Ngày Quốc Hận – 30.4.1975

 

Nhìn lại ngày Quốc Hận !

Quốc hận 30.4.1975, đã cho thấy rõ sự cuồng vọng chiếm Miền Nam.
Đảng cộng sản Hà Nội lùa thanh niên Miền Bắc vô nam chết “Sinh bắc
tử nam”. Chúng rêu rao chiến thắng, nhưng số thanh niên chết gấp
năm lần thanh niên miền nam chết. Vậy, cs Hà Nội chỉ chém giết, chỉ
biết nướng thịt thanh niên để thõa dã tâm độc ác. Dù thanh niên miền
bắc hay nam cũng là chung nòi giống, chúng vẫn giết để lập công dâng
cho Nga Tàu, hiến thân cho cộng sản quốc tế.

Sau 30.4.1975, cs Hà Nội đã trù dập người lính Miền Nam trong các nhà tù
gọi là trại “Cải Tạo”. Chúng còn giam tù cấm cố và hủy diệt mồ mả của
người lính Miền Nam. Còn người lính Miền Bắc chết được xây mồ hoành tráng.
Để chúng tuyên truyền là tri ân, và xoa dịu bớt sự đau khổ của thân nhân người
lính bị nướng thịt làm mồi tế Mác-Lê-Mao-Hồ. Lũ vinh quang chính là bè
Hán Hóa giặc cộng sản ngồi tại Ba Đình.

Những kẻ theo đảng cs Hà Nội là những tên vô tâm và bất nhân. Và là
loại con người mang bản tính gian xảo, hung hiểm…

Còn cộng sản Hà Nội thống trị Việt Nam,
Còn mất đất biển và đứng bờ diệt vong Tộc Việt.

Thực tế Việt Nam hiện nay

Đã 35 năm (1975 – 2010), đảng csVN xây dựng được gì cho Đất Nước ?
– Hợp thức hoá biên giới ; Hiến đất dâng biển cho Tàu cộng
– Củng cố quyền lực độc tài Thống Trị
– Củng cố công an đàn áp người Việt yêu Nước
– Gây chia rẽ Phân Hóa Đoàn Kết Dân Tộc
– Thực hiện ngầm biến Việt Nam thành tỉnh của Tàu cộng

Ai là người Việt có “Lương Tâm” vì sự tồn vong của Tộc Việt .
Hãy Ủng Hộ bằng Tiếng Nói và Hành Động thích ứng Hiện Tại .

35 năm nhìn lại

Lệ đốt đèn tâm tưởng niệm
Nạn nhân khâm liệm độc tài
Chết vì đày đọa khổ sai
Chết vì nô lệ, ác lai dập trù


Tháng tư 35 năm nhìn lại !

(Ngày Quốc Hận 30.4.1975)

Thanh Niên Việt Nam Thời Quốc Nạn Cộng Sản !

Trai Miền Nam trở thành quân đội Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH)
Trai Miền Bắc trở thành Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (lính cụ hồ)
Lính Miền Nam bị bại; Mồ mả bị csVN cấm cổ, bỏ hoang, đập phá …
Lính Miền Bắc được thắng; Mả mồ hoành tráng, hương nhang nghi ngút…

Hiện nay cả nước thấy rõ Ai thắng, Ai bại ?

Kẻ chiến thắng chính là Tàu Cộng :
Tàu làm chủ cả Nước Việt và đang diễn biến “Hán Hoá”.
Bộ đầu não đảng csVN tại Ba Đình làm tay sai cho Tàu,
để hưởng quyền lợi vinh thân phì gia “Tư Bản Đỏ”.

Kẻ bại chính là Dân Tộc Việt :
Mất đất và biển. Và tài nguyên bị Tàu xâm nhập khai thác,
như Bauxite tây nguyên; Hậu quả sẽ thải chất độc vô cùng
nguy hiểm cho Dân Tộc. Giặc Bauxite và thương mại hiện nay
hàng vạn quân tàu mỵ danh công nhân xâm nhập vào quê hương .
Đảng csVN đang và đã cho Tàu Cộng và các nước khác “Thuê 50 năm”
khai thác rừng dưới chiêu bài trồng cây. Nguy hại tàn mạt rừng quí
hàng ngàn năm Tổ Tiên để lại mà ta không hưởng, lại cho ngoại quốc
vô khai phá. Cũng có thể là khai thác những hầm mỏ quí .
Dân đen nghèo tiếp tục mạt, đảng csVN bán Nước trở thành “Tư bản đỏ”.

Hậu quả tháng tư đen

Sau 30.4.1975, Hơn một triệu dân vượt biển thoát chế độ sát nhân csVN
ra nước ngoài tỵ nạn . Hàng vạn người chết trên đường vượt biên;
Hàng vạn người chết trong các nhà tù “cải tạo” và thủ tiêu trả thù.
Cảnh tàn sát dã man nhất của lịch sử loài người mà csVN dành cho
Dân Tộc Việt. Cả thế giới đều kinh hoàng đã đón nhận người Việt sống
trên đất nước họ cho đến hôm nay. “Không lời nào kể hết tội ác của csVN”.

Hiện nay, sau 35 năm csVN gọi là giải phóng Miềm Nam;
Thống nhất, độc lập, tự do, hạnh phúc. Có đúng với lời
tuyên truyền của csVN hay không ? Chắc chắn là không.
Hiện nay cả nước đều thấy csVN mỵ dân và độc tài bán Nước.

Dân trong nước hiện nay, sống trong gông cùm độc tài csVN. Nếu người nào
đi chệch hướng, sẽ bị trù dập cả gia đình; Sống cũng như chết .
Dân tỵ nạn ở nước ngoài, csVN tìm mọi thủ đoạn lọc lừa gây xáo trộn để
bòn rút xương máu. Và âm mưu xoá bia tưởng niệm thuyền nhân tại
Galang và Bidong, cho vong linh vất vưởng đầu sóng bạc.

Để hầu tưởng lại “Tháng Tư Đen” cũng như ngày “Quốc Nạn Cộng Sản”;
Từ khi cộng sản xâm nhập đất nước Việt Nam; Gây cảnh nồi da xáo thịt .
Hậu quả hiện nay và tương lai phủ màng “Đen Tối” lên đầu Dân Tộc .

Hãy lấy “Dân Chủ” xoá màng “Đen Tối”, cứu nguy Tổ Quốc đang bị csVN
làm bàn đạp cho Tàu Cộng “Hán Hoá”. 30.4 là ngày “Quốc Hận” không thể xóa.

Vivi
Norway 29.4/2010
_______________

Bài Đọc Quan Tâm

30.4.1975 – Ngày Tự Thú của csVN
30.4.1975 – Ngày Hận Thù của csVN
VNCH – Sau 30 năm tị nạn csVN
Danh Ngôn Chủ Nghĩa Cộng Sản
30 câu nói về Cộng Sản
Chiến tranh nam bắc Mỹ
Ngô Đình – Hiểm Họa Xâm Lăng
Hồ Chí Minh – Tên Diệt Chủng thế kỷ 20
TT Thiệu – Hòa bình của nấm mồ
TT Phạm Văn Đồng – Tù Cải Tạo 30.4.1975
Ngày Quốc Hận – 30.4.1975
Ghi Chú : Việt Nam – Trung Cộng
Quốc Ca – Cờ Vàng – Cờ Đỏ
Quốc Hận – 30.4.75 Tại Sao ?
Hòa Giải – Hòa Hợp – Dân Tộc
Thanh Trừng – Nội Bộ Đảng csVN

9 thoughts on “Ngày Quốc Hận – 30.4.1975

  1. Sáu điều tâm niệm của người lính Việt Nam Cộng Hòa

    Chiến Sĩ VNCH,

    Điều 1: Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sự sống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
    Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
    Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
    Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
    Điều 5: Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánh đập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
    Điều 6: Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước, đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

    *** — ***

    DANH SÁCH NHỮNG QUÂN NHÂN QUÂN LỰC VNCH
    Đã Tuẫn Tiết trong những ngày cuối cùng mất nước .

    Hãy dành một nén hương lòng cho những anh hùng quân lực VNCH đã anh dũng hy sinh hoặc tuẫn tiết trong những ngày cuối của cuộc chiến. Họ đáng để cho chúng ta tôn vinh và đời đời nhớ ơn .

    1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, cựu tư lệnh Quân Đoàn II 30/4/1975
    2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV 30/4/1975
    3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV 30/4/1975
    4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tướng tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh 30/4/1975
    5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh 30/4/1975
    6- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh- khóa 16 Đà Lat. 31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn
    7- Đại Tá Lê Câu, trung đoàn trưởng 47 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tự sát ngày 10/3/1975
    8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang). 30/4/1975
    9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập, đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ. Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

    10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Sài Gòn
    11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi Phụ Tá Chánh sở 3 ANQĐ – Cục An Ninh Quân Đội. Tự sát 30/4/1975 tại Cục An Ninh
    12- Trung Tá Phạm Đức Lợi, phụ tá Trưởng Khối Không Ảnh P2/ Bộ TTM. 30/4/1975
    13- Trung Tá Vũ Đình Duy, trưởng Đoàn 66 Đà Lạt. 30/4/1975
    14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn, trưởng Đoàn 67 Phòng 2 Bộ Tổng Tham m ưu. Tự sát ngày 30/4/1975
    15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu (bằng súng)
    16- Thiếu Tá Đặng Sỹ Vĩnh, trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con
    17- Thiếu Tá Mã Thành Liên (Nghĩa), tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu- khoá 10 Đà Lạt. 30/4/1975 tự sát cùng vợ
    18- Thiếu Tá Lương Bông, phó ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ- Phong Dinh. Tự sát ngày 30/4/1975
    19- Thiếu Tá Trần Thế Anh, đơn vị 101. Tự sát ngày 30/4/75
    20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn, Ban 3, Tiểu Khu Quảng Ngãi. Tự sát 30/4/1975
    21- Đại Úy Tạ Hữu Di, tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tự sát 30/4/1975
    22- Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh, trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8. Tự sát ngày 30/4/1975
    23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính, TĐ 12 Nhảy Dù. Tự sát ngày 30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản
    24- Trung Sĩ Trần Minh, gác Bộ Tổng Tham Mưu. Tự Sát 30/4/1975
    25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát, quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên 1/5/1975
    26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc, tiểu đoàn trưởng, Tiểu Khu Hậu Nghĩa 29/4/1975
    27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt 30/4/1975
    28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân, Khoá 5 Thủ Đức, Ban Ước Tình Tình Báo P2 /Bộ TTM. Tự sát ngày 1/5/75
    29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, Phòng 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả, nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh: Phạm Việt Châu, cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội. Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975
    30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu, trưởng Ban Văn Khố P2/Bộ TTM. Tự sát sáng 30/4/75 tại P2/Bộ TTM
    31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng, CS đặc biệt, 30/4/1975 tại Thanh Đa, Sài Gòn
    32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
    33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Thiếu Tá Đặng Sĩ Vinh), P2 BTTM. Tự sát cùng vợ con 30/4/1975
    34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo, An Ninh Quân Đội, khóa 1/70 Thủ Đức. Tự sát 30/4/1975 tại Kiến Hòa
    35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan (Quan Đen), phi công PĐ 110 Quan Sát (khóa 72). Tự sát chiều 30/4/1975
    36- Hồ Chí Tâm B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau). Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau
    37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu
    38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu

    Còn rất nhiều, rất nhiều tấm gương sáng của những người anh hùng quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã Tuẫn Tiết vì Nước, nhưng không thể sưu tầm được đầy đủ .

    (st)

  2. KISSINGER NGÃ GIÁ, HÀ NỘI ĐÒI MỸ GIAO MIỀN NAM
    Bùi Anh Trinh

    Trích sách “Giải Mã Những Bí Ẩn Của Chiến Tranh Việt Nam” của Bùi Anh Trinh.

    Sẵn sàng thay Nguyễn Văn Thiệu bằng Dương Văn Minh.

    Năm 1971, ngày 26-7, Kissinger trở lại Paris nhưng chỉ gặp Xuân Thủy, còn Lê Đức Thọ đang ở Hà Nội ( Được HN gọi về sau khi Chu Ân Lai sang báo cho biết là Bắc Kinh đã thỏa thuận với Mỹ ). Kissinger tỏ vẻ không hài lòng vì sự vắng mặt của Thọ. Lần này ông hẹn với Xuân Thủy là sẽ đến nơi hẹn lúc 11 giờ nhưng đến 11 giờ 25 ông mới đến; do vì trước đó ông phải bàn thảo với Đại sứ Trung Quốc Hoàng Chấn quá lâu ( Hồi ký của Kissinger ). Theo biên bản còn lưu trữ tại Bộ Ngoại giao CSVN thì ngôn ngữ của Kissinger không còn mềm mỏng như trước nữa.

