
Quá trình hình thành Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC)
Tiền thân của Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc là Công ty Luyện kim Trung Quốc được thành lập năm 1982. Đến năm 1994, do nhu cầu thành lập tập đoàn để gia tăng tính cạnh tranh tại thị trường nước ngoài, nhiều đơn vị thiết kế, đơn vị thăm dò thị trường và đơn vị thi công công trình đã được sáp nhập vào công ty.
Từ đây, Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc chính thức ra đời. Các đơn vị sáp nhập trở thành các công ty con của MMC như: Công ty Kỹ thuật công trình CISDI (CISDI Engineering Group), Công ty TNHH công trình quốc tế Trường Thiên CIE (Changtian International Co., Ltd), Công ty Tư vấn kỹ thuật công trình luyện coke và chịu nhiệt ARCE (Coking& Refactory Engineering Consulting Corp.)…
MCC là tập đoàn kinh doanh đa ngành từ khai thác tài nguyên, sản xuất sản phẩm từ bột giấy đến bao thầu xây dựng (từ thiết kế đến thi công).
Đến tháng 12.2015, MCC được sáp nhập vào Tập đoàn Khoáng sản Trung Quốc (China Minmetals).
“Cái bắt tay” giữa MCC Trung Quốc và Formosa Hà Tĩnh
Vào ngày 10.10.2012, lễ ký hợp đồng hợp tác giữa MCC và Formosa Hà Tĩnh đã được tổ chức.
Theo hợp đồng, ba công ty con CISDI, CIE và ARCE sẽ phụ trách các dự án khác nhau của Formosa Hà Tĩnh, bao gồm xây lò luyện sắt, thiết kế lò gia nhiệt EPC, thiết kế và xây dựng lò sản xuất coke, cung cấp thiết bị và tổ chức tập huấn…
Một bằng chứng khác chứng minh quá trình hợp tác giữa MCC và Formosa Hà Tĩnh chính là việc Công ty TNHH Bảo Dã Thượng Hải (Shanghai Baoye Group Corp. Ltd.), một công ty con khác của MCC, đã đưa hình ảnh nhà máy Formosa Hà Tĩnh vào phần giới thiệu các dự án nước ngoài mà công ty đang thực hiện trên trang web chính thức của công ty.

Ngoài ra, dự án nhà máy giấy Chánh Dương (Zhengyang Paper Plaint Project) cũng được nhắc đến.
Gần đây nhất, trong hai ngày 23 và 24.4.2015, ông Quốc Văn Thanh, Chủ tịch MCC, đã có cuộc gặp với ông Vương Văn Uyên (William Wang), Chủ tịch Tập đoàn Formosa; bà Vương Thụy Hoa (Susan Wang), Phó chủ tịch và ông Trần Nguyên Thành (Chen Yuancheng), Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh.
Trong cuộc gặp, ông Quốc Văn Thanh đã khẳng định dự án Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh là một trong những dự án chứng tỏ được khả năng cạnh tranh của MCC cũng như sự tin tưởng của Tập đoàn Formosa dành cho MCC.
Đáp lại, ông Vương Văn Uyên cũng xem Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh là dự án tiêu biểu cho sự hợp tác giữa hai bên.
Ngoài ra, ông Trần Nguyên Thành còn bày tỏ mong muốn MCC phân bổ thêm nguồn nhân lực và thiết bị để hoàn thành công trình đúng tiến độ.
Cẩm Bình
nguon
Đọc những bài khác ở trang Môi Trường
Cuộc tranh chấp hiện nay
trên Biển đông và biển Nhật bản
Tuần báo “The Economist” số ngày 25-31 /7/ 2015
Trần Bình Nam phóng dịch
“Small Reefs, Big problems: Asian coast
guards are in the front line of the struggle to check China”
.
Hiện nay trên biển Nhật bản, các hải đội tuần duyên (coast guards) của Trung quốc và Nhật bản vờn nhau như chơi trò cút bắt. Cứ đều đặn10 ngày hay một tuần một lần, sáng sớm một hải đội tuần duyên nhỏ của Trung quốc đến chờn vờn chạy lấn vào 12 hải lý của đảo Senkaku (Trung quốc gọi là đảo Diaoyu) rồi đến khoảng trưa bộ ngoại giao Nhật bản ra thông cáo phản đối Trung quốc vi phạm hải phận. Mỗi lần tàu tuần duyên Trung quốc xuất hiện, tàu tuần duyên Nhật bám sát cảnh cáo Trung quốc, và tàu tuần duyên Trung quốc chạy một hồi cho đã rồi rút lui.
Trò chơi cút bắt này so với cường độ đụng chạm tưởng chừng như Trung quốc và Nhật bản sắp đánh nhau tại đó năm 2012 là một dấu hiệu hai bên đều muốn tránh căng thẳng.
Trung quốc xuống thang vì Nhật bản không phải là nước dễ bị bắt nạt. Sau lưng tàu tuần duyên trang bị vũ khí nhẹ hải quân Nhật lúc nào cũng sẵn sàng để yểm trợ. Hơn nữa Hoa Kỳ cho biết nếu có đụng độ giữa Trung quốc và Nhật bản Hoa Kỳ sẽ đứng về phía Nhật bản.
Tại biển Nhật bản thì vậy, nhưng tại Biển đông trong vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với Việt Nam và Phi luật tânTrung quốc không hiền lành như vậy. Việt Nam và Phi luật tân yếu hơn Nhật và Hoa Kỳ không có một cam kết bảo vệ nào dứt khoát như đối với Nhật bản.Từ khi Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, nhất là từ năm 1992 rút khỏi căn cứ Subic Bay của Phi luật tân, Biển đông là một khoảng trống quyền lực. Trong năm qua Trung quốc đã ngang nhiên kéo dàn khoang dầu vào vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone – EEZ) của Việt Nam. Và trong nhiều năm qua đã âm thầm đắp các đảo tí hon hay các mỏm đá nhỏ trong vùng Trường Sa thành những căn cứ.
Sự phát triển hải quân nước sâu (TBN: hải quân có khả năng hoạt động trên đại dương xa căn cứ đất liền) của Trung quốc làm cho Việt Nam và Phi luật tân lo âu, nhất là khi ông Tập Cận Bình luôn nhắc đến chiến lược của Trung quốc là “lớn mạnh trong hòa bình” và “cân bằng quyền lực giữa các nước lớn” xem như đối với Việt Nam và Phi luật tân là chuyện nước nhỏ không đáng kể.
Tại Bắc Kinh cũng như tại Hoa Thịnh Đốn, các nhà chiến lược không ngừng bàn tán về “cái bẫy Thucydides” là câu chuyện đánh nhau giữa hai nước Athens và Sparta vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên do sử gia Thucydides ghi lại. Sparta là thế lực đương thời, trong khi Athens là thế lực đang lên. Sparta lo lắng và đánh phủ đầu Athens. Người ta lo rằng một nước đang ở thế siêu cường (như Hoa Kỳ hiện nay) sẽ đụng độ với một siêu cường đang lên (như Trung quốc). Các chiến lược gia Nhật bản lại dùng một hình ảnh so sánh khác. Nhật bản nói sự phát trển hải quân nước sâu của Trung quốc và sự nóng vội lấn biển của Trung quốc hiện nay sẽ sinh ra chiến tranh không khác gì sự phát triển bộ binh và sự nóng vội chiếm đất của Nhật bản trong thập niên 1930, 1940 đã sinh ra cuộc đụng độ Thái bình dương giữa Hoa Kỳ và Nhật bản .
