăm” một hộ sản xuất. Bóng bì phơi trắng ở góc vườn bẩn thỉu. Từng chảo mỡ vừa rán cáu bẩn, chậu hóa chất rửa mỡ thối để khử mùi và tẩy trắng còn sầu bọt rợn người. Sau này, các báo cùng vào cuộc, các vụ bắt giữ “hàng không rõ nguồn gốc” liên tục diễn ra được một thời gian.

    Có vẻ như nhà báo cũng cảm thấy tự hào vì mình làm được việc điều tra tốt cho cộng đồng. Lực lượng công an và quản lý thị trường cũng lập công. Nhưng qua tìm hiểu của chúng tôi, các “chiến dịch” hời hợt kể trên chỉ làm cho các ông trùm sản xuất và buôn bán mỡ, tóp mỡ, bóng bì bẩn hoạt động kín đáo hơn. Các cơ sở sản xuất thì mua tôn về che kín nơi sản xuất kinh doanh bí mật, để tránh bị báo chí và cơ quan chức năng dòm dỏ.

    Ở đợt điều tra mới đây, hè 2016, buổi đầu tiên chúng tôi đến hỏi thuê nhà, chủ nhà xông ra chửi ầm ĩ, “thuê nhà cái mả bố chúng mày, con tao nó về nó đập chết cả lũ, chúng mày là phóng viên chứ gì, tao còn lạ gì nữa”. Có lẽ, họ biết cách đối phó dễ dàng với cơ quan chức năng hơn. Cả chủ sản xuất kinh doanh mỡ bẩn và cả người chở thuê mỡ bẩn từ Bình Lương lên Hà Nội (khi chúng tôi vào vai con buôn đến thuê trọ và thuê chở hàng)… đều dạy chúng tôi phải “quen biết” và “quà cáp lễ tết” cho “ai đó” để làm ăn trót lọt.


    Người đàn bà đề phòng nhà báo này đã đuổi, chửi và dọa
    gọi người giết chết chúng tôi chỉ vì dám vào hỏi thuê nhà 

    Qua lỗ gạch ở một phòng trọ một nhà người dân ở Bình Lương, chúng tôi thấy la liệt bì lợn, mỡ lợn nằm dưới nền nhà bẩn thỉu, các chủ hộ và nhân công thì đeo ủng cao giẫm như giẫm ngoài ruộng bùn. Mỡ cháy đen, bẩn thỉu trong các chảo. Ruồi muỗi bu đen kịt, hệ thống cống rãnh ô nhiễm tận cùng. Mỗi ngày nhà chúng tôi thuê trọ có thể gom mỡ bẩn lại và rán ra được 50 lít mỡ. Nhưng họ cho biết, có thể gom được cả mối hàng khổng lồ tới 60 tấn mỡ lợn nước. Cậu con trai bà chủ nhà tiết lộ. “Họ gom hàng thành đường dây, ai bán, ai mua là có đầu mối quen hết rồi, người ngoài không dễ gì xen vào được. Bởi họ sợ cảnh sát môi trường sẽ hóa trang điều tra”.

    Một chủ hộ còn tự hào khoe: “Bọn nhà báo sợ bọn tớ lắm, lần nào vào cũng phải mời cả công an đi cùng cơ mà!”. Mỗi ngày chúng tôi bỏ tiền “mua làm tin” vài chục lít mỡ thối với giá siêu rẻ – 7 – 8 nghìn đồng/lít. Khi ra khỏi làng chúng tôi đổ bỏ ngay chỗ mỡ bẩn này. Các ông bà chủ thì kỳ vọng ở chúng tôi, họ muốn làm ăn to, đưa thứ mỡ này vào các nhà hàng, các công ty chế biến thực phẩm. Họ bảo, nhà K, đều đặn đem mỡ bẩn này đi bán cho cơ sở bánh đậu xanh. Tay L thì ngày nào cũng chở hàng tạ mỡ thối lên Hà Nội rồi tiện đường chở mỡ thối lòng thối về làng, hắn khoe các mánh qua mặt lực lượng chức năng bằng “cửa sau”…

    Nhìn cái nghề này từ trong “rèm”, mới thấy cán bộ thôn xã toàn không nói thật. Sự thật đắng lòng thì chình ình ra đó, bì mỡ, lòng lợn lòng bò thối nhập về, sau khi rán và nổ bóng, thì mỡ bẩn cùng các sản phẩm khác đem đi. Thậm chí chở hàng bằng xe tải, giữa ban ngày ban mặt. Vì lý do gì mà công an và quản lý thị trường cùng các vị “liên ngành” quan trọng kia không bắt được? Họ bất lực hay họ mặc kệ, nếu mặc kệ thì mặc kệ vì lý do gì?

    Một số hình ảnh phóng viên Lao Động ghi được tại các cơ sở chuyên sản xuất mỡ bẩn, mỡ thối, bóng bì thối ở thôn Bình Lương (xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên):


    Những hình ảnh kinh dị về chế biến thực phẩm từ thịt ôi thối
    ở làng Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.


    Những hình ảnh đáng sợ chúng tôi quay qua khe cửa nhà trọ này sẽ là lời tố cáo
    sự vô trách nhiệm và điêu trá của cán bộ khi họ ngụy biện để bảo vệ cho làng mỡ thối.


    Khi vào vai con buôn, nhóm PV chúng tôi thường xuyên phải mua mỡ
    và tóp mỡ dạng này với giá vài nghìn đồng một lít để đi đổ bỏ. 


    Bẩn hết cỡ, vẫn bán cho đồng bào ăn vào mồm. 


    Bì lợn phơi mất vệ sinh ở nơi như thế này.


    Những hình ảnh đáng sợ chúng tôi quay qua khe cửa nhà trọ này sẽ là lời tố cáo
    sự vô trách nhiệm và điêu trá của cán bộ khi họ ngụy biện để bảo vệ cho làng mỡ thối.