    Kissinger trao cho Xuân Thủy bản dự thảo khung sườn của Hiệp định gồm 8 điểm mà trong đó có rất nhiều đề nghị mới :

    (a) Hiệp định được đề nghị ký kết vào ngày 1-11-1971 và Hoa Kỳ sẽ rút hết quân vào ngày 1-8-1972.

    (b) Việc thả tù binh sẽ bắt đầu cùng ngày và kết thúc cùng ngày với việc rút quân của Hoa Kỳ.

    (c) Hoa Kỳ không ủng hộ bất cứ ứng cử viên tổng thống nào trong cuộc bầu cử sắp tới tại Nam Việt Nam ( Trong khi tình hình cho thấy chắc chắn Thiệu sẽ tái đắc cử ). Hoa Kỳ sẵn sàng tiếp tục viện trợ cho Nam Việt Nam và sẽ giới hạn số lượng viện trợ nếu như Bắc Việt Nam cũng được giới hạn viện trợ.

    Sau đó Kissinger chuyển đến Xuân Thủy lời hứa của Tổng thống Nixon là sẽ cung cấp cho Đông Dương ngân khoản viện trợ tái thiết là 7 tỉ USD, trong đó Hà Nội có gần 2 tỉ. Trong giờ nghỉ giải lao, Kissinger đưa cho Xuân Thủy xem bức hình ông ta chụp chung với ứng cử viên Tổng thống Dương Văn Minh, nghĩa là nếu HN thuận đề nghị của Kissinger thì Dương Văn Minh sẽ đắc cử.

    Lúc họp trở lại Kissinger nói “Điều mà các ngài muốn là chúng tôi tạo ra một tình thế để chính quyền Sài Gòn sụp đổ ngay một cách chắc chắn”. ( Trong khi đó ) “chúng tôi muốn tạo ra một tình hình làm cho việc thay thế Chính quyền Sài Gòn có thể xảy ra” ( Biên bản buổi họp, hồ sơ lưu trữ/ Bộ Ngoại giao CSVN ).

    Cũng theo biên bản buổi họp thì cuối cùng Kissinger cho biết nếu có thỏa thuận ký Hiệp định vào ngày 1-11-1971 thì Dương Văn Minh sẽ thắng cử, còn nếu không thì Thiệu sẽ đương nhiên thắng cử vào ngày 3-10-1971. Xuân Thủy hẹn gặp lại vào ngày 13-9-1971.

    * Chú giải : Cần ghi nhớ câu nói “chúng tôi muốn tạo ra một tình hình làm cho việc thay thế Chính quyền Sài Gòn có thể xảy ra” của Kissinger để giải thích cho hành động của Chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 1975. Ngày đó CIA đã tạo ra một tình hình làm thay đổi chính quyền Sài Gòn từ tay Nguyễn Văn Thiệu vào tay Dương Văn Minh. Kịch bản xảy ra vào tháng 4 năm 1975 đã được CIA dự trù trước từ năm 1971.

    Điều kiện “lật đổ chế độ Nguyễn Văn Thiệu” đã được Kissinger đưa ra như là một điều kiện chủ yếu sau khi thả ra một khuyến dụ cuối cùng là chung cho Hà Nội 2 tỉ Đô la. Nghĩa là nếu các ông chịu thả tù binh và chịu nhận 2 tỉ USD thì chúng tôi mới giao chính quyền Miền Nam vào tay các ông; còn nếu như ngày nào các ông chưa chịu giao tù binh thì ngày đó chúng tôi cũng chưa lật đổ Thiệu.

    Đây là Kissinger muốn kiểm lại phản ứng của Hà Nội qua Xuân Thủy. Nhìn vào thái độ của Xuân Thủy, Kissinger có thể suy ra đối với Hà Nội thì số tiền bồi thường chiến tranh quan trọng hơn hay là lật đổ chế độ Thiệu quan trọng hơn. Quả nhiên phản ứng của Xuân Thủy cho thấy Hà Nội đăm đăm vào chuyện bàn giao chủ quyền Miền Nam cho họ chứ họ không màng tới chuyện tiền bạc hay danh dự.

    Tài liệu của Bộ Ngoại giao CSVN do Lưu Văn Lợi công bố đã ghi lại nguyên văn biên bản cuộc trao đổi lần này giữa Kissinger và Xuân Thủy :

    “Mọi người cùng cười, Kissinger lại mời Xuân Thủy tháng 11 sang Mỹ dự việc phóng tàu vũ trụ lên mặt trăng. Xuân Thủy lại tiếp tục nêu ra những mâu thuẫn của Kissinger trong 8 điểm ( đề nghị 8 điểm của Hoa kỳ ) thì ông ta nói :

    – Tôi cứ tưởng nói lên mặt trăng thì Bộ trưởng ký ngay 8 điểm của tôi?

    Xuân Thủy :

    – Tôi muốn nói chuyện quả đất chứ chưa muốn nói chuyện mặt trăng

    Kissinger đề nghị chia ra hai giai đoạn… …Ông nói rằng từ nay đến bầu cử ( Bầu Tổng thống VNCH vào ngày 3-10-1971 ) mà không xảy ra điều gì thì chắc chắn chính phủ hiện nay ở Sài Gòn sẽ thắng cử. Nếu ta thỏa thuận nguyện tắc ( Về đề nghị 8 điểm của Hoa Kỳ ) thì có khả năng Tướng Dương Văn Minh thắng cử.

    Xuân Thủy :

    – Trong điều kiện Thiệu có gần 1 triệu quân, có bộ máy cảnh sát lớn, có gần 20 vạn quân Mỹ sẵn sàng yểm trợ giúp Thiệu, tòa Đại sứ Mỹ chỉ đạo cả về quân sự và chính trị, có các đội bình định, mạng lưới CIA, mà các ông nói không có cách nào để ảnh hưởng ngoài lời tuyên bố giữ thái độ trung lập ( Về cuộc bầu cử ). Những điều ông nói đối với những người hiểu biết không ai tin được”.

    Xuân Thủy đã hớ hênh trầm trọng, những lời bông đùa của Kissinger khiến cho Xuân Thủy mất cảnh giác. Câu nói của ông ta đã xác nhận lại tất cả những gì mà Kissinger nghi ngờ : Hà Nội không ghét gì Thiệu, không sợ gì Thiệu; nhưng rõ ràng là sợ quân đội VNCH, sợ đội ngũ dân quân cán chính VNCH, và cả nhân dân Miền Nam; những thứ này sẽ không cho CSVN chiếm được Miền Nam sau khi Hoa Kỳ đã rút hết quân.

    Vì vậy vấn đề là Hà Nội muốn Hoa Kỳ giao chính quyền Miền Nam cho họ chứ không phải đơn thuần là hạ bệ cá nhân ông Thiệu. Vấn đề bây giờ đã rõ nét là Hà Nội chịu trăm cay nghìn đắng để nhằm mục đích chiếm được Miền Nam chứ không phải chỉ là “đuổi đế quốc Mỹ ra khỏi Miền Nam”.

    Năm 1971, ngày 13-9, Kissinger trở lại Paris nhưng cũng chỉ gặp Xuân Thủy. Cuộc họp xảy ra trong 2 tiếng và gần như là một cuộc cãi lộn. Biên bản buổi họp được ghi lại :

    Kissinger : “Tôi biết Bộ trưởng đã phát biểu theo chỉ thị mà Bộ trưởng đã nhận nên tôi trả lời, đây là trả lời cho người đã ra chỉ thị đó”.

    Xuân Thủy : “Tôi xin ngắt lời ông. Tôi hỏi ông nói đây là theo chỉ thị của Nhà Trắng hay là ý kiến riêng ông?”

    Kissinger : “Thay mặt Nhà Trắng”

    Xuân Thủy : “Thay mặt Nhà Trắng thì tôi sẵn sàng nghe, còn nếu là cá nhân ông thì chỉ nghe một phần thôi. Vì tôi cũng nghe những điều mà ông nói theo chỉ thị của Nhà Trắng và những điều tôi nói cũng chỉ để cho Nhà Trắng nghe”

    Kissinger : “Ông sẵn sàng nghe chứ?”

    Xuân Thủy : “Được, nếu là của Nhà Trắng”

    Hai bên chia tay mà không hẹn ngày gặp lại. Kissinger muốn gặp Lê Đức Thọ để thăm dò tình hình nội bộ Hà Nội trong khi ông ta đang ra điều kiện với Bắc Kinh. Sự lánh mặt của Lê Đức Thọ khiến cho Kissinger nghĩ rằng Hà Nội đã thủ thế sau khi nghiên cứu tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

    Trong khi đó tại Hà Nội, Lê Duẩn và Bộ chính trị CSVN biết rằng chỉ có một trận đánh lớn như trận Điện Biên Phủ mới đủ sức ép khiến cho Hoa Kỳ chịu bàn giao chủ quyền Miền Nam để lấy được tù binh HK trở về. Vì vậy Lê Đức Thọ không cần gặp Kissinger, Hà Nội quyết định quay sang xin viện trợ quân sự của Liên Xô, nghĩa là BCT/CSVN ngã hẵn về phía LX sau khi TQ đã phản lại họ.

    * Chú giải : Trao Miền Nam cho họ

    Năm 1983, sau 8 năm nghiên cứu hồ sơ chiến tranh Việt Nam tại Ngũ Giác Đài, Tướng Cao Văn Viên hoàn thành tập tài liệu “The Final Collapse”, trong đó ông nhận xét : “Đến lần nói chuyện vào tháng 9 (1971) thì Hoa Kỳ mới hiểu được ý định thực sự của Cọng sản : Họ muốn Hoa Kỳ trao Miền Nam cho họ trước khi Hoa Kỳ rút quân” ( Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Kỳ Phong, trang 33 ). Khi tài liệu của Tướng Viên được tung ra thì ít ai hiểu được ý nghĩa của đoạn này, chỉ có những ai chuyên nghiên cứu về diễn tiến của hòa đàm Paris mới biết rằng đây là bước ngoặt rất quan trọng trong chiến lược đàm phán của Kissinger.

    Từ trước tới nay Kissinger cũng như các chuyên viên đàm phán Hoa Kỳ cứ đinh ninh rằng Hà Nội chỉ muốn Hoa Kỳ rút hết quân ra khỏi Việt Nam để họ có thể chiếm được Miền Nam dễ dàng. Vì vậy chuyện còn lại là Hoa Kỳ phải thương lượng về con số bồi thường chiến tranh để được đem tù binh trở về.

    Nhưng từ trước tới sau, qua 9 cuộc họp mật mà Hà Nội không hề đá động tới chuyện tù binh và bồi thường chiến tranh. Mãi đến cuộc họp mật thứ 10 Lê Đức Thọ mới tung ra lá bài bồi thường chiến tranh và khăng khăng phải thay thế Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng cung cách của Lê Đức Thọ lần đó và thái độ của Xuân Thủy lần này cho thấy Hà Nội coi vấn đề Thiệu mới là vấn đề sống chết, còn vấn đề bồi thường chiến tranh không quan trọng.

    Biết được như vậy thì Kissinger và Nixon “sướng” quá, bởi vì họ có thể dễ dàng đặt ra một chiến lược mới để đối phó với những toan tính lâu nay của Hà Nội. Vì vậy cuộc họp thứ 12 này chỉ là để kiểm chứng lại xem suy đoán của họ có đúng hay không. Nếu đúng như vậy thì họ sẽ sẽ sẵn sàng hạ bệ Thiệu để đem được tù binh trở về.

    Nếu ngày đó, 1971, Hà Nội đừng nghe lời kích động của Mạc Tư Khoa, đừng âm mưu xua đại quân tràn vào Miền Nam vào mùa hè năm 1972, thì Lê Đức Thọ đã có thể bắt tay ký hòa ước ngưng chiến với HK, và họ sẽ có tất cả : Quân HK sẽ rút toàn bộ và chế độ Nguyễn Văn Thiệu sẽ chuyển sang tay Dương Văn Minh rồi chuyển sang tay Võ Văn Kiệt mà không hề đổ máu, không tốn công sức.

    Trong khi đó Kissinger lại sơ hở trầm trọng, ông quá phấn khởi với ngón đòn bắt tay với Bắc Kinh mà quên rằng cần phải bắt tay với Mạc Tư Khoa mới có thể giải quyết xong chiến tranh Việt Nam. Không phải Kissinger dốt, nhưng các bản tin của CIA luôn luôn khẳng định với ông rằng Hà Nội đang theo TQ và chống Liên Xô ( Vụ thanh toán nhóm “Xét lại chống đảng” thân Liên Xô ). CIA không hế nghĩ rằng sau khi Bắc Kinh quay mặt 180 độ thì Hà Nội cũng có quyền quay 180 độ.