Hiện nay Trung quốc dấu kỹ vũ khí, và đẩy mạnh sự tranh chấp trên mặt trận ngoại giao, vận động sử gia bênh vực, vẽ họa đồ đáy biển, đắp đảo xây dựng cơ sở vật chất mà Trung quốc nói là để phục vụ sinh hoạt của ngư dân như đèn pha, cảng tránh bão, phương tiện cứu hộ …
Nhưng mới đây Hoa Kỳ đã hé cho thế giới thấy các xây dựng, đặc biệt trên hòn đá Chữ thập (Fiery Cross Reef) gồm một phi đạo dài 3km cho máy bay quân sự đáp, nhiều kho có mái che cho máy bay phản lực đậu và những dàn súng phòng không. Các sĩ quan hải quân Hoa Kỳ cho rằng các cơ sở quân sự này chỉ là “những mẫu hạm không chạy được” trong trường hơp chiến tranh sẽ bị hải quân Hoa Kỳ đánh chìm trong nháy mắt. Nhưng nếu chưa bị đánh chìm (vì chưa có chiến tranh) thì các cơ sở vật chất này vẫn giúp Trung quốc biểu dương sức mạnh trên Biển đông .
Đường 9 đoạn bao gồm hầu hết Biển đông do Trung quốc đơn phương vẽ là đầu mối tranh chấp với các nước chung quanh. Bên trong đường 9 đoạn có nhiều đảo nhỏ và nhiều cụm đá ngầm của Việt Nam và Phi luật tân. Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ai làm chủ mỏm đá nào chừng nào không ai đụng chạm đến quyền lưu thông trong vùng biển và trên vùng trời Biển đông của Hoa Kỳ và của thế giới nói chung. Thỉnh thoảng Hoa Kỳ cho máy bay thám thính quân sự bay gần các đảo mới đắp của Trung quốc để nhắc cho Trung quốc biết lập trường của Hoa Kỳ.
Trung quốc không phải là nước đầu tiên xây dựng cơ sở vật chất tại Trường Sa nhưng sự xây cất quy mô của Trung quốc làm cho cuộc tranh chấp càng ngày càng khó giải quyết. Lời hứa của Trung quốc sẽ cùng với các quốc gia chung quanh Biển đông soạn thảo một “Quy tắc ứng xử” sẽ chẳng bao giờ thực hiện được. Và các nước Đông nam á không có sự lựa chọn nào khác hơn là tìm thế đối trọng nơi Hoa Kỳ và trang bị thêm vũ khí.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang trình quốc hội thông qua một bộ luật cho phép quân đội Nhật rộng tay hành động hơn như hợp tác với hải quân Hoa Kỳ tuần hành trên Biển đông và bán rẻ 10 tàu tuần duyên cho Phi và 6 tàu cho Việt Nam. Theo ông Narushige Michishita thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách (National Graduate Institute for Policy Studies) ở Tokyo thì đây là hành động chống sự đe dọa của Trung quốc .
Trong khi đó quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng lúc càng cải thiện, và Việt Nam đang mua thêm nhiều vũ khí của Liên bang Nga. Phi luật tân thì ký thỏa ước cho phép Hoa Kỳ trở lại căn cứ Subic Bay và vài căn cứ khác và đang chuẩn bị ngân sách cải thiện quân đội.
Hiện nay, tòa án quốc tế đặt trụ sở ở The Hague (Hà Lan) đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem – theo văn bản của Luật Biển UNCLOS – Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không. Tòa The Hague không có thẩm quyền phán quyết ai làm chủ cụm đá nào, nhưng một phán quyết bất lợi cho Trung quốc đối với quyền xử dụng mặt biển và đáy biển chung quanh cũng làm cho Trung quốc bớt hung hăng. Trung quốc nói không chấp nhận phán quyết của tòa, nhưng gián tiếp theo dõi vụ kiện bằng cách gởi đến tòa các biện minh trạng cần thiết.
Còn chuyện Đài Loan. Đài Loan nằm giữa biển Nhật bản và Biển đông. Tình hình eo biển Đài Loan trong nhiều năm qua êm êm nhờ chính sách hòa hoãn của tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou) thuộc đảng Trung Hoa Dân Quốc (KMT). Nhưng nếu qua cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2016 tới, bà Thái Anh Văn (Tsai Ingwen) thuộc đảng Dân Chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party) đắc cử tình hình có thể đổi khác. Để Hoa Kỳ yên tâm bà Thái Anh Văn cho biết bà vẫn sẽ giữ lập trường ôn hòa với lục địa, nhưng Bắc Kinh không tin bà .
Về hướng Biển đông Trung quốc và Đài Loan có chung lập trường là các hải đảo ở đó thuộc về nước Trung quốc. Năm 1945 khi Nhật đầu hàng, chính quyền Quốc Dân Đảng đã tiếp thu các hòn đảo Nhật chiếm đóng. Nhưng đối với đường 9 đọan, Đài Loan không dứt khoát đòi hỏi như Bắc kinh đang làm, mặc dù đường này do chính quyền KMT vẽ năm 1946 trước khi bị Mao đẩy ra Đài Loan. Hoa Kỳ từng thúc đẩy tổng thống Mạc Anh Cửu công khai lập trường đối với đường 9 đoạn để làm suy yếu đòi hỏi đơn phương của Trung quốc. Và mới đây tổng thống Mã Anh Cửu tuyên bố Đài Loan chỉ đòi chủ quyền 12 hải lý chung quanh các đảo hay cụm đá mình đang làm chủ nhưng không đòi hỏi vùng biển nằm bên trong đường 9 đoạn.
Nhưng ngoại giao và các lời tuyên bố tế nhị của nó không làm thay đổi thực tế của sức mạnh quân sự tại chỗ. Các chuyên viên quân sự nghĩ rằng: Đài Loan đã mất khả năng tự bảo vệ trong nhiều năm qua trước sự lớn mạnh của Trung quốc; và Nhật bản hiện còn khả năng bảo vệ các hòn đảo đất nhà ở phía nam nhưng sẽ không quá 10 hay 15 năm nữa. Cho nên câu hỏi thiết thực là quốc gia nào có khả năng gây thiệt hại nặng nề cho Trung quốc để Trung quốc không dám đánh Đài Loan hay Nhật bản? Ai cũng hiểu câu hỏi này dành cho Hoa Kỳ. Hoa Kỳ còn có khả năng và ý chí thay đổi cán cân quân sự trong vùng Tây Thái bình dương không?
20 năm trước khi Trung quốc bắn hỏa tiễn đe dọa sát bờ Đài Loan Hoa Kỳ đã gởi tới eo biển Đài Loan hai hải đội mẫu hạm đặc nhiệm để cảnh cáo Trung quốc. Lần này Hoa Kỳ còn hành động như vậy không? Không một nhà chiến lược nào trả lời dứt khóat là “Có”.