    (còn tiếp)

    [:-/] Điểm mặt những vụ thực phẩm bẩn khiến dư luận bàng hoàng (Kinhtedothi 12/5/2016) – Thời gian gần đây, hàng loạt những vụ việc liên quan đến an toàn thực phẩm đã được báo chí phanh phui khiến dư luận vô cùng bàng hoàng.

    Báo Kinh tế & Đô thị Online xin điểm lại những vụ thực phẩm bẩn nổi bật thời gian vừa qua:

    ► Phát hiện gần 3 tấn củ cải hết “đát” sắp tung ra thị trường: Ngày 5/5, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Chi cục QLTT Hà Nội cho biết, đã kịp thời thu giữ 2,7 tấn củ cải xuất xứ từ Trung Quốc đã quá hạn sử dụng. Trước đó, ngày 4/5, tổ công tác thuộc Đội QLTT số 1 bất ngờ kiểm tra kho hàng của Công ty DongYangnongsan có địa chỉ tại Số 8, ngõ P2, đường Lê Quang Đạo (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

    Thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 231 thùng carton trong chứa củ cải. Tổng trọng lượng của lô hàng lên đến 2,7 tấn. Tiến hành kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, tổ công tác phát hiện lô hàng nêu trên có xuất xứ từ Trung Quốc và đã quá hạn sử dụng. Lực lượng chức năng lập biên bản, thu giữ toàn bộ lô hàng nêu trên. Đại diện Đội QLTT số 1 cho biết, lô hàng quá hạn sử dụng này sẽ bị tiêu huỷ theo đúng quy định của pháp luật.

    ► Tạm giữ gần 4 tấn chân, đuôi bò bốc mùi chuẩn bị đưa ra chợ: Sáng 25/4, Đội 6 thuộc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49 – Công an TP Hà Nội) phối hợp Đội quản lý thị trường số 11 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra cơ sở sản xuất của gia đình bà Nguyễn Thị Thủy (41 tuổi, ngụ xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội).

    Tại kho đông lạnh của cơ sở này, tổ công tác liên ngành phát hiện 3,7 tấn gồm: Đuôi, chân, lưỡi, mõm bò không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, không có giấy kiểm dịch thú y…

    Theo tổ công tác liên ngành, sau khi thu mua, các sản phẩm từ bò sẽ được ngâm trong bể nước; do ngâm quá lâu nên gần như toàn bộ đã ngả vàng, bốc mùi nặng. Bà Thủy khai hằng ngày cơ sở thu mua nhiều tạ sản phẩm từ các lò mổ trên địa bàn các huyện như Thường Tín, Thanh Trì và Phú Xuyên, sau đó đem tiêu thụ tại chợ Ngọc Hồi, cùng các nhà hàng, quán bia. Đến chiều cùng ngày, tổ công tác liên ngành đã xử phạt hành chính cơ sở này 50 triệu đồng, thu hồi giấy phép kinh doanh và tịch thu, tiêu hủy 3,7 tấn sản phẩm từ bò.

    Cũng trong sáng cùng ngày, tại Bến xe phía Bắc (đóng trên địa bàn phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa), Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Thanh Hóa phối hợp Chi cục Quản lý thị trường tỉnh bắt giữ xe tải BS 36C-101.60 do tài xế Phạm Ngọc Minh (46 tuổi, ngụ TP Thanh Hóa) điều khiển, đang vận chuyển 300 kg mỡ và xác mỡ động vật ôi thiu. Tại thời điểm kiểm tra, Minh không xuất trình được giấy tờ liên quan đến số hàng này.

    Cùng thời điểm, tại cổng Bến xe phía Bắc, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 3 bao tải mỡ vô chủ, có tổng trọng lượng gần 200 kg. Chi cục Quản lý thị trường Thanh Hóa đang tạm giữ 500kg thực phẩm bẩn nêu trên, tiếp tục điều tra, xử lý.

    ► Phát hiện hơn 2 tấn xúc xích nghi sử dụng phụ gia cấm: Ngày 20/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 (Chi cục QLTT Hà Nội) đã phát hiện một cơ sở kinh doanh xúc xích nghi có sử dụng phụ gia thực phẩm trái quy định.

    Theo đó, Đội QLTT số 14 đã tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại thực phẩm Hùng Anh do ông Nguyễn Viết Xuân làm giám đốc, có địa chỉ đăng ký kinh doanh tại số 140C ngõ 351 Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai (Hà Nội).

    Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang kinh doanh mặt hàng xúc xích các loại nhưng do cơ sở kinh doanh và chế biến thực phẩm Việt sản xuất tại địa chỉ tại Ấp Lồ Ồ, xã An Tây, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Chủ cơ sở là ông Nguyễn Viết Xuân khai nhận, cơ sở hoạt động kinh doanh được 2 năm, hàng hóa xúc xích cơ sở phân phối đi các tỉnh phía Bắc, các cơ sơ kinh doanh nhỏ lẻ và bán hàng rong.

    Theo xác minh của lực lượng chức năng, toàn bộ số xúc xích mà tại cơ sở đang kinh doanh đều có hóa đơn chứng từ nhưng có dấu hiệu sử dụng phụ gia thực phẩm không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Thông tư số 27/2012/TT_BYT ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế. Vì vậy, Đội QLTT số 14 đã tiến hành tạm giữ trên 2 tấn xúc xích tương đương với 38.000 chiếc xúc xích có dấu hiệu vi phạm để tiếp tục xác minh.

    ► Hơn nửa tấn thực phẩm không nguồn gốc tuồn vào chợ Đồng Xuân: Ngày 6/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2 cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Cảnh sát môi trường Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát hiện điểm tập kết hàng hóa tại cửa số 12 chợ Đồng Xuân.