    BÙI ANH TRINH
    http://vantuyen.net/2014/08/13/kissinger-nga-gia-ha-noi-doi-my-giao-mien-nam-bui-anh-trinh/

  3. Nhìn Người Nghĩ Ta

    Chiến Tranh Nam Bắc Mỹ (1861-1865): Ân Xá Tại Appomattox

    – Mercy at Appomattox; Tác giả William Zinsser (Reader’s Digest 9/1994)
    Lê Ngọc Diệp chuyển ngữ

    Trước khi vào bài chuyển ngữ: Lịch sử là những sự thật và thường liên hệ đến tương lai. Những nhân vật đóng vai trong lịch sử, dù muốn dù không, hành động của họ cũng ảnh hưởng đến tương lai của cộng đồng hay quốc gia mà họ là những thành viên. Cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ (1861-1865) có những điểm tương đồng và dị biệt với cuộc chiến tranh Việt Nam (1960-1975) (Chúng tôi chỉ đề cập đến giai đoạn sau Hiệp Định Paris 1954 phân chia hai miền Nam Bắc và chiến tranh tái phát khi MTGPMN do CSHN dàn dựng vào năm 1960 ). Trước hết, bỏ ra ngoài những yếu tố đặc biệt của cuộc chiến tranh Việt Nam, hai cuộc chiến tranh nầy là một cuộc nội chiến, tức là dân cùng một quốc gia đánh lẫn nhau. Kế đến, số thương vong rất cao, chiến tranh Nam Bắc Mỹ làm thiệt mạng gần 600.000 quân lính hai bên trong vòng 4 năm. Số thương vong của cuộc chiến tranh Việt Nam tuy không có số thống kê chánh thức nhưng ít ra cũng 3-4 lần nhiều hơn trong 15 năm. Sau nữa, vì binh sĩ hai miền cùng là một quốc gia, nên anh em bà con trong cùng gia đình nhiều khi lại ở vào hai bên đối nghịch.

    Khác nhau là Bắc Mỹ tranh đấu cho lý tưởng giải phóng nô lệ đã thắng, miền Nam Việt Nam tranh đấu cho lý tưởng tự do dân chủ lại thất trận. Nhưng có một điểm khác biệt quan trọng hơn, đó là cung cách kết thúc cuộc chiến. Những bãi chiến trường và nghĩa trang quân đội của hai miền Nam Bắc Mỹ hiện nay là di tích lịch sử của quốc gia Hoa Kỳ, không có trả thù, không coi chiến thắng là vinh quang. Kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam là hận thù, trại cải tạo, kinh tế mới, ngụy quân, ngụy quyền, vượt biên, san bằng các nghĩa trang của QLVNCH, xã hội suy hóa, nhân tâm ly tán, kinh tế băng hoại, mất đất dâng biển, lòng dân oán hận. Tất cả chỉ vì cái nhìn thiển cận, cố chấp và bất tri lý của những người chiến thắng sống trong hào quang mù quáng.

    Bài viết sau đây nói đến nhân cách cao quý của những nhân vật ở phe chiến thắng lẩn chiến bại trong cuộc nội chiến Nam Bắc Mỳ để từ đó, người ta có thể đối chiếu với tư cách thấp kém của các bọn cầm đầu của đảng CSVN.

    *****

    Tôi không phải là người say mê về cuộc nội chiến. Tôi không bao giờ có ý muốn thăm viếng những chiến trường nổi danh ngày xưa và khơi dậy diễn tiến của những trận đánh nầy. Chuyện xảy ra có quá nhiều bi thảm.

    Thế mà có một địa danh trong cuộc nội chiến luôn luôn ám ảnh tôi, đó không phải là một bãi chiến trường mà là tên của một ngôi làng, hai bên xung đột cùng nhau kết thúc cuộc chiến: Appomattox! Để viếng nơi đây, tôi lấy máy bay đến thành phố Richmond và lái xe về phía tây của miền nam tiểu bang Virginia. Tôi chọn lộ trình đi ngang dịa thế nơi tướng Lee (1) đã dàn quân miền Nam trong tuần lễ cuối cùng của trận chiến. Trong suốt 9 tháng trời, quân đoàn Bắc-Virginia của tướng Lee đã án binh gần Petersburg, phía nam thành phố Richmond. Vào ngày 2 tháng 4, cuộc chiến coi như kết thúc. Quân miền Bắc bao vây gần 1/5 quân của tướng Lee tại Saylef’s Creek và bắt giữ 7.000 tù binh. Được tin nầy, tướng Lee than: “Trời ơi! quân ta đã tan rã rồi hay sao?”. Thật vậy, phần lớn quân lính của ông đã tan hang. Đói khát và kiệt sức, một số đông binh lính đào ngũ, quân số của tướng Lee chỉ còn lại 30.000 người. Trong lúc vội vã lui binh về phía tây, tướng Lee nhận được một bức thơ tay của tướng Grant kêu gọi ông đầu hàng.

    Quân số quá ít so với địch quân và gần như bị vây khổn, sự lựa chọn của tướng Lee rất giới hạn. Một viên sĩ quan đề nghị phân tán và đánh du kích, tướng Lee không đồng ý. Ông giải thích tiếp tục đánh nhau chỉ gây thêm đau khổ không cần thiết cho dân miến Nam. Ông nói: “Không còn giải pháp nào khác hơn là tôi phải đến gặp tướng Grant, nếu không, tội của tôi đáng chết ngàn lần!”. Ngày 9 tháng 4, tướng Lee ra lịnh viên sĩ quan tùy viên, đại tá Charles Marshall, đến một ngôi làng kế bên, Appomattox Court House, để tìm một địa điểm cho ông và tướng Grant gặp mặt.

    Theo trí nhớ của tôi từ lúc còn đi học, tướng Grant (2) và tướng Lee họp trong một tòa án. Thật sự không phải như vậy. Tôi được biết trong cuộc viếng thăm, ở miến nam tiểu bang Virginia vào thế kỷ thứ 19, những ngôi làng nào có đại biểu trong quận hạt đều có hai chữ “Court House” đi liền theo tên của ngôi làng đó. Thật ra, khi đại tá Marshall đi ngựa vào ngôi làng nầy nhằm ngày chúa nhựt lễ phục sinh, tòa án đóng cửa. Ngôi làng thanh vắng và không có hoạt động. Ở đây còn lại khoảng 100 người, phân nữa là người nô lệ, nhiều người da trắng khi nghe quân đội đến đã bỏ làng ra đi. Một người ở lại, nhà buôn bán Wilmer Mc. Lean được đại tá Marshall thương lượng để dùng ngôi nhà của ông ta làm địa điểm bàn thảo việc quy hàng.

    Tướng Lee đến trước, mặc lễ phục mang dây biểu chương và đeo kiếm, tướng Grant mặc đồ tác chiến thường ngày, quần và giày còn bám đất hành quân. Hai người ngồi trong phòng khách của ông Mc. Lean và hàn huyên thân mật về cuộc sống quân ngũ trong cuộc chiến tranh Mễ Tây Cơ (3). Sau cùng, tướng Lee đề cập đến “mục đích của buổi gặp gỡ của chúng ta ngày hôm nay”. Tướng Grant bèn lấy cây viết chì, viết vội vã những điều kiện đầu hàng và trao lại cho tướng Lee.

    Sau khi xem qua những điều tướng Grant trao, tướng Lee nói: “Những điều kiện nầy sẽ là môt tác động tốt cho quân sĩ của tôi”. Điều kiện đầu hàng không đòi hỏi sự trả thù địch quân, họ được tự do về lại quê nhà. Tướng Lee đề cập đến nhiều binh lính của ông dùng ngựa đi đánh trận, ông hỏi tướng Grant rằng những quân lính nầy có thể giữ lại ngựa của họ được không? Tướng Grant chấp nhận và ông nói rằng hầu hết là những người nông dân và nếu họ không có ngựa, ông e rằng họ khó lòng trồng trọt để sống qua mùa đông. Tướng Lee trả lời: “Điều nầy sẽ góp phần quan trọng trong việc hòa giải dân tộc của chúng ta”.Trước khi chia tay, ông cho tướng Grant biết rằng ông sẽ trao trả những tù binh miền Bắc vì ông không đủ lương thực cho họ, và ngay cả thiếu lương thực cho binh lính của ông. Tướng Grant nói ông sẽ gởi sang cho binh lính của tướng Lee 25.000 phần lương thực khô.

    Khi tin đầu hàng bay đến doanh trại, quân miền Bắc bắn đại pháo để ăn mừng. Tướng Grant ra lịnh ngưng ngay. Ông nói với các sĩ quan trong bộ tham mưu của ông: “Chiến tranh đã chấm dứt, quân phản loạn bây giờ là đồng bào của chúng ta”. Tướng Grant cảm thấy không thể “hồ hởi” trước sự quy hàng của một kẻ thù, những người đã chiến đấu một cách anh dũng trong bao nhiêu năm qua. Trong khi đó, khi được tin ân xá, quân đội miền Bắc không đợi lịnh, họ tự động đem sang trại quân miền Nam từng bao thịt bò , thịt “bacon” và những thức ăn khác mà quân đội miền Nam từ lâu thiếu thốn.

    Vào ngày 12 tháng 4, bốn năm sau kể từ ngày tấn công Fort Sumter gây ra cuộc nội chiến Nam-Bắc, quân đội của tướng Lee tiến vào ngôi làng để trao nộp vũ khí. Chính tại nơi nầy, hành động hòa giải cuối cùng đã xảy ra và đó là tất cả ý nghĩa tại Appomattox.

    Một nhân vật đáng kính, ông Joshua L. Chamberlain, một tướng lãnh miền Bắc được chỉ định tiếp nhận binh sĩ quy hàng. Ông rời chức giáo sư tại trường đại học Bowdoin để nhập ngũ. Ông đã được thăng chức nhiều lần tại mặt trận về sự can đảm. Ông bị thương sáu lần, một lần trầm trọng cho đến nỗi bác sĩ quân y không cứu chữa vì coi ông như đã chết.

    Ngày hôm đó, trước hàng quân nghiêm chỉnh, tướng Chamberlain nhìn những binh sĩ miền Nam xơ xác từ trên đường đồi đi vào làng, dẫn đầu là tướng John B. Gordon. Sau nầy, tướng Chamberlain viết lại: “Giây phút đó làm tôi thật sự xúc động. Tôi quyết định để đánh dấu sự việc nầy, tôi phải làm biểu hiện thừa nhận không gì khác hơn là chào tay. Tôi cũng biết rằngsẽ có người chỉ trích thái độ của tôi sau nầy. Tôi đã không xin phép để hành sử như vậy và thật sự tôi cũng không đòi hỏi được khoan dung về hành dộng nầy. Đối diện với chúng tôi, trong tư thế bại trận nhưng can trường, là biểu tượng của tinh thần trượng phu, những con người không rã rời, không đau khổ, bất chấp tử vong và không có một sự tuyệt vọng nào có thể khuất phục họ được. Bây giờ đây, họ trở thành những con người ốm yếu, tả tơi và đói khát, nhưng họ đứng sừng sững, mắt nhìn ngang vào chúng tôi, làm sống dậy những sự ràng buộc thiêng liêng cao cả hơn hết. Những đấng nam nhi như vậy sao lại không được hội nhập vào một Hợp Chúng Quốc đã thử thách và vững vàng?”.

    Đáp lại lịnh của tướng Chamberlain, ” tức thời tất cả hàng ngũ của chúng tôi, từ đơn vị nầy đến đơn vị khác, đều nghiêm chỉnh chào tay. Tướng dẫn đầu đoàn quân, ngồi trên lưng ngựa trông buồn bã, đầu cuối xuống, nghe được tiếng động của sự chào tay và nhận ra hàm ý của việc đối xử nầy, di chuyển một cách tuyệt diệu làm cho ông và con tuấn mã ở một vị thế nhìn thẳng, rồi ông theo quân cách chào lại bằng cách hạ kiếm ngang mũi giày và ra lịnh cho các đơn vị theo sau thi hành lễ nghi quân cách khi đi ngang hang quân Bắc Mỹ: danh dự được đối xử bằng danh dự! Phía chúng tôi không còn tiếng kèn thắng trận, không một tiếng trống, không một tiếng reo hò, không một lời nói hay một tiếng sầm xì về một sự vinh quang hư ảo, mà là một sự im lặng rợn người và nghẹt thở dường như là một sự diễn hành của những bóng ma”.

    Từ sáng sớm đến chiều tối, những người lính miền Nam ở thế chào đi ngang những người miền Bắc cũng ở thế chào. Họ giao vũ khí, những lá cờ miền Nam tơi tả và trở về quê. Gần 100.000 quân miền Nam đã quy hàng ở Appomattox. Vài ngày sau, tất cả đều rời nơi nầy.

