Quốc Ca – Cờ Vàng, Cờ Đỏ

522050_291623397586730_363119440_n

Cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ
Bài viết của một du học sinh về lá cờ Vàng .
– phần 1

Cờ vàng “3 que xỏ lá”
Lê Trung Thành

“Trên một miếng vải màu vàng người ta vẽ lên 3 sọc đỏ, đó là lá cờ ba que xỏ lá của bọn ngụy quân, ngụy quyền đã bại trận, và hiện nay nó là cờ của bè lũ phản động Hải Ngoại toàn là những kẻ bỏ nước ra đi, giờ vẫn ôm hận thù. Không biết sống ở nước ngoài thì yêu Việt Nam cỡ nào mà đấu với chả tranh, chỉ luôn nuôi hận thù đòi lật đổ chế độ, một chế độ ổn định không có các cuộc biểu tình bạo loạn, và không bị đánh bom khủng bố như các nước phương tây…”

Đó là tất cả những gì tôi được nghe, được tuyên truyền, và được quyền biết đến trong suốt quảng đời tuổi trẻ sống và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại, và đó cũng là những luận điệu được lặp đi lặp lại na ná nhau của phần đông thế hệ thanh niên quốc nội sinh sau năm 1975 khi được hỏi “bạn biết gì về cờ vàng ba sọc đỏ”. Và không biết nên vui hay buồn khi phải cho mọi người biết một sự thật rằng trong thời gian ở Đài Loan tôi có thăm dò cộng đồng người việt cũng bằng câu hỏi đó thì cứ khoảng 10 người Việt Nam sang du học, lao động hoặc kết hôn thì đến 6 người trả lời “cờ vàng ba sọc đỏ? tôi chưa nghe đến bao giờ, là cờ của nước nào vậy?” 3,9 người còn lại sẽ trả lời như ở đầu bài (1).

Đấy! nói như thế để những ai may mắn có điều kiện tiếp xúc với internet và đang đọc những dòng này biết được sự quan tâm đến hiện tình đất nước và hiểu biết về lịch sử của đa phần người dân đang ở mức độ nào. Và chính tôi một thời gian trước đây khi còn ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa cũng không hơn gì họ, thậm chí còn ngờ nghệch ảo tưởng hơn nhiều, và tôi cảm thấy “thằng tôi” của ngày hôm qua đáng thương hơn đáng giận.

Vì tôi được sinh ra tại Việt Nam sau năm 1975- khi đất nước đã được được những người Cộng Sản “thống nhất”.

Vì ông bà cha mẹ họ hàng gia đình tôi là những người từng đổ máu chiến đấu cho lí tưởng Cộng Sản.

Vì tôi đã được học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa 12 năm với những trang sử đánh Mỹ cứu nước hào hùng của dân tộc.

Vì cứ vào thứ hai đầu tuần phải nghiêm trang trong tư thế chào cờ mắt nhìn lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đầy vẻ tự hào và miệng hát “đường vinh quang xây xác quân thù, thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu, vì nhân dân chiến đấu không ngừng …”.

Vì tôi đã từng là đoàn viên thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, và với 1 lý lịch tốt như gia đình tôi thì nếu cố gắng phấn đấu tôi sẽ được kết nạp vào đảng với nhiều cơ hội tiến thân .

Vì tôi đã từng yêu bác Hồ hơn bất kỳ thiếu niên nhi đồng nào trên đất nước việt nam này, từ khi còn bé tôi đã nằm lòng những bài thơ của Tố Hữu, đã đọc nhàu nát những cuốn sách kể chuyện về bác Hồ, và còn cẩn thận ép tấm ảnh bác trong cuốn tập nhỏ và xếp ngay ngắn trong cặp sách với niềm tin ánh sáng của bác sẽ soi đường khi mình lạc lối.

