Trung Quốc Chiếm 137 lô đất Chiến Lược tại Đà Nẵng

Một con đường tại Quận Ngũ Hành Sơn. Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn cho biết đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn quận này cho người Trung Quốc.
VOA
08.12.2015
Vấn đề người Trung Quốc “núp bóng” người dân Đà Nẵng, mua hơn 100 khu đất gần khu vực quân sự, đang trở thành một chủ đề nóng tại thành phố được coi là mang tính chiến lược ở miền trung.
Báo chí trong nước dẫn lời ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy quận Ngũ Hành Sơn, cho biết đã phát hiện 71 cá nhân là người Việt đứng tên mua 137 lô đất trên địa bàn quận này cho người Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi được VOA Việt Ngữ gọi điện hỏi, ông Bằng đã từ chối trả lời.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP Đà Nẵng, khu vực mà người Trung Quốc mua chủ yếu nằm trên đường Võ Nguyên Giáp – Trường Sa, đoạn sát một căn cứ quân sự của quân khu 5.
Ông Điểu được báo Người Lao Động trích lời nói rằng đây là “những vị trí nhạy cảm liên quan đến an ninh, chính trị, quốc phòng nên phải hết sức thận trọng”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với ông Điểu để hỏi ông về những thông tin mà báo chí trong nước nêu lên.
Nhiều người dân ở Đà Nẵng, trong đó có nhiều cựu chiến binh, cho VOA Việt Ngữ biết rằng họ lo ngại về sự xuất hiện ngày một nhiều của người Trung Quốc, nhất là các công trình xây dựng ở những địa điểm quan trọng về quốc phòng.
Khi được hỏi về những lo ngại của dân chúng đối với sự xuất hiện của người Trung Quốc tại thành phố, bà Lê Thị Thu Hạnh, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, nói với VOA Việt Ngữ:
“Nói về quan tâm, dân của chúng tôi quan tâm tới tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung của thành phố, không riêng gì một vấn đề nào cả.”
Phát biểu tại kỳ họp của hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng hôm nay, bí thư thành ủy Nguyễn Xuân Anh đã đưa ra các chỉ đạo về an ninh – quốc phòng và công tác quy hoạch thành phố.
Nhà lãnh đạo trẻ này được trích lời nói rằng cần phải “lưu ý công tác quản lý tại các khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Không cho xây dựng các công trình cao tầng tại các khu vực đó”.
Trước đó, chính quyền Thành phố đã đình chỉ một công trình xây dựng của chủ đầu tư Trung Quốc để xem xét xử lý về độ cao sau khi nhận thấy vị trí của công trình này nằm giữa hai trận địa pháo phòng không ở địa phương.
Theo báo chí trong nước, trong năm 2015, quận Ngũ Hành Sơn đón gần 130.000 người nước ngoài tới tham quan, trong đó có đến 65.000 lượt khách Trung Quốc.
Mỗi tuần có khoảng gần 60 chuyến bay từ các tỉnh của Trung Quốc tới Đà Nẵng, theo báo cáo của Quận ủy Ngũ Hành Sơn.
Ngoài ra, hiện có hàng chục dự án nước ngoài do người Trung Quốc làm chủ đầu tư, đưa lao động tới làm việc.
Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng cho biết tính đến thời điểm này, ở Đà Nẵng có 55 doanh nghiệp sử dụng 276 lao động Trung Quốc.
Tin cho hay, tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh bằng đường du lịch để làm việc trái phép “đang gây nhiều phức tạp cho công tác quản lý nhà nước”.
Về sự xuất hiện ồ ạt của người Trung Quốc, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Đà Nẵng nói với VOA Việt Ngữ:
“Chúng tôi không có khuyến khích riêng cho một quốc tịch, bất kỳ một quốc tịch nào. Tất cả thành phố đang phát triển về du lịch, dịch vụ, cho nên chúng tôi chào đón tất cả công dân của các nước đến du lịch tại thành phố Đà Nẵng chúng tôi.”
Phát biểu sáng 8/12, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các sở, ngành phải tăng cường quản lý chặt chẽ người nước ngoài trên địa bàn.
Ông Anh cũng yêu cầu lưu ý tình trạng khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam để hoạt động du lịch “chui”.
Các nhà quan sát cho hay, những thông tin về việc người Trung Quốc nhờ người địa phương mua đất ở Đà Nẵng được đưa ra trong bối cảnh tinh thần bài Bắc Kinh vẫn chưa có dấu hiệu “nguội” bớt, nhất là khi quốc gia láng giềng khổng lồ không che giấu tham vọng thâu tóm biển Đông.
Phố TRUNG QUỐC ở Đà Nẵng bao vây sân bay quân sự
Gần 10 nhà cao tầng đã được xây dựng trong số hàng trăm lô đất nghi rơi vào tay người Trung Quốc ở Đà Nẵng, khiến khả năng phòng thủ và tấn công của sân bay Nước Mặn bị tê liệt.
Các cơ quan chức năng TP Đà Nẵng đã khoanh vùng hàng trăm lô đất ở sát sân bay Nước Mặn (quận Ngũ Hành Sơn) vào diện nghi vấn. Trong ảnh: Bản đồ phân lô các biệt thự gần sân bay Nước Mặn.
Trong hồ sơ, đây là những lô đất do các cá nhân Việt Nam đứng tên nhưng phía sau lại là người Trung Quốc. Trong ảnh: Bên phải là sân bay Nước Mặn còn phía đối diện là các khu biệt thự của người nước ngoài.
Trao đổi với Zing.vn, các tướng lĩnh quân đội về hưu đều tỏ ra lo lắng vì đây là vùng “nhạy cảm” liên quan đến an ninh quốc phòng.
Chỉ cách các lô đất một bức tường cao khoảng 3 m là sân bay Nước Mặn. Mặc dù nơi này đã được một đơn vị tư nhân thuê làm du lịch, nhưng trên thực tế nó vẫn là sân bay quân sự và thuộc quyền quản lý của Vùng 3 Hải quân.