    Theo đó, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 550kg thực phẩm gồm mứt bí, mứt hoa quả, chanh muối, ô mai và đặc biệt bột cùng các loại nước dùng làm trà sữa.

    Lãnh đạo Đội QLTT số 2 cho biết, tất cả số hàng hóa trên đều không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ và không có giấy kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm.

    Hiện toàn bộ số hàng hóa vi phạm trên đã được Đội QLTT số 2 lập biên bản, tạm giữ để tiếp tục điều tra, làm rõ.

    ► Hà Nội thu giữ gần 1 tấn thịt gà, lợn không rõ nguồn gốc: Chiều 1/4, tại vị trí làm nhiệm vụ trên đường cao tốc Pháp Vân, tổ công tác của Đội CSGT số 14, do thượng úy Nguyễn Quang Huy làm Tổ trưởng phát hiện xe ô tô tải biển kiểm soát 29D-068.27 có nhiều biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra hành chính.

    Qua kiểm tra, Tổ công tác phát hiện trên thùng xe chở gần 1 tấn thịt gà, sườn lợn. Tại thời điểm kiểm tra, lái xe Nguyễn Thành Sơn (sinh năm 1989; HKTT xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm của số hàng trên xe. Theo tường trình của lái xe, toàn bộ số hàng trên được đưa tới quán ăn trên đường Trương Định (Hà Nội).

    Thượng úy Nguyễn Quang Huy cùng tổ công tác đã lập biên bản bàn giao tang vật đến Công an quận Hoàng Mai để thụ lý, điều tra xử lý.

    ► Phát hiện hơn 1.000 lít dầu, mỡ “bẩn” chuẩn bị tuồn về Hà Nội: Thông tin từ Công an tỉnh Hà Nam cho biết, Đội Cảnh sát kinh tế (Công an TP Phủ Lý) vừa phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường số 1 (TP Phủ Lý) đi kiểm tra tại khu vực thôn 1, xã Phù Vân, TP Phủ Lý.

    Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện xe ô tô mang BKS: 90C-042.93 đang bốc xếp khoảng 1.000 lít dầu ăn, mỡ động vật đã qua chế biến. Số hàng này được xác định là của Nguyễn Thị Tuyết (SN 1993) trú tại tổ 1, phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý. Sau khi kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ thêm nhiều dụng cụ bị bẩn, mốc dùng để chứa dầu ăn, mỡ động vật đã qua chế biến, sử dụng.

    Tại cơ quan Công an, Nguyễn Thị Tuyết khai nhận đã thu gom số dầu ăn, mỡ động vật trên ở các nhà hàng trên địa bàn TP Phủ Lý để bán cho một số cửa hàng nhỏ lẻ ở Hà Nội. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.

    ► Kinh hoàng gần 5 tấn mỡ bẩn chuẩn bị tuồn ra thị trường: Ngày 13/4, đội Quản lý thị trường (QLTT) số 7 – Chi cục QLTT Hà Nội phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội kiểm tra cơ sở sản xuất, chế biến mỡ động vật của anh Đinh Văn Thắng tại thôn Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì).

    Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện chủ sản xuất đang thu gom sản phẩm động vật gồm 25 bao tải mỡ bò, trâu chưa qua sơ chế, mỗi bao có trọng lượng 25kg và hơn 80 bao tải mỡ trâu, bò đã qua sơ chế, mỗi bao khoảng 50kg. Tổng trọng lượng gần 5 tấn mỡ các loại.

    Chủ cơ sở khai nhận thu mua mỡ trâu bò tại các cơ sở lân cận. Mỡ nước thu mua với giá là 1.000 đồng/1kg, mỡ chưa qua sơ chế là 500 đồng/1kg. Sau khi qua các công đoạn rán, ép mỡ, chủ cơ sở sẽ bán với giá khoảng 100.000 đồng/1 bao tải mỡ. Do không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến số hàng hóa trên, nên đoàn kiểm tra đã lập biên bản xử lý số mỡ này theo quy định của pháp luật.

    [:-/] Thực phẩm bẩn: Người tiêu dùng biết tin vào đâu! (NLĐ 06/05/2016) – Thực phẩm bẩn không chỉ xuất hiện ở chợ tự phát hay hàng rong mà đã đi vào cả các siêu thị uy tín, nơi người tiêu dùng đặt trọn niềm tin.

    “Bây giờ, cái gì cũng có thuốc hết! Giờ muốn chết no hay chết đói!”. Đây là câu nói vô tâm của người bán măng tẩm chất cấm (Báo Người Lao Động ngày 6-5) và cũng là suy nghĩ của rất nhiều người kinh doanh hám lợi, thậm chí của cả một số người tiêu dùng.

    “Rau muống tưới nhớt; măng, chuối ngâm và ủ bằng hóa chất độc hại; thịt heo có chất tạo nạc; gà “ăn” chất cấm vàng ô… Mỗi ngày, các cơ quan chức năng lại phát hiện thêm nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Tiếp nhận những thông tin này, thực sự chúng tôi rất lo lắng nhưng không biết phải làm sao để có được thực phẩm sạch cho gia đình? Chợ mua bán thực phẩm đầy ra đó, có ai mỗi ngày kiểm nghiệm từng loại trước khi đến tay người tiêu dùng không? Còn bảo người tiêu dùng phải thông minh, tìm địa chỉ tin cậy, hợp vệ sinh để mua nhưng biết tìm đâu, ai chứng nhận và chứng nhận có đáng tin cậy?” – bạn đọc Nguyễn Thị Thanh Thanh băn khoăn.