Bàn cờ quân sự tại Tây Thái bình dương luôn luôn thay đổi. Hiện nay Trung quốc đang phát triển một hệ thống “chống xâm nhập” (Hoa Kỳ đặt tên là hệ thống A2/AD – Anti-Access/Area Denial) ngăn không cho các mẫu hạm của Hoa Kỳ đến sát rào phòng thủ thứ nhất của Trung quốc (chạy dọc từ Nhật bản, đến Đài Loan, qua Phi luật tân đến Indonesia). Và Hoa Kỳ đang nghiên cứu vũ khí để chọc thủng hàng rào chống xâm nhập này. Và lúc này là lúc các quốc gia lân cận Trung quốc nghĩ đến hàng rào phòng thủ của riêng mình chống sự xâm nhập của hải quân Trung quốc .
Giáo sư Toshi Yoshihara thuộc Đại học hải chiến Hoa Kỳ (US Naval War College) nghĩ rằng Nhật bản cần chú trọng đến hỏa tiễn đặt trên đất liền chống chiến hạm, tàu ngầm, mìn, chiến thuật đánh “du kích biển” bằng tàu nhỏ vận tốc cao có trang bị hỏa tiễn. Hoa Kỳ cũng đang khuyến khích Đài Loan trang bị như vậy. Nhật bản nghĩ rằng sự bảo vệ Đài Loan liên hệ chặt chẽ với an ninh của Nhật và chuyên viên Andrew Krepinevich thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Ngân sách ở Hoa Thịnh Đốn (Centre for Strategic and Budgetary Assessements) cũng đang khuyến cáo Hoa Kỳ giúp Phi luật tân phương tiện tự bảo vệ các hải đảo đất nhà.
Đây là chiến lược “Nếu không thể đánh gục được kẻ địch thì hãy chận đường đừng cho kẻ địch đi xa”. Nhưng nếu áp dụng chiến lược này trong cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung quốc trong vùng Tây Thái bình dương thì chẳng khác gì nhìn nhận trước sau biển Nhật bản và Biển đông cũng sẽ là ao nhà của Trung quốc và Hoa Kỳ cùng các đồng minh chỉ đang lo sao chận không cho Trung quốc ra khỏi ao nhà. Chiến lược này hạ sách vì chỉ gây ra căng thẳng trong vùng Tây Thái bình dương. Thượng sách là thuyết phục Trung quốc hợp tác với Nhật bản và các nước Đông nam Á để cùng khai thác tài nguyên thiên nhiên, cùng phát triển và cùng hưởng lợi, nhưng luôn luôn cứng rắn nếu Trung quốc hành động ngang ngược.
Trung quốc cũng có những khó khăn nội bộ và cũng phải nhìn trước nhìn sau đối với áp lực và dư luận quốc tế, và gần đây một số chiến lược gia của Trung quốc cũng nghĩ rằng thời gian qua Trung quốc đã quá nóng vội trong việc gồng mình ra biển nên Trung quốc có vẻ đang kìm lại. Trung quốc nói đã ngưng chương trình nới rộng các mỏm đá Trường Sa. Nhưng có thể đây chỉ để làm nguội tình hình trước chuyến công du Hoa Kỳ của ông Tập Cận Bình vào tháng Chín tới.
Vào lúc này, không có chỉ dẫn nào cho thấy sẽ có đụng độ vũ trang trên biển Nhật bản hay Biển đông. Điều đáng lo là các hải đội tuần duyên của hai bên nghênh nhau hằng ngày trên biển đặc biệt giữa Trung quốc và Nhật bản chung quanh đảo Senkaku trong một hoàn cảnh nào đó không kìm được tay súng ./.
Trần Bình Nam
July 29, 2015
Reblogged this on ghequaconloc.
Pingback: Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với Trung quốc không? | andyvu1890
Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với Trung quốc không?
Trung quốc đang vươn lên thế siêu cường:
Hoa Kỳ có cần tránh chiến tranh với Trung quốc không ?
John Glaser
Lời giới thiệu: Ông John Glaser là nhà nghiên cứu về an ninh thế giới tại đại học George Mason. Các bài nghiên cứu của ông thường được đăng tải trên tuần báo Newsweek, và các nhật báo Guardian, Washington Times. Đài CNN cũng thường dùng tài liệu của ông.
Trong bài nghiên cứu đăng trên tờ National Interest , ngày 28/12/2015, link:
http://nationalinterest.org/feature/the-ugly-truth-about-avoiding-war-china-14740?page=show
tôi trích thuật sau đây, ông Glaser, trích dẫn nhiều nguồn nghiên cứu của nhiều học giả khác như Graham Allison (giáo sư môn khoa học chính trị trường John F. Kennedy of Government tại đại học Harvard); John Mearsheimer (nhà nghiên cứu về bang giao quốc tế); Lyle Goldstein (gíáo sư phụ giảng về Trung quốc và Hải quân tại trường US Naval War College); Robert Jervis (Giáo sư trường Bang giao Quốc tế Adlai Stevenson, đại học Columbia); và nhiều nhà nghiên cứu khác trong nhiều lĩnh vực như giáo sư Charles Glaser, giáo sư Daniel Drezner, Joseph M. Parent (Trường Mỹ nghệ, đại học Miami), Paul K. MacDonald (Khoa học chính trị, đại học Wellesley) và giáo sư Barry Posen (Khoa học chính trị, đại học MIT) để đi đến kết luận rằng:
Hoa Kỳ không cần phải giành thế thượng phong tại Á châu Thái bình dương, vì chính sách này có thể tạo ra chiến tranh một cách không cần thiết với Trung quốc.
Bình luận về ý kiến của ông John Glaser, ông Nguyễn Thế Cường thuộc nhóm Họp Mặt Dân Chủ (HMDC) cho rằng nếu Hoa Kỳ theo đường lối của ông John Glaser thì cũng phải thôi, nhưng “Chỉ tội cho Việt Nam. Việt Nam sẽ là nước bị thua thiệt nhất trong vùng”. Tôi đồng ý một nửa với ông Nguyễn Thế Cường. Nửa sau ông quá lo xa. Nếu những người lãnh đạo tại Việt Nam biết dân chủ hóa đất nước, áp dụng một chính sách đoàn kết dân tộc để huy động nội lực của toàn dân thì Việt Nam cũng có cái thế của một nước mạnh như Nhật Bản, Ấn độ có thể tự lo cho mình để không bị Trung quốc chèn ép mà không cần cái khiên chắn của Hoa Kỳ.
Sau đây là nội dung bài viết:
The Ugly Truth About Avoiding War With China
(by John Glaser)
Thế giới đang lên cơn sốt với nạn ISIS (Islamic State of Iraq & Syria), nhưng việc Trung quốc đang chuyển mình để trở thành một siêu cường cũng là chuyện làm cho các lý
thuyết gia về chiến tranh và hòa bình nhức đầu. Nhà nghiên cứu Graham Allison lập luận rằng thế quốc tế hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung quốc giống như cái thế giữa hai thành phố Athens và Sparta thuộc Hy Lạp vào thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch và trận chiến tranh giành thế độc tôn của Sparta kéo dài 30 năm làm cho hai nước đều kiệt quệ mà nhà sử học Thucydides sau này đã dẫn ra như một bằng chứng lịch sử bi đát về sự tranh hùng để giành quyền bá chủ .