Vì thế tôi dám chắc nếu mọi người từ khi lọt lòng đều phải sống trong hoàn cảnh ấy thì cũng không khá gì hơn tôi và những bạn trẻ trong nước hiện nay, vậy nên xin mọi người đừng mỉa mai chúng tôi, đừng thù ghét mỗi khi chúng tôi phỉ báng lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà xin hãy rộng lòng yêu thương , vì chúng tôi là sản phẩm của mái trường xã hội chủ nghĩa , vì chúng tôi là những tờ giấy trắng như biết bao trẻ em trên khắp hành tinh này nhưng “họ” đã bôi trét lên đó những gì tai hại nhất. Chỉ có lòng bao dung với ánh sáng của tình thương dẫn đường mới có thể giúp chúng tôi thoát khỏi những ảo tưởng để trải lòng tiếp nhận những thông tin mới.

Tôi yêu quê hương xứ sở vô cùng, tôi nhớ những nón lá những đôi vai gầy một nắng hai sương, nhưng sao những ngọn núi những dòng sông giờ đây đã điêu tàn tan hoang đến vậy, nhưng sao những người tôi yêu dù chăm chỉ làm ăn, chịu thương chịu khó mà phải sống một cuộc sống cơ cực và mất tự do đến thế. Vậy nên tôi đã quyết tâm truy tìm và kiểm chứng lại tất cả những gì tôi đã được học , và mỗi lần những sự thật trần trụi được phơi bày là những lần lòng tôi lại mang thêm nhiều những vết thương .

Chính vì thế nên mặc dù biết rõ sẽ gặp nhiều rắc rồi từ phía chính quyền cộng sản nhưng tôi cảm thấy mình có trách nhiệm phải nói cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau biết được nguồn gốc và ý nghĩa của 2 lá cờ: đỏ sao vàng và vàng ba sọc đỏ cùng những trải nghiệm trên con đường thay đổi nhận thức của mình . Để từ đó những chủ nhân tương lai của đất nước quyết định đâu là sinh lộ cho quê hương.

Cờ vàng ba sọc đỏ :

Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi biết đến lá cờ vàng ba sọc là vào khoảng thời gian tôi học cấp 2, khi tôi nghe các anh lớn bàn chuyện với nhau về hát nhạc vàng nhạc đỏ, tôi đã thắc mắc tại sao lại có sự phân biệt này, còn hỏi “làm răng để khi nghe biết được cái mô là nhạc vàng cái mô là nhạc đỏ”. Tất nhiên tôi bị mấy anh gỏ to đầu nói “mi ngu lắm nhạc vàng là nhạc phản động mi đã nghe ai nói cờ vàng ba que xỏ lá của bọn ngụy chưa , mi cứ thấy ai hát lè nhè như Duy Khánh, Chế Linh là nhạc vàng, mi cứ thấy mấy cái video có cảnh trai gái hở hang nhảy nhót quấn lấy nhau trên sân khấu có mấy thằng lính cầm cờ ba que chạy lui chạy tới là nhạc vàng…”

Nể phục trước những kiến giải sâu xa của các anh lớn ,thế là từ đó tôi có thêm hiểu biết quý báu về cái gọi là nhạc vàng, cờ vàng, và thỉnh thoảng để ra vẻ hiểu biết với tụi bạn cùng trang lứa tôi dạy lại chúng nó cụm từ “cờ vàng ba que xỏ lá” một cách đầy tâm đắc với kiến thức của mình.

Và hiện nay khi nhìn lại thế hệ các em tôi, tôi thấy các em cũng không hiểu biết hơn tôi ngày trước là bao, nhưng điều đáng buồn hơn là ngay cả các anh tiến sỹ (2) cũng không biết hay cố tình không biết, làm sao có thể giải thích cho mọi người hiểu được vấn đề 1 cách trọn vẹn, khi để hiểu được nguồn gốc và tính dân tộc của 2 lá cờ thì phải lội ngược dòng lịch sử để tìm rõ căn nguyên, lại càng khó hơn khi nhiều trang web ở Hải Ngoại bị đặt tường lửa, phương tiện truyền thông trong nước thì đều là công cụ của đảng, và toàn bộ sử liệu từ đầu thế kỷ 20 cho đến nay trong các thư viện và nhà sách Việt Nam đều là sách của đảng được nhào nặn bởi những “sử nô” danh tiếng thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, thế nên chỉ nghe tên thôi bọn trẻ cũng có thể hoàn toàn tin là sự thật, trong mắt trẻ thơ những gì được đăng tải trên truyền hình, sách vở và báo chí đều là sự thật, thế nên hỡi ôi các nhà báo các nhà làm phim các nhà giáo dục quí vị có thấy day dứt lương tâm khi đã đánh lừa niềm tin của con em chúng ta hay không?