Sau khi hợp thức hóa, chủ các lô đất đã xây dựng khách sạn, nhà nghỉ cao khoảng 18 – 20 tầng. Chỉ cần đứng ở tầng 7 các tòa nhà này, có thể thấy hết mọi hoạt động trong sân bay. “Đây là vấn đề hết sức nguy hiểm, vì sân bay này vẫn là nơi tác chiến phòng thủ của các đơn vị quân đội”, thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 5 lo lắng.
Còn đại tá Nguyễn Lành – nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 375 – Quân chủng Phòng không không quân, cho biết: “Tuyệt đối không được để cho bất cứ cá nhân, đơn vị nào xây dựng các tòa nhà cao hơn 12 m sát sân bay”.
Theo đại tá Lành, việc xây các khách sạn sát sân bay như thế này sẽ vô hiệu hóa sức tấn công, phòng thủ của tên lửa, pháo phòng không; việc cất hạ cánh các máy bay chiến đấu cũng không thực hiện được.
“Theo quan sát của tôi, ở ngay sát sân bay có nhiều tòa nhà cao khoảng 50 m thì xem như sân bay Nước Mặn đã bị tê liệt, không còn khả năng tấn công, phòng thủ tuyến đường ven biển Đà Nẵng”, ông Lành nói.
Nhiều chuyên gia quân sự khác cũng nói rằng, cách tốt nhất là chính quyền Đà Nẵng có giải pháp thu hồi lại các lô đất nghi đã rơi vào tay người Trung Quốc. “Đất ở sát sân bay, không được bán cho bất cứ ai. Nếu rơi vào tay kẻ khác thì rất nguy hiểm. Tuyệt đối không để họ xây khách sạn, lấy vợ sinh con và thành lập phố Tàu ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng”, thiếu tướng Trần Minh Hùng nói.
Đây là một khách sạn 5 sao cao khoảng 30 tầng do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shores (có giám đốc là người Trung Quốc) thực hiện. Dự án này chỉ cách sân bay Nước Mặn khoảng 50 m.
5 năm trước, Công ty Silver Shores khánh thành, đưa vào hoạt động khu du lịch quốc tế với tổ hợp khách sạn 5 sao cùng khu vui chơi giải trí có thưởng (casino) chỉ dành cho người nước ngoài. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người Trung Quốc làm việc.
Sau khi xây khách sạn ở sát sân bay, họ chỉ đón tiếp khách du lịch người Trung Quốc. Còn các cá nhân người Việt vào đây thì nhân viên đều đưa ra lý do hết phòng.
Biển hiệu của các nhà hàng, khách sạn ở đây đều có chữ Trung Quốc và các ký tự bằng số rất lạ. Nhiều người lo ngại nếu chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn thì trong tương lai không xa, ở tuyến đường ven biển Đà Nẵng sẽ xuất hiện phố Trung Quốc.
Để kiểm chứng những hoài nghi trên, phóng viên đã ghé vào một quán massage thì ngay lập tức bị mời ra ngoài.
Cổng sân bay Nước Mặn.
Tướng Lê Mã Lương: Nếu không lường trước nguy cơ, con cháu sẽ phải gánh hậu họa
Đến thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lực lượng địch cũng sử dụng vịnh này để đổ bộ lực lượng thủy quân lục chiến, làm điểm chuyển quân. Nói như vậy để thấy rằng, trong kháng chiến, vịnh Đà Nẵng nói riêng, Đà Nẵng nói chung có một tầm quan trọng như thế nào về mặt chiến lược quân sự, quốc phòng, an ninh của cả nước.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam (ảnh: Huyền Anh/Giaoduc.net.vn).
Một khách sạn 5 sao cạnh sân bay Nước Mặn do người Trung Quốc làm chủ đang xây dựng. (ảnh: Báo Người Lao động).
———-
Ý kiến độc giả:
Một vị tướng quyền cao chức trọng mà rất “vô tư” không biết được “tại sao người ta” lại bán đất cho Tàu gần sân bay Đà Nẳng đến nổi phải hỏi thuộc hạ và dân mới có được nhận định là nguy hại cho an ninh. Thì ra làm tướng VC chỉ là che mắt bị tai để vâng lệnh cấp trên thôi, riêng mình thì chẳng được phép tìm hiểu hoặc có ý kiến gì dù đang thấy người Tàu xuất hiện nhiều và cao ốc xây dày dặc. Thế mới biết dưới chế độ CS không những chỉ có chính sách ngu dân mà còn có “chính sách ngu tướng” nữa !!
JB Trường Sơn
TIN QUAN TRỌNG
–Viết về Thế Chiến 2 và Cách mạng Tháng 8
–‘Đa đảng là mô hình, không là tiêu chí’
–Tháng 8/1945: Cách mạng hay Khởi nghĩa?
–Khi thành quả Cách mạng bị ‘biến hóa’
CHÚ Ý : Sách Lược xâm chiếm của Trung Cộng
–Bí ẩn người Trung Quốc ở Hội An
–Lao động Trung Quốc ở Formosa – Vũng Áng hiện nay
–Uống cà phê Trung Quốc ở Đà Nẵng
–Khánh Hòa ngộp thở vì người Trung Quốc
–Người Trung Quốc nắm 137 lô đất chiến lược tại Đà Nẵng
BÍ ẨN NGƯỜI TRUNG QUỐC Ở HỘI AN
Bờ biển các xã Duy Nghĩa, Duy Hải, Duy Xuyên, nơi đang chuẩn bị trở thành khu du lịch sinh thái của vùng Nam Hội An tỉnh Quảng Nam nhờ vào đường nối cầu Cửa Đại đang dần rơi vào tay người Trung Quốc một cách bí ẩn. Hầu hết những bãi phi lao do bà con nông dân tự trồng và lấn biển cách đây hai mươi, hai mươi lăm năm đã nghiễm nhiên trở thành đất vàng để bán cho những ông chủ “lạ” mà người nông dân không hề hay biết. Câu chuyện bờ biển Quảng Nam đang là một ẩn số đối với người dân.
Khai thác Titan và chiếm trọn
Một cán bộ quản lý địa chính vẫn đương chức ở Quảng Nam, không muốn nêu tên, tỏ ra bức xúc: “Qua bên khỏi cầu Cửa Đại, diện tích cho người ta thuê là gần 1000 hectare. Xây dựng trong vòng 35 năm thành một khu phức hợp giải trí, sòng bạc, và nhiều thứ khác… của tụi Đài Loan và Hồng Kông thì cũng là Trung Quốc thôi. Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…”.