    “Sau diễn tiến của sự quy hàng, ngôi làng trở lại nhịp sống bình thường”, ông Ron Wilson, sử gia của Appomattox Court House , nói với tôi. Làng Appomattox hiện nay là một di tích lịch sử quốc gia gồm ngôi nhà của ông Mc. Lean xây cất trở lại, tòa án và 20 căn nhà nhỏ hơn. Ông Wilson và tôi ngồi dưới cổng nhà Clover Hill tân trang, nơi đây, tướng Grant đã đặt in 28.231 giấy chứng nhận phóng thích cho binh sĩ miến Nam. Chúng tôi nhìn qua khung cảnh trầm lặng mênh mông. Con đường từ đó quân sĩ miền Nam đi xuống ngôi làng xuyên qua một vùng ruộng lúa có thể nhận ra rõ ràng trong một bức tranh vẽ hồi thế kỷ 19, cho đến nỗi tôi hình dung thấy họ đang di chuyển xuống con đường đó một lần nữa.

    Hiện nay có khoảng 110.000 du khách đến viếng di tích nầy hàng năm. Ông Jon B. Montgomery, quản trị viên, nói: “Họ đến tìm nguồn cảm hứng. Câu chuyện chúng tôi kể cho họ nghe không phải là trận đánh cuối cùng nhưng là sự hòa hợp của quốc gia và những điều kiện rộng rãi của sự quy hàng do tướng Grant đề nghị. Tướng Grant không muốn đóng vai một vị anh hùng chiến thắng. Đế tài “khoan dung” và “hòa hợp” cứ vang mãi trong tai tôi trước sự trầm lặng của Appomattox. Ông Wilson nói: “Tướng Grant và tướng Lee có một tầm nhìn rất xa. Hai ông nhận thức rằng những nỗ lực hai bên dùng vào cho cuộc chiến đã gây ra bao nhiêu phân hóa trong bao nhiêu năm qua, cần phải được vận dụng để tái thiết quốc gia. Không cần phải có hận thù”.

    Có ba nhân vật sống mãnh liệt trong lòng tôi. Hai trong ba nhân vật đó, tướng Lee và tướng Grant còn ngời sáng với đức tánh trí dũng mà người Hoa Kỳ còn ngưỡng mộ đến ngày hôm nay. Một người tượng trưng cho sự quý phái và truyền thống trưởng giả của miền Nam cổ kính, và người kia là hình ảnh của một con người bình thường và tự lập của miền Bắc, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ. Người thứ ba không ai khác hơn là ông Lincoln (4). Ở giai đoạn sau cùng, Appomattox chính là màn diễn xuất của ông. Tôi hầu như thấy ông đang đứng phía bên kia chiếc bàn trong nhà của ông Mc. Lean khi tướng Grant viết sơ qua về những điếu kiện đầu hàng. Tôi cũng biết rằng ông Lincoln thường tuyên bố ông muốn cuộc chiến tranh chấm dứt trong sự khoan dung, nhưng tôi không biết ông và tướng Grant có thì giờ để thảo luận vấn đề nầy hay không.

    Ông Ron Wilson nói rằng hai người đã gặp nhau hai tuần lễ trước đó trên chiến hạm River Queen ở song James, và hai ông đã thảo luận rất lâu về những diễn tiến chấm dứt cuộc chiến một cách nhanh chóng và những xáo trộn có thể xảy ra vào thời hậu chiến. Ông Wilson nói với tôi: “Ông cũng nên biết thêm ông Lincoln đã nói: hãy để họ buông súng một cách thoải mái”.

    Ghi chú thêm của người dịch :

    (1) Robert E. Lee, tư lịnh quân đội miền Nam, được nhiều sử gia xem như một tướng lãnh tài giỏi nhứt trong cuộc nội chiến. Ông đã chận đứng được sự tiến quân của miền Bắc nhằm đe dọa thủ đô Richmond, Virginia của miền Nam. Sau đó, vì thiếu thốn phương tiện và quân số, ông phải đầu hàng tại Appomattox. Sau chiến tranh, ông là viện trưởng của trường đại học Washington và kêu gọi dân miền Nam đoàn kết góp phần xây dựng Hợp Chủng Quốc.

    (2) Tướng Ulysses S. Grant sau đó đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ hai nhiệm kỳ

    (1869-1877).

    (3) Chiến tranh Mễ Tây Cơ (1846-1848) xảy ra giữa Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ về sự tranh chấp biên giới phía Bắc và Đông của tiểu bang Texas vừa được sáp nhập vào Liên Bang năm 1845. Hoa Kỳ thắng cuộc chiến tranh nầy và Mễ Tây Cơ với Hòa Ước Guadalupe vào tháng 2/1848 chịu nhượng cho Hoa Kỳ phần còn lại của Texas, đồng thời Hoa Kỳ cũng kiểm soát luôn California, Nevada, New Mexico và Wyoming. Hoa Kỳ đồng ý bồi thường $ 18.250.000 chiến phí cho Mễ Tây Cơ (trị giá hiện nay khoảng $600.000). Sự sáp nhập những tiểu bang mới nầy vào liên bang cũng là trong những nguyên nhân đưa đến cuộc nội chiến vì các tiểu bang mới không được phép dùng nô lệ. Do đó, số tiểu bang không chấp thuận nô lệ đã tăng thêm và Thượng Viện mất quân bình bất lợi cho miến Nam.

    (4) Tổng Thống Abraham Lincoln chỉ hai ngày sau khi chấm dứt chiến tranh, vào ngày 14.04.1865 bị ám sát chết trong lúc ông đang tham dự một buổi trình diễn tại hí viện Ford ở Washington D.C. Người ám sát ông là diễn viên John Wickes Booth, một người có khuynh hướng ủng hộ miền Nam.
    (st)

  4. Quốc Thư Cuối Cùng của Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu gửi
    Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford.

    Kính Ngài Tổng Thống.

    Những sự kiện trong vài tuần gần đây đã đưa miền Nam Việt nam vào 1 tình huống mới và nghiêm trọng. Hiện nay chúng tôi phải đương đầu với lực lượng địch quân đông hơn và trang bị tối tân hơn. Khi quân Cộng Sản đang tập trung cửa ngõ vùng đồng bằng, nhân dân và quân đội chúng tôi đã chuẩn bị với quyết tâm chiến đấu đến cùng để bảo vệ lãnh thổ và sự Tự Do của dất nước. Để thực hiện thành công sự quyết tâm này, chúng tôi vô cùng cần đến những phương tiện chiến đấu, đó là vũ khí và đạn dược. Vì vậy, tôi rất biết ơn Tổng Thống tích cực vận dộng, thúc giục Quốc Hội biểu quyết chấp thuận việc viện trợ thêm về quân sự cho Việt Nam Cộng Hoà. Tuy nhiên vì việc viện trợ quân sự cho VNCH đã là một vấn đề được mọi người biết đến và đang nóng lòng mong chờ nếu Quốc Hội biểu quyết từ chối chắc chắn sẽ là một đòn mãnh liệt giáng xuống tinh thần quân đội chúng tôi khi chúng tôi đang chuẩn bị cho những trận đánh quyết định sắp tới. Chúng tôi muốn điều này sẽ không xẩy ra.

    Chúng tôi trân trọng và biết ơn sâu sắc với tất cả những hy sinh xương máu và tài sản của người dân nước Mỹ trong thời gian qua để giúp chúng tôi bảo vệ sự Tự Do của miền Nam Việt nam. Chúng tôi hoàn toàn hiểu rõ những vấn đề đạo đức và chính trị mà những nhà lập pháp Hoa Kỳ phải đương đầu khi họ xem xét vấn đề viện trợ cho VNCH.

    Nếu vì lý do nào đó họ thấy không thể cung cấp viện trợ quân sự cho VNCH, tôi có một đề nghị với Tổng Thống và mong Tổng Thống cứu xét cho.

    Thưa Tổng Thống, tôi đề nghị Tổng Thống yêu cầu Quốc Hội đồng ý cho chúng tôi vay dài hạn lần cuối cùng số tiền 3 tỷ đô la, được phân chia trong 3 năm và kỳ hạn hoàn trả là 10 năm với mức lãi suất do
    Quốc Hội quyết định. Tiềm năng về dầu hỏa và nguồn lợi về nông nghiệp của chúng tôi sẽ thế chấp cho món nợ này. Số tiền vay này được gọi là “Freedom Loan”.

    Số tiền này sẽ cho phép chúng tôi có cơ hội để được tồn tại trong một đất nước Tự Do và Dân Chủ.

    Chúng tôi kêu gọi lương tâm và lòng nhân đạo của nhân dân Hoa Kỳ trước cảnh ngộ của đất nước chúng tôi, một người bạn đồng minh trung thành với nhân dân Hoa Kỳ trong suốt 20 năm sóng gió, một dân tộc đã chịu nhiều hy sinh vì chiến tranh, đau khổ vì Cộng sản trong hai thập niên chiến đấu để giữ mảnh đất Tự Do này. Một dân tộc như vậy xứng đáng với lòng thông cảm và sự giúp đỡ.

    Trong giờ phút vô cùng khẩn thiết, chúng tôi mong muốn Tổng Thống thúc giục Quốc Hội xem xét dễ dàng, cấp bách cho lời yêu cầu của tôi là được vay “Số tiền vì Tự Do“. Đây sẽ là hành động cầu xin cuối cùng của tôi, một người bạn đồng minh, gởi đến Tổng Thống và toàn thể nhân dân Hoa Kỳ.

    Trân trọng kính chào.
    Nguyễn Văn Thiệu.
    Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà
    (Ngày 29-03-1975)

    ________________

    * Mỹ không viện trợ thêm mà còn ngưng cấp ngân khoản 300 Triệu Mỹ Kim cho Quốc Gia VNCH; số tiền này đã có sẵn, chỉ còn chờ gửi.

  5. Kẻ xấu đã thắng trong cuộc chiến Việt Nam – 30.4.75

    trước số phận tăm tối của số lượng lớn những người Việt bị chuyển giao. Đối với họ, hành trình tử nạn thực sự chỉ mới bắt đầu với chiến thắng của cộng sản.

    – Khoảng từ 200.000 tới 400.000 người đã bị chết chìm trong khi chạy trốn khỏi đất nước của họ trên những chiếc thuyền đánh cá và thuyền chắp vá tạm bợ, theo Cao ủy LHQ về người tị nạn.
    – Khoảng 65.000 người đã bị hành quyết.
    – Một triệu người bị đẩy vào các trại tập trung, ở đó, 165.000 người bị tra tấn hay bị bỏ đói đến chết.
    – Trong số những người bị giết gồm có 30.000 người trong danh sách tình báo viên của CIA bị sót lại tại tòa đại sứ, theo tường trình của National Review.

    The ALM

    Tác giả: Uwe Siemon-Netto

    Người dịch: Trần Văn Minh

    h113

     

    Lời bình HMT: “Kẻ xấu” hay “người tốt”, thì sau thời gian 40 năm „chiến thắng“ 1975,  phần lớn người Việt Nam cả hai bên chiến tuyến chắc hẳn đã đủ thời gian để cảm nhận và đánh giá… Như khi trong thập niên 1960, nền kinh tế – giáo dục VNCH đã ít nhất ngang ngửa Nam Hàn… Rồi sau 40 năm „độc lập – tự do – hạnh phúc“, nước VN XHCN đang “nằm ngửa nằm nghiêng”, đang làm kiếp nô lệ để cố sống mà giữ cho đảng CSVN „ vinh quang muôn năm“…

    ***

    Vào lúc cao điểm của chiến tranh Việt Nam, Ralph White đã tìm cách gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhưng bị từ chối vì mắt bị chấn thương khi chơi tennis trước đó. Tuy nhiên, khi cuộc chiến đầy biến động gần tới hồi kết thúc hồi tháng 4 năm 1975, ông White khi ấy 27 tuổi, đang ở Sài Gòn, đã làm đúng với phương châm người lính thủy quân lục chiến “luôn luôn trung thành” – chỉ với phương cách dân sự.

    Bằng cách khuyến dụ, thuyết phục và khéo léo qua mặt các thủ tục hành chánh, White đã tìm được một phương cách tuyệt vời để cứu thoát 112 nhân viên Việt Nam của Ngân hàng Chase National Bank và những người gia đình của họ: ông chỉ đơn giản nhận bảo trợ tất cả những người đó, trước sự chứng kiến của các thẩm phán Mỹ đang làm nhiệm vụ khẩn cấp tại sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Trong khi đối mặt với thất bại sắp xảy ra của đồng minh Hoa Kỳ là người Việt ở miền Nam, người công dân Mỹ này đã đạt được một chiến thắng tuy nhỏ bé nhưng thật nổi bật.