Chính vì thế nên thỉnh thoảng ở các diễn đàn tiếng nói tự do của người dân Việt Nam trên yahoo, paltalk, và gần đây là phong trào viết blog không tránh khỏi có nhiều lời lẽ miệt thị hay tẩy chay cờ vàng.

Nay tôi xin được lược trích lại một số tư liệu (3) để lần nữa xác định rằng lá cờ vàng đã có từ trước khi nền Đệ Nhất Cộng Hòa ra đời.

1. Long Tinh Kỳ (1802-1885) : Quốc Kỳ nguyên thủy của triều đình Nhà Nguyễn

577325_291623677586702_1773435715_n

Đối chiếu với các tài liệu được tham khảo thì lá quốc kỳ đầu tiên trong thời nhà Nguyễn đã được đặt tên bằng tiếng Hán là “Long Tinh Kỳ”. (Ghi chú cho tuổi trẻ Việt Nam: Ý nghĩa của các chữ Hán như sau: Kỳ là cờ. Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam vùng nhiệt đới.)

2. Đại Nam Quốc Kỳ (1885-1890)

534895_291623994253337_1049024167_n

Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương.

3. Quốc kỳ Nền Vàng Ba Sọc Đỏ dưới hai triều đại Kháng Pháp 1890 – 1920

534834_291638527585217_935525118_n

Nền vàng. Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.

Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:

– Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia để trị” của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.- Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.

Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ “Quốc Gia”. Như vậy, từ ngữ “quốc gia” có từ cuối thế kỷ 19, đối nghịch với “thuộc địa”, chớ không chỉ mới có vào bán thế kỷ 20 khi từ ngữ “cộng sản” xuất hiện.

4. Cờ Bắc Trung Kỳ trong thời miền Nam thành thuộc địa Pháp

574901_291638574251879_803278175_n

Long Tinh Kỳ (1920 – 10 Mar, 1945). Nền vàng. Một sọc đỏ lớn. Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi. 10-3-45 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp

Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ “Long Tinh”, vì nó biến thể từ Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng có hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm 1925. Sau khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho “Hội Đồng Phụ Chính” với sự chỉ đạo của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ Long Tinh vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của Pháp.

5. Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (miền Nam thuộc địa Pháp)

562765_291638627585207_1009861038_n

Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (1923 – Mar 10, 1945)Nền vàngCờ Tam Tài, màu xanh trắng đỏ nằm trên góc trái.10-3-45: Nhật đảo chính PhápCờ này tồn tại đến 10-3-45 thì cáo chung sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.

6. Long Tinh Kỳ trong thời Nhật chiếm Đông Dương, 11 tháng 3, 1945 – Aug 1945

542976_291638670918536_1111695262_n

Long Tinh Đế Kỳ (11 Mar – 30 Aug, 1945)Nền vàng,Sọc đỏ bằng 1/3 cờ.11-3-45: Bảo Đại tuyên bố VN độc lập, Long Tinh Kỳ trở thành Đế Kỳ30-8-45: Bảo Đại thoái vị, Đế Kỳ cáo chung.

Một ngày sau khi Nhật đảo chánh Pháp, vua Bảo Đại đăng đàn tại Huế vào ngày 11-3-45, tuyên bố hủy bỏ hòa ước Quý Mùi 1883 và Giáp Thân 1884, Việt Nam thống nhất và độc lập, theo chế độ Quân Chủ tân thời như một số quốc gia Tây Phương, và ủy nhiệm cho học giả Trần Trọng Kim thành lập chính phủ. Sau đó, vua Bảo Đại phân định cho Long Tinh Kỳ trở lại cương vị của Đế Kỳ, chỉ treo nơi Hoàng Thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du. Long Tinh Đế Kỳ cũng tương tự như Long Tinh Quốc Kỳ trong thời Pháp bảo hộ, nhưng nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim.

