Tài Liệu – Chiến Tranh Việt Nam

Pentagon Papers: Sau 40 năm bí mật được giải.

Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng. 

Tài liệu này tung ra làm cho hồi ký của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không còn giá trị vì nhiều điều trong hồi ký của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi ký của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đã công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường thì khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngõ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng vì không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa thì Hà Nội có lẽ đã đầu hàng, nhưng vì đã thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một hình thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay!

Cũng vì chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi thì Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.

Tại sao Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có lòng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đã vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có còn tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đã có trước đây?

Thật ra Hoa Kỳ ở trong tình thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa vì trước đây những chi tiết này đã rò rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đã đoán biết thì hệ quả của nó còn tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đã tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.


August 6, 2007: Daniel Ellsberg, who released the Pentagon Papers in 1971, participating in a die-in against nuclear weapons in front of the LLNL West Gate.

Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích tình báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích tình hình cho Quân Đội Hoa Kỳ và Douglas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho tình báo Hoa Kỳ.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uý, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích tình hình quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Phòng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đã giải mã, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích tình hình Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Phòng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Phòng.

Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết trình cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đã có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và rò rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu rò rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lý văn phòng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.

Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang . Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hãn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hãy cách chức ngay những tên đầu não.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Phòng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Phòng được rò rỉ tới họ vì đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp mình cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật Tình Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh bãi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết trình nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.

Daniel Ellsberg và Anthony Russo đã tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg còn sống và còn đi thuyết trình những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ thì một hình thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ thì phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ thì đừng có than trời trách đất.

Lời Kết: Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Nguồn: Bảo Mai

o0o

DANIEL ELLSBERG:
‘MOST DANGEROUS MAN IN AMERICA’

For those of us of a certain age, the unauthorized publication this weekend of 92,000 pages of military documents that show in sharp relief the extent of the Afghanistan quagmire calls to mind the 1971 publication of the Pentagon Papers, a top secret Pentagon study that . . . well, showed in sharp relief the extent of the Vietnam quagmire.

And like the Pentagon Papers, which were leaked by former Defense Department aide Daniel Ellsberg, the outcry over the WikiLeaks.org document dump will have more to do with whether The New York Times and other publications should have published them, although it’s a safe bet that the Obama administration will not take the lead of the Nixon administration, which went all the way to the Supreme Court to block publication, as well as broke into Ellsberg’s office.

(The high court, in a liberal interpretation of the First Amendment that would be unthinkable today, ruled 6-3 that the administration’s prior-restraint injunctions against publication failed to meet the heavy burden of proof required.)

* * * * *

There is another similarity as well: The Pentagon Papers, in a turn of phrase that has become part of the American lexicon, concluded the U.S. was “losing the hearts and minds” of the Vietnamese people, while the Afghan documents reveal a horrifying number of incidents in which innocents have been killed because of indiscriminate air and drone strikes, as well as troops shooting unarmed drivers and motorcyclists while trying to protect themselves from suicide bombers.

And one more similarity: As James Fallows helpfully recalls, perhaps the most damning aspect of the Pentagon Papers was the inclusion of a high-level memo stating the reasons that the U.S. should — and did — stay the course. To avoid a humiliating defeat was ranked at 70 percent, while keeping South Vietnam from Chinese hands came in at 20 percent and permitting the South Vietnamese to enjoy a freer way of life a mere 10 percent.

Which begs the question of why the Obama administration is doubling down in Afghanistan with the knowledge, vividly conveyed in the document dump, that we’re losing Afghan hearts and minds, the Taliban are stronger than ever, Pakistani intelligence is in bed with the Taliban, and there is no indication that the strategies implemented in South Asia — from the post-9/11 invasion to the present day — stood or stand the slightest chance of working.

* * * * *

The Afghan document dump was not totally without surprises.

There is mention of the hitherto unknown Task Force 373, a “black” unit of special forces that hunts down and assassinates Afghan policemen and civilians, revelations that Osama bin Laden’s trail may not have been as cold as the Bush administration would have liked us to believe, and that remote-controlled drones aren’t as successful as they have been portrayed to be.

Meanwhile, one “surprise” cited by several pundits should be anything but: That some of the Stinger missiles that the CIA so indiscriminately funneled to the mujahideen during the Soviet occupation are being used against U.S.troops, and in one case brought down a helicopter.

Oh, and anyone who is surprised that Washington, Kabul and Islamabad, let alone informed citizens in those countries, are shocked just shocked by the disclosures must have been in a coma. It is for this reason that I find Joe Kline’s comparison of the document dump to the Tet Offensive to be disingenuous, and not just because 2010 is not 1968.

The offensive, which was a huge propaganda victory for the North Vietnamese and Viet Cong although not a military victory, blindsided an increasingly restive American public. Not so the case today. People across the political spectrum already are restive, while as noted here only yesterday, young men aren’t being drafted by the hundreds of thousands as they were at the height of the Vietnam War, which has tended to keep the domestic rabble in check.

* * * * *

The Guardian, which along with the Times and Der Spiegelwas given the documents, sums them up best in an editorial:

“[A] very different landscape is revealed from the one with which we have become familiar. These war logs – written in the heat of engagement – show a conflict that is brutally messy, confused and immediate. It is in some contrast with the tidied-up and sanitised “public” war, as glimpsed through official communiques as well as the necessarily limited snapshots of embedded reporting. . . .

“However you cut it, this is not an Afghanistan that either the US or Britain is about to hand over gift-wrapped with pink ribbons to a sovereign national government in Kabul. Quite the contrary. After nine years of warfare, the chaos threatens to overwhelm. A war fought ostensibly for the hearts and minds of Afghans cannot be won like this.”

Amen.

_____________________________

Nguyên nhân thất thủ Điện Biên Phủ [1]

Điện biên phủ

Nguyên nhân sụp đổ Điện Biên Phủ đã được nhiều người bàn luận từ thập niên 50 cho tới nay và người Mỹ vẫn viết về chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954 cũng như về trận đánh này.

Tôi xin đề cập tới ý kiến của giới quân sự, các nhà sử gia nghiên cứu để có thêm nhiều nhận định ngõ hầu soi sáng vấn đề . 

Trước hết ý kiến giới chức quân sự

Tướng Navarre. Ông được cử làm Tư Lệnh quân viễn chinh Pháp tại Đông Dương từ tháng 5- 1953 để cứu vãn tình thế trong khi Pháp suy yếu, Việt Minh (VM) ngày càng mạnh, họ kiểm siểm soát gần hết lãnh thổ Việt Nam. Đầu tháng 6-1954 ông được triệu hồi về Pháp sau khi Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7-5-1954. Năm 1956, Navarre viết Agonie de l’Indochine, Đông Dương Hấp Hối để bào chữa cho ông và quân đội Pháp về nguyên do bại trận tại Điện Biên Phủ đồng thời cũng qui trách nhiệm cho chính phủ Pháp đã đưa tới sự hấp hối, sụp đổ cuộc chiến Đông Dương 1946-1954.

Sau khi ĐBP thất thủ, Navarre trả lời phòng vấn trong một cuộc họp báo, nhận trách nhiệm hoàn toàn về kế hoạch, quyết định tác chiến trong trận ĐBP (1)

Ông phủ nhận một số phán đoán cho rằng quyết định đánh ĐBP trái với ý kiến của của một số vị cấp bộ trưởng trong Chính phủ, các vị chỉ huy quân sự, một số thuộc cấp của ông.

Kế hoạch quân sự tại ĐBP của Navarre đã không hề bị một cấp chỉ huy quân sự nào chống lại. Bản kế hoạch này cũng đã được sự chấp thuận của Tướng Ely, Tổng tham mưu trưởng Bộ quốc phòng và Chủ tịch ủy ban các TTM. Không hề có thuộc cấp nào của ông trong Lục quân, Không quân- ít ra những người trực tiếp liên quan- phản đối.

Trong cuốn sách kể trên (2) Navarre đã nêu rõ những nguyên nhân thất thủ của ĐBP, trước hết ông đưa ra những lý do phụ, nhỏ như.

-Tổ chức phòng thủ, chỉ đạo cuộc chiến có thiếu sót sai lầm.

-Sự phân chia các trung tâm kháng cự trong khu lòng chảo cần thảo luận lại.

-Một số đơn vị tác chiến phẩm chất kém nhất là những tiếu đoàn người Thái đáng lý phải được thay thế trước khi xẩy ra trận đánh bằng những đơn vị thiện chiến hơn lấy từ Châu thổ BV.

-Một số địa thế không được bảo vệ đầy đủ và đủ sức chống lại đạn đại bác và súng cối nặng của địch.

-Việc xử dụng quân trừ bị cần bàn lại.

-Luyện tập chống pháo binh và cao xạ địch không đủ, vì các chuyên viên quá lạc quan, đã để địch biềt quan niệm của mình, khinh địch.

-Trong một số lãnh vực, bộ chỉ huy Hà nội không tích cực đối với đồn lũy ĐBP.

-Phối hợp không quân và bộ binh không được bảo đảm hữu hiệu.

Những thiếu sót và sai lầm trên không thể qui cho cấp chỉ huy đồn lũy và bộ chỉ huy Không quân nhưng nhất là Lục quân Bắc việt, chịu tràch nhiệm chuẩn bị và lãnh đạo cuộc chiến. Navarre nhận trách nhiệm toàn bộ vì ông là Tư lệnh.
Theo Navarre những khuyết điểm trên chỉ ảnh hưởng nhẹ tới cuộc chiến.

Những khuyến điểm sâu xa về sự thất thủ ĐBP được ông nêu ra như sau.

-Pháp thiếu phương tiện chiến tranh, thiếu từ 6 tới 8 Liên đoàn lưu động mà chỉ có nó mới giải cứu được hữu hiệu.Trong khi Việt Minh thành lập được Quân đoàn chính qui gồm tương đương 9 sư đoàn lưu động, Pháp chỉ tương đương 3 sư đoàn lưu động (3), đó là cái giá phải trả vì đã để cho địch thành lập nhiều đơn vị hơn Pháp từ trước.

-Về mặt phẩm cũng không đủ để bù vào sự yếu kém về lượng, cấp chỉ huy kém khả năng, đa số sĩ quan, hạ sĩ quan thiếu kinh nghiệm chiến trường, thiếu huấn luyện. Phía người VN (đi lính cho Pháp) tỷ lệ yếu kém cao. Suốt trận đánh cho thấy sự yếu kém về mặt phẩm của bộ binh. Pháp cũng trả giá nhiều sai lầm tích tụ lại trong quá khứ vì không chịu chi phí, chỉ muốn đánh trận rẻ tiền.

-Không quân Pháp thiếu thốn nhiều, yêu cầu tăng viện của Navarre không được thỏa mãn, hoặc gửi tới quá trễ. Nếu gửi kịp thời sẽ khiến Pháp chiến đấu trong điều kiện thuận lợi hơn, Việt Minh đã thiết lập những trang bị kiềm chế Pháp rất nhiều.

-Cung cấp cho đồn lũy giờ phút cuối khi đã hỗn loạn thì vô dụng. Khi viện trợ Trung cộng gia tăng ồ ạt là lúc Pháp cần một lực lượng không quân có khả năng mạnh hơn mười lần. Chỉ có Mỹ có thể cung cấp cho Pháp nhưng dù đã xin họ cũng vô vọng. Số lượng viện trợ lớn gia tăng ồ ạt của Trung Cộng cũng là một nguyên nhân đưa tới sụp đổ ĐBP. Pháp bị bất ngờ vì đứng trước một hình thức chiến tranh hoàn toàn mới tại Đông Dương.

-Đại bác, súng cối hạng nặng của địch pháo kích ồ ạt khiến quân trú phòng Pháp hoảng hốt, mất tinh thần. Ngay cả 1940 bộ binh Pháp bị không quân Đức tấn công phản nằm bẹp dưới đất nhưng lính Pháp tại ĐBP tinh thần còn xuống thấp hơn thế. Phản ứng của họ chậm trễ để ngăn ngừa sụp đổ và tái chiếm những điểm chính đã bị mất, nó ảnh hưởng lớn tới trận đánh.

-Máy bay trinh sát bị cao xạ VM ngăn chận khiến họ không chỉ điểm cho pháo binh Pháp. Khi bị đích pháo không phản pháo được, pháo binh Pháp bất lực không còn là ưu thế tại Đông dương như trước.

-Phi cơ Pháp bất ngờ trước màng lưới phòng không dầy đặc của VM, phải thả dù ớ độ cao, vì yếu kém do thiếu phương tiện nên hiệu quả giảm.

-Có sự bất ngờ tại ĐBP nhưng không do lỗi của sở quân báo Đông dương, khả năng chỉ có giới hạn, họ mù tịt về những chuyện bên trong Trung Cộng, không biết gì về hoạt động của Bộ chỉ huy VM.

-Ta không biết về địch, ngược lại họ lợi thế biết nhiều về Pháp vì những tin tức do báo chí Pháp tiết lộ hay rò rỉ ồ ạt như thác có tầm vóc chính phủ Pháp.

-Dù vậy, Pháp vẫn luôn có những tin tức gần chính xác về địch, về hiện tại và những chuyện sẽ sẩy tới trong thời hạn vài tuần nhưng không thể biết những việc VM dự định trong thời gian xa.

-Pháp chỉ biết kẻ địch bây giờ và xa hơn một chút ví như khi người ta xây một cây cầu 10 tấn sẽ dự liệu một giới hạn an toàn lên tới 15 hoặc ngay cả 20 tấn nhưng không thể lên tới 100 hay 150 tấn. Đó là cách Pháp đã làm tại ĐBP, nếu sức mạnh của địch chỉ nhân lên 2 hay 3 thì sẽ chịu được sự tấn công của họ vì Pháp đã bố trí xong. Nhưng thực ra nó lại là một hệ số nhân quá lớn trong nhiều lãnh vực: Khả năng vận tải và sửa chữa đường giao thông, hỏa lực pháo binh và phòng không.

-Navarre nói:

“Chính vì cái lãnh vực cuối cùng mà yếu tố bất ngờ rất lớn. Chúng tôi biết rõ VM có pháo binh và phòng không. Chúng tôi biết tầm quan trọng của nó vá cách họ bố trí đạn dược. Chúng tôi đã tiên đoán số khấu pháo và kho đạn sẽ tăng lên, nhưng chúng tôi đã định giới hạn cho khả năng gia tăng này. Đó là trong trường hợp giới hạn này dã bị vượt quá xa mà sự bất ngờ nằm trong đó. “Chỉ huy là tiên liệu”. Dĩ nhiên là thế, nhưng nếu một cấp chỉ huy chỉ tiên đoán cái xấu tệ sẽ khiến mình không dám làm gì cả”

-Vì chính phủ Pháp đã không theo ý kiến của Tư lệnh Navarre quyết định tham dự Hội nghị Genève khi đang có trận chiến lớn, quyết định đã thay đổi hậu quả của vấn đề.

-Cấp lãnh đạo VM trước đây không muốn gây thiệt hại lớn cho các đơn vị chính qui như tại Nassan, Cánh đồng Chum, nhưng vì có Hội nghị Genève họ đã liều hy sinh lực lượng lớn để lấy thế mạnh tại bàn Hội nghị.. Cũng vì có Hội nghị Genève mà Trung cộng đã viện trợ cho VM ồ ạt chưa từng có.

Vì Chính phủ Pháp tham gia Genève mà gió đã đổi chiều.

-Genève đã cho VM một cơ hội hòa bình nhanh và thắng lợi, đã nâng cao tinh thần họ và chơi liều hết mình để bảo đảm một thắng lợi huy hoàng của cơ hội bất ngờ.

-Hội nghị Genève đã khiến Trung cộng cho VM một khối viện trợ lớn lao để lấy ưu thế trên bàn hội nghị, từ nay không còn hiểm nguy nữa, nó là nguyên nhân mà những phương tiện vật chất của Pháp bỗng nhiên đứng trước một vị trí quyết định vì bị thua xa địch.

-Ngày mà Hội nghị Genève được quyết định tổ chức thì số phận của ĐBP đã được xác định rõ.

Jules Roy- Sĩ quan Không quân Pháp từ Thế chiến thứ hai, tiếp tục trong quân ngũ tới 1953. Roy giải ngũ khi mang cấp bậc Đại tá vì chống cuộc chiến tranh Đông dương mà ông ta cho là tàn bạo, cuộc chiến ngu xuẩn và bất chính. Roy tìm hiểu sự kiện, ra thăm ĐBP, viết Trận Điện Biên Phủ, cuốn sách nổi tiếng, xuất bản 1963, best seller tại Pháp.(4)

Roy chỉ trích Tư lệnh Đông dương rất nặng nề. Ông trích dẫn những danh ngôn của người xưa về quân sự, chính trị để kết án Navarre hoặc phủ nhận mọi sự bào chữa của vị Tư Lệnh này.

Khai sinh một huyền thoại

“Một vị Tư lệnh không thể biện hộ cho lỗi lầm của mình khi nhận lệnh của Quốc vương hay ông Bộ trưởng, khi mà người ra lệnh không có mặt tại chiến trường và hoàn toàn không biết gì về sự kiện, diễn tiến mới sẩy ra. Đúng lý ra, một Tư lệnh khi thi hành một kế hoạch nếu thấy nó sai lầm, ông ta phải nêu lý do, đề nghị sửa sai kế hoạch và sau cùng từ chức hơn là làm công cụ cho sự sụp đổ của đạo quân” (5)
Napoléon – Châm ngôn và tư tưởng quân sự

Cái bẫy

Ta phải cẩn thận chọn cao điểm để ta có thể đổ xuống đánh địch rất có lợi. Nhưng điểm quan trọng nhất là đóng quân trên cánh đồng dưới chân núi mà kẻ địch có thể chiếm dễ dàng. Vì pháo của địch có thể nghiền nát ta từ cao điểm gần đó, ta không thể tránh bị pháo địch bắn ta liên tục dễ dàng. Quân ta đang bị bối rối khó mà đánh lại địch”
Machiavelli- Binh thư, Quyển IV (6)

Điếu văn cho trận Điện Biên Phủ

“Chính là tinh thần đã chiến thắng và sẽ luôn luôn thắng trận, nó cũng đã thắng trong tất cả mọi thời đại của lịch sử thế giới. Giá trị của tinh thần chiến đấu không bao giờ thay đổi từ xưa đến nay. Trang bị cơ khí, súng ống chính xác, tất cả những sấm sét do con người sáng chế ra cùng với khoa học không bao giờ có thể hơn cái mà (trong lúc đó bị coi rẻ) người ta gọi là tinh thần
Barley d’Aurevilly (7)

“Trong chiến tranh, một trận thảm bại luôn được coi là trọng tội”
Napoléon (8)

Jules Roy nhận định (9) mặc dù đã tiên đoán trước nhưng ĐBP thảm bại đã làm ông kinh sợ, lý do tại sao tại ĐBP đạo quân thắng trận lại là quân đội được trang bị yếu hơn. Suy cho cùng một bên có niềm tin và một bên không có, ý của người dân muốn chiến đấu hay họ bác bỏ. Nói nôm na thì tiền, đàn bà và quyền lực là ba nguyên nhân xử lý ĐBP vào thời điểm đó. Người khôn ngoan làm giầu, người lính bắn giết hoặc bị giết, lương tâm suy đồi, tinh thần của người Pháp đặt không đúng chỗ, các nhà lãnh đạo Chính phủ hèn nhát không dám nhìn sự thật vì nó cần tới đạo đức mà họ không có. Tất cả đã đưa đất nước vào chỗ đáng khinh ghét nhất của thế kỷ.

Có đáng xấu hổ không?

Tại sao chúng ta xấu hổ khi đọc tên ĐBP?

Nếu một ông Tướng bị thất trận ĐBP chắc hẳn ông ta không có tài. Có lẽ cũng bởi các nhà chính trị không có cùng một quan niệm danh dự như các Tướng lãnh. Sau cùng có thể nói nước Pháp tỏ ra thờ ơ hoàn toàn với quân đội và cái tội bỏ quên “Không cứu những người lâm nạn”, nếu là người thường dân sẽ bị luật pháp trừng trị. Khi cả nước có tội sẽ đưa tới sự thua bại mà không bao giờ phục hồi và cuối cùng sẽ bị diệt vong.

Chúng ta là người Pháp cần phải can đảm nhìn thẳng vào một trong những chiến lược sai lầm nhất của lịch sử

Trách nhiệm của nhân dân Pháp

Nếu những người thất trận tại ĐBP được xét xử nhân danh người Pháp, họ sẽ bị kết án như thế nào? Vì đã đánh giá sai tình hình và đối phương? Nhưng ai cử Navarre vào chức vụ của ông? Ai đã giao nhiệm vụ cho ông ta và những người tiền nhiệm nếu không phải là các chính phủ của nền Đệ tứ Cộng hòa? Tại sao các chính phủ không kiểm soát các Tướng lãnh. Trên thực tế việc chỉ đạo ĐBP là do sự bất lực của Bộ chỉ huy cao cấp cũng như sự lãnh đạm quái gở của cả nước. Có thể nói Quốc phòng của đất nước coi chiến cuộc được tiến hành trong thời bình do những người lính đánh thuê để giữ các đồn điền cao xu, bông goòng, cộng đồng Thiên chúa giáo hay các trường học?. Về mặt trường kỳ mấy trăm ngàn người mang quân phục Pháp sống tại đó bị bệnh tật, thương tích hay bị giết chỉ vì phục vụ cho một chế độ đế quốc ngu xuẩn nhất trên thế giới, nó không muốn mất thị trường, lợi lộc lại giả mạo cuộc chiến đấu chống CS. Các nhà quân sự nhiệt thành của chúng ta phải chấm dứt xung đột bằng đàm phán vì không thể thắng được cuộc chiến.

Không ai nghĩ rằng các ông Tổng thống, Thủ tướng đã đưa đất nước vào tai họa lớn lao như thế. Vấn đề là khi nỗi đau đớn hiển nhiên không ai dám kết tội nó. Nội các nói họ bảo vệ Tây phương, họ điên khùng, quá khích, nhu nhược, kết hợp nhau trong sự ngu dốt. Họ đáng bị xử như thế nào khi giữ nhiệm sở, sự sai lầm và hèn nhát của họ khiến những người khác phải trả giá bằng máu. Còn về các Tướng lãnh không ai phủ nhận nhiệt tâm của họ phục vụ đất nước. Người dân Pháp mù điếc và kém thông minh là kẻ có tội nhất

Chìa khóa của lịch sử

Roy nói trong chuyến viếng ĐBP ông ta đã tìm ra thìa khóa đi tới nguyên nhân của sự thất thủ.

Trên đường đi tới ĐBP, Roy quan sát cảnh người dân làm ruộng, sinh hoạt chắt chiu kiếm lúa gạo… và tác giả đã tìm ra nguyên do: say men chiến đấu khiến họ liều thân vào súng máy, hàng rào kẽm gai là vì lý tưởng tự do và danh dự là bộ đội cụ Hồ.

Lỗi ở ai?

Trước hết quân đội của VM ăn mặc giống nhau, sống đơn giản, bình đẳng, đồng cam cộng khổ.

Các lãnh đạo ta tầm thường, coi địch như điên rồ, quân đội chỉ gồm những lãnh đạo thâm niên, tự mãn, không biết địch, tự mãn về quân đội và tiềm lực của mình.

Các vị chỉ huy Đông dương ở biệt thự với xe hơi, đàn bà, giải trí. Chiến tranh với những lều, tủ lạnh, sĩ quan, ban tham mưu đầy đủ tiện nghi. Các ông sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn trưởng không ăn uống cùng lính, cũng đi bộ với lính, sống với lính như kẻ địch của ta.

VM dùng những phương tiện thô sơ, xe đạp thồ, bom đạn không ngăn được tiếp tế. Navarre thua vì sự tinh khôn và ý chí của địch. Các nhà lãnh đạo quân sự vô cùng ngây thơ. Ngày 13-12 Navarre quyết định mở trận ĐBP trước sự ngạc nhiên của mọi người. Làm sao ông đổ lỗi cho việc chuyển quân không ngờ trước của Tướng Giáp, ông này mở cuộc tấn công sớm hơn 8 tháng như dự đoán. Cái gì bắt Navarre đặt căn bản lý luận trên giả thuyết rằng VM không bao giờ thay đổi phương pháp và phương tiện và Giáp không vô phép đến độ đảo ngược kế hoạch của một ông Tướng đã trải qua “Trung tâm nghiên cứu quân sự tân tiến”. Làm sao ông bào chữa cho việc nghĩ rằng ông thành công ngăn chận được các sư đoàn VM tiến sang Lào mà chỉ có một sư đoàn đi qua ngã chận của ông đi Luang Prabang?

Navarre không nhận sai lầm của mình, không phải vì Hội nghị Genève mà Giáp mở trận tấn công ĐBP. Navarre là người độc nhất cùng Đại tá Berteil, cố vấn chiến lược hoàn toàn mù quáng. Không ai đòi hỏi ông liều lĩnh trong kế hoạch của mình mà ông phải tránh. Không ai buộc ông phải bảo vệ Lào, ai còn tin tưởng cái lạc quan của ông để gửi thêm tăng viện ông cần để tiếp tục cuộc chiến mà ông không biết chiến đấu như thế nào?

Tất cả những cái đó Navarre không biết hoặc giả vờ không biết bắt đầu bằng lý luận cho nên ông đã nhiều lầm lẫn, ông muốn một trận công khai và bị đóng khung trong đó. Từ chối một trận đánh lớn với đại quân VM ông lại thách thức địch, không biết rằng ông đã đem cả vận mạng của cuộc chiến vào trong một ván bài. Là chuyên viên tình báo, ông nghi ngờ tất cả những tin tức có được đối đầu với sự thất bại của mình, ông từ chối không nhìn nhận sự quan trọng của nó và đổ lỗi cho những nguyên do bên ngoài chứ không phải lỗi riêng của ông.