    Bốn ngày sau đó, vào ngày 30 tháng 4, xe tăng T-54 của Liên Xô đã hoàn tất cuộc chinh phục của cộng sản đối với miền Nam Việt Nam bằng cách cán qua cổng rào của dinh tổng thống ở Sài Gòn. Ở bên trong, Tổng thống miền Nam, Việt Nam là ông Dương Văn Minh (Big Minh) đề nghị chuyển giao quyền hành. Đại tá Bắc Việt Bùi Tín trả lời: “Không có chuyện chuyển giao quyền lực… Ông không thể chuyển giao cái mà ông không có”.

    Đối với tôi, một người Đức, những lời này nghe có vẻ giống các điều khoản của Đồng Minh áp đặt lên đất nước chúng tôi năm 1945, khi tôi còn là một đứa trẻ: đầu hàng vô điều kiện. Sự trớ trêu là trong khi vào cuối Đệ Nhị Thế chiến, một chính phủ rõ ràng là độc ác đã bị buộc phải đầu hàng theo cách này, thì điều trái ngược lại xảy ra 30 năm sau ở Sài Gòn: một chế độ độc tài toàn trị với các đặc điểm vô nhân đạo đến tận cùng đã uy hiếp một đối thủ nhân đạo hơn nhiều – mặc dù có những khuyết điểm – vào tình thế đầu hàng vô điều kiện, và được thế giới hoan hô.

    Sau thời gian tường thuật về Việt Nam cho một nhà xuất bản lớn nhất của Tây Đức trong khoảng thời gian 5 năm, tôi kết luận rằng: kẻ xấu đã thắng. Không có lý do để vui mừng. Tuy nhiên, khi Tổng thống Gerald Ford tuyên bố tại Đại học Tulane ở New Orleans rằng chiến tranh Việt Nam “đã chấm dứt, ít nhất là đối với Hoa Kỳ”, một tuần trước khi miền Nam, Việt Nam cuối cùng đã bị tiêu diệt, ông đã nhận được sự hoan hô nồng nhiệt.

    Đáng lẽ ra các phản ứng này nên được kềm lại trước số phận tăm tối của số lượng lớn những người Việt bị chuyển giao. Đối với họ, hành trình tử nạn thực sự chỉ mới bắt đầu với chiến thắng của cộng sản. Khoảng từ 200.000 tới 400.000 người đã bị chết chìm trong khi chạy trốn khỏi đất nước của họ trên những chiếc thuyền đánh cá và thuyền chắp vá tạm bợ, theo Cao ủy LHQ về người tị nạn. Khoảng 65.000 người đã bị hành quyết. Một triệu người bị đẩy vào các trại tập trung, ở đó, 165.000 người bị tra tấn hay bị bỏ đói đến chết. Trong số những người bị giết gồm có 30.000 người trong danh sách tình báo viên của CIA bị sót lại tại tòa đại sứ, theo tường trình của National Review.

    Tính theo tỷ lệ, Ralph White thành công vượt trội so với chính phủ Hoa Kỳ: anh đã đem được tất cả người của mình ra, như đã dự tính khi anh tình nguyện chuyển từ Bangkok đến Sài Gòn để làm quyền tổng giám đốc cho chi nhánh Chase ở Việt Nam hai tuần trước khi Sài Gòn thất thủ. Trong báo cáo với cấp trên của mình tại Chase sau này, ông viết rằng “việc duy trì mối liên lạc giữa ngân hàng Mỹ và tòa đại sứ để bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ trong kế hoạch di tản” là “mục đích duy nhất” cho sứ mạng của anh.

    “Đọc lại báo cáo của mình làm cho tôi khá tự hào về người đàn ông 27 tuổi này,” Ông White, người bây giờ là một nhà văn ở Litchfield, Connecticut cho biết.

    Gần bốn thập niên sau sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam, tôi gặp một câu chuyện cảm động về một công dân Mỹ dũng cảm và trung thành với những giá trị của mình như bất cứ người lính nghiêm chỉnh nào. Patricia Palermo là một cô gái tiếp viên hàng không tóc vàng của hãng máy bay Pan Am từ Nebraska, tình nguyện làm tiếp viên trưởng cho các chuyến bay liên tục từ Guam đến Sài Gòn, đưa “những chàng trai trẻ má hồng và tinh thần phấn khởi” ra mặt trận, như cô nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Khi tôi thấy họ một lần nữa 12 tháng sau đó, họ trông giống như những người đàn ông 50 tuổi. Nhiều người bị thương và tàn phế, một số bị đánh thuốc mê. Họ không được phép lên máy bay cho đến khi sau những ‘người trở về’ khác đã được xếp vào khoang hàng hóa – những người nằm trong quan tài kẽm”.

    Palermo hiện đang sống ở New York, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng bà bị tác động tình cảm dữ dội về các chuyến bay này đến nỗi bà đã loại ra khỏi tâm trí của mình cho đến năm 1980, khi bà xem trên truyền hình về tường thuật trực tiếp cuộc diễu hành đầu tiên vinh danh các cựu chiến binh Việt Nam. “Tôi lập tức lao ra khỏi nhà và cùng tham gia”, bà nhớ lại.

    Phần đáng ghi nhớ nhất trong sự nghiệp hàng không của mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi Pan Am đem ít nhất 2.000 trẻ sơ sinh, hầu hết là người Mỹ gốc Á đang chờ được nhận làm con nuôi ở Hoa Kỳ, ra khỏi Sài Gòn. “Chúng tôi không được phép rời khỏi máy bay vì hỏa lực địch, nhưng chúng tôi có thể thấy một số bà mẹ tuyệt vọng ném con em của họ qua hàng rào tại Tân Sơn Nhất để được phi hành đoàn chúng tôi đưa đến nơi an toàn. Tôi nhớ một ai đó đưa cho tôi hai em bé giấu trong một cái giỏ. Một lần tôi đếm được hơn 400 trẻ sơ sinh trên chiếc máy bay Boeing 747 của chúng tôi. Trẻ sơ sinh ở khắp mọi nơi, ngay cả trong các ngăn để hành lý phía trên chỗ ngồi, và chúng nó rất yên lặng, luôn luôn yên lặng…. “

    Tôi đã chứng kiến sự sụp đổ của Sài Gòn trên truyền hình trong căn chung cư của tôi ở Paris với nỗi đau buồn và tức giận vô cùng. Tôi ngạc nhiên trước việc thi hành hoàn hảo Chiến dịch Gió lốc, đã di tản 1.373 người Mỹ cuối cùng, cộng với 5.595 người Việt Nam và người các nước khác, chủ yếu bằng máy bay trực thăng từ một bãi đáp trên nóc nhà của văn phòng tùy viên quân sự ở Tòa Đại sứ Mỹ ngày 29 và 30 tháng 4. Tôi đã ở đó bảy năm trước trong dịp Tết Mậu Thân và theo dõi từ bên kia đường cuộc tấn công bị đánh bại của cộng sản vào Tòa Đại sứ. Bây giờ họ sắp sửa chiến thắng; vì thế tôi đau buồn.

    Tuy nhiên, cơn giận của tôi chủ yếu hướng về các sinh viên và trí thức, những người cổ vũ chiến thắng của cộng sản là một hành động giải phóng. Họ hành xử như thế ở khắp mọi nơi: bên kia sông Seine ở Bờ trái; ở đất nước của tôi, Tây Đức; và ở Hoa Kỳ.Chứng kiến một biển cờ Việt Cộng màu xanh đỏ trên TV làm cho tôi cảm thấy muốn mửa, bởi vì đối với tôi, những màu sắc này tiêu biểu cho các vụ thảm sát tàn khốc mà tôi đã chứng kiến ở Việt Nam.

    Chẳng hạn như, một đêm ở Tây Nguyên, tôi đã tình cờ gặp những xác chết bị chặt chân tay của một ông xã trưởng, vợ ông và 12 đứa con của họ, tất cả đã bị các tay sai cộng sản tra tấn. Theo như những người dân làng nói với tôi, gia đình đó đã bị giết chết bởi vì ông xã trưởng vẫn trung thành với chính quyền Sài Gòn. Đó là vào năm 1965. Trong năm 1967 là năm bầu cử, Việt Cộng đã thi hành ít nhất 100.000 hành vi khủng bố như thế chống lại dân thường để ngăn cản họ không đi bỏ phiếu.

    Khi xướng ngôn viên Pháp thông báo sự kết thúc của miền Nam Việt Nam, tự nhiên tôi với lấy một cuốn sách nằm trên bàn cạnh giường ngủ của tôi ở khách sạn Continental Palace ở Sài Gòn và tôi mang theo tới Paris: “Hai nước Việt Nam”. Tôi đã từng gặp tác giả cuốn sách, nhà khoa học chính trị Pháp Bernard B. Fall, nhiều lần ở Sài Gòn và Washington trước khi ông bị giết bởi một quả mìn Việt Cộng. Đối với tôi, ông là một trong những chuyên gia sắc bén nhất về Đông Dương. Một đoạn trong cuốn sách của ông đã ám ảnh tôi từ đó đến giờ. Fall trích lời một chiến lược gia chủ yếu của Bắc Việt, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã qua đời ngày 4 tháng 10 [năm 2013] ở tuổi 102, nói với các chính ủy của một trong những sư đoàn của ông: “Kẻ thù (có nghĩa là phương Tây) … không có… các phương tiện tâm lý và chính trị để chống lại một cuộc chiến tranh kéo dài”.

    Giáp chưa bao giờ nghi ngờ khả năng quân sự của Mỹ, nhưng tin rằng ông đã tìm thấy gót chân Asin của hệ thống dân chủ, như Fall giải thích: “Trong tất cả các khả năng, Giáp kết luận, công luận trong các nền dân chủ sẽ đòi hỏi chấm dứt sự ‘đổ máu vô ích’, hay cơ quan lập pháp của họ sẽ yêu cầu được biết trong bao lâu nữa họ sẽ phải bỏ phiếu gia tăng không ngừng tín dụng khi không có một chiến thắng rõ ràng trước mặt. Đây là những điều luôn luôn bắt ép các nhà lãnh đạo quân sự của các quân đội dân chủ phải hứa hẹn một kết thúc nhanh chóng cho cuộc chiến – để ‘đưa các chàng trai về nhà vào dịp Giáng sinh’ – hoặc buộc các chính trị gia dân chủ phải đồng ý với hầu hết các loại thỏa hiệp nhục nhã, thay vì chấp nhận ý tưởng về chiến dịch chống du kích bán thường trực”.

    Phải chăng sự thể thảm khốc này nảy sinh từ thất bại của Washington trong việc đáp trả, như đã hứa, “với lực lượng quân sự đáng kể” đối với bất kỳ vi phạm nào của Bắc Việt trong việc thi hành Hiệp Định Paris 1973, tôi tự hỏi? Hiệp định đã cho phép Hà Nội giữ lại 80.000 quân chính quy ở miền Nam, nhưng không có gì xảy ra khi con số đó tăng lên đến 200.000. Khi thảm kịch Việt Nam diễn ra quá tàn khốc, tôi cũng tự hỏi làm thế nào chúng tôi trong giới truyền thông, bao gồm đại đa số trong chúng tôi không đứng về phía Việt Cộng (một cách công khai hay âm thầm), đã không làm cho độc giả của chúng tôi nhận ra những bằng chứng không thể chối cãi nhất, rằng hầu hết người dân miền Nam không bao giờ ủng hộ cộng sản: từ đầu, chúng tôi, các phóng viên, đã nhìn thấy họ chạy trốn Việt Cộng.

    Họ chạy trốn không phải vượt qua sông Bến Hải vào Bắc Việt, cũng không vào cái gọi là vùng giải phóng – “giải phóng” bởi những người cộng sản. Cho đến cuối cùng, những người tị nạn đổ xô về phần thu hẹp của đất nước dưới quyền kiểm soát của Sài Gòn; 2 triệu người đổ vào thành phố Đà Nẵng. Những con đường về Sài Gòn đã quá đông đúc với những gia đình chạy trốn đến nỗi làm chậm lại bước tiến quân của Bắc Việt, và khi mọi chuyện lắng dịu, “thuyền nhân” không những ra đi từ phía Nam với số lượng khổng lồ mà còn từ các cửa khẩu phía Bắc. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam có một cuộc di cư hàng loạt khỏi đất nước như vậy – không phải trong những ngày dưới quyềnTrung Hoa, Pháp hay Mỹ. Và điều này được cho là giải phóng?Bằng cách nào đó, lúc đó tôi nghi ngờ và bây giờ đã tin, lối lập luận đó là một trong những thiệt hại của chiến tranh Việt Nam. Và cũng như sự trung thực trí thức.