    Nhiều bạn đọc cho rằng ngay cả trong siêu thị cũng đầy thực phẩm bẩn thì người tiêu dùng còn biết tin vào đâu? “Thực phẩm bẩn không chỉ xuất hiện ở chợ tự phát hay hàng rong mà đã đi vào cả các siêu thị uy tín, nơi người tiêu dùng đặt trọn niềm tin. Có thông minh cách mấy, người tiêu dùng cũng khó phân biệt được đâu là thực phẩm bẩn, đâu là thực phẩm sạch. Đây là lỗi của cơ quan quản lý nhà nước khi không có những giải pháp quản lý hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng” – bạn đọc Trần Duy Thanh nhận xét.

    Thực phẩm bẩn – Đừng trông chờ
    cơ quan chức năng mà hãy tự cứu mình

    Bá Phú (Tamsugiadinh.vn) Theo Tuổi trẻ & Đời Sống 1/7/2016 – Hơn một tháng qua, nhiều tỉnh thành miền Tây đồng loạt kiểm tra những cơ sở chế biến thực phẩm, nhiều mánh khóe đã bị vạch trần. Nhưng trong “cuộc chiến” này, đừng chỉ trông chờ vào các cơ quan chức năng, từng cá nhân chúng ta cũng hãy nói không với “thực phẩm bẩn”.


    Kinh hoàng thịt gà bẩn bị cơ quan chức năng thu giữ

    “Thuốc độc” ở quanh ta!

    Bún có chứa huỳnh quang, giá đỗ thì ngâm hóa chất cho trắng to và mau thu hoạch, chả giò thì đầy hàn the và sử dụng nguyên liệu ôi thiu, bánh mì sử dụng thịt bốc mùi để bán cho khách… Tôm sú thì bị bơm chất hóa học CMC thường dùng sản xuất nước sơn, chất tẩy rửa… Bánh mì có thương hiệu cũng bị phát hiện chế biến mất vệ sinh…

    Ở Cần Thơ, các quán nhậu cũng bị kiểm tra, và quán Xưa 2 (137 Nguyễn Văn Cừ, phường An Khánh) bị phạt 42,3 triệu đồng do khu vực chế biến, bảo quản, nơi ăn có côn trùng gây hại; có sử dụng dụng cụ chứa đựng rác thải nhưng không đảm bảo vệ sinh; xả nước thải vượt chuẩn kỹ thuật.


    Công nhân đang bơm chất hóa học vào tôm sú

    Còn quán Điểm trên đường Nguyễn Văn Linh bị phạt 8,7 triệu đồng với các lỗi: không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; khu vực chế biến không đảm bảo vệ sinh; không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm… Thậm chí, đến thuốc Nam dành cho người bệnh cũng bị phát hiện đã hết hạn sử dụng, nổi mốc trắng xanh!

    Hàng loạt vi phạm đã được các đoàn kiểm tra ở nhiều tỉnh thành phát hiện. Thực tế ấy khiến nhiều người giật mình. Biết ăn gì, uống gì cho an toàn bây giờ? Ăn cũng chết vì ung thư, bệnh đường ruột… Còn không ăn thì đói. Khổ thật!


    Thuốc Đông y cũng mốc xanh

    Vì sao bây giờ có quá nhiều cạm bẫy trong đồ ăn thức uống? Đơn giản, chỉ vì hám lời. Như ở Bến Tre, cơ quan chức năng phát hiện ông chủ tiệm thịt bò, thay vì bán thịt bò thật, đã mua thịt trâu Ấn Độ về tẩm máu bò, “hô biến” thành thịt bò để bán kiếm lời khủng. Bởi thịt trâu Ấn Độ giá chỉ 70.000-90.000đ, nhưng sau khi dán nhãn thịt bò, giá đẩy lên tới 130.000-150.000đ/kg.

    Còn giá đỗ làm theo cách thông thường mất khoảng 4-5 ngày mới thu hoạch, trong khi ngâm hóa chất “tiết kiệm” được cả ngày công của hàng chục công nhân, do cọng giá lớn nhanh. Lời gần gấp đôi hoặc tiện lợi như thế, những kẻ đánh mất lương tri hăng hái lao vào là phải.


    Giá đỗ bị ngâm hóa chất độc hại

    Nhưng đây mới là điều đáng lo! Bởi ở nhiều địa phương, sau khi bị phát hiện sử dụng nguyên liệu bẩn, vi phạm nghiêm trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan chức năng lập hồ sơ xử phạt, thậm chí đình chỉ sản xuất, nhưng chỉ từ sáng đến chiều, họ lại ung dung bán tiếp. Không ai tái kiểm tra, mà chỉ xử rồi… là xong!

    Như cơ sở bún phát hiện chứa huỳnh quang ở Sóc Trăng, bị phạt 20 triệu và đình chỉ hoạt động 4 tháng, nhưng vài ngày sau PV TT&ĐS đến hỏi mua bún, vẫn có người bán bình thường!


    Bún cũng bị chứa chất huỳnh quang

    Và vừa qua vì sao các tỉnh thành quyết liệt trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm? Đơn giản chỉ là hưởng ứng… “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016”. Ào ạt ra quân, phát hiện, xử phạt, báo cáo thành tích là xong. Sau tháng này, thực phẩm bẩn vẫn tiếp tục hoành hành, ai sản xuất bẩn, đầu độc người tiêu dùng cứ ung dung mà làm tiếp.

    Đừng kêu gọi suông, hãy xử lý mạnh tay

    Nói “thuốc độc” đầy rẫy trong đồ ăn thức uống thì cũng đúng, nhưng có phần hơi quá. Thực tế, vẫn còn nhiều người làm ăn chân chính, và thực tế qua kiểm tra của cơ quan chức năng, họ vẫn “trong sạch”. Như ở Sóc Trăng, trong tháng qua, Chi cục Quản lý thị trường đã kiểm tra 27 cơ sở, thực tế chỉ có 6 cơ sở bê bối về vệ sinh thực phẩm.