Sau cùng không lãnh đạo được ai, ông ta xử dụng sai những người ông có. Ai lựa ông ra trong hàng ngũ các Tướng? Thủ tướng, Tổng thống? Ai từ chối ông? Một Đại tá không quân và Cogny, phụ tá của ông. Trong chính phủ không ai dám, trong quân đội viễn chinh không ai dám nói sự thật. Navarre làm nhục Cogny, ông này trả đũa lại. Castries nói láo với báo chí. Ông Dejean (Tổng cao ủy) nói láo với Nội các và các Bộ trưởng nói láo với Quốc hội và Thủ tướng. Máu chẩy mà người Pháp yên lặng, Piroth (Đại tá pháo binh tại ĐBP) tự tử có danh dự quân đội hơn Navarre và Castries

Quân sử 4- hay Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong giai đoạn thành hình 1946-1955, dầy 460 trang là cuốn Quân sử thứ tư của Bộ Tổng Tham Mưu VNCH xuất bản năm 1972, nhà xuất bản Đại Nam tái bản tại Hải ngoại 1983.

Theo ý kiến Bộ TTM về khuyết điểm của Pháp tại ĐBP trước hết do thung lũng bị khai quang (10). Các mục tiêu đã bị lộ rõ làm mồi cho pháo binh VM trên đồi nhắm xuống.

Bộ TTM nhận xét chung về nguyên do Pháp thất trận ĐBP là do hậu quả những tính toán sai lầm của Pháp (11) . Về sự bố phòng, hai cứ điểm tiến tuyến phía Bắc là Gabrielle và Béatrice quá yếu ở xa tầm pháo binh yểm trợ của cứ điểm Isabelle phía Nam. Việt Minh chiếm được các cứ điểm trung ương chế ngự được phi trường và vô hiệu hóa mọi tiếp tế bằng không vận. Hầm trú ẩn tại ĐBP không được xây bằng bê tông nên không chịu nổi đạn pháo kích của VM. Trung tâm Isabelle phía Nam quá xa khu Trung ương khiến sự phối hợp và yểm trợ không được hữu hiệu.

Song sai lầm lớn nhất của Navarre là khinh địch, không ước tính chinh xác lực lượng tham chiến, khả năng tác chiến, tiếp tế của VM. Ông ta không ngờ VM đã tung vào ĐBP với trên 60,000 quân chứ không phải chỉ có 20,000 như ông đã dự đoán. Pháp không ngờ VM đem được nhiều đại bác đến mặt trận, họ đặt trên sườn núi xung quanh lòng chảo để bắn trực xạ mà Pháp không thể khám phá và tiêu diệt được. Số trọng pháo VM đã bắn phá dữ dội trong suốt thời gian họ vây hãm ĐBP.

Một sai lầm khác của Navarre là trong khi VM sắp đánh ĐBP thì ông lại theo đúng kế hoạch cũ mở màn chiến dịch Atlante làm phân tán chủ lực của Pháp khiến không thể cứu vãn ĐBP một cách đắc lực. VM tuy thắng trận này nhưng vì chiến đấu ròng rã tám năm đã thấm mệt nên vội ký Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh để nghỉ ngơi và ngăn ngừa sự tham chiến bất ngờ của Mỹ.

Còn tiếp
 Trọng Đạt

———————————————————-

Chú Thích

(1) Agonie de l’Indochine trang 197, 198
(2) Sách đã dẫn trang 251-255: Les Causes de La Chute de Dien Bien Phu
(3) Sách đã dẫn, trang 42, 47
(4) La Bataille de Dien Bien Phu, Julliard, 1963. Bản dịch The Battle of Dien Bien Phu
(5) Sách kể trên trang 1
(6) Sách kể trên trang 35, Machiavelli nhà sử gia, chính trị gia Ý (1469-1527)
(7) Sách kể trên trang 288, Barley d’Aurevilly nhà văn Pháp Thế kỷ 19
(8) Sách kể trên trang 288
(9) Sách kể trên, trang 289-291, 294, 304-306
(10) Quân sử 4, trang 159 với hình lòng chảo bị khai quang
(11) Quân sử 4 trang 172, 173

 

Advertisement

13 thoughts on “Tài Liệu – Chiến Tranh Việt Nam

  1. Nguyên nhân thất thủ Điện Biên Phủ [2]

    Tiếp theo  phần I

    Tướng Croix de Castries

    Tướng Croix de Castries

    Ý kiến các nhà nghiên cứu

    Bernard Fall. Ông là nhà nghiên cứu sâu sắc về chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Trong phần kết luận cuốn Hell in a Very Small Place (12) Bernard Fall nói Việt Minh hơn Pháp về tình báo, khi ước tính pháo binh đối phương được đưa tới ĐBP họ tính đúng hơn Pháp. Một trung đoàn bộ binh VM có môt pháo đội 4 khẩu sơn pháo 75 ly, một pháo đội 4 khẩu súng cối 120 ly hạng nặng. Sư đoàn pháo binh 351 có thể cung cấp 3 tiểu đoàn pháo 105 ly, một tiểu đoàn pháo có 3 pháo đội, mỗi pháo đội có 4 khẩu (tổng cộng 36 khẩu). Trên thực tế VM có tất cả là 144 khẩu pháo chưa kể ít nhất 30 khẩu 75 ly không giật, 36 cao xạ hạng nặng và trong những ngày cuối khoảng từ 12-16 dàn hỏa tiễn Katyusha 6 nòng.

    Pháo binh Pháp ước lượng địch bắn 103,000 quả 75 ly hay lớn hơn, tổng cộng Pháp bắn 93,000 quả (13). Việt Minh có hỏa lực gấp ba lần Pháp, nhưng Pháp có không quân và 10 xe tăng như vậy theo Bernard Fall nếu nói Pháp thua ĐBP vì hỏa lực địch quá mạnh hơn thì không chính xác lắm, sự không cân bằng hỏa lực của hai phía không phải là quá đáng (tác giả muốn nói VM không quá mạnh hơn Pháp về hỏa lực)

    Ngoài ra Pháp thua về mặt trận tiếp tế, họ bất lực ngăn cản dòng thác vận chuyển, tiếp viện của VM tới thung lũng, VM có tổng cộng 600 xe Motolova 2 tấn rưỡi chỉ đi được trên đường khá tốt và qua phà, nhưng thật ra nhờ xe đạp thồ (200 ký). Pháp không đánh phá được công cuộc tiếp tế địch vì ít máy bay và bom đạn, năm trước không quân Viễn đông của Mỹ cũng thất bại trong ngăn chận tiếp liệu của Trung cộng, Bắc Hàn mặc dù dội bom cả năm trời.

    Ngoài ra trong đồn lũy ĐBP có đã có mấy ngàn người bỏ trốn gồm lính Thái, VN, Bắc Phi. Người Pháp và Mỹ đánh giá thấp cao xạ phòng không địch, tại Triều tiên Mỹ mất 816 máy bay vì cao xạ, 147 cái khác vì không chiến. Tại ĐBP Pháp mất 48 máy bay, 14 bị hủy dưới đất, 167 hư hại vì cao xạ, so với lực lượng không quân chưa tới 100 máy bay vận tải, thám thính và 75 chiến đấu cơ như vậy là thiệt hại nặng.

    Phòng không là một yếu tố quan trọng đã khiến VM thắng trận ĐBP, nếu nói về một binh chủng được coi là cần thiết cho chiến thắng phải nói là pháo thủ cao xạ và cố vấn Trung cộng.

    Những yếu tố lớn nhỏ về sự thất thủ ĐBP như kế hoạch phản công yếu đuối, pháo đài thiếu kiên cố, khinh địch về phòng không, việc lựa chọn trận đánh thì một dữ kiện đứng trên tất cả là một trận không yểm, oanh tạc ồ ạt dù không cứu vãn được tình hình Đông dương nhưng cũng cứu được ĐBP.

    Các nhà quan sát Pháp về ĐBP đồng ý như vậy. Tướng Ély thay Navarre, ông là Tướng Pháp thân Mỹ nhất cho biết hồi đó không quân Pháp quá yếu trong trong thời điểm nguy kịch đó.

    Nếu hồi đó tôi đã là Tư lệnh, có thể tôi không quyết định như Tướng Navarre (đóng tại ĐBP) nhưng nay sẽ không biết những gì sẩy ra cho Lào, BắcViệt…ngoài ra nếu một cơ hội bất ngờ có thể đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến, ĐBP không sụp đổ – nếu Mỹ oanh tạc giải vây ĐBP – như thế có thể ngày nay người ta lại cho là Navarre thiên tài người đã lựa trận đánh này và những người hồi đó đã kết án ông nay sẽ lại cố khoe đã đóng góp với ông trong chiến dịch điều hành” (14)

    Tác giả nói những quan điểm trên cho ta hai vấn đề:

    1-Tại sao chính phủ Pháp không cung cấp cho Pháp tại Đông dương một lực lượng không quân đầy đủ.

    2- Tại sao Mỹ đã biết rõ tình trạng nguy hiểm nhưng lại cung cấp cho Pháp một không lực thiếu thốn?

    Pháp thiếu phi công và những oanh tạc cơ hạng nặng.

    Frédéric Dupont, Bộ trưởng các nước Liên Kết Đông Dương (Việt, Mên, Lào) năm 1954 nói thiếu oanh tạc cơ hạng nặng đưa tới thất thủ ĐBP, Pháp thiếu những phi trường lớn để huấn luyện và thiếu bảo trì. Charles Lauzin Tướng tư lệnh không quân Pháp tại Viễn đông trong thời gian trận ĐBP nói: ông đã báo cáo Chính phủ về việc thiếu thốn máy bay tại Đông dương khi ông nhậm chức ngày 30-6-1953 và quốc hội chi một ngân khoản khiêm tốn 18.4 triệu để đóng máy bay trong tài khóa 1953-1954. Thê chiến thứ hai Pháp bại trận vì không quân yếu.

    Chassin, Tướng tiền nhiệm của Lauzin báo cáo ngày 14-6-1953 nói về khuyết điểm các Tướng Tư lệnh Đông dương không biết sử dụng không quân. Cũng như năm 1940 Pháp không biết sử dụng xe tăng và năm 1954 không biết sử dụng không quân. Đó là một phần đáng kể lý do khiến ĐBP thất thủ.

    Nhưng số phi cơ chưa tới 100 cái thì dù sử dụng hoặc dàn trận ra sao cũng không thay đổi tình hình Đông dương hay cứu vãn tình thề ĐBP. Nếu so với cuộc chiến Triều tiên 1950-1953, Không quân Viễn đông Mỹ có 1,536 máy bay của Mỹ và đồng minh (đa số của Mỹ). So với giữa 1966 tại VNCH, Mỹ có 1,700 trực thăng Mỹ phần nhiều có võ trang, 700 vận tải thám thính, 1,400 máy bay chiến đấu của Không quân và Hải quân và 400 máy bay VNCH, thêm vào đó khỏang 90 B-52 yểm trợ miền nam VN.

    Sau khi Trung hoa mất, Mỹ vội tìm đồng minh kể cả thực dân Pháp ở Đông dương và thực dân Anh ở Mã lai để lập phòng tuyến ngăn CS. Người Mỹ giúp Pháp trong cuộc chiến chống CS bằng tiền, vũ khí, tiếp liệu, cố vấn nhưng chỉ giúp một ít máy bay chiến đấu. Năm 1954 một trăm cái máy bay không thể cứu quân Pháp tại ĐBP.

    Ngoài ra trong phần Lời nói đầu (15) tác giả nói trái với Hành pháp Mỹ có thể đưa quân vô giới hạn ra ngoại quốc trong một cuộc chiến không tuyên chiến tại hải ngoại nhưng Pháp lại bị giới hạn. Năm 1950 Quốc hội Pháp ra tu chính án Luật Ngân sách hạn chế nhập ngũ trong nước nên, sự việc này đã giới hạn rất nhiều việc đưa quân sang Đông dương. Khi Navarre giữ chức Tư lệnh giữa năm 1953, ông yêu cầu gửi thêm 12 tiểu đoàn và nhiều đơn vị yểm trợ cùng với 750 sĩ quan và 2,550 hạ sĩ quan cho các đơn vị thiếu thốn, ông chỉ nhận được 8 tiểu đoàn, 320 sĩ quan và 200 hạ sĩ quan. Thực ra tăng cường chỉ là gửi trước để thay thế sự thiệt hại trong năm 1953. Trong khi VM đã lập được nhiều đơn vị chính qui, Pháp gập khó khăn về thiếu thốn quân số và đó là một trong những nguyên nhân chính đưa tới sụp đổ ĐBP cũng như Đông dương.

    Ngoài ra trong cuốn sách nổi tiếng của Bernard Fall Đường Phố Buồn Thiu ông cũng nói về nguyên do ĐBP thất thủ tại chương 12, Why Dien Bien Phu? (16). Tác giả trích dẫn nhận xét của Tướng Castroux, Chủ tịch Ủy ban điều tra ĐBP thất thủ, ông này chỉ trích Navarre sai lầm như sau:

    “Không có vị trí nào có thể đóng đồn ngăn cản (VM tiến về Thượng Lào) tại một xứ không có đường giao thông như Âu châu mà chỉ là những đường mòn và đưởng sông ngòi (ý nói địch có nhiều đường để đi).

    Khi ĐBP bị một lực lượng lớn tấn công, nó không bảo vệ được Lào, cũng không thể từ đó đánh ra ngoài mà nó chỉ lo chống lại lực lượng đông đảo của địch”

    Theo tác giả các nhà chính trị ở Pháp không có lỗi lầm mà trách nhiệm thuộc về Navarre, Cogny, de Castries trong đó de Castries ít lỗi lầm nhất.

    Các công sự phòng thủ không được đúc bê tông mà chỉ làm bằng gỗ, bao cát không chịu nổi đạn pháo. Tác giả nói khi Võ Nguyên Giáp chiếm được hai tiền đồn phía bắc Beatrice và Gabrielle là đã kiểm soát được hai cao điểm (cao nhất lòng chảo) ĐBP coi như mất.

    Bernard Fall tóm lược những sai lầm của ĐBP:

    1- Trận địa quá xa các trung tâm hậu cần Pháp (như Hà nội)
    2- Khinh địch, đánh giá thấp VM mọi phương diện
    3- Bố trí sai, pháo binh tại cứ điểm phía nam Isabelle cách cứ điển trung ương 7 km không yểm trợ được hai tiền đồn Béatrice và Gabrielle (phía bắc) vì quá xa

    Fredrik Logevall . Ông là giáo sư lịch sử. Về nguyên nhân sụp đổ ĐBP, tác giả này nói (17) nếu cấp chỉ huy Pháp hoạch định khác có thể khiến ĐBP không sụp đổ chăng? Có thể đưa tới chiến thắng thay đổi cuộc chiến?

    Navarre sai lầm cho đóng quân bên ngoài Châu thổ (sông Hồng)? coi ĐBP là địa điểm tốt nhất để ngăn VM tới Luang Prabang , Kinh đô Lào mà Pháp phải bảo vệ: Ông muốn lập lại chiến thắng ở Na San năm trước với một cuộc chiến có tầm vóc lớn hơn, ông nghĩ rằng có thể dụ cho địch kéo đến thật đông.

    Ông nói đúng ra Navarre phải bỏ Thượng Lào để giành lực lượng cho châu thổ sông Hồng quan trọng hơn và buộc Tướng Giáp tấn công tại đó, ở đây Navarre dễ tiếp tế hơn tại ĐBP và nếu Giáp theo kế hoạch đầu tiên tấn công ngày 25-1 có thể lắm, VM sẽ thua lớn. Nhiều nhà quân sự, cả người Mỹ sau ngày ĐBP thất thủ 7-5 chỉ trích nặng nề quyết định của Navarre cho đóng quân tại môt nơi chỉ tiếp tế tăng viện bằng cầu không vận mà tưởng là sẽ thắng lớn.

    Rồi Pháp mới thấy địch mạnh hơn, đông hơn, hỏa lực mạnh hơn, Pháp có thể thay đổi chiến thuật nhất là Pháp thiếu máy bay, phi hành đoàn. Pháp sai lầm đánh giá cao khả năng của không quân có thể oanh tạc đường tiếp tế VM nhưng họ vẫn mang được tiếp liệu vào, đúng ra phải tập trung oanh tạc lòng chảo ĐBP.

    Logevall nói việc bố trí (layout) tại lòng chảo không hoàn hảo lắm, các căn cứ kháng cự được bố trí không hữu hiệu. Isabelle (phía nam) quá xa không thể pháo yểm trợ khu Trung tâm hữu hiệu. Gabrielle và Béatrice (phía bắc) yếu không đủ bảo vệ phi trường. Các công sự yếu không chịu đựng nổi pháo kích của địch hoặc khi mưa bị ngập nước, pháo đài công sự mỏng manh nên dễ bị phá hủy.

    Ngoài ra Tư lệnh và phó Tư lệnh (Cogny) chia rẽ nhau ảnh hưởng trận đánh. Tướng Giáp đạt thắng lợi cho thấy chiến thuật xuất sắc trong sử dụng phòng không và pháo binh cũng như xử dụng chiến thuật, kỹ thuật bao vây thời Thế chiến thứ nhất.

    Hậu quả cuộc tấn công ba ngọn đồi phía bắc (Bèatrice, Gabrielle và Anne Marie) đã làm lính Thái tinh mất thần bỏ trốn, sự kiện đã được các nhà quân sử khen ngợi Tướng Giáp và đã cho thấy chung cuộc ra sao. Dù sao người Pháp đúng lý phải giữ được ĐBP nếu không giữ được mãi thì cũng tới mùa mưa và mùa thu.

    Cho dù Liên hiệp Pháp giữ được ĐBP, gây thiệt hại nặng cho các sư đoàn chủ lực VM, cho dù làm mất trinh thần VM khắp Đông dương nhưng cán cân sức mạnh vẫn không thuận lợi cho Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam còn yếu, tại nước Pháp người dân cho rằng cuộc chiến không còn giá trị khi hằng năm 600 sĩ quan bị giết trong một năm tương đương với số tốt nghiệp tại trường võ bị Saint-Cyr

    Ted Morgan

    Ông là ký giả đã được giải Pulitzer, trong cuốn sách dầy 722 trang viết về ĐBP mới xuất bản gần đây (18) tác giả nói
    Tại Bắc kinh, Mao theo dõi trận Năm ngọn đồi (khu Trung ương ĐBP) cũng như Eisenhower theo dõi tại Washington, Mao tin rằng thắng ĐBP sẽ củng cố địa vị của Trung cộng tại Genève. Mao can thiệptừ tháng 9-1953 khi Hồ Chí Minh bác bỏ kế hoạch của Giáp tập trung quân tại châu thổ sông Hồng. Tướng Vi Quốc Thanh được cử sang Đông dương trong chức vụ trưởng đoàn cố vấn Trung cộng làm việc với Tướng Giáp.

    Ông Tướng Tầu này đưa cho Hồ chí Minh một bản sao kế hoạch Navarre mà tình báo Trung Cộng lấy được, họ có kế hoạch chia cắt, bao vây, tiêu diệt từng tiểu đoàn. Tháng 3-1954 Chu Ân Lai điện cho Tướng Vi nói cố đánh thắng vài trận. Tháng 3 và 4 năm 1954 Mao tăng viện trợ cho VM 4 tiểu đoàn phòng không, VM được huấn luyện tại Trung cộng với súng cao xạ 37 ly và đã được đưa tới ĐBP. Những đơn vị VM cũng được huấn luyện bắn xẻ. Ngày 3-4 khi trận Năm ngọn đồi chưa ngả ngũ, Mao cho huấn luyện thêm hai sư đoàn pháo và hai tiểu đoàn công binh cho VM, Mao khuyên Hà nội có thể tấn công mùa đông 1954 hay mùa xuân 1955.

    Về việc cố vấn và viện trợ Mao có ưu thế hơn Mỹ nhiều, ông ta không phải vận động quốc hội như Mỹ, Mao thảo lệnh và được thi hành ngay, Việt minh không cãi lại ý kiến của Trung cộng trong khi Pháp luôn than phiền Mỹ can dự vào.
    Trong phần Kết luận cuốn sách, Ted Morgan đề cập nhiều tới Ủy ban điều tra của Chính phủ Pháp về ĐBP thất thủ (19)

    Nguyên do tại sao? đó là câu hỏi mà Ủy ban điều tra năm 1955 qua 22 phiên họp, nghe nhiều nhân chứng. Tướng Castroux và hai Tướng khác chủ tọa, một Đô đốc, một Viên chức dân sự đã chuyển bản tường trình lên Tướng Koenig, Bộ trưởng quốc phòng vào ngày 3-12-1955. Bản báo cáo này đã được giữ bi mật cho tới năm 1969.

    Nói gọn lại không phải là một sai lầm mà cả một lô sai lầm. Bộ Tổng tham mưu Pháp chấp thuận kế hoạch của Navarre. Nhưng ông ta không nắm được một yếu tố quan trọng về viện trợ ồ ạt của Trung Cộng cho Việt Minh. Ông chỉ tưởng họ chỉ là đám du kích rách rưới. Khi không nhận được tăng viện mà ông đòi đúng ra ông phải thay đổi kế hoạch.

    Thiếu chỉ thị của chính phủ liên quan đến việc bảo vệ Lào, ông nghe lời Tổng Cao ủy Dejean nói cần phải bảo vệ Lào. Bản tường trình của Castroux chỉ trích Navarre sai lầm không biết rằng chiến thuật của căn cứ ĐBP đã bị thất thủ trước đại quân VM. Navarre sai lầm khi cho là căn cứ có thể kháng cự được khi chỉ liên lạc, tiếp tế được bằng không quân. Trong mọi trường hợp, căn cứ không thể ngăn chận VM vào Lào được, rừng núi bao quanh thuận tiện cho địch nhiều.
    Căn cứ nằm cách xa phi trường (BV) 185 dặm bất lợi, đúng ra ông ta phải bỏ căn cứ này trễ nhất là ngày 10 tháng 12-1953, ông bỏ lỡ cơ hội khi còn thì giờ vì không đánh giá đúng khả năng tiếp vận của VM và sự thuận lợi mà địa hình đã cho họ. Tướng Giáp nói cuối tháng 12 chúng tôi đã bao vây khu lòng chảo, nếu di tản sẽ bị thiệt hại nặng.

    Tướng Cogny, Tư lệnh phó cũng chia xẻ trách nhiệm về sự thất bại. Bản tường trình cho biết Navarre không có kinh nghiệm cá nhân về chiến tranh trong rừng rậm, không biết rằng Cogny ngưởi hiểu biết nhiều có thể báo cho ông biết sự nguy hiểm. Chính phủ Pháp sai lầm khi chọn một ông Tư lệnh không có kinh nghiệm tại một chiến trường xa lạ.

    Navarre được coi như đã đi qua ba giai đoạn:

    -Tư tin, tìm một trận đánh
    -Lo sợ kết cục nhưng không chịu thay đổi tình thế bằng di tản hay thay đổi chiến thuật.
    -Ông lại mở chiến dịch lớn Atlante tại Trung Việt phân tán lực lượng.

    Ngoài ra nếu can thiệp bằng không lực, oanh kích ngày này sang ngày khác có thể cứu ĐBP nhưng Tư lệnh không có lực lượng không quân mạnh.

    Tướng Cogny tiết lộ tin tức cho giới chức điều tra để nói ý riêng của mình. Cogny tiếp xúc hằng ngày với Castries nhưng không cho thay đổi chiến thuật phòng thủ thụ động của Castries, cũng không cảnh báo Castries về cách mà VM dấu đại bác trong hang núi. Castries không thay đổi phòng thủ căn cứ, ông thụ động giao cho Đại tá Langlais quyết định mọi việc chiến đấu mà đúng ra ông phải giữ quyền chỉ huy.

    Howard R. Simpson- tác giả cuốn Điện Biên Phủ, Trận Đánh Oai Hùng Người Mỹ Đã Quên, trong phần dẫn nhập (20) ông trình bầy những nguyên do thất bại ĐBP và cũng nói tới sai lầm của Mỹ sau này.

    Simpson nói ĐBP không phải là trận chiến lớn theo qui ước nhưng là trận chiến quyết định trong thế giới nhỏ của sự đụng độ chính trị quân sự quốc tế theo sau Thế chiến thứ hai. Nó là một thế trận của sự can đảm, nhầm lẫn, gan dạ, thất bại. Những sai lầm lớn lao của thượng cấp đã quyết định vận mạng của căn cứ từ lâu trước trận tấn công cuối cùng. Không nhìn thấy sai lầm chiến thuật bị sương mù của trận đánh che phủ đưa tới thất bại sau cùng. Trận chiến duy nhất này thay đổi bộ mặt châu Á và thể hiện một sự ngừng nghỉ trước trận chiến đắt giá mà quân đội Mỹ phải chiến đấu trong rừng ruộng ở miền nam VN. Năm 1992 Simpson nói chuyện với Bùi tín trong một quán cà phê ở Paris, người Mỹ can thiệp vào VN (1965) nhưng các nhà kế hoạch, chiến lược gia không biết tới kinh nghiệm của Pháp. Tinh thần team work và triết lý can-do tự tin làm mờ nhạt bài học lịch sử. Khê sanh tháng giêng 1968, 40,000 quân BV bao vây 6,000 lính TQLC Mỹ hai tháng rưỡi, gần giống ĐBP, Mỹ cho B-52, pháo binh oanh kích, TQLC phá vòng vây, BV chết 10,000 người, Mỹ 500 người.

    Theo tác giả những khuyết điểm của Pháp và sau này của Mỹ nhân bàn về trận ĐBP.

    1-Đánh giá thấp những đơn vị du kích chiến của địch là lỗi lầm lớn. Người Pháp tưởng phản pháo và không quân sẽ làm câm họng pháo binh địch nhưng thảm bại. Ngoài ra đánh giá thấp khả năng tiếp liệu tinh thần kiên cường của địch và chiến thuật chiến lược các tướng lãnh địch. Thập niên 60, 70 người Mỹ cũng khinh địch như Pháp trước đây.

    2- Một mặt trận phụ thuộc vào tiếp liệu, tiếp viện hàng không sẽ thất bại trong cuộc chiến tranh du kích. Bộ chỉ huy Pháp đã xây pháo đài tại khu rừng núi chỉ tiếp tế được bằng hàng không, mọi tiếp tế chỉ bằng thả dù. Pháo binh và cao xạ VM sẽ chặn đứng cuộc tiếp tế, tại rừng núi ĐBP phi công khó quan sát nên oanh kích khó chính xác…

    Sự thật Không quân Pháp tại Đông dương rất giới hạn so với Không quân Mỹ sau này thập niên 1960.