6. Cờ Quẻ Ly của quốc gia Việt Nam trong thời Nhật chiếm Đông Dương

401760_291638704251866_1607778708_n

Cờ Quẻ Ly thời Nhật (11 Mar – 5 Sep, 1945)Nền vàng, ba sọc đỏ, sọc giữa đứt khoảng hơi giống hình Quẻ LyQuốc kỳ chính thức thời Nhật, đồng thời với Long Tinh Kế Kỳ

Để biểu trưng cho Quốc Gia trong chế độ Quân Chủ, Bảo Đại ký sắc lệnh chấp thuận đề nghị của Thủ Tướng Trần Trọng Kim, lấy lại quốc hiệu Việt Nam mà nhà Thanh đã chấp thuận trong thời vua Gia Long, và sáng tạo ra một quốc kỳ mới. Đó là lá cờ có nền vàng tương tự như Long Tinh Đế Kỳ nhưng vạch đỏ được chia làm ba vạch nhỏ bằng nhau, riêng vạch giữa thì đứt khoảng, tương tự như quẻ Ly, một quẻ trong bát Quái.

7. Cờ Đỏ Sao Vàng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”

154540_291638750918528_402359313_n

Cờ Mặt Trận Việt Minh (5 Sep, 1945 – 20 Dec, 1946)Nền đỏ, sao vàng, cạnh sao hơi cong.5-9-45: Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 5 dùng cờ Việt Minh làm Quốc Kỳ, thay thế cờ Quẻ Ly.20-12-46: Việt Minh rút vào bưng kháng chiến chống Pháp. Cờ Việt Minh tạm mất tư thế Quốc Kỳ.

– Trong suốt năm 1946, quân đội Pháp càng ngày càng chiếm ưu thế trên các cuộc đụng độ với quân đội Việt Minh. Đến 20-12-46, Pháp chiếm được Bắc Bộ Phủ, Hồ Chí Minh tuyên bố rút vào bưng kháng chiến. Dần dần, Pháp chiếm đóng và kiểm soát các thành phố, quận lỵ, và các làng xã đông dân; còn Việt Minh thì đồn trú tại các vùng quê, rừng núi hẻo lánh. Như vậy, Cờ Đỏ Việt Minh bị xem như tạm thời mất tư thế “quốc kỳ” kể từ ngày 20-12-46 là ngày Pháp chiếm Bắc Bộ Phủ cho đến ngày 20-7-1954 là ngày đất nước chia đôi và Việt Minh trở lại cầm quyền trên miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở lên.

8. Cờ Vàng sọc Xanh của Chính Phủ Lâm Thời “Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc”

389607_291638790918524_620134761_n

Cờ Nam Kỳ Cộng Hoà Quốc (1 Jun, 1946 – 2 Jun, 1948)1-6-46: Nam Kỳ CH Quốc trong Liên Bang Đông Dương.Nền vàng, ba sọc xanh, hai sọc trắng2-6-48: Bảo Đại lập Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp, thống nhất ba miền.

9. Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ của “Việt Nam Quốc” và “Việt Nam Cộng Hòa”

557684_291638857585184_1480712787_n

Cờ Vàng Quốc Gia VN (2 Jun, 1948 – 20 Jul, 1954)2-6-48: Chính Phủ Trung Ương dùng Cờ Vàng làm quốc kỳ giống như Đại Nam Kỳ thời 1890-1920.20-7-54: Đất nước chia đôi theo Hiệp Định Genève. Từ đó, Cờ Vàng vẫn được dùng làm Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hoà từ 20-7-54 đến 30-4-75.