    Một hình ảnh lóe sáng trên màn hình TV ở Paris đã ghi khắc trong tôi nhiều thập niên vì đã đâm sâu vào suy tư của tôi. Hình ảnh cho thấy Phó Tổng thống Miền Nam Nguyễn Cao Kỳ đang cầm lái chiếc trực thăng UH-1A (Huey) hạ cánh trên boong của hàng không mẫu hạm USS Midway. Tôi đã được biết ông Kỳ khá rõ và thích ông. Đúng thế, ông là tướng lãnh hào nhoáng của Không lực Việt Nam, một con công như nhiều nhà quân sự trong suốt lịch sử. Nhưng ông không phải là anh hề quanh co như thường được mô tả.

    Sáu năm trước, tháng 5 năm 1969, Kỳ và tôi đã đi du hành với nhau từ Paris đến vào Sài Gòn, nơi tôi làm phóng sự về các cuộc đàm phán hòa bình của Việt Nam và ông dẫn đầu đoàn đại biểu Sài Gòn. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi lủng củng một cách bất thường, có lẽ bởi vì cả hai chúng tôi biết rằng mọi chuyện đã không diễn ra tốt đẹp ở Paris cho phía của ông; rõ ràng là một nhận thức sai lầm ở Hoa Kỳ và các nơi khác về Tết Mậu Thân năm 1968 đã phá vỡ ý chí của Mỹ để mang cuộc xung đột này đến một kết luận chiến thắng.

    “Nhưng chúng tôi đã thắng vào dịp Tết!” Kỳ nổi giận. “Tại sao người Mỹ nghĩ khác đi?”

    Tôi trả lời: “Tôi biết, thưa Thiếu tướng, tôi ở Huế trong thời gian ông giành chiến thắng. Nhưng công chúng tại Hoa Kỳ và Âu châu đã nhận được thông tin khác nhau”.

    Tại Huế, tôi đã đứng bên mép một ngôi mộ tập thể, chứa thi thể của ít nhất 1.000 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị những người cộng sản tàn sát. Một nhóm truyền hình Mỹ lảng vảng quanh hiện trường một cách vô định. “Tại sao bạn không quay phim cảnh này?” Đồng nghiệp của tôi, Peter Braestrup, báo The Washington Post, hỏi họ. Người quay phim của họ trả lời: “Chúng tôi đến đây không phải để tuyên truyền chống cộng sản”.

    Tôi đã nói với Kỳ điều này, và ông ta đã không bình luận. Ông ta biết tôi biết rằng chiến thắng quân sự của Mỹ và VNCH vào dịp Tết đã bị biến thành một thất bại chính trị khi Walter Cronkite tuyên bố chiến tranh không thể thắng trên CBS trong một chuyến thăm ngắn sau Tết. Điều này trái ngược hẳn với những gì nhiều người trong chúng tôi, phóng viên chiến trường, đã chứng kiến và tường thuật từ Huế. “Nếu tôi mất Cronkite, tôi mất Trung Mỹ”, Tổng thống Lyndon B. Johnson được cho là đã nói như thế. Tôi chia sẻ cảm giác mất mát của Tổng thống và không bao giờ tha thứ thần tượng Cronkite về hành động bất cẩn báo chí của ông.

    Ông Kỳ nhìn chằm chằm vào cánh cửa dẫn đến buồng lái của chiếc máy bay Air France.

    “Tại sao ông cứ nhìn vào đó?” Tôi hỏi ông.

    “Tôi chỉ muốn trở lại làm một phi công,” ông nói khẽ.

    Cuộc chạy thoát của ông đến Midway bằng chiếc Huey đánh dấu sự nghiệp bay của ông kết thúc.

    Một vài năm trước đây, tôi dạy một lớp báo chí cao cấp tại Đại học Concordia, Irvine, California. Chúng tôi tập trung vào cộng đồng tị nạn người Việt lớn mạnh và thành công tại Quận Cam. Sinh viên Kellie Kotraba, bây giờ là một nhà báo thành công ở Missouri, đã xem qua nghiên cứu của một nhóm gồm tám nhà nghiên cứu nổi tiếng dẫn đầu bởi bác sĩ tâm thần Richard F. Mollica của đại học Harvard, có tiêu đề “Sự bất thường cơ cấu não bộ và di chứng sức khỏe tâm thần nơi những cựu tù nhân chính trị miền Nam Việt Nam, những người đã sống sót sau chấn thương đầu và tra tấn”.

    Nghiên cứu, được Hiệp hội Y khoa Mỹ công bố, cho thấy hàng ngàn tù nhân chính trị trước đây hiện đang sống tại Hoa Kỳ vẫn phải chịu đựng nặng nề từ hậu quả của tra tấn gây ra cho họ trong thời gian bị giam cầm nhiều thập niên trước đây. “Phải trên 100.000 người như họ,” Mollica nói với Kotraba, người sau đó đã yêu cầu Tòa Đại sứ Việt Nam tại Washington bình luận. Cô nhận được một lời từ chối qua điện thư từ tùy viên báo chí của Tòa Đại sứ, Tùng Phạm, với lời lẽ: “Thông tin nói rằng các tù nhân của trại cải tạo (sic) đã (sic) bị tra tấn là hoàn toàn không đúng sự thật”.

    Chuyện này chẳng có gì lạ. Đáng ngạc nhiên hơn là một thực tế rằng các nghiên cứu của Mollica ít được chú ý trong giới truyền thông Mỹ khi nghiên cứu được công bố năm 2009, và khi tôi cung cấp những câu chuyện hấp dẫn của Kotraba cho nhiều nhà xuất bản, các biên tập viên của họ không mấy thích thú.

    Tôi tự hỏi: tại sao các biên tập viên Mỹ làm ngơ trước thông tin về sự khổ đau ở quy mô lớn như vậy đang xảy ra, hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam? Có một sự tương đồng mạnh mẽ giữa những gì đã xảy ra ở một số trong 300 ngục tù cộng sản ở Việt Nam với các trại tập trung ở vùng chiếm đóng của Đức Quốc xã ở Âu châu. Tôi vừa đọc xong một bản dịch tiếng Pháp về trường hợp của Cha Andrew Nguyễn Hữu Lễ, một linh mục Công giáo hiện đang sống ở New Zealand, về 13 năm của cha trong điều kiện giam giữ của cộng sản, 2.020 ngày cha trải qua trong cùm sắt – gây ra những vết thương mưng mủ với giòi bọ nảy nở.

    Trong “Je dois vivre” (“Tôi phải sống”), Lễ mô tả chi tiết khủng khiếp như thế nào về bạn tù Đặng Văn Tiếp, một cựu đại úy quân đội VNCH và là thành viên của Quốc hội, đã bị giết chết trong sự vui mừng của đám đông quan chức cộng sản và vợ con họ hò hét đầy phấn khích. Ông bị bắt buộc phải uống một lượng lớn nước. Sau đó, tù nhân tay sai Bùi Đình Thi, cai tù tàn bạo nhất trong trại tù Thanh Cẩm, nhảy lên bụng của Tiệp cho đến khi nổ tung và ruột đổ ra ngoài. Tiệp chết.

    Thi từng là một đại úy trong quân đội VNCH. Kẻ bị giam cầm tại Thanh Cam gọi ông là “Kapo”, một thuật ngữ được sử dụng cho những “kẻ được tin dùng” trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Giống như một số cựu Kapo Đức Quốc xã, ông đã tới Hoa Kỳ. Ông đã bị phát hiện tại Garden Grove, California, bị bắt giữ và bị trục xuất. Theo tin tức sau cùng, ông sống ở quần đảo Marshall.

    Trong cuốn sách của mình, Lễ mô tả các nỗi ám ảnh thường xuyên của ông, trong đó gồm đau bụng dữ dội. Nỗi ám ảnh là một triệu chứng mà nhiều cựu chiến binh Mỹ biết quá rõ. Khi tôi làm việc với vai trò tuyên úy tập sự trong số những người này tại các trung tâm y tế Cựu Chiến binh ở St. Cloud, Minnesota, Tôi đã gặp một người làm bánh từ St. Paul, ông có cơn ác mộng cứ tái diễn. Mỗi ngày, ông mơ màng về một sự kiện gần Đà Nẵng. Ông đang ngồi ở ghế sau của một chiếc xe tải quân sự và thấy một cậu bé kéo chốt một quả lựu đạn, sẵn sàng liệng vào xe tải, có lẽ sẽ giết chết toàn bộ tiểu đội.

    Người lính đã giết đứa trẻ. Nhưng rồi, đêm đêm, ông nhìn thấy khuôn mặt méo mó của cậu bé đã chết. “Đứa bé ấy khoảng 8 tuổi,” người cựu chiến binh nói, “bây giờ tôi có con sinh đôi và trong giấc mơ của tôi, khuôn mặt của đứa trẻ khoác lên hình ảnh con tôi”. Đây là một trong những câu chuyện buồn nhất tôi được nghe trong thời gian tập sự của tôi, đó là một phần của giáo dục thần học mà tôi đã bắt đầu vào khoảng giữa đời, có lẽ để trả lời cho những kinh nghiệm làm phóng viên ở Việt Nam.

    Nhưng có điều gì đó tồi tệ hơn mà tôi tìm thấy trong số những cựu chiến binh Việt Nam: hầu hết mỗi thành viên của ba nhóm chăm sóc mục vụ mà tôi hướng dẫn, cùng với một nhà tâm lý học, đã bị xem là một kẻ sát hại trẻ em trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi từ giã chiến tranh. Một người thậm chí còn được yêu cầu không trở lại nhà thờ cho đến khi tóc của ông mọc trở lại, và xin xuất hiện trong bộ quần áo dân sự.

    Hầu hết những người trong nhóm của tôi tin vào Thiên Chúa, nhưng nghĩ rằng Chúa đã bỏ rơi họ ở Việt Nam. Vì vậy, họ đã “quẳng Chúa đi”, theo kiểu họ gọi. Tôi đã viết một luận án thần học cho các cựu chiến binh Việt Nam với tựa đề “Sự tha thứ của Chúa”, nhắc nhở họ về cái nhìn sâu sắc của nhà thần học tử đạo người Đức Dietrich Bonhoeffer. Ông nói rằng loài người được kêu gọi để “chịu đau khổ với Chúa trong một thế giới vô thần”, mà trong trường hợp của họ hàm ý Chúa đang đau khổ với họ và luôn hiện diện với họ trong đau khổ – cả ở Việt Nam và sau khi họ trở về. Vì vậy, Chúa không bỏ rơi họ nhưng là người cùng chịu đau khổ với họ. Nhiều người trong số bệnh nhân tìm thấy ý nghĩ này hấp dẫn.

    Cho đến hôm nay, tôi nghe các cựu chiến binh Việt Nam hỏi: “Phải chăng sự hy sinh của chúng ta vô ích?” Là một phóng viên chiến trường lớn tuổi, tôi không thể trả lời câu hỏi này một cách sáng tỏ. Nhưng là một nhà thần học tôi có câu trả lời. Trong bài tiểu luận nổi tiếng, “Ngay cả binh lính cũng có thể được giải thoát”, Martin Luther so sánh công việc của binh sĩ với bác sĩ giải phẫu, có thể phải cắt bỏ chân tay của bệnh nhân để cứu các phần còn lại của cơ thể. Thông thường bệnh nhân chết trong vài ngày hoặc vài tháng sau khi phẫu thuật. Nhưng liệu điều này có nghĩa là ca giải phẫu vô ích?

    Là một phóng viên chiến trường, tôi thấy đại đa số các binh sĩ Mỹ và Việt Nam tận tình với công việc phục vụ người khác. Kẻ xấu đã thắng; điều này là sự thật. Là một nhà thần học, tôi phải nói thêm: con người không phải là chủ thể của lịch sử, và lịch sử luôn luôn rộng mở cho tương lai. Có thể sẽ mất nhiều thập niên nữa cho đến khi chúng ta nhìn thấy sự hy sinh của những người lính ở Việt Nam (thời xưa) đơm hoa kết trái và chế độ cộng sản biến mất, như các chế độ độc tài khác đã từng biến mất trong quá khứ. Có lẽ tới khi đó, thế giới sẽ khám phá ra rằng máu của người Mỹ và các đồng minh đổ ra ở Việt Nam trở thành hạt giống của một chiến thắng đặc biệt hơn chiến thắng mà họ đã bị từ chối ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Uwe Siemon-Netto

    Tác phẩm mới nhất của Uwe Siemon-Netto là “Đức: Thâm tình của một phóng viên với thương binh Việt Nam”. ( Giới thiệu của dịch giả  Trần Văn Minh )Nguồn: AnhBaSàm

    Bài Đọc Thêm
    Sau 30 năm tị nạn csVN
    Chiến tranh nam bác Mỹ
    Ghi Chú : Việt Nam – Trung Cộng
    Hiểm Họa Xâm Lăng – Ngô Đình
    Quốc Ca – Cờ Vàng, Cờ Đỏ
    Ngày Quốc Hận – 30.4.1975
    30 câu nói về Cộng Sản
    Hồ Chí Minh là tên Diệt Chủng thế kỷ 20
    Hòa bình của nấm mồ – TT Thiệu

  6. NHỮNG CON SỐ CHẾT  LỊCH SỬ – VNCH


    zChiensivo-1

    Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa đều trở thành đối tượng của “chế độ lao động cải tạo”, một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của thiên đường Sô viết.

    Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo như sau:

    – Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, còn lại là hạ sỹ quan và binh sĩ.

    – Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32vị, 80 tướng lãnh di tản và 1 số nhỏ không bị bắt giam.
    – Ðại tá có 600, bị tù 366.
    – Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.
    – Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500.
    – Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này bao gồm cả nữ quân nhân cũng như thành viên đảng phái và các cấp chính quyền.

    Ðây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm.

    Ghi chú: Tất cả danh từ “cải tạo” thực sự đều là tù chính trị.

    NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN

    Không kể thành phần bị bắt trước 1975 nhưng không được trao trả tù binh sau 1973, thì thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992.

    Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do.

    Suốt 4 năm tiếp theo chỉ còn lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại ThủÐức tại Hàm tân. Trong số này có 9 vị tướng lãnh. Ðại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Võ bị, làm thư ký Trại còn nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng: Lê Minh Ðảo, Ðỗ kế Giai, Trần Bá Di, Nguyễn Ngọc Sang, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Hoàng Lạc, Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất.

    Cấp Ðại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái.

    Thiếu tướng Ðỗ Kế Giai tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thảhết chỉ còn mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông tướng về chuyến cuối cùng. Vì đường đi thuận tiện, xe về Saigon đến nhà các vị Tướng khác hết 1 vòng, Thiếu Tướng Ðỗ KếGiai là người về sau cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả. Tù vừa tròn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử.

    Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng“ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh).

    Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy cộng sản hay thế giới tự do vào quay phim hay chụp hình để bây giờ có thể đi tìm dấu tích của những năm dài “cải tạo”; vị chỉ huy trưởng binh chủng Biệt động quân cho biết, dường như chẳng thấy gì.

    NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN:

    1975 : Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị cộng sản tập trung “cải tạo”.
    1980 : Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù .
    1982 : Tại Pháp, Phạm văn Ðồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trảtự do nếu Mỹ nhận hết tù cải tạo.
    1982 : Ngoại trưỡng Mỹ điều trần tại Quốc hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính trị Việt Nam và gia đình.
    1985 : Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam. Trong đó có ba đoạn hết sức đặc biệt:

    1) Phi công Việt Nam Cộng Hòa, vừa được tự do
    2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm tân;
    3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân;
    4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.

    1985 : Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau tại New York bàn về việc thả tù cải tạo.
    1987 : Lần đầu tiên nhà báo Thụy Ðiển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà, tiếp theo Hà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào Nam và trả tự do từng đợt .

    Tháng 7 năm 1988 : Phái đoàn Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.
    Tháng 8 năm 1988 : Hà Nội đơn phương loan báo đình chỉ việc thảo luận.
    Tháng 1 năm 1989 : Lần đầu tiên Hồng thập tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù “cải tạo”.

    Một chiến dịch gửi quà được phát động tại hải ngoại .

    Tháng 4 năm1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về Việt Nam thảo luận về đềtài xã hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt Nam cùng đi.Ðại diện IRCC trách nhiệm tiểu ban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trảtự do cho Võ Ðại Tôn. Phỏng vấn thu thanh Phan Nhật Nam vừa được tự do tại Saigon.

    Tháng 6 tháng 1989 : Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù “cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận .

    Tháng 7 năm 1989 : Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam ký thỏa ước nhận định cư tù “cải tạo”

    Tháng 8 tháng 1989 : Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên vềSaigon làm một loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia đình chờđợi tại San Jose.

    Tháng 1 tháng 1990 : 15 gia đình H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San Francisco, có 4 gia đình về Bắc Cali. 11 gia đình chuyển tiếp đến các tiểu bang khác và Quận Cam

    Tháng 8 năm1993 : Ðại tá Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đã trở về đợt sau cùng với 120 người. Ông đến San Jose và dự lễ thượng kỳ ngày 8/8/1993 .

    Sau đó các đợt HO bổ túc và chương trình đoàn tụ gia đình HO lần lượt tiếp diễn suốt 15 năm từ 1994 đến 2009. Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn còn gia đình thuộc diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ.

    NHỮNG THIÊN ANH HÙNG CA

    Trước năm 75, Miền Nam xây dựng hai nền cộng hòa đã tồn tại hết sức hào hùng qua hai chiến dịch tấn công của địch. Chúng ta đã đứng vững trong trận Mậu Thân 68 và vượt qua trận mùa hè 72.

    Sau 1975 miền Nam thất thủ nhưng vẫn còn ghi thêm hai thiên anh hùng ca bất tử.

    Người chiến sĩ sống còn sau trận “cải tạo” và toàn dân miền Nam thành công với những chuyến đi của thuyền nhân tỵ nạn.

    Chúng tôi đã có bài viết về thuyền nhân và riêng bài này xin dành cho câu chuyện tù “cải tạo”. Lần lượt đã kể ra những con số lịch sử, những người tù không án, những ngày tháng không quên, những dữ kiện tuy khô khan cằn cỗi nhưng chính là máu xương của một đạo quân, của một thể chế dân chủ không còn nữa.

    Từ những con số này chúng ta hãy đi tìm nhân chứng và thu hồi di sản dành cho trang sử gửi thế hệ tương lai.

    ÐI TÌM NHÂN CHỨNG

    Trong số muôn vàn lãnh vực, xin đưa ra một vài thí dụ để chứng minh vềcâu chuyện tù “cải tạo.” Trong hơn 10 năm tù đày, người tù Miền Nam đã sáng tạo biết bao di vật để dùng và để làm quà kỷ niệm gởi cho mẹ, cho vợ, cho con. Chúng tôi cần những di vật đó. Chúng tôi đã có, nhưng chưa đủ.

    Thư từ là những liều thuốc thần diệu để người tù nhờ đó mà sống trong hy vọng. Chúng tôi cần giử lại những lá thư của tình yêu, bằng hữu và gia đình. Chúng tôi đã có, nhưng chưa đủ.

    Chúng tôi thường nghe nói khi người cha đi tù, thì mẹ đi bán thuốc lá bên lềđường. Khi cha về phải đi đạp cyclo. Trong suốt 20 năm, chúng tôi đi tìm những tấm hình như thế nhưng không có. Cho đến năm 2008 mới tình cờ có được các hình ảnh quý giá. Nhưng vẫn còn đón chờ thêm các tài liệu tương tự.

    Chúng tôi được biết có nhiều gia đình cả hai vợ chồng đều đi tù cải tạo. Cả cha con đều bị tù và nhiều anh em một nhà cùng chung số phận. Chúng tồi còn cần thêm những sử liệu như thế.

    CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI

    Vị tướng hải quân vùng một, phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại có xuất bản một tác phẩm hồi ký. Ông lấy câu chuyện đứt phim 1975 để đặt tựa cho cuốn sách. Tình cờ chúng tôi có được tấm hình chụp hai chiến binh của sư đoàn 3 bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị bắt làm tù binh tại Quảng Trị khi Cộng quân tấn công 1972. Hình này nằm trong bộ sưu tầm độc đáo của một phóng viên Anh quốc.

    Hai chiến binh Cộng Hòa bị địch quân giải về khu tập trung tù binh bên kia biên giới và một phóng viên của cộng sản Hà Nội đã chụp được tấm hình chân dung bất hủ xứng đáng gọi là “Can trường trong chiến bại”. Khuôn mặt người lính số 2 dựa vào người chiến binh số 1., Anh số 1 có thể là sĩ quan. Anh sỹ quan trẻ này bị thương ở tay còn băng bó, mặt còn mang dấu của các mảnh trái pháo, ánh mắt buồn bã nhưng vẫn đầy vẻ bất khuất.

    Suốt đời tôi, chưa bao giờ nhìn thấy một gương mặt đầy ẩn dụ như vậy.
    Bài viết sẽ đăng kèm tấm hình độc đáo này. Giờ này anh ở đâu?

    Trên tài liệu DVD do IRCC, Dân Sinh và Viện Bảo Tàng San Jose sẽ phát hành ngày quân lực 2009, chúng tôi phổ biến rộng rãi để nhắn tin đến bốn phương trời ngõ hầu tìm cho được người lính chiến bại có nét mặt can trường của sư đoàn 3 bộ binh.

    THIẾU TÁ ÐỘC CƯỚC LÊ HỮU CƯƠNG

    Câu chuyện sau cùng xin nói về người tù cải tạo Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị Ðà Lạt, quận trưởng Củ Chi. Số là ngay từ đầu năm 1985 tình cờchúng tôi gặp được một anh phóng viên Hoa Kỳ tặng cho video tape quay phóng sự Saigon từ 1984, trong đó có những đoạn hết sức đặc biệt. Câu chuyện một phi công cựu tù, mới được tự do có mở tiệm bán đồnhậu tại Saigon. Ðối thoại bằng Anh ngữ. Xin hãy tưởng tượng lúc đó là năm 1985, chúng tôi coi phim mà lòng dạ nôn nao. Xúc động dâng lên khóe mắt. Anh em cùng ngồi xem mà mặt mũi ai nấy hết sức căng thẳng. Cho đến nay chúng tôi vẫn không biết anh phi công này là ai.

    Một đoạn khác, quay tại trại tù Z30D tại Hàm Tân. Trại tù khang trang sạch sẽ và rất ít người. Ai mà chẳng biết là cộng sản đã cho dọn dẹp và lùa tù đi làm, chỉ còn lại cả trại trống vắng. Phóng viên quay phim và anh chàng làm phóng sự đi cùng một thông dịch viên. Ban văn nghệ của trại được giới thiệu hát một bài. Khán giả duy nhất là anh phóng viên Mỹ. Nhạc trưởng là ca sĩ chính nét mặt hết sức đau khổ và cam chịu. Ông trả lời cấp bậc là thiếu tá, đã ở trại này nhiều năm. Dường như cũng từ Nam Hà chuyển về.

    Một đoạn khác là cảnh tù “cải tạo” được vợ con lên thăm. Xin lưu ý đây là thời điểm của năm 1984 ở trại tù Miền Nam và cảnh này được trình diễn cho báo Mỹ quay phim. Tuy nhiên nếu lưu ý vẫn nhìn ra được những nỗi đoạn trường.

    Sau cùng, chúng tôi được xem đoạn phim đặc biệt. Một tù cải tạo cụt chân ngồi cầm cặp mắt kiếng. Mắt anh rất sáng và dáng ngồi bình thản.

    Gần như bất chợt, anh phóng viên hỏi bằng anh ngữ và người tù trả lời trực tiếp cũng bằng anh ngữ. Anh cấp bậc gì? -Thiếu tá. Anh có đủ ăn không? -Có được ăn, nhưng biết thế nào là đủ. Người tù hỏi ngược lại? Phóng viên Mỹ nói: Có phải người công an này đứng đây nên anh không trảlời? (Ðến đây phóng viên ra hiệu yêu cầu quản giáo đi ra). Không đủ ăn phải không ? Not enough? Trả lời, – Yes, not enough. Anh có điều gì nhắn gởi với tổng thống Reagan không? – Tôi muốn được tự do. Tôi muốn rằng thếgiới tự do cứu chúng tôi. Cho chúng tôi được tự do càng sớm càng tốt.

    Máy quay phim chiếu xuống bàn tay cầm mắt kiếng. Rồi chiếu lên khuôn mặt người tù với ánh mắt ngời sáng như ánh thép trong ngục tù.

    Chúng tôi bị ánh mắt này theo đuổi trong nhiều năm. Suốt 20 năm, từ 1985 đến 2005 đã có ý hỏi thăm về người thiếu tá cụt chân này là ai, còn sống hay đã chết.

    Năm 2005 Asia quay video tại Hoa Thịnh Ðốn kỷ niệm 30 năm biệt xứ, chúng tôi có cơ hội giới thiệu dự án viện Bảo Tàng và đồng thời có chiếu đoạn phim này trong phần tài liệu.

    Tiếc thay, dù đã có hàng chục ngàn khán giả nhưng vẫn không ai nhận ra người tù bất khuất.

    Mãi đến năm 2007 vừa qua, chúng tôi tìm được tin tức thì nhân chứng không còn nữa. Người đó là thiếu tá Lê Hữu Cương, khóa 16 võ bị, mới ra trường đã bị thương với cấp bậc trung úy. Anh bị cưa một chân nhưng tiếp tục tại ngũ. Tốt nghiệp chỉ huy tham mưu và học xong lớp quân chánh thì về làm quận trưởng Củ Chi. Ông là một trong số rất hiếm hoi các sỹquan cấp tá, mất một chân mà vẫn còn làm chi khu trưởng tại vùng đất dữ nhất của miền Ðông Nam phần.