    Trong cuộc chiến thắng thua tại làng xã miền nam VN mà sự hợp tác, trung thành là cơ bản của chiến thắng. Bom đạn, oanh kích tự do giết hại thường dân khiến có lợi cho VC, mặc dù Mỹ có ưu thế không quân nhưng đường mòn Hồ chí Minh vẫn đưa được vũ khí, chiến xa vào miền nam.

    3-Trận đánh ĐBP là sự chứng tỏ du kích chiến uyển chuyển của địch và khả năng thay đổi diễn trình cho thích hợp với một tình trạng chiến thuật đặc biệt. Đa số các sĩ quan Bộ tham mưu hoạch định kế hoạch ĐBP vẫn cho VM cơ bản là du kích, đạo quân nhà quê. Họ không biết rằng địch đã tổ chức thành những sư đoàn, được trang bị đầy đủ có thể chiến đấu trong trận đánh đã được hoạch định rõ. Những sư đoàn của Tướng Giáp được coi như chính qui nhưng ông coi cuộc chiến tranh nhân dân là sự kết hợp của chính qui, địa phương quân, du kích để hoàn thành mục tiêu chung.

    Tác giả gặp Tướng Giáp năm 1991 tại Sài Gòn, ông ta nói chiến tranh nhân dân gồm cả những đơn vị nhỏ cho tới toàn thể quân đội: “chiến sĩ du kích giỏi có thể biến thành quân đội chính qui”

    Tướng Giáp cho quân lính xử dụng hàng ngàn cuốc xẻng đào hào tới gần căn cứ địch .

    4-Ảnh hưởng tệ hại của thời tiết, của môi trường xung quanh như sốt rét, ngã nước, nóng bức… của rừng nhiệt đới khiến nhiều binh lính Pháp bị suy yếu mất tinh thần.

    5- Tại thế giới thứ ba, nếu một nước bị nhiều ảnh hưởng Tây phương có thể gây tai hại quân đội quốc gia (bản xứ). Quân đôi viễn chinh năm 1950 chiến đấu rất hiệu nghiệm nhưng từ 1953 đã lỗi thời, đã bị mệt mỏi rạn nứt do những đường hướng mới của cuộc chiến. Luồng gió chính trị đổi thay gây trở ngại tuyển quân. VM tuyên truyền quân Liên hiệp Pháp, họ được biết tại đất nước (Pháp) có chống đối chính sách quân sự.

    Mặc dù đạo quân thực dân là quá khứ nhưng di sản của nó vẫn còn, quân đội VNCH không bao giờ phủ nhận được cái gốc của nó là quân đội thuộc địa do người Âu huấn luyện. Nay Mỹ thay Pháp (1965) cái mầu thực dân vẫn còn đã cho Việt cộng đề tài tuyên truyền Quân đội miền nam VN chỉ là quân đội tay sai. Đối với chúng ta “thực dân” vẫn là nhãn hiệu lịch sử, đối với nhiều nước trong thế giới thứ ba nó vẫn là một biểu tượng xấu.

    6- Hiệu quả và tinh thần của quân đội có liên hệ trực tiếp với sự yểm trợ của chính phủ và sự ủng hộ của người dân của đất nước đang tham gia cuộc chiến.

    Sự cầm cự kéo dài chống cự trước một đạo quân đông và hỏa lực mạnh hơn tại ĐBP là một hiện tượng, họ biết là chiến đấu một cuộc chiến mà trong nước chống đối.

    Nước Pháp đang tìm giải pháp chính trị cho cuộc chiến và sự ủng hộ của chính phủ cho cuộc chiến đã tụt giảm. Ngoài ra quân đội VM xung kích biết rằng cả nước động viên tinh thần phía sau họ trong cuộc chiến nhân dân giành độc lập. Họ tiến công ĐBP và sẵn sàng chết cho lý tưởng, những khẩu hiệu tuyên truyền xác định mục đích họ chiến đấu.

    Giữa thập niên 60, lính Mỹ không biết mục đích chiến đấu, bị chống đối tại trong nước. Quân đội mà không biết mục đích chiến đấu là điều rất bất lợi, kẻ địch tin vào mục đích nên họ chịu gian khổ, hy sinh nhiều nhân mạng cho mục tiêu.

    Trong phần kết luận (21) tác giả nói năm 1991 ông gặp và phỏng vấn Tướng Giáp ở Sài gòn: những người tham dự trận đều cho rằng đây là bài học ĐBP, đừng coi thường kẻ địch du kích chiến, nên cẩn thận khi chỉ phụ thuộc vào không lực, nên để ý môi trường độc hại xung quanh, tránh thái độ thực dân và biết rằng mọi cuộc viễn chinh phải có chính phủ và người dân ủng hộ, nay cũng quan trọng như xưa

    Stanley Karnow. Ký giả, sử gia Mỹ tác giả cuốn sách best seller Vietnam A History. Trong phần đề tựa cho cuốn Điện Biên Phủ, Trận Đánh Oai Hùng Người Mỹ Đã Quên nêu trên của Howard Simpson, Karnow nói.

    ĐBP mà Việt minh Cộng sản đè bẹp quân Pháp tại Đông dương xếp trong những trận Agincourt, Waterloo và Gettyburg như một trong những trận đánh lớn nhất trong lịch sử. Nó đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc Pháp tại Á châu và trong khi chưa có ai thấy trước nó mở đường cho Mỹ vào Đông dương.

    Tác giả nói: Simpson cho thấy Pháp không thua tại ĐBP, cuộc chiến với VM kéo dài 8 năm và người dân quá mệt mỏi với cuộc chiến không kết thúc, nó đã đầu độc xã hội và chia rẽ chính phủ.

    Tướng Navarre không thích hợp với vai trò, không chú trọng tình báo vì nó không giống những kiến thức mà ông đã học ở võ bị Pháp, hành động theo thành kiến, không chịu nhìn nhận khả năng địch. Tướng Giáp có khả năng tập trung hỏa lực cần thiết nện, giáng xuống doanh trại ĐBP, đúng đó là Giáp đã làm.

    Giáp đã chuẩn bị nhiều tháng, như những đàn kiến, VM thồ bằng xe đạp qua những khu rừng rậm để chở vũ khí đạn dược lương thực tới địa bàn. Với lòng nhiệt tâm vô bờ họ đã kéo đại bác lên triền núi nhắm xuống người Pháp, những kẻ điên rồ đóng trong khu thung lũng theo chủ trương trên đường bảo vệ Lào.

    Hai phía nỗ lực trước Hội nghị Genève và hậu quả của ngày 7-5 (ĐBP thất thủ), Smith, thứ trưởng ngoại giao Mỹ nói nói “Người ta không thể thắng trên bàn Hội nghị nếu thua trận”

    Pháp có thể vẫn tiếp tục chiến tranh nếu người dân không phản đối và đòi hòa bình, CSVN chịu chia đôi đất nước vì Nga và Trung cộng muốn vậy. Trong cuộc chiếm Đông dương lần thứ hai Johnson, Westmoreland tưởng lầm Khe sanh đầu năm1968, thực ra CS dụ cho Mỹ tới đó để đánh Tết Mậu thân, họ biết không thể trực diện đọ sức với Mỹ.

    Tướng Giáp theo đuổi cuộc chiến tranh làm hao mòn ý chí chiến đấu của người Mỹ. Điều quan tâm chính của ông ta là chiến thắng chứ không phải tổn thất. Trong cuộc nói chuyện tại Hà Nội, Karnow hỏi tướng Giáp “Các ông chiến đấu chống Mỹ được bao lâu?” thì Giáp trả lời không do dự “Hai mươi năm nữa, có thể một trăm năm, cho tới khi nào chiến thắng bất kể tổn thất là bao nhiêu”.

    Bởi thế Mỹ cũng như Pháp đương đầu với một kẻ thù mà cứu cánh của họ là thiêng liêng, sẵn sàng chấp nhận hy sinh ghê rợn để đạt mục đích và Mỹ cần học bài này kẻo quá trễ.

    Neil Sheehan- Đặc phái viên của United Press International (UPI) tại Việt Nam từ tháng 4-1962 tới tháng 4-1964và New York Times, là tác giả cuốn A Bright Shining Lie.

    Trong phần đề tựa cuốn Trận Điện Biên Phủ của Jules Roy (22) Sheehan dẫn lời một ký giả Úc nói (7/1963) Tướng lãnh Mỹ tại miền nam VN cũng lạc quan như Pháp trước đây.

    Châu thổ Cửu long quan trọng nhất về kinh tế miền nam và là nơi dân cư đông đúc, chính phủ Sài gòn cũng đang sụp đổ dưới cuộc tấn công của du kích Việt Cộng như Việt Minh tấn công Châu thổ BV năm 1952.

    Năm 1963, chín năm sau ĐBP, các Tướng lãnh, các nhà ngoại giao Mỹ cũng sẽ chịu chung số phận người Pháp trước đây. Tại Mỹ cũng như tại Pháp trước đây, người dân không tha thiết với cuộc chiến tại một nước xa xối Á châu không liên quan trực tiếp tới họ.

    Sheehan nói theo quan điểm Jules Roy thất bại không phải vì thiếu người, súng đạn nhưng là những lý do vô hình như sự kiêu căng của các nhà lãnh đạo quân sự, chính trị Pháp, họ tự lừa dối và tinh thần yếu đuối lại khinh địch. Roy viết Navarre tin tưởng theo lý thuyết quân sự Tây phương cho rằng Việt Minh thiếu phương tiện tiếp vận, chuyên chở để đưa quân tới, đại bác và không quân Pháp sẽ trấn áp pháo binh VM . Ông ta tin khả năng vũ khí của mình sẽ giết hại VM từ trên đồi xuống và có thể giữ hai phi trường. ĐBP chấm dứt sự tìm kiếm một trận theo lối cổ điển đã sắp đặt mà Pháp dùng hỏa lực và kỹ thuật mới để nghiền nát đối phương CS.

    Navarre và Bộ tham mưu đã đánh giá thấp mưu trí và phương tiện của địch. Họ không nhận thức được là các lý thuyết quân sự Tây phương không những thất bại không thắng được chiến lược chính trị quân sự của địch nhưng còn đưa tới thất bại mà thực ra là thảm bại. Sheehan nói thời gian tôi ở VN (1962-1964) các nhà ngoại giao và quân sự Mỹ biết rất ít về kinh nghiệm của người Pháp, nếu chịu khó học hỏi có thể thấy những yếu điểm của Pháp để rút lui trước khi quá trễ.
    Theo người Mỹ thì Pháp chiến đấu dở, thua là đúng. Họ chỉ nói Pháp giữ chế độ thuộc địa lỗi thời nên đã thua. Người Mỹ biết chiến đấu vì đã đánh bại Đức, Nhật và Trung cộng tại Triều tiên, họ chiến đấu cho dân chủ sẽ thắng, CS sẽ thua. Mỹ không biết rằng người Pháp chiến đấu gan dạ hơn quân đội QGVN mà họ huấn luyện, người Mỹ không biết là can đảm không đủ thắng VM gian giảo, có phương sách, sau này là VC. Giống như Pháp, Mỹ tin tưởng vào lý thuyết quân sự Tây phương, chiến tranh qui ước, tin tưởng vào tiền bạc, súng đạn, cố vấn, máy bay, xe tăng, đại bác…Jules Roy kể lại Navarre không tin vào báo cáo của tình báo ở Hà Nội, Tướng Cogny đã cho biết VM tập trung bốn, năm sư đoàn quanh ĐBP, một lực lượng dữ tợn đe dọa căn cứ, toán làm việc của Cogny bị kết án là bi quan sai lầm để phóng đại sự quan trọng. Người Pháp cho việc VM tập trung bốn sư đoàn tại ĐBP là một dự án không tưởng, họ tính toán theo lý thuyết quân sự Tây phương cho là địch không có phương tiện chuyên chở cung cấp cho một đạo quân như vậy. Jules Roy cho rằng Tướng Navarre tin chỉ phải đối đầu với một sư đoàn địch, không đáng sợ. Đáng tiếc thay, họ tập trung bốn sư đoàn tại ĐBP, đã dùng những phương tiện không theo qui ước để tiếp tế và họ đã tràn ngập doanh trại Pháp.

    Tướng Paul Harkins, Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ đầu tiên tại VN cũng như Navarre không tin báo cáo đã cho biết VC lập những tiểu đoàn lưu động với súng Mỹ mà họ lấy được, ông tin tưởng sẽ thắng CS.

    Jules Roy nói không ai tin vào sự chuyển vận, tiếp tế của VM, không ai tin được sự khôn ngoan của họ, theo ông đúng ra Navarre phải đánh giá đúng tướng Giáp mà thực ra ông ta coi Giáp chỉ là người chẳng học trường quân sự nào cả. Các tướng Mỹ khinh địch, coi VC chỉ là bọn nhà quê dốt nát, Sheehan cho biết một tướng Mỹ nói người VN không khôn ngoan, họ không có truyền thống võ bị như Mỹ.

    Nhiều người Mỹ tin vào sự di động và sự kiểm soát, ảnh hưởng của họ đối với dân quê, có nhiều phương tiện hơn VC.
    Cuối cùng chính phủ Pháp quyết định bỏ Đông dương, 9 năm sau khi can thiệp (1973), người Mỹ không còn muốn nghe nói tới chiến tranh VN.

    Kết luận

    Xin điểm qua các nhận định trên của giới chức quân sự cũng như các nhà nghiên cứu. Trước hết là giới quân sự.
    Navarre người chịu trách nhiệm trận ĐBP mặc dù có đưa ra nhiều lý lẽ chính đáng để biện minh cho trận đánh nhưng không hề thấy ông tự nhận sai lầm của mình dù lớn nhỏ. Ông ta đổ lỗi cho chính phủ đã không cung cấp đủ lực lượng, phương tiện khiến cho quân Pháp tại Đông dương yếu kém nhiều so với VM. Navarre nói Không quân Pháp thiếu thốn, không được tăng viện hoặc gửi tới quá trễ, Trung cộng gia tăng viện trợ ồ ạt khi trận đánh tiếp diễn là một nguyên nhân lớn đưa tới thất thủ.

    Vị Tư lệnh đã biết là không quân Pháp yếu quá, thiếu máy bay, phi công nhưng lại cho đóng quân tại một vùng rừng núi hiểm trở, xa xăm chỉ tiếp tế được bằng hàng không thì đó là một lỗi lầm tai hại. Navarre thiếu tin tức tình báo, khinh địch nên đã đem quân vào miệng cọp.

    Jules Roy, sĩ quan cao cấp Không quân Pháp đã trích dẫn nhiều danh ngôn cho thấy nhiều khuyết điểm của kế hoạch Navarre trong trận đánh lịch sử này. Tuy nhiên, tư tưởng phản chiến, khuynh tả của Roy đã khiến cho quan điểm của ông ta không còn vô tư khách quan khi ngày càng kết án gay gắt vị Tư lệnh này. Không những kết án Navarre, Roy chê trách luôn cả Chính phủ, người dân Pháp khiến nhận định của ông ta đã trở thành cực đoan, tự cao, kiêu ngạo. Lại nữa, chín năm sau trận đánh, Jules Roy đi thăm ĐBP và hết lời ca ngợi đối phương khiến cho mọi ý kiến, nhận định của ông trở thành khuynh tả, một chiều.

    Quân sử 4 của Bộ tổng tham mưu VNCH cung cấp thêm một số chi tiết về khuyết điểm của Pháp như việc khai quang lòng chảo, bố phòng các cứ điểm, khinh địch, không ước đoán đúng lực lượng, khả năng tác chiến, vận chuyển tiếp tế của VM. Ngoài ra Navarre lại mở chiến dịch phân tán chủ lực Pháp không cứu vãn ĐBP đắc lực.

    Qua phần ý kiến các nhà nghiên cứu, Bernard Fall tác giả nổi tiếng về chiến tranh Đông dương nêu lên nhiều nhận định sâu sắc tuy nhiên ông cũng có vài điểm mâu thuẫn. Tác giả nói Pháp ước lượng VM pháo 103,000 quả nhưng theo Navarre họ đã bắn xuống lòng chảo trên 200,000 quả đạn pháo lớn (23). Bernard Fall nói hỏa lực địch không quá mạnh hơn Pháp, VM có hỏa lực mạnh gấp ba Pháp nhưng Pháp có không quân và 10 xe tăng và ông cũng nói không quân Pháp quá yếu, lực lượng cao xạ địch quá mạnh như thế là đã công nhận hỏa lực địch hơn xa Pháp.

    Ngoài ra Bernard Fall cũng đề cập một điểm quan trọng thể hiện sự khó khăn vô cùng của quân đội viễn chinh Pháp: năm 1950 Quốc hội Pháp ra tu chính án Luật Ngân sách hạn chế nhập ngũ trong nước nên đã giới hạn rất nhiều việc đưa quân sang Đông dương, đó là lý do tại sao quân lưu động của VM gấp ba lần Pháp. Sau cùng Bernard Fall nhận định nguyên do trên hết, lớn hơn hết đưa tới thất thủ ĐBP vì Mỹ đã không thực hiện được kế hoạch oanh tạc ồ ạt cứu nguy mặt trận vào giờ chót.

    Giáo sư Logevall bằng giọng ôn hòa chỉ trích sự sai lầm của Navarre khi cho đóng quân tại ĐBP để bảo vệ Lào, đáng lẽ ông phải giành lực lượng để bảo vệ châu thổ sông Hồng quan trọng hơn. Người Pháp sai lầm đánh giá cao khả năng không quân có thể oanh tạc đường tiếp tế của VM, thực ra họ đã bất lực ngăn chận đường tiếp liệu của địch. Ông cho rằng đúng ra phải tập trung oanh tạc tại khu lòng chảo, nói chung tác giả nhìn nhận cán quân quân sự vẫn nghiêng về VM trên toàn cõi Đông dương cho dù Pháp giữ được ĐBP.

    Tác giả Ted Morgan nêu một ý kiến riêng hữu lý, ông cho rằng việc Mao tăng viện trợ về phòng không và pháo binh cho VM là yếu tố quyết định cho trận đánh. Theo ông, Mao có ưu thế chính trị vì không phải đưa ra Quốc hội, trong khi Mỹ phải bàn thảo, quyền quyết định của chính phủ bị giới hạn.

    Ted Morgan cho biết một số chi tiết quan trọng về nội dung bản báo cáo của Ủy ban điều tra nguyên do thất thủ ĐBP: Navarre thiếu tin tức tình báo về viện trợ của Trung Cộng cho Việt Minh, về lực lượng, hỏa lực địch, khả năng tiếp vận của địch, khinh địch và chủ quan. Chọn lựa căn cứ sai lầm ở chỗ chỉ có phương tiện liên lạc duy nhât bằng không vận, căn cứ không thể ngăn chận VM qua Lào như chủ trương.

    Navarre đã không thay đổi kế hoạch, rút quân trước ngày 10-12-1953 khi không nhận được tăng viện từ Pháp, vả lại đồng thời ông cho mở chiến dịch lớn Atlante tại Trung Việt đã phân tán lực lượng khiến quân tổng trừ bị không còn.
    Chính phủ Pháp cũng chịu trách nhiệm vì đã chọn một ông Tướng Tư lệnh không có kinh nghiệm tại chiến trường Đông Dương.

    Tư lệnh phó Cogny cũng phải chia xẻ trách nhiệm về sự thất bại, ông đã không cho thay đổi chiến thuật phòng thủ của Castries, không cảnh báo Castries về cách mà VM giấu đại bác trong hang núi. Castries giao Đại tá Langlais quyết định mọi việc mà đúng ra ông phải giữ quyền chỉ huy.

    Howard R. Simpson, người Mỹ tác giả cuốn Điện Biên Phủ, Trận Đánh Oai Hùng Người Mỹ Đã Quên có nêu 6 điểm chính khuyết điểm của Pháp tại ĐBP và chiến trường Đông Dương, nó cũng là khuyết điểm của Mỹ sau này:

    -Khinh địch, tưởng là không quân pháo binh sẽ trấn áp VM.
    -Pháo đài tiếp tế bằng không quân sẽ thất bại vì pháo binh, cao xạ địch sẽ chận đứng mọi cuộc tiếp tế
    -ĐBP là du kích chiến uyển chuyển, người Pháp cho VM chỉ là du kích thực ra họ đã tổ chức thành nhiều sư đoàn chính qui
    -Ảnh hưởng tệ hại thời tiết, sốt rét, nóng bức sẽ khiến lính Pháp suy yếu mất tinh thần
    -Tại một nước thuộc thế giới thứ ba, các đạo quân Tây phương trú đóng nhiều sẽ bi tuyên truyền là thực dân.
    -Cuộc chiến cần được người dân trong nước mình ủng hộ. Quân Pháp, Mỹ bị người dân chống đối ảnh hưởng tới cuộc chiến.

    Những nhận định về ĐBP do Simpson đề ra trong phần dẫn nhập như trên có tính tổng quát, mặc dù ông đã phỏng vấn nhiều người sống sót sau trận ĐBP nhưng nhận định của ông mơ hồ, không cụ thể và sâu sắc cho lắm.

    Stanley Karnow, ký giả, sử gia người đề tựa sách của Simpson kể trên chỉ trích Navarre cho là một ông Tướng không thích hợp với chiến trường Đông Dương, không chú trọng về tình báo, đóng quân trong thung lũng là điên rồ. Tác giả ca ngợi tinh thần chiến đấu kiên cường của VM, của Tướng Giáp, sẵn sàng hy sinh xương máu cho tới khi nào chiến thắng.

    Tác giả không đề cập cụ thể mà chỉ ca tụng tinh thần chiến đấu mù quáng điên cuồng của VM, ca ngợi những kẻ coi mạng người dân rẻ như bèo.

    Cuối cùng Neil Sheehan, đặc phái viên UPI tại VN 1962-64, trong phần đề tựa cuốn sách của Jules Roy nói Navarre và bộ tham mưu đã kiêu ngạo, khinh địch, cho rằng Việt Minh thiếu phương tiện vân chuyển để đưa quân đội, tiếp liệu tới ĐBP. Navarre tin tưởng vũ khí của mình sẽ tiêu diệt đối phương, đánh giá thấp mưu trí và phương tiện địch. Theo ông lý thuyết quân sự Tây phương không thắng được chiến lược chính trị quân sự của địch mà còn đưa tới thảm bại.

    Navarre đã không tin vào báo cáo của Tướng Cogny tại Hà Nội, ông Tư lệnh phó này cho biết VM đã tập trung bốn hoặc năm sư đoàn quanh ĐBP, một lượng dữ dội đe dọa căn cứ. Navarre không tin và kết án Cogny bi quan, sai lầm, ông tưởng rằng VM chỉ có thể đem tới một sư đoàn. Ý kiến của Sheehan thiên về lý thuyết, có khuynh hướng chê bai Mỹ và Pháp tại Đông dương.

    Ý kiến của giới quân sự và các nhà học giả như trên đã cùng chung quan điểm trước hết là qui trách nhiệm cho Navarre, người đã đưa kế hoạch lập căn cứ tại đây. Trận ĐBP diễn ra khi Navarre đã biết là VM ngày càng mạnh hơn Pháp, quân lưu động đông hơn gấp ba lần nên ông đã cho lập căn cứ tại đây nhử cho địch tới để giết một mẻ lớn, làm suy yếu địch. Đáng tiếc thay vì thiếu tình báo, vì không có kinh nghiệm chiến trường Đông Dương nên ông đã đưa quân vào tử địa để rồi ĐBP trở thành một thảm kịch cho quân Pháp.

    Trên trang mạng Vietnam.net thượng tuần tháng 5-2014, nhân dịp 60 năm ĐBP, họ đăng một loạt bài của CSVN về trận đánh lịch sử này. Bài số 5, Ký ức Him Lam, Trận mở đầu ĐBP cho biết VM đã xử dụng 40 khẩu pháo từ 75 cho tới 120 ly giáng xuống tiền đồn Pháp 5 giờ chiều 13-3-1954. Nhiều ụ súng, chiến hào giao thông hào của Pháp bị phá, thiếu tá tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Lê dương số 3 và 3 sĩ quan khác bị trúng đạn chết ngay. Điện đài bị phá hủy nhưng họ cũng thú nhận các đồng đội VM bị hy sinh quá nhiều. Những dữ kiện trên cho thấy hỏa lực VM có khả năng áp đảo.
    Bài số 8 mang tên 7 Tướng Pháp và 1 Điện Biên nói về quân số tỷ lệ giữa ta và địch là 3.3/1(hơn gấp 3), pháo 3.1/1, không quân Pháp có một phi đội 14 chiếc máy bay, VM không có chiến nào. Thực ra họ nói khiêm tốn, phòng không VM tối tân và rất mạnh chế ngự bầu trời ĐBP.

    Tuy nhiên cũng không phải chỉ một mình Navarre đã đưa tới thảm kịch Điên Biên. Năm 1972, sau khi CSBV thất bại trong trận An Lộc, Bình Long, báo chí Sài Gòn có đăng một bài nhận định của một giới chức quân sự VNCH, ông này nói Việt Minh năm 1954 chỉ đánh được Pháp vì quân đội Pháp là một quân đội quá tồi. Nhận định này tuy hơi cực đoan nhưng không phải là thiếu cơ sở. Bernard Fall đã nói ở trên, không quân Pháp quá yếu. Thật vậy toàn bộ chiến trường Đông Dương hồi đó Pháp chỉ có trên 100 máy bay trong khi giữa thập niên 60 Không quân Mỹ và VNCH có trên 4,000 máy bay (24).