Về phần giáo sư Graham Allison, ông sưu tập lịch sử chiến tranh trong 500 năm qua và thấy rằng trong 16 trường hợp lớn nhỏ có một nước đang mạnh và một nước đang lên thì có 12 trường hợp nước mạnh đánh phủ đầu nước đang lên để duy trì thế bá chủ của mình. Nghiên cứu về Trung quốc hiện nay, ông John Mearsheimer , một chuyên viên về bang giao quốc tế quả quyết rằng Trung quốc không thể trở thành siêu cường trong hòa bình được. Thế nào cũng có một cuộc chiến ác liệt làm cho cuộc chiến tranh chống ISIS chỉ là chuyện nhỏ.
Nhưng có một thực tế là Trung quốc chỉ thật sự là mối đe doạ của Hoa Kỳ nếu Hoa Kỳ nhất định duy trì thế mạnh của mình trên sân cỏ nhà Trung quốc. Đối với Trung quốc sân cỏ vườn nhà là Tây Thái bình dương. Nếu Hoa Kỳ không đòi thế thượng phong tại Tây Thái bình dương thì có thể tránh được chiến tranh. Trái lại nếu Hoa Kỳ quyết chận cửa ra biển của Trung quốc thì chiến tranh khó tránh.
Hiện nay Hoa Kỳ đang áp dụng chính sách 3 gọng để kềm chế Trung quốc :
Ông John Glaser viết, nếu tin rằng các biện pháp kềm chế Trung quốc sẽ làm cho Trung quốc dễ bảo hơn thì không có gì sai lầm bằng. Chính sách này chỉ làm cho tình hình an ninh trong vùng căng thẳng hơn.
Tại sao ? Vì Trung quốc vốn cảnh giác đối với Hoa Kỳ, cho rằng Hoa Kỳ luôn tìm cách tạo bất ổn cho Trung quốc như: Hoa Kỳ cam kết bảo vệ Đài Loan, Hoa Kỳ dàn trải một lực lượng Hải quân hùng hậu tại Biển Đông Trung quốc và Tây Thái bình dương và là nước có cam kết vừa chính thức vừa bán chính thức với tất cả các nước lân bang của Trung quốc. Trung quốc tin rằng Hoa Kỳ là một quốc gia bất thân thiện sẵn sàng làm bất cứ gì để giảm ảnh hưởng chính trị của Trung quốc trên thế giới .
Theo John Glaser, sự lo lắng của Trung quốc không phải không có căn cứ. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ chung quanh bờ biển Trung quốc có tính đe dọa. Hạm đội Thái bình dương của Hoa Kỳ luôn luôn thao diễn quân sự với các nước trong vùng. Hoa Kỳ còn một lực lượng quân sự mấy sư đoàn tại Nam Hàn và một lực lượng hùng hậu khác tại các hải đảo phía nam Nhật Bản không xa bờbiển Trung quốc bao nhiêu. Trong khi đó 40% dầu thô cung ứng cho nền kinh tế Trung quốc đều phải đi qua vùng biển mà trên nguyên tắc Trung quốc chưa đủ khả năng bảo vệ nếu có chiến tranh!
Theo giáo sư Lyle Goldstein, hiện Trung quốc theo chính sách phòng vệ. Nhưng nếu Trung quốc cảm thấy bị đe dọa hơn Trung quốc sẽ chuyển qua thế đối ứng và tình hình có thể trở nên xấu đe dọa hòa bình thế giới. (TBN: chính sách này đang được thử thách khi Hoa Kỳ thỉnh thoảng cho chiến hạm và máy bay thám thính bay vào vùng 12 hải lý chung quanh các hòn đảo Trung quốc đang xây đắp trong vùng biển Trường sa)
Nhưng nếu Hoa Kỳ biết cách chọn lựa, ổn định thế giới có thể được duy trì, trong khi Hoa Kỳ không mất mát gì. Nhiều nhà phân tích nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể bỏ chính sách khống chế vùng Tây Thái bình dương mà không làm thiệt hại những quyền lợi cốt lõi của mình.
Hiện nay không có một chỉ dẫn gì Trung quốc sẽ đánh phủ đầu các lực lượng của Hoa Kỳ tại Tây Thái bình dương, cũng như không có ý định xâm lăng các nước trong vùng. Và mặc dù Trung quốc đang xây dựng một lực lượng Hải quân hùng hậu, Trung quốc cũng chưa có khả năng cũng như có ý định cắt đường biển quốc tế xuyên qua Biển Đông. Hãy nhìn vị trí của Hoa Kỳ trên bản đồ thế giới. Hoa kỳ nằm giữa lục địa Mỹ châu, phía Bắc (Canada), và phía Nam (Mexico) là hai đồng minh vừa yếu về quân sự vừa không có tham vọng. Hai bên sườn là hai đại đương. Trên đất nhà Hoa Kỳ có một kho võ khí nguyên tử lớn nhất thê giới. Trong khung cảnh đó duy trì một lực lượng quân sự lớn tại Đông Á không làm cho Hoa Kỳ an toàn hơn, chỉ tốn tiền và phung phí nhân lực.
Một nguyên tắc bất di dịch là muốn làm anh cả phải trả giá. Nếu Hoa Kỳ hứa bảo vệ các nước trong vùng không muốn bị Trung quốc ép, và duy trì hàng chục ngàn quân và hơn một nửa hạm đội tại Tây Thái bình dương thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Và sựtriển khai một lực lượng như vậy làm cho Hoa Kỳ có nhiều rủi ro dính vào một cuộc chiến cục bộ, mà trên nguyên tắc chỉ lợi cho quốc gia được Hoa Kỳ bảo vệ hơn là có lợi cho Hoa Kỳ .
Nắm thế thượng phong chỉ hữu ích khi nó mang lợi lộc về cho quốc gia. Nếu tính sổ thật kỹ thì trong trường hợp “Tây Thái bình dương” lợi bất cập hại. Giáo sư Robert Jervis từng viết rằng, “chiếm thế thượng phong để tung hoành một cõi đã trở thành chuyện quá khứ”. Trong thời đại nguyên tử, không có nước nào muốn làm cho đất bằng nổi sóng để tự diệt, và khuynh hướng hợp tác giữa các nước lớn là khuynh hướng thời thượng. Giáo sư Charles Glaser cũng lý luận tương tự như vậy. Ông nói: “Thời đại đơn cực đã quá mùa. Hoa Kỳ không nên theo đuổi một chính sách tốn kém nói là để bảo vệ quyền lơi cốt tử của quốc gia mà quên rằng mình đã có sự an toàn cần thiết.” Về phương diện kinh tế, giáo sư Daniel Drezner lý luận: “Người ta thường phóng đại rằng kẻ mạnh nhất sẽ thu được nhiều quyền lợi kinh tế nhất. Không có gì chứng tỏ điều đó là chân lý.” Trên thực tế, một chính sách đối ngọai dựa vào sức mạnh để “làm giàu” là một chính sách sai lầm (TBN: chính sách này chỉ đúng một thời khi các nước Âu châu tranh nhau đi chiếm thuộc địa vào thế kỷ thứ 19).