Theo vị này, hầu hết vùng bãi biển đẹp, thơ mộng chạy dọc từ Nam Hội An vào đến Quảng Ngãi đã rơi vào tay người Trung Quốc theo nhiều cách. Trong đó có cả chuyện mượn tay người Việt Nam để mua và chính người Trung Quốc thuê lâu dài để khai thác quặng titan rồi sau đó trồng dừa, tiếp tục xây thành bao chia khu và cuối cùng là trở thành biệt địa của họ.
Trước đây vài năm, hầu hết các vùng bãi biển này là của người dân các xã biển Duy Xuyên trồng phi lao để giữ đất và lấn biển. Mỗi năm, sau một mùa mưa lụt, cát biển lại bồi thêm một lớp vào bờ, người nông dân, ngư dân lại ra đó trồng thêm vài cây phi lao để giữ cát, giữ đất. Và theo thời gian, rừng phi lao dọc bờ biển Duy Xuyên thêm mở rộng nhờ vào công trồng cây, chăm sóc, tưới tắm của bà con nhân dân nơi đây.
Thế rồi những năm 2010, đồng thời với hàng loạt dự án khai thác quặng titan ở khắp bờ biển miền Trung, vùng bờ biển Duy Hải, Duy Nghĩa cũng không tránh khỏi tình trạng này. Đất của bà con nông dân lấn biển mấy chục năm nay đã bị nhà nước thu hồi một cách khéo léo. Thay vì nói rõ rằng đất sẽ bị thu hồi, chính quyền địa phương lại mời bà con có rừng phi lao lên họp và nói rằng hiện tại cần khai thác quặng nên tạm thời mượn đất để rút quặng và sẽ đền bù mỗi cây phi lao với giá hai chục ngàn đồng.
Bà con đã đồng ý để nhà nước khai thác quặng với hy vọng sau khi khai thác quặng thì nhà nước sẽ giao lại diện tích cho bà con tiếp tục trồng phi lao chắn sóng, tạo rừng phòng hộ. Bởi vì dù sao đây cũng là đất mà bà con ở đây đã khám phá, khai thác và gìn giữ mấy chục năm nay. Thế nhưng câu chuyện lại lệch sang hướng khác. Thay vì trả đất hoặc giao đất cho bà con nông dân, ngư dân Duy Xuyên thì chính quyền lại âm thầm cho thuê hoặc bán cho các nhà đầu tư mà người dân không hề hay biết.
Bây giờ tụi Trung Trung Quốc nó lừa lọc đủ thứ, nó nấp bóng đủ thứ để lừa lọc. Ai mà lường được tụi nó…
– Một cán bộ ở Quảng Nam
Vị cán bộ địa chính này cho rằng trên phương diện quản lý đất đai và căn cứ theo luật nhà đất thì hành vi này của chính quyền địa phương là hoàn toàn sai luật. Bởi lẽ đất của bà con nông dân, ngư dân bản địa đã khám phá, khai thác và giữ gìn mấy mươi năm nay, trước cả Khoán 10. Lẽ ra đến Khoán 10 năm 1995 thì nhà nước phải phân chia cho người dân theo đúng tính thần Khoán 10 và cấp sổ đỏ cho bà con nông dân tiện bể canh tác, làm ăn.
Đằng này không những không cấp sổ đỏ mà chính quyền địa phương còn tìm cách lấy đất của bà con với lý lẽ ban đầu là khai thác Titan dể rồi sau đó cho thuê, bán mà người dân không hề hay biết. Thậm chí người ta xây dựng ngay sau lưng khu dân cư của người dân mà người dân vẫn không biết rằng ai đang xây dựng, ai đang trồng dừa và xây dựng, trồng dừa để làm gì. Bởi đúng nguyên tắc thì người dân phải có một cuộc trưng cầu dân ý để được đưa ra những nguyện vọng của mình cũng như được đặt ra những câu hỏi, bày tỏ thắc mắc khi các khu du lịch hay khu nghỉ mát mọc lên thì có gây ảnh hưởng gì đến bà con nhân dân? Hơn nữa, vấn đề bán cho ai và cho ai thuê vẫn vô cùng quan trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của bà con nông dân, ngư dân.
Và chắc chắn một điều nếu như người Trung Quốc thuê hoặc mua đất ở khu vực này thì chẳng khác nào cõng rắn cắn gà nhà bởi ngư dân vùng biển Duy Xuyên từng nhiều lần bị Trung Quốc rượt đuổi trên biển Đông và những người câu mực muốn được yên thân phải mua phiếu đánh bắt của họ với giá cả mấy ngàn đô la mỗi năm. Bây giờ nếu người Trung Quốc đặt chân đến đất Duy Xuyên, làm mưa làm gió thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra với người dân nơi đây.
Người dân muốn minh bạch
Một người từng là chủ của vườn phi lao đang bị trưng thu và đất rừng của chị đã bị giao cho một người ẩn danh ở Duy Hải, chia sẻ: “Dân địa phương mình ví dụ như trồng dương liễu thì nó đền từ mười đến mười lăm ngàn đồng một cây dương liễu. Một lô họ được bù cao nhất là ba chục triệu đồng. Làm xong thì nó trồng dừa và được nhà nước cấp sổ đỏ. Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!”
Chị này cho biết thêm là theo chỗ chị tìm hiểu, có cả hàng ngàn hecta đất kéo dài dọc bờ biển từ khu nam Hội An vào đến Núi Thành, Quảng Ngãi đã bị cho thuê hoặc bán mà người dân sống gần đó không hề hay biết. Chủ của những khu đất này cũng rất bí ẩn, thỉnh thoảng có người Trung Quốc đi xe hơi đến và được những người đang giữ đất chào một cách cung kính. Ông ta hoặc bà ta sẽ chỉ đạo người này làm việc này, người kia làm việc nọ. Sau đó móc tiền túi ra thưởng hay trả lương gì đó rồi đi một cách bí ẩn.