    Tháng 6-1974, không quân VNCH có hơn 2,000 máy bay. Đứng thứ tư trên thế giới hồi đó (25) Những năm 1971, 1972 nếu kể cả Không quân Mỹ thì tổng cộng số máy bay tại miền nam VN có thể gấp vài chục lần số máy bay Pháp tại Đông dương năm 1954. Trên thực tế năm 1971, mặc dù có ưu thế về không quân nhưng cuộc hành quân Lam Sơn của VNCH đã gặp nhiều khó khăn, trắc trở huống hồ tại ĐBP, một hay hai trăm máy bay Pháp chỉ là muối bỏ biển trước màng lưới phòng không dày đặc của đối phương. Tại ĐBP Pháp phải đương đầu với một lực lượng địch đông gấp bốn lần. Tướng Giáp đã tung hết chủ lực quân vào trận đánh tổng cộng năm sư đoàn và chấp nhận hy sinh nhiều nhân mạng để đạt mục đích, đó cũng là một yếu tố quyết định đối với số phận ĐBP.

    Ngay như VNCH và Mỹ năm 1971, tiếp tế cho các ngọn đồi tại Hạ Lào bằng không quân còn trở ngại huống hồ Không quân Pháp tại ĐBP. Với một lực lượng không quân quá yếu như vậy mà Navarre chọn lập căn cứ tại khu lòng chảo xa xôi chỉ tiếp tế bằng cầu không vận thì phải nói là một khuyết điểm lớn mà ai cũng chê trách. Ông ta đã khinh thường đối phương, chủ quan đến độ ngây thơ nên đã phải trả giá đắt.

    Những lý do mà Navarre nêu ra trong toàn cuốn sách Đông Dương Hấp Hối, Agonie de l’Indochine để tự bênh vực có thể là hợp lý: áp lực địch quá mạnh, viện trợ của Trung Cộng cho Việt Minh gia tăng ồ ạt, cán cân lực lượng nghiêng về VM. Nhưng không thể phủ nhận được ông ta phải chịu trách nhiệm nặng nề cho sự sai lầm của mình. Logevall cho rằng đúng ra thay vì lập căn cứ ĐBP để bảo vệ Lào, Navarre giành lực lực lượng bảo vệ châu thổ sông Hồng quan trọng hơn. Trong trường hợp trận chiến lớn diễn ra tại đây, Pháp dễ tiếp tế, tăng viện hơn và có thể rút chạy khi cần hơn là bị chôn chân tại khu lòng chảo Điện Biên.

    Như Navarre đã trình bầy, tình thế năm 1953, 1954 rất bi đát đối với Pháp tại Đông dương vì địch mạnh hơn Pháp, ta thử hỏi tại sao? cuộc chiến Đông Dương 1946-1954 chỉ là sự đương đầu giữa Mỹ và Trung Cộng hơn là giữa Việt Minh và Pháp. Hoặc nói khác đi sự đương đầu giữa Thế giới tự do và CS. Như Ted Morgan đã nói Mao có lợi thế hơn Mỹ tại chiến trường này, lệnh của Mao được thi hành ngay trong khi chính phủ Mỹ phải tham khảo Quốc hội, phải bàn luận, thăm dò ý kiến người dân. Từ đó ta suy ra lý do tại sao viện trợ của Mỹ cho Pháp lại ít hơn của Trung cộng cho VM tại chiến trường này.

    Các trận chiến lớn tại Bắc Việt những năm 1952, 1953, 1954 không còn được coi là du kích chiến khi hai bên đã đánh tới cấp sư đoàn và năm 1954 ĐBP đã đánh tới cấp quân đoàn, Navarre đã gọi lực lượng chính qui địch là Quân đoàn VM. Trong những trận đánh lớn như vậy bên nào nhiều vũ khí đạn được, hỏa lực mạnh sẽ nắm ưu thế, cách đây hơn hai trăm năm, Napoléon đã từng nói bên nào nhiều đại bác sẽ nắm phần thắng. Như Navarre đã nói trong Đông Dương Hấp Hối, những năm 1953, 1954 Pháp ngày càng suy yếu hơn địch và trận ĐBP cũng chỉ là kết quả của tất nhiên của tình thế, của cán cân quân sự hai bên.

    Embers of Wars trang 498 đăng hình một chiếc máy bay vận tải khổng lồ Mỹ tại phi trường Orly ngoại ô Paris ngày 23-4-1954 đang mở cửa cho lính nhẩy dù Pháp lên để bay tới ĐBP. Bức hình cho ta thấy sự khó khăn của Tây phương về tiếp viện, vận chuyển là nhường nào, người ta không thể ngờ việc tăng viện, chuyển quân có thể nhiêu khê như thế. Navarre đã so sánh vấn đề này cho rằng Trung cộng viện trợ cho VM bằng đường bộ và đường thủy gần ngay biên giới trong khi Pháp và Mỹ phải chuyên chở quân cụ, binh lính từ nửa vòng trái đất. Đây cũng là một trong những lý do chính đưa tới thất bại của Pháp, đưa quân đi chiến đấu tại một mảnh đất quá xa xôi, tốn kém rất khó hy vọng đạt thắng lợi.

    Khu lòng chảo lâm vào tình trạng nguy khốn tháng 4-1954 là do ưu thế viện trợ của khối CS cho VM, nhưng người Mỹ vẫn còn cơ hội cứu vãn tình thế vào giờ chót bằng không lực. Cơ hội cuối cùng đã vuột khỏi tầm tay vì nội bộ nước Mỹ chia rẽ và nó đã chính là nguyên nhân quan trọng hàng đầu đưa tới thảm kịch Điện Biên.

    Trọng Đạt

    ———————————————————————————————————-

    Chú Thích
    (1) Agonie de l’Indochine trang 197, 198
    (2) Sách đã dẫn trang 251-255: Les Causes de La Chute de Dien Bien Phu
    (3) Sách đã dẫn, trang 42, 47
    (4) La Bataille de Dien Bien Phu, Julliard, 1963. Bản dịch The Battle of Dien Bien Phu
    (5) Sách kể trên trang 1
    (6) Sách kể trên trang 35, Machiavelli nhà sử gia, chính trị gia Ý (1469-1527)
    (7) Sách kể trên trang 288, Barley d’Aurevilly nhà văn Pháp Thế kỷ 19
    (8) Sách kể trên trang 288
    (9) Sách kể trên, trang 289-291, 294, 304-306
    (10) Quân sử 4, trang 159 với hình lòng chảo bị khai quang
    (11) Quân sử 4 trang 172, 173
    (12) Bernard Fall là người Pháp gốc DoThái , đậu Ph.D năm 1955, Giáo sư đại học tại Mỹ, tác già cuốn sách nổi tiếng viết về ĐBP, Hell in a Very Small Place, The Siege of Dien Bien Phu, in năm 1966. Phần kết luận từ trang 450-463.
    (13) Sách kể trên trang 451, về điểm này trong Agonie de l’Indochine trang 220 Navvarre nói VM đã bắn hơn 200,000 quả đạn pháo binh và súng cối hạng nặng xuống ĐBP trong suốt trận đánh (…le nombre de projectiles d’artillerie et de mortiers lourds tirés par l’ennemi au cours de la bataiile a dépassé 200,000)
    (14) Hell in a Very Small Place trang 455, 456
    (15) Sách kể trên, trang VIII, IX
    (16) Bernard Fall, Street Without Joy, các trang 316, 318, 320, 321, 324
    (17) Fredrik Logevall, Embers of War, The Fall of An Empire And The Making Of America’s Vietnam, 2012, trang 543-546
    (18) Ted Morgan- The Valley Of Death, The Tragedy At Dien Bien Phu That Led America In to The Vietnam War, 2010 trang 409, 410
    (19) Sách kể trên, Epilogue trang 639, 640
    (20) Dien Bien Phu, The epic Battle America Forgot, xuất bản 1994, tác giả Howard R. Simpson các trang xvii, xix, xx, xxi, xxiii, xxiv. Ông là cựu viên chức ngoại giao Mỹ, đã là phóng viên chiến trường ĐBP và nhiều chiến trường khác, Cố vấn của Giám đốc trường Hải quân và Phụ tá giám đốc văn phòng đặc trách Đông nam Á châu sự vụ, ông đã phỏng vấn nhiều người sống sót sau ĐBP tại VN, Pháp
    (21) Sách đã dẫn, trang 179, 181
    (22) Introduction of Neil Sheehan, trang xi-xx
    (23) Agonie de l’Indochine trang 220
    (24) Hell in a Very Small Place trang 458
    (25) South Vietnam air force, www. globalsecurity.org; Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập trang 877

  2. Chiến tranh sau cuộc chiến

    *

    Ở Việt Nam, cả hai bên đều đổ trách nhiệm cho phía bên kia là đã vi phạm các điều kiện ngưng bắn. Ngay cả khi Bộ Chính trị ở Hà Nội đã quyết định trong mùa xuân 1973, tiếp tục tiến hành cuộc chiến cho tới cuối cùng thì những người không giữ đúng các thỏa thuận ở Paris vào lúc ban đầu là các tướng lãnh Nam Việt Nam. Họ phá hoại “Hội đồng Dân tộc” và cố hết sức để mở rộng quyền kiểm soát của họ trên đất nước – đất và người đối với Thiệu là những yếu tố mà ông dùng chúng để định nghĩa quyền lực của ông. Trong thời gian của năm đó, QLVNCH đã có thể chiếm giữ 1000 ngôi làng. Nhưng qua đó, quân đội Nam Việt Nam lại phải đảm nhận càng nhiều hơn những nhiệm vụ bảo vệ mang tính phòng thủ và bất động. Sức mạnh trên số liệu của QLVNCH – 1,1 triệu người lính và lực lượng bán quân sự đứng dối diện với tròn 300.000 người Bắc Việt và các đơn vị của MTDTGP – vì vậy không có nghĩa là Sài Gòn chiếm ưu thế về mặt quân sự. Vì trong khi hai phần ba lực lượng của QLVNCH phải đảm nhận việc bảo vệ lãnh thổ thì MTDTGP và người Bắc Việt thực hiện các nhiệm vụ phòng ngự và bất động chỉ với 10% quân đội của họ.

    Ngày 30-4-1972 Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công mùa xuân vượt qua vùng phi quân sự và sông Bến Hải. Sau 5 tháng giao tranh ác liệt, quân BV đã chiếm được vùng phía bắc sông Thạch Hãn thuộc tỉnh Quảng Trị. Giới tuyến tạm thời giữa hai miền Nam Bắc từ đây không còn là sông Bến Hải, mà là con sông Thạch Hãn này. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, nhiều tù binh của phía BV đã được Nam Việt trao trả qua con sông này.
    Ngày 30-4-1972 Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công mùa xuân vượt qua vùng phi quân sự và sông Bến Hải. Sau 5 tháng giao tranh ác liệt, quân BV đã chiếm được vùng phía bắc sông Thạch Hãn thuộc tỉnh Quảng Trị. Giới tuyến tạm thời giữa hai miền Nam Bắc từ đây không còn là sông Bến Hải, mà là con sông Thạch Hãn này. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết ngày 27-1-1973, nhiều tù binh của phía BV đã được Nam Việt trao trả qua con sông này.

    Thích ứng với các trải nghiệm từ Tết Mật Thân và đợt tấn công dịp Phục Sinh, bắt đầu từ tháng Giêng 1973, Hà Nội và MTDTGP tạm thời lui về thế thủ chiến thuật. Khi QLVNCH tiến vào những vùng mà họ chỉ có thể giữ được trong trường hợp khẩn cấp với những nổ lực thật lớn thì điều đó cũng nằm trong lợi ích của họ. Trong khi đó, quân đội đổ bê tông cho con đường mòn Hồ Chí Minh có nhiều nhánh phụ, thiết lập kho cung ứng và qua đó rút ngắn hai phần ba thời gian chuyên chở người và vật liệu từ miền Bắc vào miền Nam. Ngoài ra, Hà Nội lắp đặt một đường ống dẫn dầu dài hai ngàn kilômét từ biên giới với Trung Quốc ở phía bắc cho tới Campuchia ở phía Nam và chấm dứt ở vùng mà người Mỹ và Nam Việt Nam đã tiến quân vào ba năm trước đó. Trong năm 1974, quân đội cộng sản tăng cường các hoạt động quân sự của họ và củng cố sự thống trị của họ ở các tỉnh nằm phía nam vùng phi quân sự cũng như ở phía tây của cao nguyên trung phần. Đến cuối năm, người Bắc Việt qua đó đã kiểm soát được một vùng đất tương đất khép kín, trong khi MTDTGP kìm giữ phân nửa QLVNCH ở đồng bằng sông Cửu Long.

    Trong khi đó, chế độ Sài Gòn và người dân thành thị của Nam Việt Nam phải hứng chịu toàn bộ lực dập của những hệ quả từ cuộc rút quân của Mỹ. Từ 1970, thu nhập đã giảm xuống, những thu nhập phát sinh từ việc chuyển giao nhiều tỉ dollar hàng năm. Cho tới 1973, 300.000 việc làm tại quân đội Mỹ đã mất đi và trong các thành phố, tỷ lệ thất nghiệp lên tới 40%. Suy thoái kinh tế và làm phát còn bị làm cho trầm trọng thêm bởi cuộc khủng hoảng dầu năm 1973 làm cho nhập khẩu thêm đắt tiền. Trong năm tiếp theo sau đó đã có thiếu hụt nghiêm trọng trong cung cấp lương thực vì Sài Gòn kiểm soát thị trường gạo gắt gao hơn và muốn giữ lại không cho MTDTGP có được thứ lương thực cơ bản này.

    Tình trạng khốn cùng đó cũng lan sang đến giới quân đội trong năm 1974, vì Quốc Hội ở Washington đã khóa tiền cung cấp cho QLVNCH. Cho năm 1975, các đại biểu chỉ còn chấp thuận viện trợ quân sự 700 triệu dollar cho Nam Việt Nam. Sau khi trừ đi chi phí vận tải từ tổng số tương đối ít này thì chỉ còn lại hơn 300 triệu. Nhưng con số này không đủ để tạo khả năng cho QLVNCH tiến hành chiến tranh theo cách của họ – hỏa lực mạnh, kỹ thuật và tính di động. Chiến lược của QLVNCH là chiến lược của Mỹ, và nó rất đắt tiền. Năm 1973, những người lính Nam Việt Nam bắn đi số đạn dược nhiều gấp mười bảy lần địch thủ của họ, và năm 1974 thì vẫn còn nhiều hơn gấp mười hai lần. Việc cắt giảm viện trợ quân sự của Mỹ ngày càng làm suy yếu khả năng hoạt động và sức chiến đấu của QLVNCH trong năm 1974.  Ngoài ra, tinh thần chiến đấu của quân đội cũng giảm sút đáng kể, vì thu nhập của người lính thường không còn đủ cho chi phí sinh hoạt nữa. Đào ngũ đạt kỷ lục năm 1974 với con số 240.000. Cướp bóc ở nông thôn tăng cao và khiến cho người dân nông thôn không còn chấp nhận QLVNCH ở khắp nơi. Cuối cùng có những đơn vị pháo binh còn tính cả tiền phí khi họ được bộ binh yêu cầu giúp đỡ, và không quân thì yêu cầu suất nhiên liệu đặc biệt.

    Cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế, sự đồng tình của giới tinh hoa thành thị đối với Thiệu cũng giảm xuống. Những người khá giả bắt đầu mang gia đình và sở hữu ra khỏi nước. Đã quen với tham nhũng, kinh tế thân hữu và dòng chảy dollar Mỹ, chính phủ tỏ thái độ không quan tâm và không có khả năng để giải quyết các vấn đề. Sự quan tâm của họ cô đọng lại ở câu hỏi, Hoa Kỳ có giúp đỡ Sài Gòn hay không và như thế nào. Được xác nhận từ giới đứng đầu của lực lượng cố vấn Mỹ gồm 9000 người, Thiệu bám chặt vào những lời hứa hẹn của Nixon và rơi vào trong những đánh giá sai lầm mà người ta có thể hiểu được, rằng cuối cùng thì hành pháp cũng sẽ thắng lập pháp ở Washington. Cả giới đối lập về chính trị, hết sức chia rẻ, manh mún và không có ảnh hưởng, mang nhiều ảnh hưởng trung lưu-thành thị, cũng đông cứng lại trong tinh thần thuộc địa đã học được dưới thời người Pháp và tiếp tục tồn tại dưới thời người Mỹ. Tinh thần chiến bại lan tỏa ra khắp nơi, một bầu không khí thích ứng và căng thẳng chờ đợi những biến đổi sẽ đến.

    Tháng Tư 1975, người dân chạy nạn về Sài Gòn. Hình: Nik Wheeler/CORBIS
    Tháng Tư 1975, người dân chạy nạn về Sài Gòn. Hình: Nik Wheeler/CORBIS

    Khi MTDTGP bất ngờ chiếm tỉnh lỵ Đồng Xoài cách biên giới Campuchia không xa vào đầu tháng Mười Hai 1974, giới lãnh đạo ở Hà Nội thảo luận về triển vọng của một đợt tấn công mới. Thủ tướng Phạm Văn Đông đánh giá rất thực tế rằng khả năng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ sau Hiệp định ngưng bắn Paris, vụ bê bối Watergate và sau khi Nixon từ chức (tháng Tám 1974) là rất nhỏ. Là người quan sát cẩn thận, ông thấy rõ rằng người kế nhiệm Nixon, Gerald Ford, không nhận được sự ủy nhiệm của người dân, và hình dung của ông về chức vụ này – ít nhất là cho tới cuộc bầu cử kế tiếp – tương ứng với công việc của một người được ủy thác. (Phó tổng thống Spiro Agnew đã từ chức trước Nixon vì một vụ bê bối; qua đó, theo Hiến Pháp, người kế nhiệm chức vụ tổng thống là chủ tịch Hạ Viện). Dưới những tiền đề đó, vào ngày 18 tháng Mười Hai 1974, Hà Nội quyết định tiến hành một đợt tấn công lớn vào mùa xuân ở cao nguyên trung phần. Nếu như đợt này không thể mang lại chiến thắng cuối cùng thì ít nhất là nó cần phải tạo điều kiện cho một “cuộc tổng nổi dậy trong các thành phố” trong năm 1976.

    Đợt tấn công của Bắc Việt Nam bắt đầu trong tháng Ba 1975 và nhanh chóng dẫn tới việc chiếm được Ban Mê Thuột, trung tâm của vùng Tây Nguyên. Thiệu quyết định bỏ đất để mua thời gian và tập trung lực lượng quân đội của ông. Mục đích của ông là củng cố sự thống trị của Sài Gòn ở Nam Kỳ với đồng bằng sông Cửu Long và mười triệu dân cư của nó. Vì vậy mà ông ra lệnh cho vị tướng lãnh chỉ huy vùng quanh Pleiku và Kontum rút quân đội của ông ra khỏi khu vực đó và hành quân về vùng ven biển. Thế nhưng người này đã bỏ đi với một vài người thân cận và bỏ mặc những ngừoi lính ở lại với số phận của họ. Qua đó, thảm họa đã bắt đầu: Chỉ trong vòng vài ngày, cuộc rút quân của đội quân không có chỉ huy đã biến thành một cuộc tháo chạy vô trật tự. Hàng chục ngàn người thân trong gia đình và người dân của các thành phố làm tắc nghẽn dường đi, xe cộ không thể tiến tới, đạn dược và thiết bị phải bỏ lại. Quân đội Bắc Việt đuổi theo chiếm Huế vào ngày 25 tháng Ba, Đà Nẵng vài ngày sau đó. Dưới ấn tượng của những thành công về quân sự này, bộ tổng chỉ huy ở Hà Nội quyết định cũng tấn công Sài Gòn và chiếm các tỉnh ở phía nam của đất nước. Trong những tuần kế tiếp theo sau đó, quân đội Bắc Việt xóa bỏ mọi chống cự ở các tỉnh phía bắc và trung phần, và tiến quân về thủ đô. Vào ngày 21 tháng Tư, Thiệu nhường chỗ lại cho một chính phủ mới, sẵn sàng thỏa hiệp với MTDTGP dưới quyền của Tướng Dương Văn Minh và bỏ chạy ra nước ngoài. Tin chắc sẽ chiến thắng, Hà Nội và MTDTGP phớt lờ những đề nghị hòa bình của Minh. Chín ngày sau đó, vào ngày 1 tháng Năm 1975, quân đội Hà Nội tiến vào Sài Gòn và chấp nhận lời đầu hàng của Tướng Minh. Qua đó, cuộc chiến tranh ba mươi năm vì quyền lực ở Việt Nam đã chấm dứt.

    Giới quân đội Mỹ bất ngờ trước những thành công nhanh chóng của người Bắc Việt và trước sự chống cự nói chung là yếu ớt của QLVNCH. Sau khi trao đổi với giới tướng lãnh Nam Việt Nam vào đầu tháng Tư, Tướng Frederick Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân, đề nghị Tổng thống Ford tái khởi động chiến tranh ném bom và viện trợ tức tốc 720 triệu dollar. Thế nhưng vì tinh thần trong Quốc Hội và ở công chúng nên Ford đã loại trừ một sự can thiệp về quân sự; ông chuyển tiếp lời yêu cầu cung cấp các phương tiện tài chính sang các dân biểu một cách nửa vời. Trong lúc Quốc Hội vẫn còn họp thì các sự kiện ở Việt Nam đã thêm trầm trọng. Ở Sài Gòn, Đại sứ Graham Martin bắt đầu tiến hành quá muộn cuộc di tản 9000 người Mỹ và nhiều người Việt đã làm việc cho chế độ hay cho Hoa Kỳ. Nhưng ít ra thì quân đội Mỹ đã có thể chở máy bay ra khỏi nước được 150.000 người bên cạnh các công dân của họ. Thế nhưng trong diễn tiến của các biện pháp cứu nạn quá  hấp tấp đã xảy ra nhiều cảnh tuyệt vọng: người dân bám vào càng máy bay trực thăng và cánh máy bay, giá cả cao quá mức cho một thị thực mà rồi người ta không nhận được nó, và nhiều người không nhận được khả năng đi ra nước ngoài.

    29 tháng Tư 1975: Một người phụ nữ Việt Nam ngồi trên boong của một con tàu đổ bộ tấn công của Mỹ trong cuộc di tản khỏi Sài Gòn. Hình: AP
    29 tháng Tư 1975: Một người phụ nữ Việt Nam ngồi trên boong của một con tàu đổ bộ tấn công của Mỹ trong cuộc di tản khỏi Sài Gòn. Hình: AP

    So với những gì xảy ra ở Campuchia trong cùng thời gian đó thì sự đau khổ và hỗn loạn ở Sài Gòn vẫn còn được giới hạn: ngay vào đầu tháng Tư, Tướng Lon Nol đã bỏ ra nước ngoài sau một loạt chiến bại. Những người nước ngoài cuối cùng và nhiều người Campuchia đã được người Mỹ chở máy bay ra nước ngoài trong một cuộc di tản có trật tự. Vào ngày 17 tháng Tư 1975, người Khmer Đỏ vào Phnom Penh. Chỉ trong vòng vài ngày, thủ đô đông đúc với ba triệu người tỵ nạn trông giống như không có người. Những người theo Pol Pot đã xua đuổi ngay cả những người bị thương nặng trong bệnh viện về nông thôn trong một chuyến đi tử thần và bắt đầu đẩy Campuchia trở về thời kỳ đồ đá trong năm “Không”.

    Cả ở Lào, đợt tấn công của Bắc Việt cũng gây ra một cơn động đất chính trị. Ở đó, những người cộng sản và chính phủ đã thỏa thuận ngưng bắn trong quá trình của Hiệp định Paris (tháng Hai 1973). Thế nhưng chính phủ liên  minh mong manh ngày càng rơi vào trong sự kiểm soát của Pathet Lào được Hà Nội ủng hộ nhiều hơn. Sau khi người cộng sản nắm lấy quyền lực ở Sài Gòn và Phnom Penh, Pathet Lào cũng giật lấy quyền lực chính phủ về tay họ ở Vientiane.

    Washington hoảng sợ trước lần sụp đổ của các đồng minh ở Nam Việt Nam, Lào và Campuchia. Nhưng người Mỹ không còn muốn biết gì về Thuyết Domino và chiến tranh nữa. Chỉ một vài ngày sau khi Sài Gòn bị chiếm đóng, Tổng thống Ford đã đóng lại một trong những chương khó khăn nhz6át của lịch sử Mỹ trong một bài diễn văn trước các sinh viên của Đại học Tulane: “Nước Mỹ có thể lấy lại cảm giác của niềm tự hào đã có trước Việt Nam. Nhưng điều đó thì không thể đạt được qua một cuộc chiến mà đối với nước Mỹ thì đã chấm dứt rồi.”[1] Bài diễn văn của Ford có tác động giống như một lần giải phóng, và khi ông tuyên bố rằng, nước Mỹ đã học từ những lỗi lầm của nó thì sự nhẹ nhỏm, rằng cơn ác mộng Việt Nam đã chấm dứt, lớn cho tới mức không nhà bình luận nào hỏi rằng, ông Tổng thống có ý muốn nói tới những bài học nào.

    Marc Frey
    Phan Ba dịch
    nguon

  3. Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp :
    Liên minh quân sự chống Trung Quốc

    *

    Guam là một hòn đảo nhỏ ở giữa Thái Bình Dương, cách Hongkong bốn và cách Hawaii sáu giờ bay. Từ 1899, Guam là lãnh thổ của Hoa Kỳ. Nó có tầm quan trọng chiến lược to lớn đối với Hoa kỳ. Nó là tiền đồn cực Tây của họ ở Thái Bình Dương. Từ đây, máy bay và tàu chiến của họ có thể khởi hành hướng về châu Á trong trường hợp khẩn cấp.

    Đối với người Mỹ thì hòn đảo này giống như một chiếc hàng không mẫu hạm nằm tại chỗ. Đóng trên Anderson Air Force Base là những chiếc máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52 cũng như những chiếc máy bay chiến đấu F-15 và F-22. Đường băng cất và hạ cánh vừa được cải mới cho chúng. Người Mỹ đã tốn tổng cộng 40 tỉ dollar vào trong việc hiện đại hóa căn cứ Guam.

    Một chiếc F-15 đang cất cánh tại Anderson Air Force Base trên đảo Guam.
    Một chiếc F-15 đang cất cánh tại Anderson Air Force Base trên đảo Guam.