Nghĩ cho cùng, chính sách giành sức mạnh tại Đông Á của Hoa Kỳ hiện nay trên căn bản không phải vì an ninh quốc gia, cũng không phải vì quyền lợi kinh tế mà chính yếu vì tự ái.
Theo dòng lịch sử, học giả William Wohlgorth chỉ ra rằng: “Quốc gia nào đang vươn lên hàng siêu cường thường tìm cách thích ứng với khuôn mẫu có sẵn chứ không tìm cách phá bỏ để vươn lên.” Sử gia Thucydides viết rằng, nguyên nhân cuộc chiến tranh Peloponesian giữa Athens và Sparta không phải do “sự vươn lên của Athens vì Athens không đe dọa quá đáng cho nền an ninh và thịnh vượng của Sparta, nhưng Sparta phải hành động (kéo hạm đội sang đánh Athens) vì sự vươn lên của Athens đe dọa thế lãnh đạo thế giới Hy Lạp của Sparta.” Cũng vậy sự vươn lên của Đức bên cạnh siêu cường Anh quốc đưa đến Thế chiến I do một tình cờ lịch sử hơn là vì Anh quốc sợ bị Đức chèn ép quyền lợi. Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi sự vươn lên của Trung quốc rõ ràng không phải vì an ninh của Hoa Kỳ bị đe dọa hay vì mất quyền lợi kinh tế mà chính vì tự ái nước lớn. Nhưng nếu đi đến chiến tranh vì tự ái thì không phải là khôn ngoan .
Hai nhà nghiên cứu Joseph M. Parent và Paul K. MacDonald nghĩ rằng: Hoa Kỳ nên thay thế chính sách đối ngoại hiện nay là duy trì sự hiện diện quân sự khắp nơi trên thế giới và ưa can thiệp vào những chuyện chỉ liên hệ bên lề đến quyền lợi của mình, bằng sự xác định lại cái gì thật sự là quyền lợi sinh tử của mình để giảm thiểu chi tiêu quốc phòng và rút dần quân đóng ở nước ngoài về. Hai ôngParent và MacDonald lập luận rằng duy trì các tiền đồn xa là sách lược phòng chống của chiến tranh lạnh theo thuyết dominos khi kẻthù (Xô viết) là một đối tượng nguy hiểm công khai tuyên bố quyết diệt Hoa Kỳ để thiết lập một thế giới đại đồng ảo tưởng. Thuyết “tiền đồn và ngăn chận” này không còn ăn khách nữa.
Ông Barry Posen tại đại học MIT (Boston, Hoa Kỳ) chủ trương Hoa Kỳ nên giảm bớt sự hiện diện quân sự tại Á châu Thái bình dương. Ông nói các nước có khả năng trong vùng sẽ tự đảm trách công việc bảo vệ mình trước đe dọa của Trung quốc. Sự hiện diện quân sựcủa Hoa Kỳ có thể làm cho Hoa Kỳ dính líu vào những cuộc tranh chấp địa phương có thể trở thành chuyện lớn .
Thật ra Hoa Kỳ có chính sách “làm đàn anh” tại Đông á trước khi Trung quốc bước vào sân chơi siêu cường, cho nên nếu (Hoa Kỳ) nói cần duy trì sự hiện diện vì Trung quốc đang lên là một lập luận thiếu căn bản. Trên thực tế dù cho kinh tế (và đi theo là sức mạnh quân sự) của Trung quốc càng ngày càng lớn mạnh, viễn ảnh Trung quốc làm chủ Á châu Thái bình dương cũng còn rất xa vời.
Muốn làm chủ Á châu-Thái bình dương,Trung quốc phải chứng tỏ vượt trội hơn các quốc gia trong vùng về mọi phương diện. Điều này không dễ vì Ấn Độ cũng có mộng siêu cường, có vũ khí nguyên tử và được bảo vệ bởi dãy núi Hy Mã Lạp Sơn. Nhật Bản là một quốc gia kiên cường và có khả năng trở thành một lực lượng quân sự, kểcả vũ khí nguyên tử trong một thời gian ngắn nếu cảm thấy bị đe dọa. Liên bang Nga cũng có thể kềm chế ảnh hưởng của Trung quốc trong vùng Trung Á và sự hiện diện của Hải quân Liên bang Nga vùng Bắc Thái Bình Dương cũng không cho phép Trung quốc đầu tư tất cả sức mạnh của hạm đội về phía nam. Trung quốc có vấn đề dân sốvà tình hình luôn luôn bất ổn tại Tân Cương và Tây tạng. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ có thể rút ra khỏi Tây Thái bình dương và vẫn đủ thì giờ trở lại nếu cần.
Nếu: (1) kinh tế lệ thuộc lẫn nhau, (2) gây chiến tranh để giành thế siêu cường độc nhất trong thời đại toàn cầu hóa đã lỗi thời, thì không có căn bản nào để kết luận chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung quốc là điều không thể tránh được. Tuy nhiên lịch sử thế giới chứng tỏ rằng khi có một quốc gia vươn lên thế siêu cường, thế giới sẽ trải qua một thời kỳ tế nhị và nguy hiểm. Nếu không có chiến tranh thì tranh chấp ngấm ngầm cũng làm cho thế giới trải qua những ngày ăn ngủ không yên.
Nếu Hoa Kỳ nhất quyết duy trì thế thượng phong của mình tại Đông Á để chận sự bành trướng của Trung quốc thì có nhiều rủi ro chiến tranh. Và dù tránh được chiến tranh Hoa Kỳ cũng trở nên mệt mỏi một cách không cần thiết.
Tác giả John Glaser kết luận: Đó là điều Hoa Kỳ không cần làm mà vẫn vững như bàn thạch./.
John Glaser
Trần Bình Nam (lược dịch)
Jan. 1, 2016
nguon
Thực phẩm độc giết từng người và hủy hoại cả dân tộc.
Bài này hay, mọi người nên nhín chút thời gian để đọc và chia sẻ:
Quốc gia tự tàn phá mình bởi niềm tin mong manh. Và mong manh hơn khi các quan chức có liên quan, vẫn nói về cuộc chiến đó, như họ là những người ngoài cuộc.
Một trong những điều mà các nhà nghiên cứu xã hội tìm thấy từ các quy trình làm giả thực phẩm của người Trung Quốc, là sự công phu và tài tình đến sửng sốt.
Khi được hỏi rằng vì sao họ không dùng nguồn lực đó để xây dựng cho mình một thương hiệu tử tế về chăn nuôi và chế biến thịt cừu mà làm giả thịt chuột thành cừu, các doanh nghiệp Trung Quốc đã trả lời rằng họ muốn kiếm tiền nhanh.
Đối phó với nạn tham nhũng của các cấp chính quyền, cảm nhận sự bất ổn về chính trị cũng như không có niềm tin về một cuộc sống nơi đất nước mà họ đang tồn tại, khiến cho chủ trương kiếm tiền thật nhanh, kiếm nhiều – và cũng không cần phải ý thức trách nhiệm hay đạo đức với ai, khiến sự thông minh của người Trung Quốc lạc lối.