Vào năm 1948, Bảo Đại không muốn tái sử dụng Long Tinh Kỳ vì đó là Đế Kỳ của một đế chế mà ông đã chấm dứt vào tháng 8 năm 1945. Một ông vua tha thiết với nền độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ, đến nỗi chịu thoái vị vì quyền lợi tối thượng của đất nước, hẳn dư biết nguồn gốc của lá Cờ Vàng. Ngoài ra, một vài chi tiết lịch sử quan trọng khác cũng đã góp phần vào việc chọn lựa Cờ Vàng: Đó là cái chết oan ức tại Phi Châu vào cuối năm 1945 của hoàng tử Vĩnh San, tức là cựu hoàng Duy Tân, và sự hiện diện tại Sài Gòn từ năm 1947 của cựu hoàng Thành Thái, thân sinh của Duy Tân. Cờ Vàng đã được dùng làm Quốc Kỳ lần đầu trong triều đại của hai vị vua này. Cả hai đã là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp dành độc lập vào đầu thế kỷ 20, mà hậu quả là cuộc xử tử các thủ lãnh Quang Phục Hội như anh hùng Thái Phiên, Trần Cao Vân vào năm 1916, và án lưu đày Phi Châu của hai vị vua ái quốc ấy. Năm 1942, hoàng tử Vĩnh San gia nhập quân đội Pháp (cánh De Gaulle), đến năm 1945 được thăng cấp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng. Khi Thế Chiến thứ 2 kết thúc, Tướng De Gaulle về Pháp cầm quyền, dự định cho ông về Việt Nam. Nhưng sau đó, có người tố cáo cho De Gaulle biết Vĩnh San luôn luôn ấp ủ chủ trương Việt Nam độc lập và thống nhất Nam, Trung, Bắc. Vì vậy, trong lần hội kiến với De Gaulle vào ngày 14-12-1945, ông bị khiển trách nặng nề và bị tước mất cấp bậc. Ông đã tâm sự với người bạn thân rằng ông lo ngại sẽ bị hại. Ngày 24-12-45, ông bị đưa về lại đảo Réunion. Hai hôm sau, ông bị tử nạn máy bay tại Trung Phi. Cái chết đầy nghi vấn của cựu hoàng Duy Tân đã làm dư luận Việt Nam xúc động và thương tiếc vị vua ái quốc. Năm 1947, cha ông là cựu hoàng Thành Thái lúc bấy giờ đã 68 tuổi, được Pháp cho về Sài Gòn, với điều kiện là ông không giữ bất cứ một trách nhiệm chính trị nào cả. Dù vậy, sự hiện diện của cựu hoàng Thành Thái cùng với cái chết của cựu hoàng Duy Tân hiển nhiên đã gợi lên tinh thần tôn kính hoài bão của hai vua. Chắc chắn Bảo Đại có đến thăm bậc Thái Thượng Hoàng khả kính của ông, và hội ý trong việc chọn Cờ Vàng làm Quốc Kỳ, nhưng ông không thể tiết lộ ra, vì sẽ phạm vào điều kiện của De Gaulle khi cho cựu hoàng Thành Thái về VN, là không được tham dự vào chính trị phục quốc. Sự rao truyền rằng Cờ Vàng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ ra mà không nhắc đến sự hiện hữu của Cờ Vàng 50 năm trước, cũng có dụng ý. Đó là vì nhu cầu bảo vệ an nguy của cựu hoàng Thành Thái. Vì thế, việc Quốc Trưởng Bảo Đại lựa chọn Cờ Vàng của thời chống Pháp làm Quốc Kỳ cho tân chế độ là một quyết định sáng suốt và hợp chính nghĩa.

Vì nguồn gốc kháng Pháp hào hùng của Cờ Vàng, mà năm 1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tổ chức “trưng cầu dân ý”, lập ra chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hoà, quốc hội mới vẫn giữ nguyên quốc kỳ của một chế độ đã cáo chung. Cuộc đảo chánh năm 1963, chấm dứt nền Đệ Nhất Cộng Hòa, lập nên Đệ Nghị Cộng Hoà, Cờ Vàng vẫn được giữ nguyên là Quốc Kỳ cho đến khi miền Nam bị miền Bắc thôn tính. Hết Trích.

Vậy đã rõ ràng cờ vàng ba sọc đỏ không phải là “cờ ba que xỏ lá” mà đó đã từng là một Quốc Kỳ của nhiều chế độ trước đó , đồng thời mang đầy đủ nguyện vọng dành độc lập ,ý thức chống giặc ngoại xâm và yêu chuộng tự do của cả một dân tộc. Và hiện nay cờ vàng ba sọc đỏ là ngọn cờ của người Việt hải ngoại.