Bây giờ bà con thua rồi, mất thế rồi vì nó được nhà nước cấp bìa đỏ rồi. Giờ nó làm chi thì làm sao mình biết được. Khổ lắm…!
– Một ngườidân địa phương
Chị này cho biết thêm là khu vực bờ biển Quảng Nam cũng như rừng dừa nước ở đây vốn là căn cứ địa của người lính Cộng sản trong những năm chiến tranh. Chính địa hình eo óc và rừng dừa nước bao phủ, rừng phi lao che chở nên hầu hết cán bộ Cộng sản nằm vùng cũng như lực lượng đặc công tăng cường đều chọn nơi đây làm căn cứ.
Và cũng chính vì căn cứ từ Quảng Lăng, Cổ Lưu kéo dài xuống Duy Hải, Duy Nghĩa rồi đảo ngược lên Duy Trung, Mỹ Sơn, chuyển qua vùng B Đại Lộc, Quảng Nam. Vành đai nằm vùng của cán bộ Cộng sản dày đặc ở đây nhờ vào rừng phi lao, rừng dừa nước tự nhiên và rừng cây nồi tiếp Trường Sơn đã biến vùng Hội An, Duy Xuyên Quảng Nam thành vùng xôi đậu, ban ngày Quốc Gia, ban đêm Cộng sản.
Chị này tỏ ra lo lắng bởi người Trung Quốc đã chọn ngay vành đai chiến lược trong kế hoạch nằm vùng của người Cộng sản trước đây để mua, thuê và kinh doanh. Chị bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh và trung ương khẩn cấp điều tra và làm rõ danh tánh cũng như mục đích của những người mua và thuê đất tại vùng bờ biển Quảng Nam. Bởi đó là chuyện sinh tử và hơn ai hết, đảng và nhà nước phải có trách nhiệm làm sáng tỏ để an dân!
Lao động Trung Quốc ở Formosa – Vũng Áng hiện nay
RFA
Hiện đang có rất nhiều lao động Trung Quốc đang làm việc tại Vũng Áng, trong đó có tới 3.000 lao động không có giấy phép làm việc. Họ là ai và đang sinh sống và làm việc ra sao?
Người lao động Việt Nam trong khu công nghiệp Formosa và người dân Vũng Áng nói gì nói gì về họ?
Cục cằn và keo kiệt
Theo báo cáo của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, tổng số lao động nước ngoài tại Khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là 5.321 người trong đó lao động Trung Quốc là 3.680 người. Theo thông tin của VNN online cho biết, hiện có trên 3.000 lao động Trung Quốc chưa có giấy phép.
Nói về số lượng công nhân người Trung Quốc hiện làm việc tại Formosa Vũng Áng, anh Bằng, một người dân ở thị xã Kỳ Anh đã từng làm công nhân tại khu công nghiệp Formosa nói với chúng tôi:
“Tôi từng làm công nhân của Formosa từ năm 2013, lúc đó số lượng công nhân Trung Quốc có khoảng 10.000 người.”
Chị Ngoan, một công nhân hiện làm việc trong khu vực Formosa cho biết, lao động Trung Quốc làm việc trong Formasa rất đông, họ được bố trí ở tại các ký túc xá xây dựng bên ngoài khu công nghiệp Formosa trên một vùng rất rộng. Chị khẳng định:
“Tôi là công nhân thuộc C19 trong khu công nghiệp Formosa. Công nhân Trung Quốc phần lớn là đàn ông, phụ nữ ít, họ là những thanh niên, trung niên tuổi từ 25 đến 50. Phía Trung Quốc mua đất ở bên ngoài ở gần đó để làm nhà cho công nhân ở chứ họ không ở bên trong (Formosa). Nghĩa là cả ngày họ làm việc ở trong đó và sáng đi, chiều về. Họ mua nguyên cả một vùng đất để làm nhà ở ở đó.”
Trả lời câu hỏi về tính cách và thái độ của các công nhân Trung Quốc đang làm việc tại Formosa?
Theo chị Ngoan họ là những người cục cằn và keo kiệt, họ không biết nói tiếng Việt. Tuy nhiên hiện tượng công nhân Trung Quốc ăn nhậu say xỉn hay đánh lộn là rất ít. Chị bày tỏ:
“Họ đưa công nhân của họ sang đa phần là không có giấy phép, 1 phần 3 là những người tù tội, bụi đời. Vì thế hồi có bạo loạn, em làm ở C19 có 2 người Trung Quốc chết mà không ai nhận xác vì họ không có giấy tờ tùy thân. Để đó 4-5 ngày thì xác trương sình lên. Vậy không biết họ làm thế nào để đưa xác chết về nước.”
Anh Bằng cho rằng, vào năm 2013 lúc mới sang Việt Nam các lao động Trung Quốc tỏ ra coi khinh người Việt Nam ra mặt, điều đó có thể dẫn đến các hiểu lầm của mọi người. Tuy vậy sau vụ bạo loạn tháng 5/2014 tại Vũng Áng những lao động Trung Quốc này đã biết và thay đổi thái độ. Anh giải thích:
“Nhìn chung họ cũng vẫn quan hệ bình thường với người Việt mình và chẳng có sự phân biệt gì cả. Đấy là nói rất thật mà chẳng thiên gì về Việt Nam hay Trung Quốc. Phải thừa nhận hồi trước khi có bạo loạn (5/2014) thì họ cũng có coi thường người Việt mình, nhưng sau đó đến bây giờ thì họ rất tôn trọng.”
Chị Ngoan cho biết, có một số lao động Trung Quốc lấy vợ người Việt Nam, song đó chỉ là việc tạm thời mang tính mua vui. Theo chị các phụ nữ Việt Nam cũng xác định trước như vậy, vì thế đó không phải là chuyện bất thường. Chị tiếp lời:
“Ở trong đó thấy phụ nữ người Việt Nam mình cặp bồ, cặp bịch với bọn họ rất là đông. Cũng có những người lập gia đình với người Trung Quốc, song có ít người đưa nhau về ở bên Trung Quốc lắm, chứ không phải anh nào lấy vợ rồi cũng đưa họ về bên kia đâu, ít lắm.”