Để nói về quan niệm và đạo đức xã hội của người Trung Quốc lúc này thật không dễ. Sự suy đồi tinh thần với những ví dụ đáng sợ về con người và cộng đồng ở Trung Quốc, được ghi nhận là một tiến trình phức tạp, có từ thời Cách mạng Văn hoá của Mao Trạch Đông.
Sự hỗn loạn đó đã thôi thúc con người chọn một con đường sống duy nhất làm mọi thứ cho riêng mình, vượt lên, và đừng quan tâm gì đến chính trị.
Trong cuốn sách viết về biến đổi tinh thần và tư duy của người Trung Quốc có tênMoral Politics in a South Chinese village của tác giả Hok Bun Ku, các ghi chép cho thấy hầu như sau khi thoát chết và đói khổ từ cuộc Cách mạng Văn hoá, người người, nhà nhà ở Trung Quốc chỉ theo đuổi hai chuyện: kiếm tiền (zhuanqian) và làm giàu (zhifu).
Họ bị bóng ma quá khứ ám ảnh nhưng lại không đủ niềm tin vào tương lai nên vội vã và bất chấp.
Năm 2009, khi bị chính quyền Trung Quốc kết án xử tử vì tội sản xuất sữa có chất melamine, làm cho sáu em nhỏ thiệt mạng và 300.000 em khác bệnh nặng, ông Geng Jinping được báo chí Trung Quốc hỏi rằng làm chuyện ác như vậy, ông có sợ đối diện với trời Phật không.
“Không còn Phật trên đất nước này”, ông Geng đã trả lời như vậy. Buôn bán loại sữa độc này, nhưng ông Geng luôn dặn dò chỉ sử dụng sữa ngoại quốc cho gia đình, người thân của mình.
Bài viết mới đây trên tờ Khám Phá, có tên Ăn nhầm luống rau để báncũng là một cái nhìn đủ để báo động về thực trạng của xã hội Việt Nam hôm nay, không khác nhiều Trung Quốc.
Câu chuyện kể về một gia đình trồng rau, chỉ ăn một luống đã đánh dấu riêng, thế nhưng đứa con vô tình hái nhầm nên cả nhà đau bụng lăn lộn, suýt phải vào bệnh viện.
Ở trong một xã hội bị đồng tiền dẫn lối, đến mức nhìn quanh không còn đủ sức nhận ra ai là nạn nhân, ai là kẻ thủ ác thì sự vô cảm, ích kỷ sẽ tăng theo mỗi buổi bình minh.
Đời sống trở thành những dự án ngắn hạn như cuộc trốn chạy đến vô cùng nên khi thấy chung quanh mình có ai đó gục ngã, tình đồng loại không thắng nổi khoái cảm cầu an, rằng kẻ ngã xuống đó may sao vẫn chưa phải là mình.
Những bài học bí mật về làm giàu nhanh, sống vội, thậm chí là bất chấp việc có thể tổn hại đến sinh mạng người khác, nhiều năm nay từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam, và hấp dẫn nhanh rất nhiều người.
Một phần do những cá nhân người Việt hám lợi, nhưng một phần khác cũng do người Trung Quốc rỉ tai, chỉ vẽ, nhằm biến người Việt thành công cụ trong việc kiếm tiền nhanh của họ.
Thậm chí, có thể đó là một sách lược lâu dài nhằm tàn phá năng lực sinh tồn của quốc gia được nhắm đến.
Bên cạnh việc trách cứ rất nhiều người Việt đã “thay tâm đổi tính” với dân tộc mình, cũng đừng quên nhìn vào hàng đoàn xe hàng hoá Trung Quốc với quy chế tối huệ quốc không thành văn, vẫn im lặng tràn vào các cửa ngõ Việt Nam mà nguồn gốc hay chất lượng thì không thể lường.
Những đoàn người Trung Quốc đang mỗi lúc nhiều hơn ở các ngả đường huyết mạch, xây dựng và rỉ tai nông dân những phương thức có lợi nhanh, thu mua gom kỳ quái nhưng tự do tung hoành như chỗ không người.
Năm 2010, khi nạn lấy chồng Hàn Quốc bùng lên trong xã hội Campuchia, chỉ trong ba tháng, chính phủ nước này đã ban hành lệnh cấm vô thời hạn việc người Hàn Quốc đến Campuchia tìm vợ kết hôn.
Đó là một ví dụ của sự dứt khoát.
Nếu những người có trách nhiệm thật sự quan tâm, thật sự lo sợ, việc đối phó với nạn thực phẩm bẩn từ Trung Quốc cũng như cách họ lũng đoạn thị trường nông thôn Việt Nam, ắt lâu nay chúng ta đã có những kết quả khác rồi.
Tiếc thay, 20 năm nay vẫn là những nụ cười, chối quanh, im lặng và đổ lỗi cho nhân dân.
Rất nhiều các quan chức cấp cao đang được thụ hưởng các sản phẩm organic được nuôi và gieo trồng an toàn từ các trang trại đặc biệt của Nhà nước, nên ít khi cảm nhận được nỗi lo thật sự ngoài đời của nhân dân.
Bên cạnh đó, họ chỉ được đọc qua các báo cáo tô hồng và vội vã từ cấp dưới, luôn cho thấy miếng ăn bẩn chỉ bởi “người Việt xấu và tham” mà thôi.
Nhìn vào những câu chuyện thực phẩm độc bị phát hiện, là lúc từng người Việt phải tự vấn vì sao hàng hàng lớp lớp thịt heo, gà chết bệnh có thể tàng hình, dễ dàng đi qua các cửa khẩu Việt – Trung.
Báo chí cất tiếng tố cáo nông sản nhiễm hoá chất, thịt thối thì chỉ nghe loanh quanh vài lời góp chuyện rồi chìm hẳn vào trong một màn đêm tội ác.
Không khác gì chuyện ngư dân Việt trên biển bị tàu Trung Quốc tấn công, ở trên bộ thì những cuộc công phá ấy cũng diễn ra mỗi ngày nhưng luôn bị né tránh việc cần phải đối đầu.
Nhưng hôm nay thì không chỉ thực phẩm độc tràn qua biên giới, mà cả tài nguyên của Việt Nam đang bị đầu độc bởi những chất thải bí mật từ các nhà máy của Trung Quốc, ở Vũng Áng, Hà Tĩnh.
Trớ trêu thay, với sự bàng quan của chính quyền.
Phải có một chính sách quyết liệt thì dân tộc Việt Nam mới thoát khỏi cuộc đầu độc vĩ đại, cũng như cách đầu độc từ những kẻ hám lợi, trước sự lỏng lẻo an ninh lương thực, và an ninh của cả quốc gia.
Không có cuộc chiến nào kinh hoàng hơn cuộc chiến với thực phẩm độc mà nhân dân đang vật vã từng ngày.
Mỗi bữa ăn ai nấy đều đắn đo, mỗi buổi chợ đều phải chất vấn về loại, nguồn thực phẩm trước khi mua về cho chồng, cho con, cho mẹ cha mình qua bữa.
Quốc gia tự tàn phá mình bởi niềm tin mong manh. Và mong manh hơn khi các quan chức có liên quan, vẫn nói về cuộc chiến đó, như họ là những người ngoài cuộc.