    Ngay từ những năm 60 và 70 trong cuộc Chiến tranh Việt Nam, Guam đã đóng một vai trò chiến lược quan trọng, Và ngày nay, Guam lại cũng quan trọng giống như vậy đối với người Mỹ. Nhưng dẫu cho Guam là một mảnh ghép rất quan trọng, thì nó cũng chỉ là một mảnh ghép trong chiến lược châu Á mới của Mỹ.

    Trong những năm vừa qua, giới quân sự Mỹ đã khéo léo mở rộng các quan hệ thân thiện cũ trong vùng và giao kết quan hệ mới – từ Đông Á qua Đông Nam Á cho tới Nam Á, từ Nhật cho tới Ấn:

    Nhật Bản: đồng minh trung thành nhất của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương là Nhật Bản. Hai quốc gia liên kết chặt chẽ với nhau qua một hiệp ước an ninh. Treaty of Mutual Cooperation and Security netween the United States and Japan, được ký kết năm 1960, quy định hai quốc gia hỗ trợ cho nhau nếu như lãnh thổ của họ bị tấn công. Tròn 38.000 người lính Mỹ từ mọi binh chủng đóng quân ở Nhật.

    Hoa Kỳ rất muốn mở rộng liên minh với nước Nhật qua Hàn Quốc. Cũng đã có những cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên của ba quốc gia. Nhưng đề tài này rất nhạy cảm, vì Hàn Quốc và Nhật Bản có những mối hận thù lịch sử. Ví dụ như hiệp ước quân sự đầu tiên giữa Seol và Tokio đã bị hủy chỉ vài giờ trước khi ký kết vào cuối tháng Sáu 2012.

    Nam Hàn: Đối với Hoa Kỳ, Nam Hàn giống như một cậu trẻ gương mẫu về quân sự. Người Hàn Quốc nhộn nhịp tăng cường vũ trang từ nhiều năm nay. Tỷ lệ chi phí cho quân đội trên tổng sản phẩm quốc dân cao hơn là ở Trung Quốc và Nhật Bản. Hoa Kỳ còn đóng tròn 28.000 người lính trên Hàn Quốc. Tuy Hàn Quốc và Trung Quốc có gắn kết chặt chẽ về kinh tế, và họ có cùng trải nghiệm gây chấn thương của thời Nhật Bản chiếm đóng, nhưng hai láng giềng này cũng không còn có điểm chung nào nữa. “Không có điều gì cho thấy rằng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ thay thế Hoa Kỳ trở thành đồng minh quan trọng nhất của Nam Hàn trong tương lai gần đây”, Sebastian Heilmann và Dirk Schmidt viết. Nam Hàn sẽ vẫn ở bên phe của Mỹ.

    Philippinies: Đó là một nghi thức mang tính tượng trưng trên chiếc USS Fitzgeraldtrong vịnh Manila. Nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thời đó Hillary Clinton đã nhân chuyến đi thăm của bà trên chiếc tàu hàng không mẫu hạm vào giữa tháng Mười Một 2011 để đưa ra một lời phát biểu rõ ràng: “Hòa Kỳ sẽ luôn luôn đứng bên cạnh Philippines, và chúng tôi sẽ chiến đấu cùng với các anh.” Tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và quốc đảo này không phải lúc nào cũng chặt như vậy. Vào đầu những năm 90, người Mỹ đã phải đóng cửa căn cứ không quân Clark và căn cứ hải quân Subic Bay trên Philippines. Bây giờ, người Mỹ quay lại – tất nhiên là với những đơn vị nhỏ hơn, nhưng có sức chiến đấu mạnh hơn. Giới quân đội Philippines cần sự giúp đỡ này, vì trước hết là hải quân của họ bị cho rằng không có nhiều sức chiến đấu cho lắm. Lực lượng này nhỏ và phải dùng vật liệu lỗi thời. Về mặt thể chế, Hoa Kỳ và Philippines cũng thắt chặt quan hệ của họ. Năm 2012 là lần đầu tiên có những cuộc trao đổi được gọi là 2+2 mà các bộ trưởng bộ ngoại giao và quốc phòng của hai nước gặp nhau ở đó.

    Tàu sân bay tấn công đổ bộ USS Essex ở Subic Bay
    Tàu sân bay tấn công đổ bộ USS Essex ở Subic Bay

    Việt Nam: Lần đầu tiên sau 30 năm, một bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ lại đến thăm vịnh Cam Ranh vào đầu tháng Sáu năm 2012. Leon Panetta nói rất đúng – với một chiếc mũ bóng chày trên đầu – trên tàu USS Richard E. Byrd: “Đây là một chuyến đi lịch sử.” Vịnh Cam Ranh, nằm trong Nam Việt Nam trước đây, là một căn cứ hải quân quan trọng đối với người Mỹ trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Thời đó, họ xây mở rộng nó thành cảng tự nhiên lớn nhất của Đông Á. Và bây giờ thì người Mỹ đã trở lại, họ lại được phép cập cảng này. Gần 40 năm sau khi Chiến tranh Việt Nam chấm dứt lại có những cuộc tập dượt quân sự của hai địch thủ ngày xưa. Chiếc hàng không mẫu hạm USS George Washington và tàu khu trục hạm USS John McCain đã cùng tập dượt với hải quân Việt Nam trên biển Đông. Đi kèm theo những lần tập dượt quân sự đó là những cuộc trao đổi tích cực trên bình diện chính trị cao nhất. Từ 2009 đã có US-Vietnam Political, Security and Defence Dialogue được thể chế hóa. Người Mỹ còn muốn tăng cường thêm cho các quan hệ. Họ cố gắng vươn tới một đối tác chiến lược với nước cộng sản này. Người Mỹ còn chưa cung cấp – ít nhất là chính thức – vũ khí. Việt Nam, nước đã tăng cường vũ trang mạnh trong những năm vừa qua, mua theo truyền thống ở Nga. Họ vừa mới đặt máy bay chiến đấu Su-30 và sáu chiếc tàu ngầm hạng Kilo. Chí phí tổng cộng: 3,2 tỷ dollar.

    Myanmar: Cả một thời gian dài là một quốc gia bị bài xích, Myanmar – Miến Điện trước đây – đã biến đổi trong những năm vừa qua. Chính phủ dân sự đang cầm quyền, vẫn còn bị giới quân đội thống lĩnh, tạo cho mình một lớp sơn dân chủ, cuối cùng cũng để cho nữ chính khách đối lập nổi tiếng thế giới Aung San Suu Kyi vào Quốc Hội. Và bất thình lình, các quốc gia Phương Tây ve vãn chính quyền mới. Hillary Clinton tới thăm vào cuối tháng Mười Một 2011 như là chính trị gia hàng đầu đầu tiên của Phương Tây, và trong tháng Mười Một 2012, Barack Obama vừa tái đắt cử đã lướt qua cựu thủ đô Yangoon của Miến Điện sáu giờ đồng hồ trong chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên (!) của mình. Cũng đã có những cuộc trao đổi bí mật giữa các chuyên gia quân đội hai bên với mục đích đào tạo người quân đội Miến Điện ở Hoa Kỳ. Hoa Kỳ bây giờ hưởng lợi từ việc rằng cả trong thời tẩy chay bởi Phương Tây, họ luôn giữ tiếp xúc không chính thức với giới quân đội. Hoa Kỳ là nước Phương Tây duy nhất có một tùy viên quân sự trong sứ quán của họ.

    Thái Lan: Quan hệ với Thái Lan là một trong những quan hệ đối tác lâu đời nhất giữa Hoa Kỳ và một nước châu Á. Nó bắt nguồn từ một hiệp ước năm 1833. Thế nhưng trong những năm vừa qua, quan hệ giữa hai đối tác lâu năm này đã trì trệ. Đồng thời, các quan hệ của Thái Lan đối với Trung Quốc lại ngày một tốt hơn. Ian Storey, chuyên gia ở International Institute for Strategic Studies (IISS) tại Singapore, nói: “Trong tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á, Thái Lan có những quan hệ quân sự chặt chẽ nhất với Trung Quốc.”

    Singapore: Quốc đảo nằm ở khởi điểm của Eo biển Malacca cho phép bốn chiếc tàu chiến siêu nhanh của người Mỹ, những cái được gọi là Littoral Combat Ships (LCS) thường xuyên cập bến cảng Singapore. Chiếc đầu tiên của những tảu này đến đó vào trong mùa Xuân 2013 và được phép đóng ở đó mười tháng. Singapore đồng minh tuy không phải là một căn cứ quân sự chính thức của người Mỹ, nhưng người ta có thể gọi đó là một căn cứ trên thực tế.

    Indonesia: Cả một thời gian dài, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Indonesia bị trục trặc. Nhưng từ khi đất nước này biến đổi từ một chế độ độc tài sang một nền dân chủ bền vững, Hoa Kỳ và Indonesia đã tiến lại gần nhau. Trong năm 2010, mộtComprehensive Partnership Agreement được ký kết, cái cũng bao gồm cả một cộng tác quân sự. Hiện nay, người Mỹ cũng cung cấp vũ khí cho quân đội Indonesia, ví dụ như hai chục chiếc máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng và tám chiếc trực thăngApache mới tinh.

    Úc: Hoa Kỳ và Úc có một truyền thống cộng tác quân sự trên 60 năm. Sự cộng tác này còn được tăng cường thêm trong những năm vừa qua. Trong một thỏa thuận trong tháng Chín năm 2011, Úc cho phép Hoa Kỳ tiếp cận không giới hạn các căn cứ và cảng quân sự của Úc. Có tầm quan trọng đặc biệt trong đó là Darwin, thành phố cảng ở miền Tây Bắc của Úc. Thành phố này nằm gần biển Đông nhất. Người Mỹ muốn đóng tròn 2500 lính Thủy quân Lục chiến ở đó, Darwin cũng có thể được mở rộng thành căn cứ cho máy bay Hoa Kỳ, vì Guam đơn giản là nằm cách quá xa những điểm nóng trong tương lai.

    Ấn Độ: Dưới thời của Tổng thống George W. Bush, một hiệp ước bảo vệ (New Framework for the US-India Defense relationship) có hạn mười năm được ký kết năm 2005 giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ. Sự tiếp cận về quân sự này diễn ra tiếp tục dưới thời Obama. Ấn Độ, cả một thời gian dài phụ thuộc vào vũ khí do Nga cung cấp, hiện nay đã mua ngày càng nhiều trên thị trường vũ trang Mỹ. Dù là pháo siêu âm, trực thăng có trang bị hỏa tiển hay máy bay vận tải – hiện giờ thì người Mỹ sẵn sàng thỏa mãn các ước muốn của quân đội Ấn.

    Tập trận ở biển Hoa Đông với sự tham gia của hải quân Hoa Kỳ.
    Tập trận ở biển Hoa Đông với sự tham gia của hải quân Hoa Kỳ.

    Bên cạnh nhiều liên minh và hợp tác đa phương này, người Mỹ cũng cỗ vũ cho sự cộng tác về quân sự giữa các đối tác châu Á của họ. Dấu hiệu rõ rệt nhất là con số tăng lên của những cuộc tập trận trên Thái Bình Dương mà thường có nhiều quốc gia tham dự.

    Trước những hoạt động đa dạng về quân sự này của người Mỹ ở châu Á, người Trung Quốc có cảm giác họ bị Hoa Kỳ và bạn bè hay đồng minh của nó bao vây. Họ nhìn thấy một vòng vây theo dạng của một chữ C lớn, cái trải dài từ Nhật Bản qua Đông Nam Á cho tới Ấn Độ. Đái Húc, đại tá không quân Trung Quốc còn nhìn thấy cả một NATO Á châu đang thành hình.

    Người Mỹ tất nhiên là chối cãi việc họ muốn bao vây hay ngăn chận Trung Quốc. Dù đó là Obama, Biden phó của ông hay giới cao cấp trong quân đội Hoa Kỳ – họ phủ nhận làu làu là có những ý định xấu xa như vậy. Ví dụ như Phó Tổng thống Joseph R. Biden thường hay nói: “Tôi dứt khoát cự tuyệt những ý nghĩ của một sự bao vây.”

    Nhưng người ta không cần phải là chuyên gia quân sự để nhận ra một mâu thuẫn lớn giữa những lời nói và việc làm này. Chính sách liên minh trong những năm vừa qua của Mỹ ở châu Á cần phải chống lại ai nếu như không chống lại Trung Quốc?

    Người ta cũng phải lên án cả người Trung Quốc vì sự không thành thật này. Họ ngây thơ tuyên bố rằng họ không có ý định làm bá chủ ở châu Á, thế nhưng hành động của họ đã cho thấy rằng họ nói dối.

    Wolfgang Hirn
    Phan Ba dịch 17.7.2014
    nguon

    Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen”
    [“Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp – Trung Quốc chống Phương Tây”]

  4. Những con số kinh hoàng
    trong Chiến tranh Việt Nam

    *

    Cuộc Chiến tranh Việt Nam có nhiều kỷ lục đáng sợ. Trong những năm từ 1966 cho tới 1968, máy bay Mỹ và đồng minh đã ném 2 865 808 tấn bom xuống Việt Nam, Lào và Campuchia – nhiều hơn trong toàn bộ Đệ nhị Thế chiến 800 000 tấn. Cho tới năm 1975, quân đội Mỹ đã bắn hay ném bảy triệu tấn bom và đạn pháo xuống Bắc và Nam Việt Nam.

    “There was more of it in Vietnam” – “Thứ đó đã có nhiều hơn ở Việt Nam”, đó là câu nói của những người cựu chiến binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam. Và họ không chỉ muốn nói đến số bom đạn khổng lồ đã được trút xuống đất nước Việt.

    MoLietSy

    Theo các ước lượng thấp nhất, có chừng 627 000 người dân thường ở Bắc và Nam Việt Nam đã bị giết chết trong khoảng thời gian từ 1965 cho tới cuối 1974 – hơn 80 phần trăm trong số đó đã sống ở miền Nam Việt Nam. Quân đội Bắc Việt và Việt Cộng – đã trừ đi con số người dân thường bị nhầm lẫn đưa vào trong các thống kê – mất 444 000 người, Hoa Kỳ trên 56 000 người và đồng minh của họ gần 226 000, tức là có khoảng 726 000 người lính tử trận. Con số tổng cộng những người chết vì chiến tranh theo đó là 1 353 000 người. Nhiều tác giả khác cho rằng con số này là quá ít. Họ cho rằng đã có một triệu người lính Việt đã tử trận, trên hai triệu người Việt bị giết chết và trên bốn triệu người Việt bị thương – trong một đất nước có 35-40 triệu người dân lúc đó. Có lẽ con số chính xác nằm ở đâu đó giữa hai cực này. Dù thế nào đi chăng nữa thì tỷ lệ người dân thường trong số các nạn nhân chiến tranh cũng hết sức cao, trong trường hợp tối thiểu là 46 phần trăm, xấu nhất là 66 phần trăm. Dù là con số trung bình nào thì nó cũng vượt quá con số 42 phần trăm nạn nhân là thường dân của Đệ nhị Thế chiến Theo đó, bên cạnh Triều Tiên, Việt Nam đã phải trả giá bằng máu cao nhất trong tất cả những cuộc chiến tranh nóng của thời Chiến tranh Lạnh.

    Một trong những nguyên nhân cho những con số kinh hoàng này là việc quân đội Mỹ đã phải đối đầu với một quân đội có tinh thần hy sinh cực cao. Theo ông Bernd Greiner trong “Krieg ohne Fronten. Die USA in Vietnam” (“Chiến tranh phi trận tuyến. Hoa Kỳ ở Việt Nam”), vào thời gian cuối năm 1967 đầu 1968, trên đỉnh cao của cuộc chiến, lực lượng chiến đấu của phía bên kia gồm khoảng 200 000 người. Cộng thêm các đơn vị quản lý và cung cấp, người ta có thể cho rằng con số tối đa của lực lượng chiến đấu là 240 000 người. Nhưng trong thời gian từ 1964 cho tới 1975 đã có chừng 444 000 người lính của Việt Cộng và quân đội chính quy Bắc Việt Nam tử trận. Nói cách khác, bên cộng sản đã mất toàn bộ lực lượng chiến đấu của họ đến hai lần, tính theo phần trăm thì nhiều gấp đôi số quân nhân mà Nhật Bản đã mất trong Đệ nhị Thế chiến và nhiều gấp mười hai lần người Trung Quốc và Bắc Hàn thiệt hại trong Chiến tranh Triều Tiên. Việc một bên của một cuộc chiến có thể và sẵn sàng trả cái giá đó là một điều hiếm có trong lịch sử, nếu như không là độc nhất vô nhị. Có nhiều yếu tố cho điều này: một ý muốn bất khuất muốn vứt đi ách thống trị của nước ngoài, động lực qua các thành công trong chiến tranh chống người Nhật và người Pháp và một giới chỉ huy chính trị quân sư vô lương tâm hầu như không thể nào hơn được nữa. “Mỗi một phút”, Tướng Giáp nói, “có hàng trăm ngàn người chết trên khắp thế giới. Cái sống hay cái chết của hàng ngàn người, ngay cả khi họ là người cùng quê hương, có ý nghĩ rất ít trong thực tế.”

    Mới đây, bài báo trên Làn sóng Đức (Deutsche Welle) cho hay rằng nhà nước Việt Nam đã khởi động dự án để xác định danh tính của 500 000 người liệt sỹ còn chưa biết tên tuổi qua ADN. Như vậy con số 440 000 mà ông Bernd Greiner đưa ra vẫn còn quá thấp. Độ tán tận lương tâm của giới chỉ huy chính trị và quân đội ở miền Bắc còn nhiều hơn thế nữa – There was more of it in Vietnam.

    Phan Ba
    nguon

    Viết theo số liệu của Bernd Greiner, “Krieg ohne Fronten. Die USA in Vietnam” (“Chiến tranh phi trận tuyến. Hoa Kỳ ở Việt Nam”) và Deutsche Welle http://www.dw.com/de/vietnams-tote-sollen-endlich-ruhe-finden/a-19120303

  5. Bắc Việt Nam, MTDTGP và cuộc Việt Nam hóa

    *

    Thời gian ba năm giữa Tết Mậu Thân và cuộc xâm lược Lào là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc chiến cho Bắc Việt Nam và MTDTGP. Tuy việc Mỹ ngưng ném bom (tháng Mười 1968) đã tạo khả năng cho người dân Bắc Việt Nam đi lại tự do hơn một chút. Cả sự phát triển về kinh tế cũng không còn bị chiến tranh cản trở quá nhiều nữa. Thế nhưng tổn thất của đợt tấn công Tết Mậu Thân, cuộc bình định hung dữ, chiến lược thay đổi của Mỹ, tăng cường ném bom ở Nam Việt Nam cũng như cuộc chiến tranh ném bom trên những vùng gần biên giới của Lào và Campuchia đã bắt buộc quân đội cộng sản ở miền Nam phải tạm thời lui về thế phòng thủ. 1968 và 1969 là hai năm đẫm máu nhất của Chiến tranh Việt Nam. Tuy quân giải phóng vẫn tổ chức tập kích những đơn vị nhỏ của Nam Việt Nam và Mỹ. Nhưng Tướng Giáp chủ yếu lo củng cố lực lượng quân đội của ông và xây dựng tiềm năng để tiến hành một cuộc chiến tranh thông thường. Qua đó, Giáp thêm một lần nữa đã chứng tỏ tài khéo léo trong chiến lược của ông: trong những năm sáu mươi, Hoa Kỳ đã muốn ép buộc ông đi đến một cuộc chiến tranh thông thường. Quân Bắc Việt và Giải phóng đã cố tình tránh né cuộc chiến đó. Thay vì vậy, họ đã lôi người Mỹ vào trong vô số những cuộc chạm trán nhỏ. Nhưng sau Tết Mậu Thân thì có thể thấy rõ ba điều: Quân số của quân đội Mỹ đã lên đến đỉnh điểm, cuộc Việt Nam hóa bắt đầu, và QLVNCH được dẫn dần đến các nhiệm vụ tấn công. Phản ứng lại sự biến đổi này, người ta đã quyết định tiến hành một chiến lược khác, có nhiệm vụ làm cho đối thủ bất ngờ và mang lực lượng hợp nhất của quân Giải phóng và người Bắc Việt trở lại thế tấn công.

    Lính Mỹ đang chờ trực thăng vận ở phía nam Sài Gòn, tháng Ba 1969
    Lính Mỹ đang chờ trực thăng vận ở phía nam Sài Gòn, tháng Ba 1969

    Song song với việc đó, Hà Nội trao cho chính trị một vai trò quan trọng hơn. Tại một hội nghị các cán bộ cao cấp trong tháng Giêng 1970, đảng cộng sản, đảng Lao Động, quyết định không sử dụng các cuộc đàm phán ở Paris như là một nơi chủ yếu để tuyên truyền như cho tới nay nữa. Nhưng qua đó, các quan điểm của Bắc Việt Nam vẫn không thay đổi. Ngay trước khi qua đời vào ngày 2 tháng Chín 1969 – đúng 24 năm sau lời tuyên bố độc lập – Hồ Chí Minh đã nhắc nhở tập thể lãnh đạo quanh Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp thêm một lần nữa, không bao giờ từ bỏ mục tiêu đó của cuộc chiến: độc lập và thống nhất Việt Nam. Dưới những tiền đề như vậy, một thỏa thuận ở Paris là việc không thể. Trước sau thì các mục tiêu của Mỹ và Bắc Việt cũng vẫn còn loại trừ lẫn nhau.

    Mặc cho những biến đổi trong hệ thống quốc tế của các quốc gia sau 1969, các cố gắng của Bắc Việt Nam để củng cố và xây dựng một quân đội thông thường lúc đầu không bị gây khó khăn. Giới lãnh đạo ở Hà Nội cũng nhận ra rằng hai cường quốc cộng sản đang quan tâm đến việc tiếp cận Washington, để có thể có được những hợp đồng thương mại và hiệp định giải trừ quân bị. Người Bắc Việt cũng phân tích rõ rằng, đối với Trung Quốc và Liên bang Xô viết, các quan hệ với Hoa Kỳ cũng có một tầm quan trọng tương tự như sự kình địch lẫn nhau của họ. Các xung đột biên giới Trung – Xô âm ỉ từ nhiều năm nay, những cái lên đến đỉnh cao những cuộc chạm trán vũ trang nghiêm trọng ở sông Ussuri trong mùa hè 1969, đã cho thấy rằng đánh giá này là thực tế. Vì vậy mà Hà Nội đã sử dụng chính sách của những liên kết, và tiến hành phương án liên kết riêng của họ. Để tiếp tục nhận được sự trợ giúp về quân sự từ Xô Viết, Bắc Việt Nam tham gia tích cực hơn vào trong cuộc trao đổi về khoa học, kỹ thuật, văn hóa và tư tưởng hệ trong khối Đông Âu. Qua đó, họ báo hiệu sự nhượng bộ cho Moscow biết và xác nhận các phân tích của Xô Viết, những cái nhận ra Bắc Việt Nam là đối tác duy nhất ở Đông Nam Á. Nhưng đồng thời Hà Nội cũng chỉ cho Bắc Kinh thấy những ranh giới của sự hợp tác này và nhấn mạnh rằng, Bắc Việt Nam trong khuôn khổ chiến lược toàn cầu của Xô Viết sẽ không phải là một vệ tinh trong khu vực. Lập luận này rơi xuống một mảnh đất màu mỡ trong thủ đô của Trung Quốc, do Mao và Chu Ân Lai đang quan sát các viện trợ quân sự của Xô Viết cho Việt Nam một cách hết sức lo ngại. Sau điểm thấp 1969, sự hỗ trợ của Trung Quốc cho đất nước láng giềng ở miền Nam vì vậy mà lại tăng lên. Trong những năm sau đó, Trung Quốc cung cấp hàng hóa có tổng giá trị là nửa tỉ dollar. Song song với việc đó, giới lãnh đạo Bắc Việt đã thúc đẩy được Moscow tiếp tục trợ giúp về quân sự. Sự hỗ trợ này sau 1969 tuy không đạt đến mức của những năm trước đó, nhưng cho tới 1971, nhiều hiệp định cung cấp các hệ thống vũ khí hiện đại có giá trị ít nhất là 200 triệu dollar hàng năm đã được ký kết. Chính sách đánh đu của Hà Nội qua đó đã giúp cho đất nước tiếp tục có được một sự trợ giúp hào phóng mà tuy vậy, các cường quốc lại không thể giành ảnh hưởng quyết định lên Bắc Việt Nam.

    Trong lúc đó, sự phòng thủ mang tính chiến thuật của Giáp đã có tác động tốt đến sức chiến đấu của quân đội Bắc Việt và du kích của MTDTGP. Mặc cho các chiến dịch bình định của Mỹ, trong diễn tiến của năm 1970, MTDTGP đã có thể củng cố được sự kiểm soát của họ tại nhiều vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Cuộc xâm lược Campuchia cũng tạo thuận lợi cho họ, vì chính phủ ở Sài Gòn đã tạm thời rút nhiều lực lượng mạnh ra khỏi vùng bị tranh chấp ác liệt này. Để bảo vệ vùng đất của họ, QLVNCH đã phải tập trung phân nửa quân đội của họ ở đồng bằng sông Cửu Long sau các chiến dịch ở Campuchia. Điều này lại tạo cơ hội cho MTDTGP bước vào trong những vùng khác của đất nước. Thảm bại của quân đội Nam Việt Nam ở Lào trong mùa xuân 1971 cuối cùng cũng cho giới lãnh đạo Hà Nội thấy được sự yếu kém kéo dài của QLVNCH. Qua đó, từ giữa 1971, tình thế bất phân thắng bại về quân sự đã được tái thiết lập. Không bên nào đủ mạnh để chiến thắng. Nhưng thời gian tạo lợi thế cho Bắc Việt Nam, vì cứ sáu tháng thì quân đội Mỹ giảm bớt đi tròn 50.000 người.