Nói về sinh hoạt của các lao động Trung Quốc trong khu vực Vũng Áng. Theo anh Bằng ngoài phố cũng có nhiều người Trung Quốc và Đài loan mở cửa hàng kinh doanh bên cạnh các cửa hàng của người địa phương. Anh cho biết quan hệ giữa người Việt ở Vũng Áng và các lao động Trung Quốc bình thường và thân thiện. Anh cho biết:
“Thu nhập bình quân của công nhân Trung Quốc vào khoảng 30-35 triệu VNĐ/tháng, nói chung họ cực kỳ tiết kiệm. Cửa hàng của người Trung Quốc cũng có nhiều, của người Đài Loan cũng có nhiều. Đó là các quán ăn, tiệm tạp hóa hay cửa hàng bán quần áo. Công nhân Trung Quốc vẫn ra phố chơi, mua bán và tiêu dùng bình thường, theo tôi nhận định họ vẫn sống thoải mái và không có gì khác biệt cả.”
“Chỉ 36% lao động Trung Quốc ở Vũng Áng có phép”
Dưới nhan đề “Chỉ 36% lao động Trung Quốc ở Vũng Áng có phép”, báo VNN cho biết, liên quan đến tình trạng lao động Trung Quốc trái phép tại Formosa Vũng Áng, báo cáo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, chỉ có 1.400/4.154 lao động Trung Quốc được cấp phép, chỉ đạt 36%.
Nói về tình trạng lao động Trung Quốc làm việc trái phép trong khu công nghiệp Formosa, anh Bắc cho biết về số lượng cụ thể thì khó mà xác định được cụ thể là bao nhiêu người. Theo anh các cấp chính quyền ở Kỳ Anh – Hà tĩnh đã buông lỏng quản lý. Anh Bằng tiếp lời:
“Khi tôi còn làm việc trong Formosa thì chỉ riêng trong Công ty tôi làm việc cũng đã có khoảng hơn 200 người Trung Quốc làm việc trái phép, những người này họ không ở trong ký túc xá mà ở lại ngay tại công trường. Rõ ràng như vậy là chứng tỏ họ làm việc bất hợp pháp, vì tại sao họ không về ở tại các ký túc xá hay khách sạn của Công ty? Và tôi xác nhận là không bao giờ thấy công an kiểm tra họ.”
Chị Ngoan cho biết rằng hết sức ngạc nhiên về việc công an ở Vũng Áng hiện nay chỉ lo bảo vệ cho lao động Trung Quốc, kể cả số lao động trái phép. Ngược lại họ lại bắt nạt lao động người Việt Nam. Chị nói:
“Không biết công an có kiểm tra giấy tờ của công nhân Trung Quốc ở trên chỗ họ ở hay không? Nhưng trong khu vực Formosa thì không thấy họ kiểm tra bao giờ, mà chỉ thấy họ kiểm tra và bắt người Việt nam mình. Công an chỉ bảo vệ cho người Trung Quốc chứ không bảo vệ cho người Việt Nam, mà hắn còn hành người Việt Nam. Em cảm thấy buồn vì bất công quá.”
Tác giả Nguyễn Hữu Qúy viết trên báo Người Việt gần đây có đánh giá rằng: “Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng. Mà Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ.”
Liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng, anh Bằng cảnh báo:
“Cái tin ấy thì tôi có được nghe, nhưng theo sự nhìn nhận của tôi thì hệ thống tường rào của Formosa họ làm kiên cố như kinh thành của Vua chúa. Gỉa sử bây giờ ở bên ngoài xe tăng của mình có đâm vào, tường có sập xuống thì cũng không thể lên được. Bởi vì hệ thống tường ấy có hào sâu 8 m, rộng 8m bao xung quanh. Xe tăng đâm vào cũng không thể lên nổi.”
Đại biểu quốc hội Trần Tiến Dũng thấy rằng, việc lao động Trung Quốc không hợp pháp đang cư trú và làm việc trong dự án Formosa đã vi phạm điểm B, khoản 5, điều 17, nghị định 167/2013 về việc “Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có các hoạt động khác ở Việt Nam nhưng không được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam” với mức xử phạt sẽ từ 15-25 triệu đồng/ngườicông. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, một sai phạm có thể sẽ phải chịu nhiều hình thức xử lý khác nhau.
Tin, bài liên quan
BẤT NGỜ ĐÒI TỰ TRỊ – Khu kinh tế do Trung Quốc đầu tư lớn ở Hà Tĩnh
Tin mới : Tin động trời !!!
Khu kinh tế do Trung Quốc đầu tư lớn ở Hà Tĩnh bất ngờ đòi tự trị
nguon
__________________________________
Vietnam sẽ về đâu ?
CHỈ LÀ VẤN ĐỀ THỜI GIAN:
(Ngô Đình Nhu)Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
TÀI LIỆU QUAN TRỌNG
–Việt Nam Cộng Hòa – Sau 30 Năm Tị Nạn csVN tại Hải Ngoại
–Việt Nam Cộng Sản – Sau 30 năm Thống Trị Vietnam
–Cộng Sản Việt Nam – Thanh Trừng Nội Bộ
–Đảng CSVN – Bí mật bán Nước cho Trung Cộng
–Ghi Chú : Việt Nam – Trung Cộng – Đồng Hóa
–Sách lược : Diệt chủng dân tộc Việt của Trung Cộng
–Tài Liệu : Hủy hoại trí tuệ và Đất Nước
–Trung Quốc : Nắm 137 lô đất Chiến Lược tại Đà Nẵng
–Trung Quốc : Chủ Mưu xây dựng Formosa Thải Độc Diệt Chủng VN
–Tòa Trọng Tài LHQ : Bác bỏ “đường lưỡi bò” Trung Quốc
–Nguyên nhân – Thất thủ Điện Biên Phủ
–Tháng Tư Đen – Bí Mật
–Danh sách : Trên 300 Cộng Sản VN có vài trăm triệu USD
–Hàng chục tỷ USD – Tẩu thoát “Ngầm” ra khỏi Việt Nam
–Chỉ thị 45 – CSVN kêu gọi Người Việt hải ngoại xóa bỏ Hận Thù
PHỐ TÀU MỌC GIỮ BÌNH DƯƠNG
TPO – Vài năm nay, phía sau những khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương bỗng dưng mọc lên hàng loạt cửa hàng, quán ăn… của người Trung Quốc. Cũng từ lâu người dân Bình Dương quen gọi đây là phố Tàu.