Tuấn Khanh
nguon
Đọc những bài khác ở trang Môi Trường
Formosa Hà Tĩnh: phát thải “siêu độc”,
quản lý “chưa tiên liệu”?
Bài trên “Kinh tế Sài Gòn Online”, đã bị gỡ bỏ:
Đăng Nguyễn
(TBKTSG) – Trả lời báo chí tại cuộc họp báo ngày 30-6-2016, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà nói rằng: “Về quy chuẩn môi trường, trước đây vì nhiều lý do nên một số ngành ô nhiễm được ưu tiên. Ví dụ trong ngành luyện kim, luyện thép… nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển” (VnExpress). Vậy “trước đây”, hay nói đúng hơn là cho đến thời điểm này, các vấn đề môi trường của ngành thép được quản lý như thế nào để bây giờ Formosa Hà Tĩnh gây ra thảm họa môi trường ven biển miền Trung, đến nỗi Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà phải thừa nhận: “Có thể nói ta chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” (Tuổi Trẻ)
Phát thải “siêu độc” của Formosa
Thật ra, từ năm 2009, Cục Thẩm định và Đánh giá tác động môi trường (Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT) đã cho xuất bản tài liệu “Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án luyện gang thép” (Hướng dẫn ĐTM). Hướng dẫn ĐTM này gồm lời nói đầu và 8 chương, đưa ra các phân tích chi tiết về công nghệ luyện gang thép, các tác động môi trường, các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường, tham vấn ý kiến cộng đồng và cuối cùng là khung hướng dẫn kỹ thuật lập báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang thép.
Hướng dẫn ĐTM này đã nêu rất rõ “…trong quá trình xây dựng và vận hành các dự án đầu tư xây dựng nhà máy luyện gang thép sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Vì vậy cần phải tiến hành đánh giá tác động môi trường cho dự án, nhằm mục đích phân tích, đánh giá và dự báo những tác động có lợi và có hại, trực tiếp và gián tiếp, trước mặt và lâu dài mà các hoạt động của dự án có thể ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường khu vực, để từ đó xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời giúp cho cơ quan chủ đầu tư dự án có những quyết định toàn diện và đúng đắn về các giải pháp phát triển dự án gắn với bảo vệ môi trường”. Với những gì được viết ra một cách chi tiết trong hướng dẫn này, thật khó hiểu với sự thừa nhận của Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà ở trên.
Cân bằng nguyên vật liệu và năng lượng để sản xuất ra 1 tấn thép thô từ nhà máy liên hợp gang thép như của Formosa mà Bộ TN-MT hướng dẫn (xem hình).
Theo hướng dẫn ĐTM này để tính toán với công suất giai đoạn 1 là 15 triệu tấn thép/năm, Formosa Hà Tĩnh sẽ thải ra môi trường với tải lượng các chất ô nhiễm (xem bảng).
Đó quả là những con số khủng khiếp cho dù xét theo bất cứ nguồn ô nhiễm nào: khí thải (gần 36 triệu tấn/năm), nước thải (trên 28.000 tấn/năm các chất ô nhiễm) hay chất thải rắn (gần 9 triệu tấn/năm). Tất nhiên đây là tải lượng ô nhiễm trước khi được xử
lý bằng các hệ thống kiểm soát ô nhiễm không khí, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn.
Một điều đáng lưu ý, đó là tổng lượng phenol và xyanua trong nước thải của Formosa trước khi xử lý là 120 tấn/năm hay 0,36 tấn/ngày (cho rằng nhà máy vận hành 330 ngày/năm), tính theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Bộ TN-MT ở trên.
Như vậy, tính ra trong năm ngày nhà máy mất điện và không thể xử lý được nước thải, tổng lượng phenol và xyanua đã thải ra biển Vũng Áng mà Bộ TN-MT công bố đó là nguyên nhân chính gây ra thảm họa cá chết hàng loạt từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế trong tháng 4-2016 vừa qua, là 1,82 tấn (giả định chạy theo công suất của giai đoạn 1). “Chỉ” 1,82 tấn phenol và xyanua trong năm ngày, mà phá hủy gần như toàn bộ rạn san hô trên 200 cây số bờ biển miển Trung mà có khi cần đến cả trăm năm để phục hồi. “Chỉ” 1,82 tấn phenol và xyanua trong năm ngày, mà hàng triệu ngư dân miền Trung điêu đứng vì mất ngư trường trong vài tháng qua và sẽ còn khó khăn không biết đến bao giờ.
Nếu tính theo giấy phép xả thải mà Formosa đã được cấp với lưu lượng 45.000 mét khối/ngày, chỉ riêng với nồng độ phenol hay xyanua cho phép đều là 0,585 mg/l, thì tổng lượng phenol và xyanua sẽ thải ra biển Vũng Áng trong điều kiện Formosa vận hành ổn định và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép sẽ là 17,37 tấn/năm, tức là lớn gấp 9,5 lần so với lượng thải của năm ngày gây ra thảm họa.
Vậy liệu rằng hệ sinh thái biển miền Trung kia, vốn đã bị phá hủy gần như toàn bộ “chỉ” với 1,82 tấn phenol và xyanua, có tiếp tục chịu đựng nổi trong 70 năm tới khi còn tiếp nhận hàng năm một số lượng phenol và xyanua “ổn định” là 17,37 tấn/năm, đó là chưa kể Formosa còn dự kiến nâng công suất nhà máy lên 1,5 lần, đạt 22 triệu tấn thép/năm cũng sẽ dẫn đến lượng phát thải gấp 1,5 lần như thế?
Xem ra Bộ TN-MT cần phải nỗ lực nhiều để có bộ quy chuẩn nước thải cũng như giấy phép xả thải phù hợp cho Formosa Hà Tĩnh, thay cho bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp sản xuất gang thép QCVN 52:2013/BTNMT đang được áp dụng và “chưa tiên liệu được các chất thải của Formosa” với chỉ 12 thông số.
Để tham khảo, Hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) áp dụng cho nước thải của các nhà máy sản xuất thép liên hợp như Formosa quy định đến 25 thông số, trong đó có rất nhiều thông số về kim loại nặng mà QCVN 52:2013/BTNMT không quy định.
Sau nước thải là khí thải
Dư luận chưa chú ý đến nhiều về khí thải từ Formosa Hà Tĩnh, cho dù đó cũng là một nguồn ô nhiễm cực lớn, có lẽ do khu liên hợp gang thép này chưa vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất. Theo tính toán ở trên, chỉ riêng phát thải CO2 của Formosa Hà Tĩnh đã đạt đến 34,5 triệu tấn/năm, so với tổng lượng phát thải khí nhà kính năm 2020 của tất cả các ngành sản xuất và xây dựng là 68,3 triệu tấn/năm (không kể ngành công nghiệp sản xuất năng lượng), theo báo cáo dự báo phát thải khí nhà kính của Bộ TN-MT năm 2014.