    Còn tại Đồng Tháp, các đoàn kiểm tra đã tiến hành thanh – kiểm tra 2.718 cơ sở, bao gồm 432 cơ sở sản xuất chế biến, 564 cơ sở kinh doanh và 756 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và 966 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Trong quá trình thanh – kiểm tra, đoàn ghi nhận 533 trường hợp vi phạm (tỷ lệ vi phạm 19,61%).

    Và trong các nội dung vi phạm, thì vi phạm về chất lượng sản phẩm thực phẩm chỉ là chiếm 0,43%, vi phạm về sử dụng chất cấm, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi chiếm 0,2%… Theo đánh giá của cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp, nhìn chung, đa số các cơ sở thực phẩm chấp hành tốt các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm với 2.185 cơ sở đạt yêu cầu trong tổng số 2.718 cơ sở được thanh – kiểm tra (tỷ lệ đạt 80,39%).


    Cần xử lý mạnh tay với hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn

    Nhưng đừng nhìn vào những con số ấy mà mừng. Bởi nếu không xử lý, ngăn chặn ngay từ bây giờ bằng cách xử lý mạnh tay, thì cơn dịch thực phẩm bẩn sẽ dần dà lan rộng. Đơn giản, như đã nói, chỉ vì lợi nhuận. Tôi làm giò chả chất lượng, trong khi anh làm bằng nguyên liệu rẻ và bẩn, và anh thu lời hơn tôi nên ung dung hạ giá bán, làm sao tôi cạnh tranh lại? Thế là phải làm theo.

    Do đó, như ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, vẫn cảnh báo, dù kết quả kiểm tra như vậy nhưng an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn đáng báo động. Người đứng đầu UBND tỉnh mong muốn người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm hãy nghĩ đến sức khỏe của người tiêu dùng, vì lợi ích của cộng đồng, và công bố đường dây nóng về an toàn thực phẩm.

    Nhưng khuyến cáo, kêu gọi là một chuyện, còn chuyện khác là phải xử lý nghiêm. Bởi “trảm đầu đao” đã có! Theo quy định, từ ngày 1/7/2016, các hành vi vi phạm nghiêm trọng về an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị phạt đến 1 tỷ đồng và vi phạm nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng bị phạt đến 20 năm tù!

    Tự mình cứu mình

    Tích về cái chết của Trạng Quỳnh chắc nhiều người cũng biết, nhưng cũng xin tóm tắt lại. Sau khi “chịu hết nổi” ông Trạng thông minh liên tục chơi xỏ mình, Chúa đã quyết định đầu độc Trạng Quỳnh. Tiên đoán về cái chết của mình, Trạng Quỳnh dặn người nhà mình không được khóc thương khi ông chết, không tổ chức đám tang ngay, mà đặt ông nằm trên võng, đặt cuốn sách trên tay như người đang nằm đọc sách.

    Khi Chúa cho người thám thính, tưởng Trạng Quỳnh không chết mà vẫn ung dung nằm đọc sách, nghĩ thuốc độc không hiệu quả, Chúa nếm thử và sùi bọt mép chết theo! Bài học rút ra là: ra tay tàn ác mà đầu độc người, rồi cũng phải gánh hậu quả.

    Thử hỏi, những người đang dùng chất độc để tẩm vào đồ ăn, thức uống bán cho người khác, họ không sợ? Sợ chứ! Nhưng có lẽ, họ nghĩ rằng, mình chỉ bán cho người khác, mình đừng ăn thì hại gì? Lầm! Ai cũng nghĩ như vậy, và thi nhau làm, và người này sợ đồ ăn của mình, sẽ ăn chất độc từ thức ăn của người kia bán. Và liệu họ có chắc rằng, con của họ, cháu của họ ra đường có ăn phải những món ăn đầy chất độc mà họ bỏ mối, bán sỉ lẻ khắp các nơi?

    Và sau khi nhiều tờ báo đăng tải về cách thức sử dụng hóa chất để sản xuất giá đỗ và cách phân biệt giá sạch, PV đã ít nhất 2 lần chứng kiến, tại quán bán hủ tíu, bún riêu điểm tâm sáng, thực khách vừa bước vào đã hỏi ngay: “Giá này sạch không, hay ngâm hóa chất?”.

    Và để biện minh, chủ quán đã cầm thử cọng giá, rễ dài, còn dính vỏ đậu: “Đây, báo có đăng như thế này là đảm bảo không xài hóa chất nè!”. Rõ ràng, để bảo vệ chính hàng quán của mình, chủ quán cũng phải tự tìm mua thực phẩm sạch và biết cách chứng minh nguyên liệu của mình không dính đến chất độc.


    Thịt lợn hôi thối bốc mùi bị “phù phép” bán nhan nhản

    Những cách phân biệt thực phẩm sạch như cá không ngâm u rê, tôm không bơm tạp chất, thịt không bơm nước… đã được báo chí đăng tải đầy đủ. Và chúng ta, nhất là những bà nội trợ, nên tự trang bị cho mình những kiến thức nhận biết sơ đẳng ấy. Và những chủ quán ăn, nếu nghĩ đến thương hiệu và muốn tồn tại lâu dài, hãy nói không với nguyên liệu độc hại, dù chúng rẻ bao nhiêu cũng vậy! Có vậy, những kẻ vì tiền làm hại đồng loại mới hết đất sống!

  16. Thực phẩm độc giết từng người và hủy hoại cả dân tộc.

    Bài này hay, mọi người nên nhín chút thời gian để đọc và chia sẻ:

    Quốc gia tự tàn phá mình bởi niềm tin mong manh. Và mong manh hơn khi các quan chức có liên quan, vẫn nói về cuộc chiến đó, như họ là những người ngoài cuộc.