Người Trung Quốc sinh sống tại Bình Dương chủ yếu làm công nhân tại những nhà máy do chủ người Trung Quốc đầu tư. Ngoài công việc tại những nhà máy, khu công nghiệp họ còn mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học…
Càng ngày, những nhà hàng, quán ăn, điểm massage…
do người Trung Quốc là chủ được mọc ra nhiều hơn.
Tại Bình Dương hiện nay, ngôn ngữ được ưa chuộng nhất vẫn là tiếng Hoa,
vì vậy rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc ở ra đời
nhằm dạy người Việt Nam sử dụng phổ thông.
Mặt hàng được bán trong các cửa hàng của người Trung Quốc làm chủ
đều được nhập từ Trung Quốc. Cửa hàng Đài Loan (TQ) cũng xuất hiện nhiều.
Ngày 02.07/2013
nguon
Cam Ranh: Người Trung Quốc núp bóng nuôi cá
.
Sở NN&PTNT Khánh Hòa cho biết: Rất khó dẹp việc nuôi thủy sản trái phép trên vịnh Cam Ranh.
Trước thông tin người Trung Quốc nuôi cá, thu mua hải sản quy mô lớn bên cạnh quân cảng Cam Ranh cả chục năm nay, chiều 31.5/2016, tỉnh Khánh Hòa đã có công văn gửi UBND TP Cam Ranh. Theo đó, tỉnh yêu cầu TP Cam Ranh kiểm tra việc người Trung Quốc dựng bè nuôi cá trên vịnh, thực hiện việc mua bán, xuất khẩu cá đi Trung Quốc; báo cáo công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn… trước ngày 8-6.
Không biết bao nhiêu người Trung Quốc!
Ngày 31-5, tại những chiếc lồng bè có người Trung Quốc nuôi cá tại vịnh Cam Ranh (TP Cam Ranh, Khánh Hòa) mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường. “Buổi sáng, những người Trung Quốc vẫn vào bờ thu mua cá nhỏ làm thức ăn cho cá nuôi. Người Trung Quốc đến nuôi cá ở đây đã gần 10 năm nay, họ nói được tiếng Việt nên rất thân thuộc với người dân”. Chị Nguyễn Thị Hiền, người dân ở phường Cam Linh (TP Cam Ranh), nói.
Theo thông tin của Đồn biên phòng Cam Ranh, trong vịnh Cam Ranh có sáu người Trung Quốc làm chuyên gia nuôi trồng thủy sản cho các cơ sở nuôi tôm hùm, cá mú của người Việt. Tuy nhiên, người dân ở đây cho rằng có khoảng 10 người Trung Quốc nuôi thủy sản rồi xuất về nước chứ chẳng phải là chuyên gia.
Ông Lê Văn Dũng, Phó Chánh thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết qua kiểm tra, phát hiện ở cơ sở nuôi cá của Công ty TNHH Song Phong có ba người Trung Quốc nhưng họ nói chỉ là người làm thuê. “Có thông tin cho rằng những người Trung Quốc tổ chức nuôi cá rồi xuất về nước nhưng chúng tôi chưa có bằng chứng để xử lý. Có thể họ núp bóng người Việt để tổ chức nuôi trồng, thu mua thủy sản nên rất khó để xử lý. Hiện Thanh tra Sở NN&PTNT cũng chưa xác định có bao nhiêu cơ sở nuôi thủy sản có người Trung Quốc tham gia” – ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng thông tin: Khi kiểm tra cơ sở nuôi cá của Công ty TNHH Song Phong, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này sử dụng thức ăn nuôi cá có nhãn mác Trung Quốc, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt; không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hai loài cá giống… và thanh tra đang hoàn tất hồ sơ để xử lý những vi phạm này.
Tưởng là có phép của địa phương
Ông Dũng nói: “Chúng tôi biết người Trung Quốc tham gia nuôi thủy sản ở vịnh Cam Ranh từ mấy năm trước nhưng không có chức năng kiểm tra việc lưu trú của họ. Kế bên các lồng bè có người Trung Quốc là đồn biên phòng cửa khẩu, cảng vụ, chính quyền địa phương nhưng họ không có ý kiến nên chúng tôi tưởng họ (người Trung Quốc) ở hợp pháp. Chúng tôi nghĩ việc để người Trung Quốc đến vùng biển nhạy cảm như vịnh Cam Ranh chắc phải có phép của chính quyền địa phương, lực lượng biên phòng”.
Nhiều phóng viên đã tìm gặp chủ tịch TP Cam Ranh nhưng bị từ chối trả lời và yêu cầu gặp ông Trần Văn Ớt – Phó Trưởng phòng Kinh tế TP Cam Ranh. Theo ông Ớt, quy hoạch nuôi trồng thủy sản trong vịnh Cam Ranh giai đoạn 2007-2015 chỉ được nuôi các loại thủy sản hai mảnh (tu hài, vẹm, hàu…) và rong biển. Thế nhưng người dân đã nuôi tự phát hơn 300 ha cá mú, 10.000 lồng tôm hùm và tất cả các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong vịnh Cam Ranh hiện đều không được cấp phép. Ông cũng cho rằng những người Trung Quốc tham gia nuôi trồng thủy sản nằm trong vùng nước do Cảng vụ Nha Trang quản lý chứ không phải do TP Cam Ranh quản lý. Tuy nhiên, lãnh đạo Cảng vụ Nha Trang lại cho rằng cảng vụ không có chức năng cho phép nuôi trồng thủy sản.
Trong ngày 31-5, nhiều phóng viên đã điện thoại tới lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa để tìm kiếm lời giải thích nhưng không liên lạc được (không bắt máy). Trước đó, trả lời một số tờ báo, Thượng tá Phan Lê Văn nói: “Chúng tôi chỉ có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát… chứ không có chức năng quản lý việc nuôi trồng, mua bán hải sản trong vịnh”.