Nghĩa là, chỉ riêng khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh, phát thải khí nhà kính đã chiếm đến trên 50,5% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong toàn bộ các ngành sản xuất và xây dựng tại Việt Nam! Ta biết rằng Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất thế giới do biến đổi khí hậu, và những thảm họa do thiên tai như hạn hán, lũ lụt và những hiện tượng thời tiết cực đoan khác xảy ra khắp cả nước trong thời gian qua với cường độ tác hại ngày càng lớn cũng như tần suất xảy ra ngày càng dày đặc đã chứng minh điều đó. Vậy thì không rõ khi vận hành toàn bộ dây chuyền sản xuất, Formosa Hà Tĩnh sẽ tiếp tục góp phần làm nghiêm trọng thêm tác động do biến đổi khí hậu đến mức nào?
Cùng với CO2 còn là những chất ô nhiễm khác độc hại không kém, đó là bụi và khí kim loại gần 1 triệu tấn/năm có nguy cơ rất cao gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có ung thư phổi. Ngoài ra, SO2 và NOx là những khí gây ra mưa axit, làm suy giảm chất lượng đất, chất lượng nước, giảm năng suất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cũng đạt đến lượng phát thải theo thứ tự là 33.000 tấn/năm và 34.500 tấn/năm.
Tương tự nước thải, khí thải cũng có quy định riêng, đó là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất thép QCVN 51:2013/BTNMT. Quy chuẩn này quy định 11 thông số cho khí thải sản xuất thép nói chung, và 11 thông số cho khí thải sản xuất cốc (luyện cốc).
Trong khi đó, hướng dẫn về môi trường, sức khỏe và an toàn của IFC áp dụng cho khí thải của các nhà máy sản xuất thép liên hợp như Formosa quy định chung đến 18 thông số, không phân biệt quy trình sản xuất.
Có hai điều đáng nói về QCVN 51:2013/BTNMT, đó là quy định chỉ tiêu dioxin/furan chỉ được áp dụng từ ngày 1-1-2017, và nồng độ bụi cho phép cao gấp 2-5 lần so với hướng dẫn của IFC (100 mg/Nm3 so với 20-50 mg/Nm3, trong đó IFC đề nghị áp dụng 20 mg/Nm3 khi trong bụi phát hiện có các kim loại độc hại). Dioxin, thành phần chính của chất độc màu da cam mà không lạ gì với người dân Việt Nam, là tác nhân gây chết người, ung thư và để lại nhiều di chứng về sức khỏe cho nhiều thế hệ; Dioxin/Furan là những hợp chất có độc tính cao nhất được biết trong khoa học cho đến nay.
Trong khi đó, bụi phát sinh từ các ống khói nhà máy liên hợp sản xuất thép có tính chất là bụi lơ lửng (SPM), trong đó hàm chứa rất nhiều các kim loại nặng độc hại khác nhau như asen, thủy ngân, cadmi, chì, niken, crôm, kẽm, mangan… Vậy thì, dioxin/furan độc hại như thế, sao chỉ yêu cầu áp dụng từ ngày 1-1-2017? Bụi lơ lửng phức tạp với nhiều kim loại nặng độc hại như thế, dựa vào đâu để cho phép thải với nồng độ quá cao so với tiêu chuẩn quốc tế?
Ngoài ra, hiện nay giấy phép xả thải chỉ mới được áp dụng cho nước thải và chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, còn giấy phép xả thải cho khí thải chỉ được áp dụng sau ngày 1-1-2018, theo quy định trong Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Với nguy cơ ô nhiễm do khí thải của Formosa Hà Tĩnh như hiện nay, rõ ràng không có lý do gì phải trì hoãn việc áp dụng giấy phép xả thải cho khí thải đến sau ngày 1-1-2018. Việc áp dụng giấy phép xả thải cho khí thải càng sớm càng tốt sẽ góp phần ngăn ngừa thảm họa môi trường do ô nhiễm không khí từ Formosa Hà Tĩnh có thể gây ra cho đồng bào miền Trung.
Kiểm soát ô nhiễm ở Formosa, cần đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ!
Theo báo cáo nghiên cứu “Modelling and Analysis of Environmental Pollution in an integrated steel plant” (Mô hình hóa và phân tích ô nhiễm môi trường của một nhà máy liên hợp gang thép) do Giáo sư K. Vizayakumar đến từ Indian Institute of Technology (Viện Công nghệ Ấn Độ) thực hiện năm 2001, thống kê cho thấy để các hệ thống kiểm soát ô nhiễm trong các dự án liên hợp gang thép hoạt động thực sự hiệu quả, chi phí đầu tư cho các hệ thống này chiếm đến 10% tổng vốn đầu tư dự án. Nghĩa là với quy mô đầu tư 10 tỉ đô la Mỹ của dự án Formosa Hà Tĩnh, chi phí để đầu tư cho các hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn tại đây cần đến 1 tỉ đô la Mỹ.
Trong khi đó, hệ thống xử lý nước thải 45.000 mét khối/ngày mà Formosa tự cho là hiện đại chỉ tốn có 45 triệu đô la Mỹ, chưa bằng 1/22 con số 1 tỉ đô la Mỹ nhu cầu đầu tư ở trên. Vậy liệu rằng Formosa có dành đến 955 triệu đô la Mỹ còn lại để đầu tư vào hệ thống xử lý khí thải và quản lý chất thải rắn, để đảm bảo tuân thủ về môi trường theo các chuẩn mực quốc tế? Hay “nếu để tiêu chuẩn cao sẽ khó khả thi nên phải hạ thấp hơn chuẩn bình thường để ngành đó tồn tại, phát triển”, nên Formosa đã và sẽ còn tiếp tục lợi dụng để rồi môi trường của Việt Nam sẽ bị ô nhiễm, người dân của Việt Nam sẽ còn tiếp tục bị trả giá?
Chỉ có Bộ TN-MT với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp và cao nhất trong Chính phủ về các lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước, biến đổi khí hậu… mới có thể trả lời những câu hỏi đó.
nguon
Đọc những bài khác ở trang Môi Trường
TÀI LIỆU QUAN TRỌNG
–Việt Nam Cộng Hòa – Sau 30 Năm Tị Nạn csVN tại Hải Ngoại
–Việt Nam Cộng Sản – Sau 30 năm Thống Trị Vietnam
–Cộng Sản Việt Nam – Thanh Trừng Nội Bộ
–Đảng CSVN – Bí mật bán Nước cho Trung Cộng
–Ghi Chú : Việt Nam – Trung Cộng – Đồng Hóa
–Sách lược : Diệt chủng dân tộc Việt của Trung Cộng
–Tài Liệu : Hủy hoại trí tuệ và Đất Nước
–Trung Quốc : Nắm 137 lô đất Chiến Lược tại Đà Nẵng
–Trung Quốc : Chủ Mưu xây dựng Formosa Thải Độc Diệt Chủng VN
–Liên Hiệp Quốc : Bác bỏ “đường lưỡi bò” Trung Quốc
–Nguyên nhân – Thất thủ Điện Biên Phủ
–Tháng Tư Đen – Bí Mật Vĩ Đại
–Danh sách : Trên 300 Cộng Sản VN có vài trăm triệu USD
–Hàng chục tỷ USD – Tẩu thoát “Ngầm” ra khỏi Việt Nam
–Chỉ thị 45 – CSVN kêu gọi Người Việt hải ngoại xóa bỏ Hận Thù