    Một trong những điều mà các nhà nghiên cứu xã hội tìm thấy từ các quy trình làm giả thực phẩm của người Trung Quốc, là sự công phu và tài tình đến sửng sốt.

    Trong khi tin tức về những người bị ngộ độc do ăn cá phải nhập viện liên tục xuất hiện, thì nhiều người dân ở khu vực Đá Nhảy, xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình vớt cá chết bán cho thương lái – Ảnh: Tuổi Trẻ.
    Trong khi tin tức về những người bị ngộ độc do ăn cá phải nhập viện liên tục xuất hiện, thì nhiều người dân ở khu vực Đá Nhảy, xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình vớt cá chết bán cho thương lái – Ảnh: Tuổi Trẻ.

    Khi được hỏi rằng vì sao họ không dùng nguồn lực đó để xây dựng cho mình một thương hiệu tử tế về chăn nuôi và chế biến thịt cừu mà làm giả thịt chuột thành cừu, các doanh nghiệp Trung Quốc đã trả lời rằng họ muốn kiếm tiền nhanh.

    Đối phó với nạn tham nhũng của các cấp chính quyền, cảm nhận sự bất ổn về chính trị cũng như không có niềm tin về một cuộc sống nơi đất nước mà họ đang tồn tại, khiến cho chủ trương kiếm tiền thật nhanh, kiếm nhiều – và cũng không cần phải ý thức trách nhiệm hay đạo đức với ai, khiến sự thông minh của người Trung Quốc lạc lối.

    Để nói về quan niệm và đạo đức xã hội của người Trung Quốc lúc này thật không dễ. Sự suy đồi tinh thần với những ví dụ đáng sợ về con người và cộng đồng ở Trung Quốc, được ghi nhận là một tiến trình phức tạp, có từ thời Cách mạng Văn hoá của Mao Trạch Đông.

    Sự hỗn loạn đó đã thôi thúc con người chọn một con đường sống duy nhất làm mọi thứ cho riêng mình, vượt lên, và đừng quan tâm gì đến chính trị.

    Trong cuốn sách viết về biến đổi tinh thần và tư duy của người Trung Quốc có tênMoral Politics in a South Chinese village của tác giả Hok Bun Ku, các ghi chép cho thấy hầu như sau khi thoát chết và đói khổ từ cuộc Cách mạng Văn hoá, người người, nhà nhà ở Trung Quốc chỉ theo đuổi hai chuyện: kiếm tiền (zhuanqian) và làm giàu (zhifu).

    Họ bị bóng ma quá khứ ám ảnh nhưng lại không đủ niềm tin vào tương lai nên vội vã và bất chấp.

    Năm 2009, khi bị chính quyền Trung Quốc kết án xử tử vì tội sản xuất sữa có chất melamine, làm cho sáu em nhỏ thiệt mạng và 300.000 em khác bệnh nặng, ông Geng Jinping được báo chí Trung Quốc hỏi rằng làm chuyện ác như vậy, ông có sợ đối diện với trời Phật không.

    “Không còn Phật trên đất nước này”, ông Geng đã trả lời như vậy. Buôn bán loại sữa độc này, nhưng ông Geng luôn dặn dò chỉ sử dụng sữa ngoại quốc cho gia đình, người thân của mình.

    Bài viết mới đây trên tờ Khám Phá, có tên Ăn nhầm luống rau để báncũng là một cái nhìn đủ để báo động về thực trạng của xã hội Việt Nam hôm nay, không khác nhiều Trung Quốc.

    Câu chuyện kể về một gia đình trồng rau, chỉ ăn một luống đã đánh dấu riêng, thế nhưng đứa con vô tình hái nhầm nên cả nhà đau bụng lăn lộn, suýt phải vào bệnh viện.

    Ở trong một xã hội bị đồng tiền dẫn lối, đến mức nhìn quanh không còn đủ sức nhận ra ai là nạn nhân, ai là kẻ thủ ác thì sự vô cảm, ích kỷ sẽ tăng theo mỗi buổi bình minh.

    Đời sống trở thành những dự án ngắn hạn như cuộc trốn chạy đến vô cùng nên khi thấy chung quanh mình có ai đó gục ngã, tình đồng loại không thắng nổi khoái cảm cầu an, rằng kẻ ngã xuống đó may sao vẫn chưa phải là mình.

    Những bài học bí mật về làm giàu nhanh, sống vội, thậm chí là bất chấp việc có thể tổn hại đến sinh mạng người khác, nhiều năm nay từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, và hấp dẫn nhanh rất nhiều người.

    Một phần do những cá nhân người Việt hám lợi, nhưng một phần khác cũng do người Trung Quốc rỉ tai, chỉ vẽ, nhằm biến người Việt thành công cụ trong việc kiếm tiền nhanh của họ.

    Thậm chí, có thể đó là một sách lược lâu dài nhằm tàn phá năng lực sinh tồn của quốc gia được nhắm đến.

    Bên cạnh việc trách cứ rất nhiều người Việt đã “thay tâm đổi tính” với dân tộc mình, cũng đừng quên nhìn vào hàng đoàn xe hàng hoá Trung Quốc với quy chế tối huệ quốc không thành văn, vẫn im lặng tràn vào các cửa ngõ Việt Nam mà nguồn gốc hay chất lượng thì không thể lường.

    Những đoàn người Trung Quốc đang mỗi lúc nhiều hơn ở các ngả đường huyết mạch, xây dựng và rỉ tai nông dân những phương thức có lợi nhanh, thu mua gom kỳ quái nhưng tự do tung hoành như chỗ không người.

    Năm 2010, khi nạn lấy chồng Hàn Quốc bùng lên trong xã hội Campuchia, chỉ trong ba tháng, chính phủ nước này đã ban hành lệnh cấm vô thời hạn việc người Hàn Quốc đến Campuchia tìm vợ kết hôn.