TP Cam Ranh không thể vô can
Việc cấp phép cho cơ sở nuôi trồng thủy sản phải được địa phương cấp phép việc sử dụng mặt nước và Chi cục Nuôi trồng thủy sản cấp phép đủ điều kiện nuôi trồng. Vì vậy, chính quyền TP Cam Ranh không thể vô can trong việc để tình trạng nuôi trồng thủy sản tự phát tràn lan, nhất là việc người Trung Quốc tham gia nuôi trồng thủy sản ngay sát quân cảng Cam Ranh. – Ông Lê Văn Dũng, Phó Chánh thanh tra Sở NN&PTNT Khánh Hòa nói.
Thành Nguyễn (Phapluattp.vn)
nguon
Hải cảng chiến lược Chân Mây sắp rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?
.
Cảng Chân Mây và những vị trí xung yếu chung quanh. Ảnh: Lê Anh Hùng
VOA
Cảng Chân Mây là một cảng nước sâu nằm ở xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Nhờ được mũi Chân Mây Đông của dãy Hòn Dòn che chắn nên vùng nước xung quanh cảng biển với độ sâu tới 14m vốn kín gió và lặng sóng này đã trở thành nơi neo đậu an toàn cho tàu thuyền tránh trú gió bão.
Khu vực Chân Mây – Lăng Cô là một vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng, bởi nó là một dải đất hẹp nằm dưới chân đèo Hải Vân, chưa kể trên tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn này còn có hai đèo núi hiểm trở khác là đèo Phú Gia và đèo Phước Tượng.
Là nơi tàu thuyền neo đậu an toàn nên vịnh Chân Mây rất thuận lợi cho tàu chiến đổ bộ. Ngoài ra, khu vực xung quanh đó còn là một địa bàn đặc biệt quan trọng về quốc phòng, khi chỉ một lực lượng quân đội vừa phải là đã có thể chia cắt đất nước thành hai phần. Vì thế, trong suốt hai cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954) và lần thứ hai (1954-1975) tại đây đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa lực lượng đổ bộ với lực lượng chống đổ bộ của các bên tham chiến.
Năm 1966, tàu chiến cùng lực lượng thuỷ quân lục chiến và xe tăng Mỹ đã đổ bộ vào vịnh Chân Mây.
Ngày 19/1/1947, tàu chiến Pháp đã đổ bộ ở bãi biển Cảnh Dương. Được trọng pháo từ tàu chiến ngoài khơi yễm trợ, một lực lượng trên 5.000 quân Pháp đủ các quân binh chủng đã tiến vào càn quét toàn bộ khu vực.
Xa hơn, tháng Tư năm Tân Dậu (1801), Nguyễn Ánh đã đi thuyền ra đóng ở vũng Chu Mãi (tức Vịnh Chân Mây) để đại binh tiến đánh quân Tây Sơn qua cửa Tư Dung (Tư Hiền).
Do tầm quan trọng về mặt an ninh quốc phòng của Chân Mây – Lăng Cô đối với Việt Nam như thế nên thật dễ hiểu khi Trung Quốc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, luôn tìm mọi cách để đặt được chân vào vùng đất này.
Ngày 8/10/2015, VOA đã đăng bài “Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Lăng Cô – Thừa Thiên Huế?”, trong đó chúng tôi đã vạch trần âm mưu của tập đoàn Trung Nam Hải khi lập một công ty ma ở Singapore rồi lấy pháp nhân của doanh nghiệp ma này để đầu tư xây dựng một khu du lịch nghỉ dưỡng rộng hàng trăm ha ở đây.
Đặc biệt, mới đây chúng tôi còn phát hiện ra một công ty có bóng dáng của Trung Quốc đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng bến số 3 cảng Chân Mây. Dự án có diện tích 12 ha, tổng mức đầu tư hơn 846 tỷ đồng, chiều dài cầu cảng trong giấy phép là 270m (nhưng chúng tôi tìm hiểu tại thực địa lại lên đến 400m), do Công ty TNHH Hào Hưng Huế làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ ngày 26/9/2015, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động tháng 9/2018. Đây là hải cảng tổng hợp, cung cấp các dịch vụ hậu cần cảng đảm bảo cho tàu và các phương tiện vận tải thủy trọng tải đến 50.000 DWT ra vào bốc dỡ hàng.
Dự án đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng và đóng cọc thử. Ảnh: Lê Anh Hùng
Hào Hưng Huế là công ty con của Công ty TNHH Hào Hưng, một doanh nghiệp có trụ sở ở Quận 11, Tp Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là mặc dù đãlọt vào TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, với hơn hai chục chi nhánh trên khắp cả nước, nhưng thông tin về Hào Hưng lại rất bí ẩn. Người ta chỉ biết đó là một công ty của người Hoa, do một người Hoa là Thang Văn Hoá làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc, với khách hàng chủ yếu là từ Trung Quốc. Tháng 7/2015, một công ty con khác của Hào Hưng là Hào Hưng Quảng Ngãi đã mua một lúc 141 xe đầu kéo và xe tải do Trung Quốc sản xuất. Còn báo Nông Nghiệp Việt Namngày 21/10/2015 thì viết rõ Hào Hưng là doanh nghiệp của Trung Quốc.
Không chỉ ở Chân Mây, từ năm 2012, thông qua Công ty TNHH Hào Hưng Quảng Ngãi, Hào Hưng còn đầu tư xây dựng một bến cảng chuyên dùng khác tại Dung Quất, Quảng Ngãi. Dự án với diện tích đất sử dụng khoảng 23ha và tổng vốn đầu tư trên 711,6 tỷ VNĐ này sắp sửa hoàn thành và đi vào hoạt động. Chưa hết, theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty TNHH Hào Hưng Hải Phòng đã có hệ thống bến bãi riêng ở Hải Phòng, còn Công ty TNHH Hào Hưng Long An thì đang xúc tiến đầu tư xây dựng bến cảng ở Cần Thơ.
Đầu tư vào hải cảng đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và thời gian thu hồi vốn kéo dài, lên tới hàng chục năm, và nguy cơ thua lỗ là rất cao. Vì thế, hầu như không một doanh nghiệp tư nhân nào mặn mà với việc đầu tư xây dựng hải cảng, nhất là trong bối cảnh ngân hàng không muốn cho vay do thời gian hoàn vốn quá dài. Việc Hào Hưng đầu tư xây dựng một loạt bến cảng lên đến hàng ngàn tỷ VNĐ như thế quả là một dấu hiệu không bình thường.