    Sau 1975 ông đã bị tù, giải ra Bắc, rồi đưa về miền Nam và tình cờ gặp phóng viên Mỹ tại Hàm Tân. Thiếu tá Cương H0 đến Hoa Kỳ đúng ngày 4/7/1991 và cư ngụ tại Orange County. Trong suốt thời gian dài trên 10 năm sống tại miền Nam Cali, Lê Hữu Cương đã sinh hoạt với giới văn nghệ, báo chí, nhưng chính ông và anh em cũng chẳng ai được xem đoạn phim quay trong tù mà ông đóng vai chính.

    Năm 2000, Lê Hữu Cương viết hồi ký về cuộc đời có kể lại đoạn được hỏi chuyện trong tù bởi phái đoàn Mỹ. Trong cuốn tự chuyện này, chúng tôi mới được đọc qua đã thấy được hai điều phải ghi lại, Lê Hữu Cương sinh trưởng tại Huế và đã gặp thảm kịch đau thương khi mẹ và ba em gái của ông bị cộng sản giết trong kỳ Mậu Thân.

    Câu chuyện thứ hai cần phải ghi lại là tinh thần tương trợ hết sức hào hùng của các cựu sinh viên sỹ quan Ðà Lạt khóa 16 thể hiện trong tù đã giúp cho Lê Hữu Cương, dù chỉ có một chân đã sống còn.

    Nhưng tiếc thay khi bộ phim Asia phổ biến năm 2005 thì sau đó chúng tôi cũng đã được tin Lê Hữu Cương đã qua đời tại Miền Nam California.

    Nhân chứng của một trang sử H0 không còn nữa.

    Ðó là lý do chúng tôi viết bài này phổ biến trên báo, đọc bài này trên các chương trình phát thanh và ghi lại các hình ảnh có được trên DVD phát hành ngày quân lực tháng 6 năm 2009.

    Xin hãy đọc báo, xin hãy xem hình, xin hãy nghe radio, xin hãy đón coi DVD để thấy rằng lịch sử đã được gom lại như thế nào? Phải được thu hồi như thế nào? Cần được tập trung như thế nào? Trước khi di sản mai một và nhân chứng không còn nữa.

    Xin hãy liên lạc về IRCC, Inc. số 1445 Koll Circle, suite 110, San Jose, CA 95112. Tel: 408-392 9923 để có được đoạn phim đối thoại hào hùng duy nhất trong tù của thiếu tá độc cước Lê Hữu Cương, người nhân chứng không còn nữa. Bộ DVD “Chân dung người lính VNCH” của viện Bảo tàng Việt Nam còn có hình ảnh người phi công ngồi hát bản tình ca trên hè phố Sài Gòn ngay từ 1984. Người vợ thăm chồng “cải tạo”, ông nhạc trưởng của ban văn nghệ Hàm Tân ca vang bản nhạc vui với bộ mặt sầu thảm như dao cắt trong lòng. Và sau cùng là hình ảnh người lính vô danh của sư đoàn 3 bộ binh tiêu biểu cho danh hiệu “Can trường trong chiến bại”.

    Xin hãy cùng chúng tôi lên đường đi tìm nhân chứng cho thiên anh hùng ca của QLVNCH sau tháng tư 1975.

    Giao Chỉ, San Jose

    Video phỏng vấn Thiếu Tá Lê Hữu Cương

    [embed]https://www.youtube.com/watch?t=1&v=RsI10c8Eqrw[/embed]

  7. TT Trump ký luật: 29/3, ngày Cựu Binh Chiến Tranh Việt Nam

    22/04/2017
    Cựu chiến binh Thủy quân lục chiến Jack Frey thuộc thị trấn Millersville, Pennsylvania tưởng tiệm các chiến sĩ hy sinh tại National Vietnam Veterans ngày 11/11/2014.

    Cựu chiến binh Thủy quân lục chiến Jack Frey thuộc thị trấn Millersville, Pennsylvania tưởng tiệm các chiến sĩ hy sinh tại National Vietnam Veterans ngày 11/11/2014.

    Tòa Bạch Ốc cho biết sau khi ký ban hành luật Ngày Cựu binh Chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter rằng:

    “Tối nay tôi rất tự hào ký dự luật 305 thành luật khuyến khích treo cờ Mỹ nhân Ngày Cựu binh Chiến tranh Việt Nam vào ngày 29/3.” 

    Ngày thứ Tư 29 tháng 3 vừa qua đánh dấu một thời điểm quan trọng trong lịch sử nước Mỹ.

    Cách đây 44 năm, vào ngày 29 tháng 3 năm 1973, binh sĩ Mỹ cuối cùng lên máy bay rời khỏi phi trường Tân Sơn Nhất về Mỹ trước sự chứng kiến của đại diện cộng sản Bắc Việt và Việt cộng để thi hành Hiệp định Paris được ký vào ngày 27 tháng 1 năm 1973. Chương trình tin tức của đài truyền hình FOX trích lời Tổng thống Richard Nixon thời bấy giờ tuyên bố: “Ngày chúng ta nỗ lực làm việc và cầu nguyện cuối cùng đã đến.”

    Nhiều cựu chiến binh Mỹ trở về nước bị đối xử tàn tệ vì có nhiều người chống đối chiến tranh Việt Nam và đổ lỗi cho cuộc chiến này đã gây ra tình hình bi thảm cho binh sĩ Mỹ tại Việt Nam.

    Tuy nhiên 44 năm sau, giờ đây các cựu chiến binh đã được nước Mỹ chính thức công nhận về những hy sinh phục vụ đất nước của họ. Đó là nhờ những nỗ lực không ngừng của Thượng nghị sĩ Dân chủ Joe Donnelly, tiểu bang Indiana, và Thượng nghị sĩ Cộng hòa Pat Toomey, tiểu bang Pennsylvania, đồng tác giả dự luật S.305.

    Thượng nghị sĩ Donnelli viết về dự luật này như sau:

    “Vào cuối cuộc chiến, nhiều cựu chiến binh của chúng ta không nhận được sự chào đón khi họ trở về hay được công nhận về những hy sinh mất mát họ đáng được hưởng. Dự luật lưỡng đảng này sẽ giúp cho đất nước chúng ta vinh danh thế hệ cựu chiến binh này, những người đã dạy chúng ta về lòng yêu nước và phục vụ, những người đáng được tôn vinh về sự quên mình và hy sinh. Tôi hân hạnh được làm việc với Thượng nghị sĩ Toomey để cổ vũ cho Ngày Cựu binh Chiến tranh Việt Nam.”

    Theo Nghị hội Quốc gia của các Cơ quan Lập pháp Tiểu bang, có khoảng 45 tiểu bang và Puerto Rico công nhận Ngày Cựu binh Chiến tranh Việt Nam hàng năm hay vào một năm nhất định, vào ngày 29 hay 30 tháng 3. Ngày 30 tháng 3 được tiểu bang Ohio chọn là ngày Cựu binh Chiến tranh Việt Nam.

    Tuy nhiên, Nghị hội nhận định “Ngày 29 tháng 3 được xem là một ngày thích ứng. Vào ngày này năm 1973, những toán binh sĩ Mỹ chiến đấu cuối cùng rút khỏi Việt Nam và các tù binh Mỹ bị giam tại Bắc Việt Nam đến đất Mỹ. Đó cũng là ngày Tổng thống Richard Nixon chọn làm ngày kỷ niệm Ngày Cựu binh Chiến tranh Việt Nam đầu tiên vào năm 1974.”

    Ông Ray Saikus, một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam cư ngụ tại Pepper Pike, một thành phố thuộc quận Cuyahoga, tiểu bang Ohio, đã vận động suốt 6 năm để lấy ngày 29 tháng 3 là Ngày Cựu binh Chiến tranh Việt Nam. Ông chống lại ngày 30 tháng 3 vì ngày này trùng hợp với cuộc tấn công vào dịp Lễ Phục sinh năm 1972 của Cộng sản Bắc Việt giữa lúc những cuộc hòa đàm Paris đang tiến hành.

    Ông Đinh Hùng Cường, Cựu Thiếu tá, Quận trưởng Quận Thủ Thừa Tỉnh Long An, hiện là chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Washington D.C-Maryland-Virginia nhận xét:

    “Trong cuộc chiến Việt Nam đó người Mỹ vì lý tưởng tự do bảo vệ miền Nam họ đã hy sinh 58.000 người chết và hơn 300.000 người bị thương. Hy sinh này quá to lớn đối với nước Mỹ nhưng chúng ta đã bị truyền thông của Mỹ làm sai lạc cuộc chiến đấu chính nghĩa của người Mỹ và quốc hội Hoa Kỳ lúc đó đã nhìn sai cuộc chiến, đã không yểm trợ cho cựu chiến binh Mỹ khi trở về do đó họ đã bị hắt hủi, sự hy sinh của họ không được đền đáp. Tuy nhiên vào năm 1981 khi ông Reagan lên làm Tổng thống ông đã nói là danh dự những người cựu chiến binh Hoa Kỳ chiến đấu cho tự do phải được phục hồi. Đó là một điều rất nên làm bởi vì sự hy sinh nào cũng là sự hy sinh cao cả, nhất là sau 42 năm cộng sản chiếm đóng miền nam chúng ta càng thấy chính nghĩa của người Mỹ yểm trợ cho Việt Nam đúng vì cộng sản đã tàn hại những người Việt Nam miền Nam và bây giờ cả miền Bắc nữa, không có tự do, không có dân chủ, không có nhân quyền. Sự cai trị độc tài của cộng sản càng nói lên chính nghĩa của Mỹ đã chiến đấu ở Việt Nam. Việc làm của ông Trump rất đáng ca ngợi. Là một người từng chiến đấu bên cạnh những người Mỹ, chúng tôi cũng hãnh diện khi họ được phục hồi danh dự.”

    Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, cho rằng việc ông Trump ban hành luật công nhận những đóng góp và hy sinh của cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng là một cách công nhận công lao các chiến sĩ quân lực Việt Nam Cộng hòa:

    “Đây là một sự công nhận chậm trễ nhưng rất cần thiết đối với những người Mỹ đã hy sinh rất nhiều trong cuộc chiến để bảo vệ cho lý tưởng tự do, cũng như những lý tưởng của Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong cuộc chiến Việt Nam. Tổng thống Trump đã phục hồi danh dự cho những người đã tham chiến ở Việt Nam. Thành ra qua việc công nhận ngày cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến ở Việt Nam thì cũng là một sự công nhận chính danh, chính nghĩa của những người bạn đồng minh của Hoa Kỳ là quân đội Việt Nam Cộng hòa và miền Nam Việt Nam trước đây.”

    Vào năm 1988, trong bài diễn văn đọc nhân dịp khánh thành Đài Tưởng niệm Cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam (Vietnam Veterans Memorial) ngày 11 tháng 11 năm 1988 ở Washington D.C, Tổng thống Reagan nói: “Sau hơn một thập niên các thuyền nhân tuyệt vọng, sau những cánh đồng chết tại Kampuchia, và sau tất cả những gì xảy ra tại phần đất đau khổ này trên thế giới, còn ai có thể nghi ngờ gì về cuộc chiến đấu chính nghĩa của người lính của chúng ta?”

    Tổng thống Regan nói tiếp, “Hiện nay vào lúc nhiệm kỳ của tôi sắp chấm dứt, tôi đang thấy các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam của chúng ta có được chỗ đứng trong số các anh hùng của nước Mỹ, dường như đối với tôi vết thương về chiến tranh Việt Nam của chúng ta đã lành. Và điều gì tôi có thể nói với các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam của chúng ta hơn là: Hân hoan chào đón các bạn trở về.”

    Ông Jim một cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam hiện sống bằng nghề bán các loại mũ nón lưu niệm tại ga xe điện ngầm Federal Center gần trụ sở Quốc hội Mỹ vui mừng khi nghe tin nước Mỹ đã chính thức công nhận ngày 29 tháng 3 hàng năm là Ngày Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam.

    Ông nói:

    “Thật là một việc lớn lao khi Tổng thống Trump công nhận các cựu chiến binh và lấy ngày 29 tháng 3 là ngày quốc gia công nhận các cựu chiến binh Việt Nam còn sống sau cuộc chiến. Xin Chúa ban phước cho nước Mỹ và xin Chúa ban phước cho các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam.”

    Trong số 2,7 triệu binh sĩ Mỹ phục vụ tại Việt Nam, có hơn 58.000 binh sĩ đã hy sinh và hơn 300.000 người bị thương theo báo Military Times. Ngoài ra, theo ước tính của Viện Smithsonian, có khoảng 271.000 cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam có thể mắc chứng hậu chấn tâm lý sau cuộc chiến này.

     

Leave a comment