    Đó là một ví dụ của sự dứt khoát.

    Nếu những người có trách nhiệm thật sự quan tâm, thật sự lo sợ, việc đối phó với nạn thực phẩm bẩn từ Trung Quốc cũng như cách họ lũng đoạn thị trường nông thôn Việt Nam, ắt lâu nay chúng ta đã có những kết quả khác rồi.

    Tiếc thay, 20 năm nay vẫn là những nụ cười, chối quanh, im lặng và đổ lỗi cho nhân dân.

    Rất nhiều các quan chức cấp cao đang được thụ hưởng các sản phẩm organic được nuôi và gieo trồng an toàn từ các trang trại đặc biệt của Nhà nước, nên ít khi cảm nhận được nỗi lo thật sự ngoài đời của nhân dân.

    Bên cạnh đó, họ chỉ được đọc qua các báo cáo tô hồng và vội vã từ cấp dưới, luôn cho thấy miếng ăn bẩn chỉ bởi “người Việt xấu và tham” mà thôi.

    Nhìn vào những câu chuyện thực phẩm độc bị phát hiện, là lúc từng người Việt phải tự vấn vì sao hàng hàng lớp lớp thịt heo, gà chết bệnh có thể tàng hình, dễ dàng đi qua các cửa khẩu Việt – Trung.

    Báo chí cất tiếng tố cáo nông sản nhiễm hoá chất, thịt thối thì chỉ nghe loanh quanh vài lời góp chuyện rồi chìm hẳn vào trong một màn đêm tội ác.

    Không khác gì chuyện ngư dân Việt trên biển bị tàu Trung Quốc tấn công, ở trên bộ thì những cuộc công phá ấy cũng diễn ra mỗi ngày nhưng luôn bị né tránh việc cần phải đối đầu.

    Nhưng hôm nay thì không chỉ thực phẩm độc tràn qua biên giới, mà cả tài nguyên của Việt Nam đang bị đầu độc bởi những chất thải bí mật từ các nhà máy của Trung Quốc, ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.

    Trớ trêu thay, với sự bàng quan của chính quyền.

    Phải có một chính sách quyết liệt thì dân tộc Việt Nam mới thoát khỏi cuộc đầu độc vĩ đại, cũng như cách đầu độc từ những kẻ hám lợi, trước sự lỏng lẻo an ninh lương thực, và an ninh của cả quốc gia.

    Không có cuộc chiến nào kinh hoàng hơn cuộc chiến với thực phẩm độc mà nhân dân đang vật vã từng ngày.

    Mỗi bữa ăn ai nấy đều đắn đo, mỗi buổi chợ đều phải chất vấn về loại, nguồn thực phẩm trước khi mua về cho chồng, cho con, cho mẹ cha mình qua bữa.

    Quốc gia tự tàn phá mình bởi niềm tin mong manh. Và mong manh hơn khi các quan chức có liên quan, vẫn nói về cuộc chiến đó, như họ là những người ngoài cuộc.

    Tuấn Khanh
    nguon

    Đọc những bài khác ở trang Môi Trường

  17. PHÂN TÍCH SỰ ĐỘC HẠI THỰC PHẨM TỪ VIỆT NAM – BS Christina Cao tại Mỹ

    Nhìn lũ bác sỹ con cháu của Ngụy Saigon tại Mỹ mà thì là biết giữ an toàn sức khỏe cho nhau mà ham ghê đấy. Khi nhìn lại bác sỹ quanh ta chỉ thấy gian manh dối trá… ( Hải )

    BS Christina Cao & Chiến dịch thỉnh nguyện thư đến FDA và bộ Y tế Hoa Kỳ

    Chất Phenol và Tội ác Diệt chủng

    Để tiêu diệt người Do Thái một cách nhanh chóng. Đức Quốc Xã đã cho tiêm chất Phenol (PhOH) vào cơ thể các tù nhân, nhất là trẻ em, dùng họ làm vật thí nghiệm và nhìn họ chết từ từ. Phenol, liều lượng nhiều, Đức quốc xã dùng cho hơi ngạt hay xử tử tù nhân. 

    Bị ngộ độc Phenol, sẽ làm tê liệt thần kinh, tim ngừng đập. Liều lượng ít, bị hư thận, gan và nhiều các chứng bệnh khác. Phenol tạo ra, trong quá trình chế biến các hợp chất cao su. Hiện nay, chất này đang tìm thấy trong một số cá, hải sản do ngộ độc từ nhà máy Formosa tại Việt Nam.

    Cả hai sự kiện khác nhau, nhưng đều chung mục tiêu, đó là dùng hay thải chất Phenol để phạm tội giết người. Đó là tội ác diệt chủng, do chính Formosa và csVN, đang tiến hành trên đất nước Việt Nam.

    Các Bác sĩ Đức quốc xã, dùng Phenol phạm tội ác, đã bị Tòa án Quốc tế xử tử hình. Còn Formosa và csVN thì sao? Cái giá $500 triệu tiền phạt, có đủ để chạy án Diệt chủng không?

    BS Christina Cao
    nguon

    —————-

    Killing with Syringes: Phenol Injections

    That was approximately the time of the 14f13 extension of “euthanasia” into the camps, and phenol injections were a means of doing the killing “at home,” at the same place where the selections were conducted, rather than sending victims to the killing centers established mostly for mental patients in Germany and Austria. As in the original “euthanasia” project, the killing of those who were seriously ill was extended to killing virtually anyone whose death was desired. In practice, “Aryan” prisoners usually received phenol injections only when severely debilitated (there were of course exceptions), while Jewish prisoners were vulnerable to them merely by being on the hospital block.