    Trong tháng Bảy 1971, cố vấn an ninh Henry Kissinger, như là một người có quyền quyết định đầu tiên của Mỹ kể từ 1949, đã đến Bắc Kinh trong một nhiệm vụ bí mật. Ở đó, ông hứa hẹn với giới lãnh đạo rằng sẽ có cải thiện trong quan hệ trên tất cả các bình diện, nếu Bắc Kinh tạo áp lực lên Hà Nội và ủng hộ cho một nền hòa bình ở Việt Nam. Ít lâu sau đó, khi người Bắc Việt Nam biết về những cuộc trao đổi, hồi chuông báo động đã gióng lên trong trung tâm chính trị của Hà Nội. Thủ tướng Phạm Văn Đồng vội vã sang Bắc Kinh để khuyên Mao hủy bỏ cuộc gặp gỡ với Nixon, dự định trong tháng Hai 1972. Chuyến đi này thất bại. Mao giải thích một cách hình ảnh cho người khách của ông: “Nếu như cái chổi của chúng tôi quá ngắn để có thể quét người Mỹ ra khỏi Đài Loan thì cái chổi của các anh cũng quá ngắn để có thể làm được điều đó ở Nam Việt Nam”.[1] Lời khuyên của Mao, hướng tới một hòa bình thỏa hiệp ở Paris, đã khiến cho giới lãnh đạo Hà Nội nhớ tới Hội nghị Genève 1954 mà tại đó người Trung Quốc đã thúc ép Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng chấp nhận các yêu cầu của Mỹ. Một phiên bản mới của lần thất bại về chính trị này là không được phép có.

    Marc Frey
    Phan Ba dịch
    nguon

    [1] William J. Duiker, China and Vietnam: The Roots of Conflicts, Berkeley/CA, 1987, trang 60.

  6. Việt Nam hóa

    *

    Phù hiệu không được phát hành.
    Phù hiệu không được phát hành.

    Trong khi dư luận Mỹ hoan nghênh cuộc rút quân thì giới quân sự trong Lầu Năm Góc và ở Sài Gòn đánh giá cuộc Việt Nam hóa chiến tranh như là một sự đầu hàng từng bước một. Việc đưa những người lính trở về đã làm tiêu tan niềm hy vọng còn có thể chiến thắng trên chiến trường. Giới quân sự Mỹ phần lớn hoài nghi rằng có thể tạo cho QLVNCH khả năng chiến thắng đối thủ. Cả chính phủ Nam Việt Nam cũng cương quyết chống lại một cuộc Việt Nam hóa chiến tranh. Tuy Thiệu ủng hộ công khai cuộc rút quân, nhưng về cơ bản thì cuộc Việt Nam hóa đã khiến cho chế độ ở Sài Gòn cảm thấy hết sức bất an.

    Cho tới giữa 1970, quân số của QLVNCH được nâng từ 850.000 lên trên một triệu. Qua đó, trên một phần ba tất cả nam thanh niên Nam Việt Nam từ 18 tới 35 tuổi đã thuộc trong quân đội. Trong vòng vài năm, không quân được vũ trang trở thành lực lượng lớn thứ tư của thế giới. Người Mỹ trao cho QLVNCH những lượng khổng lồ của vũ khí có kỹ thuật hiện đại nhất, đạn dược, trang thiết bị, xe cơ giới, máy bay trực thăng v.v. Các chương trình đào tạo được tăng cường và tiền lương được cải thiện.  Các chương trình  bình định được tiếp tục tiến hành và mở rộng. Dưới áp lực kéo dài của Đại sứ quán Mỹ, chính phủ Sài Gòn thậm chí còn thông qua một chương trình cải cách ruộng đất trong tháng Ba 1970, chương trình mà cũng xứng đáng với cái tên của nó. 800.000 gia đình đã hưởng lợi từ đạo luật này, và tỷ lệ người dân có đất tăng từ 29% lên 56% trong năm 1972. Đi cùng với đó là những nổ lực lớn hơn để sửa chữa hạ tầng cơ sở và gia tăng sản xuất nông nghiệp. Ngay cả khi cuộc bầu cử năm 1971 bị thao túng, thì các hội đồng làng ít nhất là đã lại nhận về nhiều thêm một chút quyền tự trị và trách nhiệm chính trị. Người ta có thể tự hào về những thành công trực tiếp của công cuộc Việt Nam hóa: 1970 và 1971 nhiều phần lớn của Nam Việt Nam nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ Sài Gòn, và các vùng nông thôn đã trở nên an toàn như những năm đầu tiên trong lịch sử của nhà nước Nam Việt Nam.

    Dưới bề mặt của sự an toàn và ổn định ở vẻ ngoài, các vấn đề về cấu trúc của Nam Việt Nam vẫn không được giải quyết. Những người lính nhiều lúc đã cho thấy rằng họ không có khả năng sử dụng các hệ thống vũ khí phức tạp về kỹ thuật sao cho thích hợp. Đào ngũ vẫn cao không thay đổi và quân số thực tế không tương ứng với các thông tin chính thức. Công cuộc bình định tuy đã phá hủy trong nhiều vùng rộng lớn cơ sở quyền lực của MTDTGP đã suy yếu qua chiến dịch Tết Mậu Thân. Thế nhưng tính tàn bạo của “Chương trình Phượng Hoàng”, cái đã đưa ra những tỷ lệ giết người trước cho các cơ quan thi hành, đã thúc đẩy cho tính trung lập về chính trị của người dân ở nông thôn và mang lại cho MTDTGP nhiều thành viên mới. Cả cuộc cải cách ruộng đất cũng không tạo được sự giúp đỡ lâu dài nào cho chính quyền. Được ban hành mười năm trước đó thì có thể là lịch sử của cuộc Chiến tranh Việt Nam đã diễn ra khác đi. Nhưng vào đầu những năm bảy mươi thì nhiều vùng nông thôn đã không còn dân cư nữa, tô thuế đã giảm đáng kể vì có nhiều đất trống. Yếu tố đất đai không còn  mang tính quan trọng đặc biệt cho người dân ở nông thôn nữa, cuộc cải cách muộn màng đã không còn có thể tạo thiện cảm cho chính quyền.

    Các vấn đề chính của chính phủ Sài Gòn vẫn không được giải quyết qua cuộc Việt Nam hóa. Trước sau, tham nhũng vẫn làm tê liệt mọi sự quản lý có hiệu lực. Cả cuộc bầu cử tổng thống bị thao túng năm 1971 – Thiệu nhận được trên 90% số phiếu – cũng không thể che giấu được rằng nhiều phần lớn của người dân đã quá mệt mỏi với chiến tranh và không quan tâm đến chính trị. Trong bộ máy hành chánh của chính phủ, trong giới sĩ quan quân đội và trong giới tinh hoa về kinh tế, động cơ để hoạt động vì chính phủ Sài Gòn không phải là nhận thức quốc gia mà là lợi ích cá nhân. Nhưng cuộc Việt Nam hóa giảm khả năng hưởng lợi từ sự tham chiến của Mỹ cho tới đâu thì tính sẵn sàng phục vụ cho quốc gia Nam Việt Nam cũng giảm theo tới đó. Sự ổn định đáng ngờ của chính quyền và toàn bộ tình thế tiến thoái lưỡng nan của cuộc Việt Nam hóa được thể hiện trong một bản tường trình cho Thượng Viện trong tháng Hai 1970: “Chính phủ hiện nay có lẽ sẽ nắm giữ được quyền lực cho tới chừng nào mà Hoa Kỳ hỗ trợ họ. … Khi chính phủ hiện nay tiếp tục nắm giữ quyền lực thì cuộc Việt Nam hóa sẽ thất bại.”[1]

    Marc Frey
    Phan Ba dịch
    nguon

    [1] U.S. Senate, 91. Congress, 2nd Session, Committee on Foreign Relations, Report: Vietnam, December 1969, 2. 2. 1970, trang 13

  7. Tình trạng khó khăn ở Mỹ và Việt Nam

    *

    Daniel Ellsberg trên tờ bìa báo Time
    Daniel Ellsberg trên tờ bìa báo Time

    Ở Mỹ, sự mệt mỏi chung vì chiến tranh đã tiếp tục tăng lên sau lần tiến quân vào Campuchia. Vào cuối năm 1970, gần 60% tất cả người Mỹ cảm thấy rằng cuộc chiến này là phi đạo đức, và trên hai phần ba tin rằng Việt Nam là một sai lầm đáng sợ. Sự mệt mỏi chung vì chiến tranh này bị ảnh hưởng bởi vụ án xử Thiếu úy Calley, người đã ra lệnh thảm sát tại Mỹ Lai và đã ngồi tù ba năm rưỡi vì tội giết 22 người dân thường. Trong mùa hè 1971, tờ New York Times bắt đầu công bố cái được gọi là Pentagon Papers. Hồ sơ tối mật này, do Daniel Ellsberg, một nhân viên trong chính phủ của Johnson, đưa cho tờ báo, đã được thực hiện theo ý muốn của nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng McNamara. Tài liệu ghi lại lịch sử cuộc tham chiến của Mỹ ở Việt Nam và cho thấy rằng qua nhiều thập niên, những người mang quyền quyết định về chính trị đã xuất phát một cách hết sức sai lầm từ những ý tưởng về một mối đe dọa nhiều hơn là từ những phân tích thực tế. Ngoài ra,Pentagon Papers cho thấy rõ rằng Kennedy và Johnson đã tô điểm thêm cho quy mô của cuộc tham chiến Mỹ, và đưa ra những thông tin sai lạc cho công chúng. Nixon hoài công cố gắng ngăn chận việc công bố qua một quyết định của tòa án. Bị ám ảnh bởi ý nghĩ, rằng nhân viên trong chính phủ của ông có thể đưa thêm nhiều bí mật khác cho báo chí, ông cho thành lập một nhóm chuyên gia về an ninh: nhóm “thợ sửa ống nước” (plumber). Họ cố gắng diễn tả Ellsberg như là một người bệnh tâm thần, và tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp: đột nhập, nghe lén, vi phạm bí mật thư tín và quyền riêng tư.

    Tuy vậy, việc phản đối tích cực chống chiến tranh đã giảm xuống mặc cho vụ án Calley và Pentagon Papers. Tuy trong tháng Tư và tháng Năm đã có những cuộc biểu tình gồm hàng trăm ngàn người, nhưng phong trào đã suy giảm. Sinh viên đã mệt mỏi với biểu tình, nhưng tuy vậy vẫn ghi nhận được nhiều thắng lợi từng phần mang tính cơ bản: nghĩa vụ quân sự được biến đổi thành một loại xổ số và đến năm 1972 thì được bãi bỏ hoàn toàn. Quốc Hội tỏ ra ngày càng tự tin hơn và thu hẹp không gian hoạt động của Tổng thống một cách đáng kể. Phần lớn người Mỹ đều muốn quay lưng lại với đến cuộc chiến, và các đài truyền hình phản ứng bằng cách họ phát đi ngày một ít hơn những hình ảnh từ Việt Nam và từ các cuộc biểu tình phản chiến. Ngoài ra, sau 1970, tổn thất Mỹ đã giảm mạnh – từ 4200 (1970) xuống 1300 (1971). Điều này có liên quan đến cuộc rút quân dần dần của những người lính và cuộc Việt Nam hóa: Nếu như quân số ở Việt Nam cuối 1970 còn là 330.000 người thì một năm sau đó chỉ còn 157.000.

    Những người phải chịu đựng các phát triển này ở bên mặt Mỹ là những người lính. Trong diễn tiến của cuộc Việt Nam hóa, quân đội tiếp nhận chỉ yếu là các nhiệm vụ phòng thủ. Từ Tướng Abrams cho tới người lính thường, người Mỹ ở Việt Nam cảm nhận họ như là những đại diện của một hậu đội mà lần rút quân toàn bộ chỉ còn là một câu hỏi về thời gian. Qua đó, các mục tiêu của cuộc chiến, những cái trước sau gì thì cũng thật trừu tượng, cũng không còn nữa. Tinh thần chiến đấu của quân đội giảm sút đáng kể. Việc tiêu thụ những loại thuốc gây nghiện “mềm” tiếp tục tăng lên vì thời gian phục vụ yên ổn. Việc dùng những loại thuốc gây nghiện “cứng”, mà giới tướng lãnh Nam Việt Nam tham gia buôn bán chúng, đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Theo các ước lượng, năm 1970 có tròn 40.000 người lính Mỹ ở Việt Nam nghiện bạch phiến. Bạo động mang tính phân biệt chủng tộc và bất tuân mệnh lệnh đạt tới những quy mô đáng ngại.

    Việt Nam hóa và tinh thần phản chiến cũng có tác động đến những người trở về quê hương. Cho tới 1969, các cựu chiến binh chủ yếu phải đối phó với các vấn đề cá nhân. Những bất trắc trong chiến tranh và chăm sóc tâm lý thiếu thốn đã dẫn tới những cái được gọi là ‘chứng loạn thần kinh hậu chấn thương’, những cái mà nhiều thập niên sau đó vẫn còn không lành. Philip Caputo chẩn đoán các triệu chứng: “Thiếu tập trung, sợ bóng tối như trẻ con, mau mệt, ác mộng mãn tính, quá nhạy cảm trước những tiếng động to, những cơn trầm cảm và nổi giận xuất hiện bất thình lình.”[1] Thế nhưng với việc tiêu thụ ma túy nhiều hơn và với sự không quan tâm của người dân, việc tái tích hợp các cựu chiến binh càng gặp thêm nhiều khó khăn sau 1969. Cuối 1971 đã có nhiều người trở về thất nghiệp (330.000) hơn là lính ở Việt Nam, một năm sau đó, trong số hơn 2 triệu cựu chiến binh đã có 300.000 người ngồi tù. Trong những cuộc chiến trước đây, những người lính được chào mừng như là những người anh hùng, bây giờ thì người ta nhìn họ như là các công cụ của một chính sách đã thất bại, cảm nhận họ như là thể hiện sống của sự nhục nhã và như là những kẻ giết người tàn bạo. Chính quyền ít làm gì để giảm bớt các vấn đề to lớn về tâm lý, xã hội và kinh tế của các cựu chiến binh.

    Cựu chiến binh Việt Nam
    Cựu chiến binh Việt Nam

    Tinh thần chiến đấu sút giảm và các khó khăn ngày càng tăng lên của quân lính, cũng như sự hoài nghi chung rất phổ biến về sự tham chiến của Mỹ còn được đẩy mạnh bởi khả năng của quân đội Nam Việt Nam. Không một chiến dịch nào mà khác có thể cho thấy rõ sức mạnh không đầy đủ của QLVNCH và sự thiếu thốn tính bền vững của cuộc Việt Nam hóa như lần xâm lược Lào trong tháng Hai và tháng Ba 1971. Chiến dịch Dewey II theo đuổi về cơ bản cùng những mục tiêu quân sự như lần xâm lược Campuchia trong năm trước đó: nó có nhiệm vụ phá hủy đường tiếp tế của địch thủ và tạo thời gian cho chương trình Việt Nam hóa. Thế nhưng chiến dịch này suýt nữa thì đã chấm dứt trong một thảm họa. MTDTGP đã có trước toàn bộ kế hoạch của chiến dịch, và khi QLVNCH vượt biên giới sang nước Lào nằm ở phía tây bác vào ngày 8 tháng Hai 1971 thì một đối thủ được trang bị thật tốt đang chờ họ. Giới tướng lãnh Nam Việt Nam đã chứng tỏ là không có khả năng để phản ứng lại tình hình bất ngờ. Chỉ nhờ vào cường độ hoạt động cao của không quân Mỹ mà người ta đã có thể ngăn chận được sự hoảng loạn. Tổn thất cao, và khó khăn lắm mới có thể gọi cuộc rút lui là có trật tự.

    Marc Frey
    Phan Ba dịch
    nguon

    [1] Caputo, A Rumor of War, trang 4.

  8. Quốc Hội và Watergate

    *

    Cùng với lần trở về của những người lính cuối cùng và lần Hà Nội trả tự do cho 580 tù binh trong tháng Ba 1973, Quốc Hội và công chúng không còn sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ cho Nam Việt Nam như trước nữa. Nhiều bản tường trình về các vi phạm hiệp định ngưng bắn cũng không thể làm thay đổi được gì ở điều này. Tư lệnh Hải quân Đô đốc Elmo Zumwalt diễn đạt một cách phi ảo tưởng: “Có ít nhất hai khái niệm mà người ta không được phép sử dụng để mô tả kết quả của chính sách mâu thuẫn này. Một khái niệm là ‘hòa bình’, khái niệm kia là ‘danh dự’”.[1]

    Zumwalt (thứ ba từ bên trái) cùng với các thành viên Hội đồng Tham mưu trưởng: Moorer, Abrams, Cushman, Ryan và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Laird, 1973.
    Zumwalt (thứ ba từ bên trái) cùng với các thành viên Hội đồng Tham mưu trưởng: Moorer, Abrams, Cushman, Ryan và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Laird, 1973.

    Quốc Hội giới hạn dần các khả năng gây ảnh hưởng đến những diễn tiến ở Việt Nam của Nixon. Cuối tháng Sáu, các dân biểu bỏ phiếu hủy bỏ toàn bộ các phương tiện để tiếp tục tiến hành cuộc không chiến trên Đông Dương. Nixon dùng quyền phủ quyết của ông, nhưng đối diện với tình trạng trong Quốc Hội, không có con đường nào dẫn đến một thỏa hiệp: Vào ngày 15 tháng Tám 1973, những cuộc ném bom lãnh thổ Campuchia dọc theo biên giới với Nam Việt Nam được chấm dứt. Từ khi ngừng bắn, Không quân Mỹ đã ném 250.000 tấn bom – nhiều hơn là ném bom xuống nước Nhật trong Đệ nhị Thế chiến – và đã ép buộc hai trong số bảy triệu người Campuchia phải chạy tỵ nạn. Nhưng bây giờ thì lần đầu tiên trong lịch sử tham chiến ở Đông Dương của Mỹ, người ta đã có những bước tiến có hiệu quả nhằm ngăn chận không cho các hành động quân sự tiếp diễn. Ngoài ra, các dân biểu cũng quyết định không trợ giúp xây dựng về kinh tế cho Bắc Việt Nam, cho tới chừng nào mà số phận của tất cả những người Mỹ mất tích (missing in action, MIA) còn chưa được làm sáng tỏ. Trong tháng Mười Một, Quốc Hội bãi bỏ một phiếu phủ quyết nữa của Nixon, và ban hành đạo luật ấn định một thời hạn là 60 ngày cho tổng thống để can thiệp vào các khủng  hoảng và sau thời hạn này phải rút quân đội về trong vòng ba mươi ngày khi các dân biểu không chấp thuận hoạt động đó (War Power Act). Qua đó, Quốc Hội đã rút kinh nghiệm từ những hệ quả bắt nguồn từ cung cách hoạt động tự ý của nhiều vị tổng thống, nhấn mạnh đến các quyền hạn của họ và cho thấy rõ rằng đối với họ, cuộc chiến tranh này đã chấm dứt vĩnh viễn.

    Nhưng vào thời điểm này thì chính phủ đã gần như là bất lực vì vụ Watergate. Nixon tuyệt vọng tìm cách che đậy sự đồng lõa của ông trong các hoạt động bất hợp pháp do Nhà Trắng ra lệnh (đặc biệt là lần những người “thợ ống nước” thâm nhập vào trung tâm tranh cử  của đảng Dân chủ trong tòa nhà Watergate). Viện cớ lo ngại về “an ninh quốc gia”, ông cố giữ kín các bằng chứng. Thế nhưng sau bao nhiêu người chết đó trên các chiến trường ở Việt Nam, sau cuộc chiến được tiến hành nhân danh “an ninh quốc gia”, các lý lẽ của Nixon không còn đáng tin và mang tín cay độc. Nước Mỹ đã chán ngán một người tổng thống không tuân thủ pháp luật và đại diện cho một cung cách chính trị mang dấu ấn của những ý tưởng phi thực tế (‘Great Society’ của Johnson), của lừa dối và thông tin sai lạc (Chiến tranh Việt Nam). Bối cảnh chính trị mà vụ Watergate diễn ra ở trong đó chịu ảnh hưởng nặng của cuộc Chiến tranh Việt Nam: hành pháp tự cho có quá nhiều quyền lực (“tổng thống đế chế”), một giới truyền thông ngày càng mang tính phê phán nhiều hơn và người dân mất tin tưởng vào các thể chế nhà nước. Trước bối cảnh của một sự chán ngán chính trị rộng khắp, của vụ bê bối Watergate và của một nền lập pháp dứt khoát từ Quốc Hội, lời hứa của Nixon đối với Thiệu, sẽ sát vai với Nam Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp, đã thể hiện ra là vô hiệu.

    Marc Frey
    Phan Ba dịch
    [1] Trích dẫn theo Stephen E. Ambrose, Nixon, tập 3: Ruin and Recovery 1973-1990, New York 1991, trang 34.

  9. Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

    *

    Trước bối cảnh “ngoại giao bóng bàn” của Kissinger, các chuẩn bị cho một đợt tấn công quân sự được hấp tấp bắt đầu ở Bắc Việt Nam. Một tháng sau chuyến viếng thăm Trung Quốc gây sự chú ý khắp nơi trên thế giới của Nixon, và với lần bắt đầu cuộc tranh cử ở Mỹ, các công việc chuẩn bị đã hoàn thành. Trong tháng Ba 1972, 120.000 người lính Bắc Việt được trang bị xe tăng Xô Viết đã xâm nhập Nam Việt Nam: Một phần thì vượt qua vùng phi quân sự, một làn sóng tấn công thứ nhì nhắm vào vùng cao nguyên Trung phần, một làn sóng thứ ba từ Campuchia đi về hướng Sài Gòn. Vào thời điểm của đợt tấn công còn có 95.000 người lính Mỹ ở Nam VIệt Nam, trong đó chỉ có 6000 người thuộc lực lượng chiến đấu. Các cơ quan tình báo tuy đã báo cáo nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Việt tăng cường hoạt động, nhưng quy mô, thời gian và địa điểm đã được ước lượng hoàn toàn sai. Trong một thời gian ngắn, tuyến bảo vệ biên giới của QLVNCH bị tràn ngập. Quân đội Bắc Việt nhanh chóng chiếm lĩnh năm tỉnh phía bắc với thành phố Quảng trị. Ở cao nguyên trung phần, họ tiếp cận Kontum và đe dọa chia cắt đất nước ra làm hai phần. Trong miền Nam, họ tiến quân chỉ còn cách Sài Gòn 70 kilômét. Thiệu phải dùng toàn bộ lực lượng của QLVNCH để bảo vệ các thành phố và xây dựng những tuyến phòng thủ. Việc này là tín hiệu khởi động cho MTDTGP, chuyển sang thế tấn công trong các vùng đất ở đồng bằng sông Cửu Long và trong vùng có nhiều dân cư quanh Sài Gòn, và đã giành lấy quyền kiểm soát nhiều làng mạc cũng như căn cứ của QLVNCH. Đợt tấn công Phục Sinh đã làm lung lay nền tảng của chính quyền Nam Việt Nam và cho giới công chúng Mỹ thấy rằng các đánh giá tốt đẹp của Tổng thống về cuộc Việt Nam hóa mang nhiều dấu ấn của những hình ảnh lý tưởng giống như các lời giải thích của Johnson trước đợt tấn công Tết Mậu Thân 1968.

    Máy bay  A-1 Skyraider đang ném bom ở mặt trận Kon Tum
    Máy bay A-1 Skyraider đang ném bom ở mặt trận Kon Tum

    Nhưng cũng như người tiền nhiệm của mình, dù trong bất cứ trường hợp nào Nixon cũng không muốn chấp nhận một chiến bại trong một năm tranh cử. Ông cũng không phó mặc Nam Việt Nam cho số phận của nó. Vì vậy mà vào ngày 8 tháng Năm, ông tuyên bố lần leo thang nguy hiểm nhất của cuộc chiến kể từ 1965: thả mìn xuống cảng Hải Phòng, phong tỏa đường biển Bắc Việt Nam và tái tiến hành chiến tranh ném bom. Dưới mật danh Linebacker, máy bay ném bom Mỹ cất cánh tiến hành những cuộc tấn công dữ dội nhất cho tới nay vào các mục tiêu ở Bắc Việt Nam. Chỉ riêng trong tháng Sáu, họ đã ném 112.000 tấn bom, trong số đó lần đầu tiên có loại “bom thông minh” (smart bombs), được trang bị máy quay và kỹ thuật laser, và được máy tính dẫn đến các mục tiêu của chúng. Khác với những đợt ném bom trước đây, Linebacker đã có thể tạo một tác động đáng kể. Quân đội di động của Bắc Việt Nam lần này phải cần phải dựa vào tiếp tế, trước hết là nhiên liệu từ miền Bắc. Khi không còn được tiếp tế do bị không kích, đợt tấn công bắt đầu khựng lại. Cho tới mùa hè, QLVNCH với sự giúp đỡ của không quân Mỹ đã đánh bật được những người tấn công. Người Bắc Việt phải chịu tổn thất nặng, và đã phải thương tiếc 100.000 người chết, QLVNCH ngược lại bị thiệt hại “chỉ” 25.000 người. Trong một vài vùng ở Nam Việt Nam, hạ tầng cơ sở bị hư hại nặng, và hàng trăm ngàn người dân thường lại phải bỏ chạy.

    Trước khi quyết định, Nixon đã phớt lờ những cảnh báo của các cố vấn ông về việc Trung Quốc tham chiến và chính sách xuống thang với Moscow sẽ bị gián đoạn. Sau chuyến đi thăm Trung Quốc của ông và ngay trước chuyến viếng thăm Moscow vào cuối tháng Năm, ông Tổng thống muốn phô diễn cho các cường quốc cộng sản thấy thêm một lần nữa “Thuyết Người Điên” của ông và phương án của những mối liên kết. Các tính toán của Nixon đã thể hiện ra là đúng: sếp nhà nước và đảng, Leonid Brezhnev, chỉ phản đối yếu ớt về những thiệt hại của các tàu thủy Xô Viết ở cảng Hải Phòng và chào đón Nixon với tất cả mọi lễ nghi tại một chuyến đi thăm Kreml. Cả phản ứng của Bắc Kinh cũng tương đối ôn hòa. Qua đó, Trung Quốc và Liên bang Xô viết báo hiệu cho thấy rằng họ giúp đỡ đồng minh Bắc Việt Nam của họ không phải là vô điều kiện. Cả ở Hoa Kỳ, phản đối cũng có giới hạn. Thượng Viện bày tỏ sự phẫn nộ của họ, nhưng các cuộc thăm dò dư luận cho thấy một sự đồng tình rõ ràng đối với đường lối của Nixon. Ở bên ngoài phong trào phản chiến, những cuộc ném bom luôn luôn nhận được nhiều sự đồng tình hơn là gửi quân đội trên mặt đất.