Chỉ mới mấy năm trước, Hào Hưng còn quảng cáo trên nhiều trang mạnglà nhà cung cấp cát sông và dăm gỗ với tổng số nhân lực vỏn vẹn 5-10 người. Vậy nên, người ta phải dùng từ “thần kỳ” để mô tả tốc độ phát triển nhanh như tên lửa của họ. Không còn nghi ngờ gì, đằng sau sự phát triển đó chắc chắn phải là một thế lực siêu khủng.
Một hoạt động không kém phần nguy hiểm nữa của Hào Hưng là họ đang thuê đất trồng rừng nguyên liệu ở nhiều địa bàn trên cả nước, đặc biệt là tại những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Chẳng hạn, theo Quyết định số 84/QĐ-UBND ngày 12/10/2015, UBND tỉnh Cà Mau đã cho Hào Hưng thuê hơn 63ha đất tại xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tức ngay bên bờ biển cực nam của Tổ quốc, trong thời gian 49 năm. Kiểm soát được vị trí đó, Trung Quốc có thể giám sát được mọi động tĩnh của quân đội Việt Nam cả trên đất liền lẫn trên biển ở xung quanh khu vực, đồng thời phối hợp với các dự án kinh tế trá hình khác mà họ đã và đang tìm cách thực hiện tại những vị trí xung yếu như Vĩnh Tân (Bình Thuận), Hồ Tràm (Bà Rịa – Vũng Tàu), Duyên Hải (Trà Vinh), Nhiệt điện Sông Hậu vàNhà máy Lee & Man VN (Hậu Giang), v.v. để tạo thành một chuỗi căn cứ quân sự liên hoàn hòng bao vây và chia cắt Nam Bộ khi hữu sự.
Sống bên cạnh một người hàng xóm to xác, bẩn tính và chưa giờ nguôi tham vọng thôn tính mình từ hàng ngàn năm nay, Việt Nam cần phải luôn đề cao cảnh giác với đủ mọi mưu ma chước quỷ của họ. Vì thế, việc để cho một công ty mang bóng dáng Trung Quốc và đầy bí ẩn như Hào Hưng đầu tư vào những vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng như Chân Mây, Dung Quất, Hải Phòng, Cần Thơ hay Cà Mau… tiềm ẩn những hiểm hoạ vô cùng nguy hại cho tương lai đất nước.
* Blog của nhà báo Lê Anh Hùng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
.
Lê Anh Hùng là một blogger/dịch giả/nhà báo độc lập ở Hà Nội và là người đấu tranh vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam từ nhiều năm nay.
KHU PHỐ TÀU SÁT NACH THỦ ĐÔ HÀ NỘI
.
Vivi : Đảng csvn thi hành kế sách sáp nhập Vietnam vào Trung cộng theo chỉ thị đảng cs tàu.
Cách Hà Nội 20 km, các làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từng phải tháo dỡ hàng trăm biển hiệu do vi phạm luật Quảng cáo vào năm 2013. Gần đây, biển hiệu ghi toàn tiếng Trung tái xuất rầm rộ.
Không chỉ vi phạm về kích cỡ, vị trí chữ tiếng Việt, tiếng Trung trên biển hiệu quảng cáo, nhiều cửa hiệu treo biển hiệu chỉ toàn chữ tiếng Trung. Có những đoạn phố khiến có cảm giác không phải ở Việt Nam do nhiều biển hiệu quảng cáo chỉ toàn chữ Trung Quốc…
Người dân địa phương cho biết, phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề hiện nay xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc trực tiếp tìm đến làng nghề giao dịch nên biển hiệu thường phải ghi chữ Trung Quốc.
Theo điều 18 (luật Quảng cáo 2012) quy định về tiếng nói, chữ viết, rất nhiều biển hiệu ở các khu phố thuộc phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) đang vi phạm quy định này.
Biển hiệu với hầu hết là chữ Trung Quốc đặt trên đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) chỉ người biết tiếng Trung mới có thể hiểu.
Cũng trên mặt đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ, biển hiệu này không có chữ nào tiếng Việt.
Biển hiệu trong khu công nghiệp Đồng Kỵ chỉ dành cho người biết tiếng Trung.
Nhà hàng ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc dự án khu đô thị Mạnh Đức (thị xã Từ Sơn) với biển hiệu quảng cáo không có một chữ tiếng Việt nào.
Những biển hiệu quảng cáo ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc địa phận thôn Kim Bảng, xã Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) toàn chữ Trung Quốc với vị trí, kích cỡ đều vi phạm luật quảng cáo.
Biển hiệu ở ven sông Ngũ Huyện Khê.
Không ít biển hiệu ven sông Ngũ Huyện Khê in hoàn toàn bằng chữ Trung Quốc.
Một cửa hiệu kinh doanh đồ gỗ tại xã Hương Mạc với biển hiệu hoàn toàn in chữ Trung Quốc.
Cửa hàng bán túi xách, dây lưng da… trên con phố sầm uất thuộc xã Hương Mạc.
Nhiều cửa hiệu nằm trong các con ngõ nhỏ thuộc xã Hương Mạc cũng trưng biển hiệu chỉ toàn chữ Trung Quốc.
Những tấm biển hiệu chỉ có chữ Trung Quốc xuất hiện nhiều trên con phố sầm uất của xã Hương Mạc. Nhiều đoạn phố có cảm tưởng như không phải ở Việt Nam.
Không ít cửa hiệu sản xuất, kinh doanh ở Hương Mạc treo bảng, biển quảng cáo toàn chữ Trung Quốc.
Biển hiệu quảng cáo một khách sạn gồm 3 ngôn ngữ, trong đó chỉ tên khách sạn viết bằng chữ Việt Nam.
Ngay cả quầy bán bánh mỳ nằm trên hè phố trung tâm xã Phù Khê cũng trưng biển hiệu toàn chữ tiếng Trung.
Điều 18. Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo
1. Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
a) Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt;
b) Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
2. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.
nguon