    Phenol injections, then, anticipated the full development of the gas chambers and were used along with them where, because of relatively few people to be killed, gassing was considered uneconomical. For instance, two Dutch Jews who had been injected with blood taken from typhus patients, in experiments seeking to determine how long typhus patients were infectious, were killed by phenol injections.³ And Dr. Wladyslaw Fejkiel described the “injecting off” of two young Gypsies as ordered by Mengele, possibly because they were twins whose post mortem was of interest to him.4 But murder in Auschwitz was nothing if not flexible; and even when a small number of people was designated for phenol killing, “if by chance a transport was going to the gas chambers, then they went into the gas chambers.”

    Increasingly, from January 1943, children were killed by phenol injections. Early in that year, as many as 120 boys, ages thirteen to seventeen, from the Polish city of Zamosc — described as children whose parents had been killed — were murdered by phenol injection.* The children had made a powerful impression on prisoners, who gave them “the best they had,” even somehow finding a ball for them to play with — until they were ordered to undress in the washroom, and cries of “Why are you killing me?” were heard, followed by “a muffled sound” of small bodies falling to the floor.5

    Phenol injection also became standard procedure for secret political murders, whose victims included Auschwitz inmates as well as people brought from the outside to be killed in this way. As Dr. Jan W. put it, “The Political Department could issue orders for prisoners [in both of the preceding categories] to be executed on the hospital grounds, and the responsibility for carrying out the order rested with the SS physicians.”

    Medical killing by injection was by no means limited to Auschwitz — and, in one sense, went back to the injection of morphine and its deriva- […tives]
    __________
    * There is some discrepancy about the number. In one source, Dr. Stanislaw Klodzinski mentions two separate events — 39 boys killed on 23 February and 80 on 1 March — which might account in part for varying numbers. Some could have been Jewish children who had been in hiding.

  18. Pingback: Sách Lược Diệt Chủng Dân Tộc Việt Nam Của Tàu – Vivi Blog | Thơ Quê Hương

  19. TRUNG CỘNG THỰC SỰ ĐÃ LÀM CHỦ VIỆT NAM
    Dương Kiết Trì (Jang Jiechi) Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng (2007-2013) đã viết một bài dài về vấn đề này với giọng ngạo mạn tự là: “Cần Gì Phải Đánh Chúng Nó” được Vũ Đông Hà dịch đăng trong Dân Làm Báo ngày 09/03/2016. Sau đây đoạn mở đầu:
    “… Tại sao phải đánh chúng khi hơn 700km2 vùng biên giới phía nam của ta, đã được chúng dâng cho ta, một nửa Thác Bản Giốc đã được ta cắm cờ 5 sao, Ải Nam Quan đã trở thành Hữu Nghị Quan mà chúng vẫn cực kỳ coi trọng, đại cục hữu nghị giữa hai đảng và nâng niu gìn giữ để trao lại cho những thế hệ mai sau của chúng.
    Súng đạn nào mãnh liệt bằng phong bì tống vào miệng chúng để sau đó Đại Hán ta ngồi ngay trên nóc nhà Tây Nguyên, đào mồ xới mả đất Mẹ của chúng, thải chất độc vào môi trường của chúng và Bộ Chính Trị của chúng vẫn khăng khăng đấy là chiến lược đã quyết, là chính sách công nghiệp hóa hiện đại đất nước không thể ngừng.
    Xe tăng đại pháo nào bằng hàng ngàn công trình xây dựng để những sư đoàn Trung Hoa
    trong bộ áo công nhân có mặt trên xứ sở của chúng, kéo dài từ mũi Cà Mau cho dến Hữu Nghị Quan (Ải Nam Quan).
    Phi cơ chiến hạm sao bằng 90% gói thầu của chúng ta đang khống chế nền kinh tế của chúng, hàng hóa thặng dư made in China đang ở trên thân thể chúng, bàn an của chúng, bao tử của chúng, nhà cầu của chúng.
    Tại sao phải đánh chúng khi chỉ cần đóng dường biên giới là dân của chúng không đủ tiền mua quần áo mặc, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, xe Dream là giấc mơ thấp hèn của chúng không còn chạy đầy đường, cắt xăng dầu là cả nước chúng tối đen và chỉ cần một cú nổ Tây Nguyên của chúng sẽ nhuộm bùn đỏ.
    Chúng ta không phải đánh, không cần bắn một viên đạn nào mà vẫn có thể sụp đổ thị trường chứng khoáng của chúng, làm tán gia bại sản những tên đồng chí tư bản đỏ mà tài sản vốn liếng có được là nhờ vào và dang lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Hoa made in Vietnam.
    Chưa bao giờ trong lịch sử bàng trướng, chúng ta có được một dám thái thú địa phương làm tay sai đắc lực và hiệu quả như chúng. Khi chúng ta có một mặt ở biển Đông ngay trước cửa nhà chúng, chúng ta đã ra lệnh hải quân cảu chúng không được bén mảng sợ làm phiền lòng ta. Khi cần đốt phá, cướp của, giết người để bôi đen những tên biểu tình yêu nước, công an mật vụ của chúng ngoan ngoãn nghe lời ta tạm lánh. Khi cần cấm ngặt từng tên yêu nước năng nổ xuống đường phản đối chúng ta, chúng đã nhiệt tình như những con chó Tứ Xuyên quên ăn, quên ngủ canh gác ngày đêm.
    Tại sao chúng ta phải đánh chúng và sau đó phải cai trị dân của chúng? Tại sao ta phải làm công việc đối phó với 90 triện dân của chúng, trong khi giống cẩu phương nam làm giỏi hơn chúng ta?
    Chúng ta không cần đánh, bởi chúng đã đánh dân của chúng thế chúng ta.
    Chúng ta cũng không cần phải cướp vì chúng đã tự cướp nước của chúng để dâng, để bán và sẽ tiếp tục dâng, tiếp tục bán cho chúng ta…”

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s