    Đối với giới lãnh đạo ở Hà Nội, đợt tấn công Phục Sinh là một thất bại. Hoa Kỳ đã cho thấy tính sẵn sàng giữ vững nhà nước vệ tinh Nam Việt Nam của họ. Thêm nữa, Moscow và Bắc Kinh đã bỏ mặc các đồng chí Việt Nam của họ và làm rõ, rằng các quan hệ được cải thiện với Hoa Kỳ đối với họ quan trọng hơn là cuộc Chiến tranh Việt Nam. Ít ra thì Hà Nội cũng ghi nhận được một điều rằng, quân đội Nam Việt Nam sẽ sụp đổ nếu như không có sự tham chiến của Mỹ. Ở Sài Gòn, người ta cũng chia sẻ đánh giá này. Kể từ lúc đó, chế độ Thiệu còn tích cực nhiều hơn nữa để cố gắng giữ Hoa Kỳ ở lại Việt Nam. Nhưng cả Nixon cũng không cảm thấy hài lòng về việc đã ngăn chận được một chiến bại ở Nam Việt Nam. Trong lúc tranh cử, tuy là ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ, George McGovern, không thể gây nguy hiểm thật sự cho ông, vì con người chống chiến tranh kịch liệt này đối với nhiều người Mỹ thì đơn giản là quá tự do. Nhưng McGovern tạo áp lực lên Nixon và ép buộc ông cũng phải tự trình diễn mình như là một con người của hòa bình. Nhưng trước hết là Nixon biết rằng Quốc Hội sắp sửa gạch bỏ mọi phương tiện để tiếp tục cuộc tham chiến của Mỹ ở Việt Nam. Đợt tổng tấn công Phục Sinh không chỉ nâng quy mô của bạo lực và tàn phá lên một mức mới. Không bên nào cảm thấy hài lòng với tình hình quân sự. Nhưng chính phủ Nixon và giới lãnh đạo ở Hà Nội ngày càng nhận thấy rõ rằng cuộc chiến không thể nào cứ tiếp tục mãi mãi được. Qua đó, áp lực trong nước ở Hoa Kỳ và sự kiệt quệ ở Bắc Việt Nam đã tạo những tiền đề cơ bản cho những cuộc đàm phán hòa bình thành công.

    Marc Frey
    Phan Ba dịch

  10. Xâm lược Campuchia

    *

    Trong lúc đó, ở Washington, Tổng thống Nixon cố gắng giữ vững “đa số im lặng” của ông, Tháng Ba 1970, ông tuyên bố sẽ từng bước rút dần thêm 150.000 người lính ra khỏi Việt Nam. Ông giải thích việc này với các tiến bộ của cuộc Việt Nam hóa. Nhưng trong bí mật thì Nixon rất lo lắng về tình hình ở Đông Dương. Các đàm phán hòa bình ở Paris không chuyển động. Tướng Abrams ở Sài Gòn cực lực cảnh báo trước những đợt rút quân đội Mỹ khác, trong khi những người phê phán Nixon ở trong nước lại yêu cầu rút quân nhanh hơn. Cả trong Quốc Hội, tiếng nói chống chiến tranh cũng ngày một quyết liệt hơn. Trong tháng Tư, Ủy ban Đối ngoại của Thượng Viện nhất trí rút lại “Nghị quyết Vịnh Bắc bộ” và đề nghị Quốc Hội hãy tham gia vào bước tiến này (tất cả các đại biểu Quốc Hội rút nghị quyết này lại vào ngày 31 tháng Mười Hai 1970). Tín hiệu xuyên qua mọi đảng phái này thêm một lần nữa đã để cho người Tổng thống thấy rõ rằng ông phải nhanh chóng chấm dứt chiến tranh.

    Sơ đồ chiến dịch đột kích Campuchia, tháng Năm 1970
    Sơ đồ chiến dịch đột kích Campuchia, tháng Năm 1970

    Một cơ hội, tiến hành chiến tranh để dẫn tới hòa bình, đã mở ra qua lần lật đổ quốc vương Campuchia, Hoàng tử Sihanouk, bởi Thủ tướng Lon Nol vào ngày 18 tháng Ba 1970. Ngay cả khi cho tới ngày nay vẫn không có được bằng chứng rõ ràng, thì vẫn có một loạt chỉ dấu cho thấy rằng CIA đã dính líu vào trong cuộc đảo chính của Tướng Lon Nol thân Mỹ này. Thế nào đi chăng nữa thì cuộc đảo chính cũng tạo lợi thế cho Washington, vì Lon Nol hứa sẽ đánh đuổi người Bắc Việt Nam và lực lượng Khmer Đỏ liên minh với họ ra khỏi lãnh thổ Campuchia. Giới quân sự ở Lầu Năm Góc và Tướng Abrams ở Sài Gòn nhìn thấy thời điểm đã đến, để cuối cùng rồi cũng có thể hành động chống lại những vùng hậu cứ của người Bắc Việt ở Campuchia. Đi ngược lại với lời khuyên của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của ông, Nixon chấp thuận kế hoạch của giới quân đội: một chiến dịch tấn công trên mặt đất vào những vùng cạnh biên giới của Camphuchia nằm ở phía tây của thủ đô Sài Gòn. Trong vùng đất Camphuchia chỉ cách Sài Gòn 60 kilômét, giới quân đội phỏng đoán không chỉ nhiều hậu cứ mà còn cả tổng hành dinh quân sự của MTDTGP mà cho tới nay vẫn còn chưa tìm thấy. Ngoài ra, họ hy vọng cuộc xâm lược sẽ mang lại một thời gian nghỉ ngơi cho chính quyền Nam Việt Nam và cuộc Việt Nam hóa.

    Năm 1953, người Pháp đã liên minh với Lào để nhằm chiến thắng ở Việt Nam. Năm 1965, Johnson đã ra lệnh ném bom miền Bắc để ổn định miền Nam. Bây giờ thì Nixon cũng quyết định mở rộng cuộc chiến để có thể chấm dứt được nó. Ông giải thích cho công chúng bị bất ngờ, rằng ông sẽ không chấp nhận việc “quốc gia hùng cường nhất thế giới hành động như một gã khổng lồ bất lực đáng thương hại”, khi “các thế lực toàn trị và vô chính phủ đe dọa các quốc gia và thể chế tự do ở khắp nơi trên thế giới”.[1] Vào ngày 1 tháng Năm, 31.000 lính Mỹ và 43.000 lính Nam Việt Nam tiến quân vào Campuchia.

    Thành công về quân sự của cuộc xâm lược này là có giới hạn. Thống kê cho thấy có 2000 “Việt Cộng” chết, nhiều kho vũ khí lớn và công sự bị phá hủy. Đợt tấn công đã làm giảm áp lực của đối thủ lên vùng đất quanh Sài Gòn. Nhưng người ta đã không thể tìm ra tổng hành dinh huyền thoại của MTDTGP. Thêm vào đó, chiến dịch này tạm thời mở rộng vùng hoạt động của quân đội Mỹ và QLVNCH yếu ớt. Phản ứng lại đợt tấn công của Mỹ, người Bắc Việt lui sâu thêm vào trong nội địa. Trong thời gian tiếp theo sau đó, người Khmer Đỏ với sự giúp đỡ của Việt Nam và Trung Quốc đã có thể mở rộng sự kiểm soát của họ ra trên gần một nửa lãnh thổ Campuchia. Qua đó, cuộc xâm lược đã thổi bùng lên xung đột đã âm ỉ từ nhiều năm nay giữa Khmer Đỏ và chính phủ ở Phnom Penh. Các băng nhóm chủ yếu bao  gồm những người còn vị thành niên của Pol Pot bắt đầu biến đất nước thành một cánh đồng xác chết khổng lồ. Nhìn về lâu dài thì cuộc xâm lược này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc diệt chủng ở Campuchia.

    Pháo 105 ly tại cứ điểm Jackson Hole btrên lãnh thổ VNCH trước chiến dịch đột kích Campuchia trong tháng Năm 1970
    Pháo 105 ly tại cứ điểm Jackson Hole btrên lãnh thổ VNCH trước chiến dịch đột kích Campuchia trong tháng Năm 1970

    Một đa số vừa quá bán của người Mỹ ủng hộ lần mở rộng chiến tranh. Thế nhưng khi lực lượng vệ binh quốc gia nổ súng bắn vào những người biểu tình tại khuôn viên trường đại học Kent State ở Ohio vào ngày 4 tháng Năm 1970 thì đã xảy ra những cuộc biểu tình phản đối dữ dội nhất trong lịch sử của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Hàng trăm trường college và đại học đóng cửa, ở Washington 100.000 người biểu tình bao vây Tòa Nhà Trắng đã được  rào chặn trên một chu vi rộng. Thất vọng và cay đắng, giới tinh hoa ngoại giao quay lưng lại với Nixon. Ông Tổng thống chỉ còn đường rút lui: Ông tuyên bố chấm dứt cuộc xâm lược cho tới cuối tháng Sáu và gián tiếp thừa nhận rằng đã đánh giá quá thấp sự chống đối của công chúng. Những sự việc ở Kent State còn thúc đẩy ông tiến hành  một chuyến đi trong đêm, không người hộ vệ, đến gặp một vài người biểu tình đang đóng ở “Lincoln Memorial”. Được Anthony Hopkins diễn đầy ấn tượng trong phim Nixon của Oliver Stone, người Tổng thống đơn độc và bị cô lập cố gắng vượt qua sự câm lặng giữa những người bị cầm quyền và những người cầm quyền. Nhưng đồng thời ông cũng tuyên bố chiến tranh với giới truyền thông tự do và với Quốc Hội, chửi mắng những người phê phán chính sách đối nội của ông và yêu cầu FBI kiểm tra có quy mô hàng ngàn công dân Mỹ. Nhưng cảnh sát liên bang đã chống lại việc vi phạm rõ rệt hiến pháp này. Stephen Ambrose, nhà viết tiểu sử ông, đã viết rằng Nixon “không thể chiến thắng cuộc chiến; nhưng ông không muốn chấm dứt nó; và ông khước từ việc thua nó.”[2]

    Marc Frey
    Phan Ba dịch

    [1] Address to the Nation on the Situation in Southeast Asia, 30/04/1970, trong: Public Papers of the Presidents, Richard M. Nixon, 1970, Washington 1971, 405-410.

    [2] Stephen E. Ambrose, Nixon, tập 2: The Triumph of a Politician 1962-1972, New York 1989, trang 407.

     

  11. Ấp Chiến Lược của thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa

    ***

    Khi nói đến Ấp Chiến Lược, thì chỉ những người đã từng sống ở trong các vòng đai của Ấp Chiến Lược vào thời kỳ đầu của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa; NHƯNG, phải có một lương tâm trong sáng, một tấm lòng chân thành, thì họ mới viết lại những gì mà họ đã chứng kiến một cách trung thực. Vậy, để lớp trẻ sau này, còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng; bởi vậy, nên người viết xin phép tác giả Nguyễn Đức Cung để được trích đoạn trong bài:

    zzzzzzzzz1

    Hàng rào xung quanh ấp chiến lược

    zzzzzzz2

    Tem phát hành kỷ niệm lập Ấp Chiến Lược

    Xây dựng ấp chiến lược Bộ sưu tập tem Ấp Chiến Lược phát hành ngày 26/10/1962 “Từ Ấp Chiến Lược đến biến cố Tết Mậu Thân, những hệ lụy trong chiến tranh Việt Nam” như sau: 1.2. Khu trù mật và Ấp chiến lược. Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Cộng hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong Chính Sách An Dân của mình. Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875, 478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đó đi định cư các nơi khác tùy ý họ lựa chọn. Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể, hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là hệ thống khu trù mật và ấp chiến lược được tổ chức và nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức Khu trù mật và Ấp chiến lược là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh. Người có sáng kiến tiên khởi về ấp chiến lược có lẽ phải kể đến Tỉnh Man Tiểu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi. Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau: “Mới đặt chức Tiểu phủ sứ ở cơ Tỉnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thứ án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thử sức dân.” [9] Thành phố đổ nát Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Cộng Hòa đã được khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược, nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào Nam, và sau đó, để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền Nam. Trong cuốn sách Chính sách cải cách ruộng đất Việt-Nam (1954-1994), tác giả Lâm Thanh Liêm đã viết về Khu trù mật như sau: “Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống vì ở trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập họ với “Việt Cộng”, giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tằng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố: * Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán). * Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một Bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền). Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông). * Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ. * Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ liên hệ với ngành nông nghiệp địa phương. * Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v…) Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một “tiền đồn”, ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam. Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh.” Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản”. Và kế đến, người viết cũng xin phép tác giả Trần An Phương Nam: Gia đình CB/XDNT Bắc Cali, để cũng được trích đoạn trong bài: “Từ quốc sách Ấp Chiến Lược đến chương trình Xây dựng Nông Thôn” như sau: “Khi thành lập công cụ xâm lược mang tên Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam” (MTGPMN) vào tháng 12 năm 1960. Cộng Sản Hà Nội quyết tâm thực hiện giai đoạn khởi đầu trong sách lược thôn tính miền Nam qua mặt trận du kích chiến, trọng tâm của mặt trận này là “lấy nông thôn bao vây thành thị” nói cách khác là chúng muốn kiểm soát địa bàn nông thôn, tranh thủ nhân tâm người dân nông thôn để lợi dụng lòng yêu nước của họ ngõ hầu buộc họ phải cộng tác, nuôi dưỡng, che chở cho du kích quân cộng sản. Kế tiếp là chúng sẽ dùng nông thôn làm bàn đạp để tấn công, tiến chiếm các thành phố để cướp chính quyền. Thoạt tiên kế hoạch xâm lược miền Nam của cộng sản Hà Nội là như vậy, chúng mong muốn thôn tính miền Nam chỉ cần sử dụng mặt trận du kích chiến mà thôi, không cần sử dụng đến các mặt trận khác như trận địa chiến hay vận động chiến v.v… Nắm vững được sách lược của địch. Chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành Quốc Sách Ấp Chiến Lược, đây quả là một đối sách đúng đắn và vô cùng lợi hại của chính quyền lúc bấy giờ, việc thi hành đối sách này đã làm cho từ bọn đầu sỏ chóp bu ở Hà Nội đến bọn công cụ tay sai MTGP ở miền Nam phải điêu đứng, hoang mang. Bởi vì mục tiêu căn bản của Quốc Sách Ấp Chiến Lược là tách rời du kích quân sự cộng sản ra khỏi nhân dân nông thôn, không cho chúng bám dựa vào nhân dân để xây dựng cơ sở và hoạt động phá hoại, cuối cùng là cô lập hoàn toàn để chúng phải chọn lựa, một là ra hồi chánh, hai là bị tiêu diệt. Tất cả các Ấp đều được bảo vệ bởi các rào cản kiên cố bao quanh, các cổng chính ra vào được canh gác đúng mức tùy theo địa thế, mỗi Ấp đều có từ một đến nhiều chòi canh có tầm nhìn xa, ban ngày người dân được tự do ra vào để làm ăn, tuy nhiên người lạ mặt muốn vào Ấp phải qua thủ tục kiểm soát chặt chẽ, ban đêm các cổng chính ra vào được đóng lại, tuy nhiên các trường hợp cấp thiết của dân chúng vẫn được giải quyết. Ngoài ra, các Ấp Chiến Lược đều có thiết lập hệ thống báo động để phát hiện mọi trường hợp xâm nhập lén lút, bất hợp pháp vào Ấp. Việc quản lý Ấp do một Ban trị sự phụ trách, việc phòng thủ bảo vệ Ấp do lực lượng Phòng vệ dân sự phối hợp với các đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng Hòa của Ấp sở tại phụ trách. Ấp Chiến Lược được tổ chức theo phương thức tự quản, tự phòng và tự phát triển. Quốc Sách Ấp Chiến Lược thực hiện rất hiệu quả, công việc tát nước để bắt cá, mặt trận du kích chiến của cộng sản bị ngưng trệ, du kích quân và hạ tầng cơ sở của chúng gần như không chốn dung thân, chủ trương bám dựa vào người dân bị bẻ gãy từ trứng nước. Tóm lại, Quốc Sách Ấp Chiến Lược đang trên đà thăng tiến và tỏ ra hữu hiệu thì bất ngờ bị hủy bỏ bởi chính những người có quyền cao chức trọng trong chính thể VNCH. Thật đáng tiếc vô cùng!” Trên đây, là những trích đoạn đã viết về Ấp Chiến Lược, của hai vị tác giả Nguyễn Đức Cung và Trần An Phương Nam; riêng người viết bài này, trước đây, cũng đã có viết qua bài: Những Mùa Xuân Qua có một đoạn về Ấp Chiến Lược như sau: Mô hình của một Ấp Chiến Lược: Tại quê tôi, ấp chiến luợc là những vòng đai có hai vòng rào gai rừng, ở giữa hai vòng rào là những giao thông hào sâu quá đầu nguời, rộng hơn hai mét, do dân làng cùng nhau đào, dưới lòng giao thông hào có cắm chông làm bằng những gốc tre già đã được vót nhọn, sắc, có ba cạnh. Còn vòng rào là những tấm gai cứng nhọn, có bề rộng hai mét, bề cao hơn hai mét được ghép lại. Chúng tôi xin nhắc rằng: Vì để bảo vệ tánh mạng và tài sản của chính gia đình của mình nên mọi người dân quê đều hưởng ứng, họ rất vui vẻ với công việc này. Đặc biệt là lớp thanh niên, với những nụ cười, tiếng hát với nhau trong lúc cùng nhau thực hiện Ấp Chiến Luợc. Ngoài ra, dân lành còn dùng những chiếc thùng thiếc, loại thùng đựng dầu hỏa, hoặc thùng gánh nước đã bị hỏng, đem đục lỗ, cột dây thừng nhỏ đuợc tết bằng những sợi mây rừng; ban đêm sau 20 giờ Chiến Sĩ Dân Vệ đóng cổng ấp lại, rồi họ đem giăng dọc theo bờ rào Ấp Chiến Luợc và các lối đi ở bìa vuờn, để ngăn bước chân của Việt cộng nằm vùng ban đêm thường lẻn xuống giết hại dân lành và cuớp gạo, muối của dân mang lên rừng để sống. Bọn trẻ như chúng tôi thì khoái đi giăng thùng lắm, chúng tôi đòi Chiến Sĩ Dân Vệ phải cho chúng tôi đi theo, giăng thùng xong chúng tôi còn trông cho có ai đó, hoặc con vật gì nó vướng dây để được đánh mõ còn nếu được “la làng” thì càng thích hơn nữa. Tôi vẫn nhớ mãi về những năm tháng ấy thật vui, tôi nhớ dân quê tôi còn “phát minh” ra phong trào đánh mõ và la làng. Ngoài các trạm gác đêm của cá Chiến Sĩ Dân Vệ, thì nhà nào cũng sắm ra nhiều chiếc mõ tre; mỗi khi có tiếng thùng đổ thì mọi nguời đánh mõ ba hồi một dùi; nghĩa là đánh ba hồi dài, sau đó đánh một tiếng, còn nếu thấy có bóng dáng nguời xuầt hiện thì đánh mõ hồi một; nghĩa là đánh một hồi rất gấp, rồi kèm theo chỉ một tiếng. Lúc đó mọi nguời không ai đuợc đi lại phải chờ cho các Chiến Sĩ Dân Vệ kiểm tra xem tại sao thùng đổ, nếu là Việt cộng nằm vùng xuất hiện, thì các Chiến Sĩ Dân Vệ sẽ tri hô và mọi nguời đồng thanh la làng: “Cộng sản bớ làng, cộng sản bớ làng”; sau đó, dân làng tay cầm chiếc gậy có sợi dây thừng cuộn ở phía trên, tay cầm đuốc sáng trưng để vây bắt Việt cộng. Chính vì thế, mà tôi nhớ người dân đã bắt đuợc bốn cán bộ VC nằm vùng, nhưng tôi chỉ nhớ tên hai nguời là Duơng Đình Tú và Đỗ Luyện, cả hai đuợc đưa ra tòa sau đó họ ra Côn Đảo, đến khi trao trả tù binh họ chọn con đuờng ra Bắc. Còn nếu do một con chó thì họ sẽ la to: “Bà con ơi! chó vuớng thùng, đừng đánh nữa”, thì dân làng họ mới thôi đánh mõ. Một kỷ niệm mà không phải riêng tôi, mà có lẽ còn hai “nạn nhân” trong cuộc chắc chắn khó quên: Ấy là vào một đêm có đôi tình nhân đã hẹn hò nhau ở bìa vuờn, chắc họ đã ra đó lúc chưa giăng thùng, nên đến khuya khi họ quay về nhà, chẳng may họ đã vuớng phải dây và thùng thi nhau đổ, khi các anh Dân Vệ kiểm tra thì có bóng hai nguời họ hô: “Đứng im”; lúc ấy có tiếng cả hai xưng tên và nói: “Tụi em đây, xin các anh đừng bắn”. Nhưng lúc ấy, dân làng đã đèn đuốc sẵn sàng, hai nguời mắc cỡ quá nên đứng im không dám nhúc nhích trông rất tội nghiệp. Sau đó, đôi tình nhân ấy không hiểu tại sao họ lại chia tay. Bây giờ hai nguời đều có gia đình riêng, ở cùng làng đã có cháu nội, ngoại. Cô gái vuớng thùng năm xưa hiện nay lại là chị chồng của em gái tôi. Tôi vẫn nhớ hoài những đêm vui kỷ niệm; ngày ấy, đêm nào bọn trẻ con trong làng cũng trông mong cho có ai đó, hay con chó, con mèo vuớng thùng để đuợc đánh mõ, vì cả làng đều đánh mõ hòa với tiếng trống ở các trụ sở thôn làng, nghe thật vui tai, chúng tôi đứa nào cũng thích, cũng đòi cha mẹ sắm cho những chiếc mõ thật tốt, kêu thật to. Chúng tôi thích đánh mõ, đánh dai lắm, cho đến khi các Chiến Sĩ Dân Vệ đã la to lên: “Chó vuớng thùng, bà con ơi đừng đánh mõ nữa” các anh cứ la, còn chúng tôi thì vẫn cố đánh thêm mấy hồi nữa, vì mấy khi thùng đổ để đuợc đánh mõ đâu. Hậu quả của việc phá bỏ Ấp Chiến Lược: Mùa xuân năm 1964, Quê hương tôi không còn thanh bình nữa; bởi lúc ấy, Nền Đệ Nhất Cộng Hòa đã sụp đổ. Ấp chiến lược bị phá bỏ, vì như mọi người đều biết, từ thưở xa xưa tổ tiên chúng ta ở thôn quê quanh vườn người ta thường trồng tre, gai làm bờ rào, còn nhà thì có bờ dậu có cửa ngõ, làng thì có cổng làng, mục đích để phòng gian, như bài thơ “Cổng Làng” của Thi sĩ Bàng Bá Lân đã viết: “Chiều hôm đón mát cổng làng Gió hiu hiu thổi mây vàng êm trôi Đồng quê vờn lượn chân Trời Đường quê quanh quất bao người về thôn Ráng hồng lơ lững mây son Mặt trời thức giấc véo von chim chào Cổng Làng rộng mở ồn ào Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai” Như vậy, từ thưở xa xưa, tổ tiên của chúng ta đã từng xây dựng Làng, có Cổng Làng mà mỗi đêm thường được đóng, để bảo vệ dân làng, và mỗi ngày khi: “Mặt Trời thức giấc véo von chim chào” thì “Cổng làng rộng mở ồn ào” để cho những “Nông phu lửng thửng đi vào nắng mai”; huống thay là trong thời chiến tranh, lúc cái “Mặt trận giải phóng miền Nam” do cộng sản Hà Nội cho ra đời, thì những kẻ vì ngu xuẩn hay cố tình kia lại ra lệnh phá bỏ Ấp Chiến Lược, là phá bỏ mọi trở ngại, khó khăn để cho Việt cộng đánh chiếm các làng thôn một cách dễ dàng. Tôi đã chứng kiến những ngày Xuân 1964, đầy khói lửa, hoang tàn, từng đoàn người bồng bế, hoặc gánh con thơ chạy trốn, dân quê tôi họ đã biết rất rõ về cái gọi là “Giải phóng miền Nam “ vì cũng những người trong làng trước kia họ biết rõ là đảng viên cộng sản, sau đó họ biệt tích, rồi một ngày họ bỗng dưng từ trên núi trở về lại tự xưng là “Giải phóng miền Nam”, nên dân quê tôi đã phân biệt Quốc, Cộng là hể ở trên núi xuống là cộng sản, chúng nói gì họ cũng không nghe, thấy bóng dáng cộng sản đâu là họ đều cõng – gánh con thơ tìm đường chạy trốn. Kể từ đó, khi Ấp Chiến Lược bị phá bỏ, thì quê tôi, quận Tiên Phước gồm 15 xã, mà việt cộng đã chiếm hết 11 xã, chỉ còn có 4 xã nằm chung quanh quận lỵ, mà chẳng có xã nào còn nguyên vẹn, vì xã nào cũng mất một vài thôn; riêng xã Phước Thạnh, tức làng Thạnh Bình-Tiên Giang Thượng, gốm có 7 thôn, nhưng Việt cộng đã đánh chiếm mất 6 thôn, chỉ còn 1 thôn Đại Trung, nằm bên bờ Tiên Giang Hạ. Và với những gì tôi đã viết trước đây, là hồi ức của một thời thơ ấu không hề biết thêu dệt; nghĩa là viết một cách vô cùng trung thực, thấy sao nói vậy, nhớ đâu viết đó, chứ không phải là văn chương. Vì vậy, một lần nữa, người viết muốn lập lại là chỉ mong ước để cho lớp trẻ sau này còn biết đến một công trình của người đi trước đã dày công xây dựng.

    Pháp quốc, 20/10/2011
    Hàn Giang Trần Lệ Tuyền

    nguôn

    ***

    TÀI LIỆU QUAN TRỌNG

    30.4.1975 – Ngày Tự Thú của csVN
    30.4.1975 – Ngày Hận Thù của csVN
    Việt Nam Cộng Hòa – Sau 30 Năm Tị Nạn csVN tại Hải Ngoại
    Việt Nam Cộng Sản – Sau 30 năm Thống Trị Vietnam
    Cộng Sản Việt Nam – Thanh Trừng Nội Bộ
    Đảng CSVN – Bí mật bán Nước cho Trung Cộng
    Ghi Chú : Việt Nam – Trung Cộng – Đồng Hóa
    Sách lược : Diệt chủng dân tộc Việt của Trung Cộng
    Tài Liệu : Hủy hoại trí tuệ và Đất Nước
    Trung Quốc : Nắm 137 lô đất Chiến Lược tại Đà Nẵng
    Trung Quốc : Chủ Mưu xây dựng Formosa Thải Độc Diệt Chủng VN
    Liên Hiệp Quốc : Bác bỏ “đường lưỡi bò” Trung Quốc
    Nguyên nhân – Thất thủ Điện Biên Phủ
    Tháng Tư Đen – Bí Mật Vĩ Đại
    Danh sách : Trên 300 Cộng Sản VN có vài trăm triệu USD
    Hàng chục tỷ USD – Tẩu thoát “Ngầm” ra khỏi Việt Nam
    Chỉ thị 45 – CSVN kêu gọi Người Việt hải ngoại xóa bỏ Hận Thù

  12. .
    Ý NGHĨA TRẬN LONG TÂN ĐỐI VỚI ÚC

    ***

    Australia Plus

    Corey Hague
    17-8-2016

    H1Long Tân, Việt Nam. 18 Tháng 8 1969. Một phút tưởng niệm xúc động diễn ra trên chiến trường của Long Tân. Ảnh được cung cấp: Australian War Memorial

    Một rừng cao su gần Long Tân thuộc tỉnh Phước Tuy, phía Nam Việt Nam từng là một trong những chiến địa quan trọng đối với quân đội Úc trong thời gian tham chiến tại Việt Nam.

    Diễn ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1966, Trận Long Tân được nhớ đến là một trong những trận chiến lớn và đẫm máu nhất của quân đội Úc ở Việt Nam.

    Yếu thế trong mưa

    Quân lính Úc yếu thế hơn nhiều với chỉ 108 thành viên của Đại đội D (Delta) đối đầu với gần 2500 lính miền Bắc Việt Nam trong một rừng nhiệt đới rậm rạp.

    Binh sĩ của Úc chiến đấu tại Long Tân lúc đó thiếu đạn dược và tiếp tế. Họ buộc phải phụ thuộc vào hai máy bay RAAF để thả đạn dược bổ sung và chăn mềm cho những người bị thương.

    Khi cuộc chiến bắt đầu tại Long Tân vào cuối buổi chiều thì một cơn mưa giông xối xả đổ xuống khiến tình hình càng trở nên khó khăn.

    H1Harry Smith chỉ huy đại đội vào buổi sáng sau ngày trận Long Tân diễn ra ở Việt Nam.  Ảnh được cung cấp: Australian War Memorial

    H2Vietnam, 19 tháng 8 1966. Hạ sĩ quan Georgie Richardson, (trái), cứu thương của Đại đội D, và Trung sĩ Bob Buick, thực hiện cứu thương cho binh nhì Jim Richmond, một trong hai người Úc bị thương.  Ảnh được cung cấp: Australian War Memorial

    Cuộc đối đầu khốc liệt chỉ thuyên giảm sau ba giờ đồng hồ chiến đấu ráp lá cà và pháo nổ dữ đội, cả hai phía đều chịu thiệt hại đáng kể – 17 lính Úc thiệt mạng, 24 người bị thương trong khi quân miền Bắc Việt Nam mất ít nhất 245 quân lính.

    Sau trận chiến

    Nhiều chuyên gia quân sự tin rằng sự huấn luyện bao quát mà những người lính Úc nhận được trước khi được điều đi Việt Nam đã tạo nên khác biệt lớn giữa sinh và tử trong trận giao tranh khốc liệt như thế.

    Trận Long Tân cũng là một trong số ít những trận đánh được lưu vào lịch sử mà quân lính lại có thể đánh bại kẻ thù với cơ hội hiếm có như vậy.

    Sau cuộc đối đầu, sự dũng cảm của Đại đội D được cả Hoa Kỳ và Miền Nam Việt Nam trao tặng huân chương Huy Chương Tập Thể của Tổng thống cùng với nhiều huân chương được trao cho các binh lính Úc.

    H1Long Tân, Việt Nam. 19 Tháng 8 1966. Bình nhì David J Collins canh giữ một người lính Việt cộng bị phát hiện trên chiến trường FOR/66/0659/VN.  Ảnh được cung cấp: AWM

    Tưởng nhớ những người đã ngã xuống

    Trong khi trận Long Tân dễ hiểu khi nhận được sự tôn kính trong lịch sử văn hóa Úc, tầm quan trọng của trận chiến này cũng được tưởng niệm tại Việt Nam với Thập tự Giá Long Tân được đặt tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, một trong hai khu tưởng niệm duy nhất ở Việt Nam dành cho binh lính nước ngoài.

     

    H1Một bức ảnh về Thập tự giá Long Tân, đánh dấu nơi diễn ra trận chiến ở Việt Nam. Wikimedia Commons: Tacintop

     

    Những năm trở lại đây, nhiều cựu binh Úc và thành viên gia đình họ đã trở lại Việt Nam để thể hiện lòng thành kính đối với những người đã ngã xuống ở cả hai phía.

    Một số đã trở lại, cùng với những người dân địa phương để giúp họ cải thiện khu vực bằng các chương trình sức khỏe và xây dựng trường học.

    H1Ảnh của Đại đội D và búp bê và hộp thuốc lá, quà tặng của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa vì đóng góp của họ cho Long Tân. Hàng trước từ trái qua phải: Private (Pte) Noel Grimes of Stuart Town, NSW; Pte Allen May of Wynnum, Qld; Pte Bill (Yank) Akell of Townsville, Qld; Pte Neil Bextrum of Perth, WA; Lance Corporal (LCpl) Bill Roche of Narrandera, NSW. Hàng sau: Second Lieutenant Geoff Kendall of Underdale, SA; Sergeant Bob Buick of Brisbane, Qld; Pte Geoff Peters of Yagoona, Sydney, NSW; Corporal Bill (Bluey) Moore of Stafford Heights, Qld; LCpl Barry Magnussen of Aspley, Qld; Pte Ian Campbell of Murwillumbah, NSW. CUN/66/0750/VN. Ảnh được cung cấp: Australian War Memorial

     

    Cơ hội để ngừng lại và tưởng nhớ

    Năm mươi năm kể từ ngày định mệnh này, hoạt động tưởng niệm sẽ được tổ chức quanh nước Úc và một số sự kiện nhỏ được tổ chức ở Việt Nam.

    Người phát ngôn của Bộ Cựu Chiến binh, Dale Starr cho biết những sự kiện tưởng niệm Trận chiến Long Tân là một phần quan trọng thể hiện lòng thành kính dù có khó để có thể thật sự hiểu được trải nghiệm của chiến tranh.

     

    Nó rõ ràng là một khoảnh khắc rất quan trọng đối với những cựu chiến binh, cơ hội để dừng lại và tạm ngừng mọi thứ để tưởng nhớ tất cả những ai đã thiệt mạng ở Việt Nam.

     

    Australia Plus TV sẽ phát sóng lễ tưởng niệm Long Tân tại Canberra vào ngày 18/08 lúc 15.30, giờ Hồng Kông.

  13. TÓM TẮT QUAN ĐIỂM CỦA MAO TRẠCH ĐÔNG
    VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ “MẶT TRẬN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM”

    zz-image1

    Trong suốt cuộc chiến Việt Nam, quan điểm chính trị và quân sự của Mao Trạch Đông thay đổi nhiều lần. Từ một Mao chủ hòa sau hiệp định Geneva trở thành một Mao chủ chiến trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vào thập niên 1960 và lần nữa trở về với Mao chủ hòa sau Thông Cáo Chung Thượng Hải ngày 27 tháng Hai 1972. 

    Mao và lý luận “chiến tranh giải phóng dân tộc”

    Phát xuất từ quan điểm cố hữu “lấy nông thôn bao vây thành thị” và cũng vì không đủ khả năng để trực tiếp đương đầu với Mỹ, Mao chủ trương gây khó khăn cho Mỹ, kẻ thù chính của Trung Cộng trong giai đoạn từ 1949 đến 1972, qua hình thức chiến tranh cách mạng tại bất cứ quốc gia nào Mỹ đang có quyền lợi hay có thể tạo ảnh hưởng.

    Trong dịp tiếp phái đoàn báo chí Chile ngày 23 tháng Sáu 1964, Mao tuyên bố: “Chúng tôi chống chiến tranh, nhưng chúng tôi ủng hộ các cuộc chiến chống chủ nghĩa đế quốc do các dân tộc bị áp bức phát động”. Từ Phi Châu, Nam Mỹ, và Á Châu, Mao tích cực yểm trợ võ khí và cơ sở lý luận cho các phong trào “giải phóng dân tộc”, chống “đế quốc thực dân”. Các phong trào Maoist lan rộng khắp nơi, từ Nepal bên rặng Hy Mã Lạp Sơn ở Á Châu cho đến tận những cánh đồng ở Ecuador, Nam Mỹ.

    Trong mắt Mao, ba “anh hùng” được xem là những lãnh tụ tiêu biểu của phong trào “giải phóng dân tộc” là Hồ Chí Minh tại Á Châu, Fidel Castro tại Nam Mỹ, và Ben Bella tại Phi Châu. Trong số ba “anh hùng” đó, Hồ Chí Minh và đảng CSVN vì lý do ý thức hệ và địa lý chính trị, được Mao quan tâm nhất và bằng mọi giá phải nắm chặt trong tay.

    Khi phong trào giải thực bước vào giai đoạn chót vào cuối thập niên 1960, hầu hết các nước thuộc địa đã được trao trả quyền độc lập hoàn toàn hay độc lập trong khuôn khổ thịnh vượng chung. Hai trong số ba nước tiên phong gồm Algeria và Cuba nghiêng về phía Liên Xô, Mao chỉ còn lại một đàn em trung thành duy nhất ở Á Châu là CS Bắc Việt. Mao tìm mọi cách để kiểm soát CSVN về mọi mặt từ giáo dục tuyên truyền, đường lối lãnh đạo cho đến kinh tế, văn hóa, xã hội.

    Mao và quan điểm về chiến tranh Việt Nam

    – Sau hiệp định Geneva 1954 đến 1964: Trung Cộng là nguồn cung cấp duy nhất cho CS Bắc Việt, không chỉ từ chén cơm manh áo mà cả lý luận tư tưởng. Nói chung đời sống từ vật chất đến tinh thần của đảng CSVN lệ thuộc sâu xa vào đảng CSTQ. Khắp miền Bắc, từ công sở đến gia đình, hình ảnh của Mao được đặt trên mức linh thiêng.

    Hồ Chí Minh và lãnh đạo CSVN đã thi hành một cách nghiêm chỉnh hầu hết các mệnh lệnh đầy tai họa từ Mao và các chính sách phi nhân này đã dẫn đến cái chết oan uổng của nhiều trăm ngàn người dân Việt Nam vô tội qua các chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Sau tổn thất nặng nề trong chiến tranh Triều Tiên, Mao có ý định tập trung vào các chính sách đối nội, và cũng muốn CSVN đặt thứ tự ưu tiên vào việc CS hóa xã hội miền Bắc trước. Tuy nhiên, để đồng thuận với đảng CSVN anh em, Mao cũng đã tích cực yểm trợ quân sự trong chủ trương CS hóa Việt Nam bằng võ lực. Tổng số viện trợ quân sự của Trung Cộng trong giai đoạn này gồm 320 triệu yuan, 270 ngàn súng ngắn, 10 ngàn pháo, 200 triệu viên đạn, 2.02 triệu đạn pháo, 1 ngàn xe tải, 25 máy bay, 1.18 triệu bộ quân phuc.

    – 1964 đến 1965: Thái độ của Mao đối với chiến tranh trở nên kiên quyết hơn. Cuối năm 1964, Hồ Chí Minh chủ trương cân bằng ảnh hưởng giữa Liên Xô và Trung Cộng mong nhận được viện trợ của cả hai để theo đuổi mục tiêu CS hóa toàn cõi Việt Nam. Điều này làm Mao lo lắng. Mao sai Đặng Tiểu Bình, lúc đó là Tổng Bí Thư đảng CSTQ, bí mật thăm Hà Nội và hứa viện trợ Hà Nội một tỉ yuan nếu Hà Nội từ chối viện trợ của Liên Xô. Ngoài ra, Mao cũng cứng rắn chống lại mọi sáng kiến chấm dứt chiến tranh Việt Nam bằng phương tiện đàm phán. Mao nói thẳng với Kosygin, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Liên Xô, trong chuyến viếng thăm của ông ta tới Bắc Kinh ngày 11 tháng Hai, 1965, “Liên Xô không được dùng Việt Nam để mặc cả với Mỹ”. Mao cũng từ chối đề nghị của Liên Xô về một phiên họp thượng đỉnh giữa ba đảng CS để thảo luận về đường lối chiến tranh Việt Nam. Mao xem đảng CSVN chẳng khác gì một xứ bộ của đảng CSTQ.

    – 1965 đến 1972: Khi chiến tranh Việt Nam gia tăng cường độ, Lê Duẩn, trưởng phái đoàn đại diện đảng CSVN, trong chuyến viếng thăm Trung Cộng tháng Tư 1965, đã chính thức yêu cầu Mao gởi quân sang Việt Nam. Đáp lại lời thỉnh cầu của Lê Duẩn, Mao gia tăng hàng loạt viện trợ quân sự cho CS Bắc Việt. Tháng Sáu 1965, các sư đoàn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào miền Bắc Việt Nam. Đến tháng Ba 1968, tổng số quân Trung Cộng có mặt tại miền Bắc là 320 ngàn quân với tất cả phương tiện yểm trợ và trang bị vũ khí đầy đủ.

    Các cuộc dội bom ồ ạt của Mỹ lên miền Bắc gây tổn hại trầm trọng trong mọi lãnh vực kinh tế, quốc phòng của CS Bắc Việt. Cùng lúc đó, Liên Xô, các nước CS Đông Âu, và đồng minh của Mỹ Tây Âu khuyến khích CS Bắc Việt và Mỹ ngồi vào bàn hội nghị để tìm cách giải quyết chiến tranh Việt Nam. CS Bắc Việt đồng ý. Chủ trương của lãnh đạo CS Bắc Việt lúc đó là vừa đánh vừa đàm để tận dụng mọi cơ hội có lợi nhất cho mục đích tối hậu CS hóa Việt Nam và đồng thời dùng bàn hội nghị để mặc cả Mỹ giảm mức độ ném bom. Ngoài ra, Hồ Chí Minh lo ngại Mỹ sẽ tăng cường thêm 100 ngàn quân tại miền Nam như y đã trao đổi với Mao vào tháng Sáu 1965.

    Mao thì khác. Mao chống đối phương pháp thương thuyết và chủ trương kéo dài chiến tranh càng lâu càng tốt. Chủ trương kéo dài chiến tranh của Mao phát xuất từ ba lý do: (1) Mao muốn tiếp tục làm tiêu hao khả năng của Mỹ, (2) chứng tỏ vai trò lãnh đạo của Mao trong thế giới thứ ba, (3) dùng chiêu bài chống đế quốc xâm lược để củng cố vai trò cai trị của Mao tại lục địa Trung Quốc.

    – Thông Cáo Chung Thượng Hải 1972 đến 30-4-1975: Quan hệ giữa Trung Cộng và Liên Xô ngày càng xấu và khó có cơ hội hòa giải giữa hai nước CS hàng đầu. Chỉ riêng năm 1969, đã có tới 400 vụ đụng độ dọc biên giới. Đáp lại ý định rút lui khỏi Việt Nam của TT Richard Nixon, Mao nghĩ đã đến lúc phải bắt tay với Mỹ để tránh bị bao vây cả hai mặt bằng hai kẻ thù mạnh nhất nhì trên thế giới. Sau chuyến viếng thăm Trung Cộng của TT Richard Nixon cuối tháng Hai 1972, tới phiên Mao cổ võ một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến Việt Nam mà trước đó không lâu ông ta đã chống lại.

    Mao và “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam”Mao-NguyenHuuTho

    Hôm nay cả thế giới đều biết những tổ chức được gọi là “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” hay “Chính phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đều chỉ là các bộ phận thuộc đảng bộ miền Nam do Trung Ương Cục Miền Nam, tên mới của Xứ ủy Nam Bộ đảng Lao Động, lãnh đạo.

    Tổ chức gọi là “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam” (MTDTGPMNVN) hay thường được gọi tắt là “Mặt trận Giải phóng Miền Nam” được thành lập ngày 20 tháng 12, 1960 với mục đích: “Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và gây chiến, đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ; thành lập một chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách trung lập, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc, tích cực góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới.”

    Bí thư Trung Ương Cục đầu tiên là Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Bộ chính tri đảng Lao Động Việt Nam. Tháng 10 năm 1964, nhu cầu quân sự gia tăng, Nguyễn Chí Thanh được điều vào Nam làm Bí thư Trung ương Cục kiêm Bí thư Quân ủy Miền. Từ 1967 đến 1975, Trung ương Cục miền Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Phạm Hùng, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Chính ủy các lực lượng vũ trang miền Nam. Đầu năm 1961, “Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam” cũng được Trung Ương Cục Miền Nam thành lập. Dù chỉ trên danh nghĩa, “quân giải phóng” này lẽ ra phải trực thuôc “MTDTGPMNVN”, tuy nhiên, theo nội dung chỉ thị của Tổng Quân ủy CSVN tháng 1 năm 1961 nhấn mạnh: “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo”.

    Đáp ứng nhu cầu tạo thế đối trọng với chính phủ VNCH, ngày 8 tháng 6, 1969, Trung Ương Cục thành lập thêm một tổ chức mới gọi là “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam” do Huỳnh Tấn Phát, đảng viên CS từ thời 1945 làm Chủ tịch và Nguyễn Thị Bình làm Bộ trưởng Ngoại Giao.

    Nhân dịp đánh dấu 40 năm hiệp định Paris, các cơ quan tuyên truyền của đảng ca ngợi bà Bình là “nhà ngoại giao sáng tạo linh hoạt”. Điều đó không đúng. Về nguyên tắc lãnh đạo, vai trò của “Chính phủ Lâm thời” trong đó có “Bộ trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thị Bình” chỉ là mặt nổi đối ngoại, tất cả lời ăn tiếng nói của bà đều được chỉ thị từ đảng ủy bên trong, đứng đầu là Lê Đức Thọ. Chắc bà Bình cũng phải thừa nhận, dưới sự lãnh đạo của đảng CS, mọi “sáng tạo linh hoạt” cá nhân là những điều cấm kỵ.

    Dù sao, trước 1975, nhờ che đậy dưới mục đích rất nhân bản và lương thiện “dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam, thực hiện độc lập dân tộc, tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, giữ vững hoà bình, thi hành chính sách trung lập”, “MTDTGPMNVN” đã thu hút khá đông “trí thức” miền Nam về phía họ và nhanh chóng làm suy yếu cơ chế chính trị dân chủ còn rất non trẻ ở miền Nam.

    – Mao ve vãn các lãnh đạo “Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam”: Không ai hiểu con bằng cha mẹ, tác giả của sách vở mà CSVN dùng là của Mao và đường lối CSVN dùng cũng là của Mao đã từng áp dụng tại Trung Quốc như trường hợp Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, gọi tắt là Chính Hiệp sau 1949. Chủ tịch của các Hiệp Chính này không ai khác hơn là những lãnh đạo tối cao của đảng. Mao Trạch Đông chủ tịch khóa I (1949 – 1954), Chu Ân Lai chủ tịch các khóa II, III, IV (1954 – 1976), Đặng Tiểu Bình chủ tịch khóa V (1978 -1983) Đặng Dĩnh Siêu chủ tịch khóa VI (1983 – 1988), Lý Tiên Niệm chủ tịch khóa VII (1988 – 1992) v.v…

    Qua kinh nghiệm lãnh đạo Chính Hiệp tại Trung Quốc, Mao biết dù sao vẫn còn tồn tại một thành phần ngây thơ trong hàng ngũ “MTDTGPMNVN” nên sau Thông Cáo Chung Thượng Hải, Mao tìm cách khai thác và ve vãn hàng ngũ này. Điều Mao dự đoán không sai nhưng không đủ thế và lực để tạo ra ảnh hưởng lớn. Sau 1975 các thành phần ngây thơ này tập trung dưới hình thức Câu Lạc Bộ Kháng Chiến và nhiều trong số họ đã bị bắt.

    Mao tiếp Nguyễn Thị Bình tại Bắc Kinh ngày 29 tháng Hai 1972 và nói với bà Bình “Chúng ta thuộc vào một gia đình. Bắc Việt, Nam Việt, Đông Dương, Triều Tiên cùng một gia đình và chúng ta ủng hộ lẫn nhau. Nếu các bạn thành công tại hội nghị Paris, không chỉ Nam Việt mà Bắc Việt cũng đạt đến mức bình thường hóa với Mỹ ở mức độ nào đó”.

    Tháng 11, 1973, Nguyễn Hữu Thọ và phái đoàn MTDTGPMNVN thăm Bắc Kinh. Phái đoàn của y được Mao tiếp đón nồng nhiệt và hứa các khoản viện trợ không hoàn trả. Các thành viên trong phái đoàn MTDTGPMNVN ngạc nhiên trước cách đối xử khác biệt của Mao. Trương Như Tảng, Bộ trưởng Tư Pháp của “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, kể lại trong vài ngày đầu thăm viếng Bắc Kinh, các lãnh đạo Bắc Kinh tưởng Trương Như Tảng là người của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nên tỏ ra lạnh nhạt, nhưng khi biết y là thành phần của phái đoàn Nguyễn Hữu Thọ, họ đã trở nên niềm nở.

    – Mao và chủ trương hai nước CS Việt Nam: Chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan, hai lần đưa tay phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của cả Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa lẫn Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam sau khi đơn gia nhập của Nam Hàn bị bác bỏ tuần trước đó. Với lãnh đạo CSVN, việc hai miền CS Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”. Về mặt lãnh đạo, chỉ do một đảng CSVN mà thôi.

    Mao biết khuynh hướng thân Liên Xô trong lãnh đạo CSVN và hy vọng lãnh đạo CSVN tại miền Nam hay gốc miền Nam sẽ có một khuynh hướng khác. Những ve vãn của Mao đối với MTDTGPMNVN cũng chỉ là hành động “còn nước còn tát”. Bắt được ý định đó, Hoa Kỳ đưa ra một “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước Đông Nam Á gồm Bắc Hàn, Nam Hàn, Bắc Việt, Nam Việt cùng vào LHQ. Trung Cộng không chấp nhận. Mao, vào thời gian đó, sức khỏe yếu dần nhưng đã đóng vai trò quyết định trong “giải pháp trọn gói” của Mỹ.

    Mao và lãnh đạo Trung Cộng khi ủng hộ chủ trương hai Việt Nam không phải phát xuất từ lòng thương xót Việt Nam Cộng Hòa hay người dân miền Nam mà chỉ muốn tiếp tục chi phối chính trị Việt Nam qua vai trò của Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên để trả giá cho chính sách đó bằng việc chấp nhận Nam Hàn vào LHQ, Mao cho rằng không tương xứng. Vì Mao không đồng ý “giải pháp trọn gói” tức cả bốn nước cùng vào LHQ nên chiều ngày 11 tháng 8, 1975, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Daniel P. Moynihan Mỹ phủ quyết CS Bắc Việt và CS Nam Việt.

    Tìm hiểu quan điểm của Mao qua các giai đoạn của cuộc chiến để thấy phía sau những khẩu hiệu tuyên truyền đường mật, dã tâm của Mao vẫn là khống chế Việt Nam bằng mọi cách. Tập Cận Bình hãnh diện là truyền nhân của Mao, do đó, đọc lại Mao để có thể đo lường những bước đi tới của họ Tập. Ngoài các đặc điểm kế thừa từ Mao, Tập Cận Bình còn đi xa hơn khi tham vọng bành trướng cả Á Châu.

    CSVN ngày nay không còn chọn lựa nào khác hơn là quy phục Trung Cộng để tiếp tục tồn tại và duy trì quyền cai trị đất nước. Chọn lựa duy nhất của các tầng lớp người Việt Nam yêu nước hiện nay là đóng góp hết sức mình vào cuộc vận động dân chủ tại Việt Nam. Dân chủ hóa Việt Nam là phương cách “thoát Trung” đúng đắn và phù hợp với sự phát triển văn minh thời đại nhất. Mục tiêu đầu tiên trong tiến trình dân chủ hóa là tháo gỡ cho được cơ chế chính trị xã hội độc tài CS hiện nay.

    Trần Trung Đạo

    Tham khảo
    – Discussion between Mao Zedong and Nguyen Thi Binh. December 29, 1972. Wilson Center.
    – Chen Jian (1995), China’s Involvement in the Vietnam War, 1964-69, Cambridge University Press.
    – Rosemary Foot, John Gaddis, Andrew Hurrell (2002). Order and Justice in International Relations. Oxford.
    – Yang Kuisong (2002). Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973. Woodrow Wilson International Center for Scholars.
    – Qiang Zhai (2002). China & The Vietnam Wars, 1950-1975. University of North Carolina Press.
    – Eric J Ladley (2007) Balancing Act: How Nixon Went to China and Remained a Conservative. iUniverse.
    – Trương Quảng Hoa. Hồi kí cố vấn Trung Quốc. Diendan.org.
    – New York Times, August 7, 1975 và August 12, 1975
    – Trần Gia Phụng (2016). Lịch Sử Sẽ Phán Xét, Nhà xuất bản Non Nuoc, Toronto, Canada.

    Trần Trung Đạo

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s