Cờ đỏ sao vàng :

35918_291638884251848_769737672_n

Đây là lá cờ đã gắn bó với suốt cả cuộc đời tuổi thơ tôi với tất cả bạn bè họ hàng và người thân của mình , nên tôi nghĩ mình có đủ nghi ngờ và tỉnh táo khi đề cập đến “mặt kia” của nó, “mặt kia mà tôi muốn nói đến chính là những sự thật đã bị Đảng Cộng Sản với công cụ là những “nhà sử nô” “nhà bồi bút ” tìm mọi cách thủ tiêu và dấu nhẹm trong mấy chục năm nay và “mặt kia” chính là tội lỗi đê hèn khi đánh lừa niềm tin của hàng triệu người trong suốt chiều dài lịch sử phải “chết vinh quang” và “chết tức tưởi” dưới ngọn cờ đó.

Trước hết chúng ta hãy nghe chính quyền Cộng Sản giới thiệu về lá cờ Tổ Quốc trên website của Đảng có vài điểm chú ý sau :

– “Đêm cuối cùng trước khi rời cơ quan tuyên truyền của Đảng, từ Xóm Chuồng Ngựa về Bàn Cờ. dưới ngọn đèn leo lét, Nguyễn Hữu Tiến đã thức trắng đêm vẽ đi, vẽ lại trên phiến đá hình tượng lá cờ đỏ với ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh của các tầng lớp nhân dân: Sĩ, Nông, Công, Thương, Binh đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.” (4)

– Lá cờ đỏ sao vàng từ đấy đã xuất hiện nhiều lần trong các cuộc khởi nghĩa, biểu tình của quần chúng. Lá cờ đã tung bay trên cả nước trong những ngày Tháng Tám năm 1945 lịch sử; trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh một kỷ nguyên mới cho đất nước ta. Ngày 5 tháng Chín năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng.

Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng Ba năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ của nước ta. (5)

– Hình ảnh sao vàng trong thơ Hồ Chí Minh:

Một canh…hai canh…lại ba canhTrằn trọc, băn khoăn giấc chẳng thànhCanh bốn, canh năm vừa chợp mắtSao vàng năm cánh mộng hồn quanh

Tất cả lai lịch về lá cờ đỏ sao vàng đều được giải thích rất mơ hồ , đọc xong tôi thấy có 3 câu câu hỏi lớn cần phải làm sáng tỏ :

Thứ nhất : lá cờ đỏ sao vàng có ý nghĩa gì và nguồn gốc ra sao ?Thứ hai : tại sao hiện nay nó là Quốc Kỳ của Việt Nam ?Thứ ba: những thành quả mà nó mang lại cho dân tộc?

1. Lá cờ đỏ sao vàng có ý nghĩa gì và nguồn gốc ra sao :

582707_291638967585173_1957815383_n

Cờ Liên Sô nền đỏ, trên đầu góc trái có hình búa liềm. “Tượng trưng cho chủ quyền của Liên bang Xô Viết và khối liên minh không gì phá vỡ nổi(6) của công nhân và nông dân trong cuộc đấu tranh để xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa”. Màu đỏ tượng trưng cho cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Xô Viết dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Liên Xô nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Búa liềm chỉ khối liên minh vững chắc của giai cấp công nhân và nông dân. Ngôi sao năm cánh trên cờ Liên Xô tượng trưng cho thắng lợi cuối cùng của các tư tưởng chủ nghĩa cộng sản trên 5 châu lục toàn thế giới.” (7)

Nhắc đến chủ nghĩa cộng sản phải nhắc đến Mác với câu nói“ Vô sản thế giới đoàn kết lại” mà sau này được dùng làm khẩu hiệu của những người Cộng Sản, và theo Mác để xây dựng một xã hội mới không còn cảnh người bóc lột người thì phải từ bỏ tất cả những giá trị của xã hội cũ, phải từ bỏ quyền tư hữu, từ bỏ gia đình, từ bỏ quê hương, từ bỏ tôn giáo, và từ bỏ hết tất cả những giá trị văn minh nhân loại suốt mấy ngàn năm qua… Tôi đang tự hỏi không biết khi đem chủ nghĩa Mác về Việt Nam ông Hồ Chí Minh có biết hay cố tình không biết là vào những năm cuối đời Mác đã ăn năn hối lỗi về sự lầm lạc của chủ nghĩa Cộng Sản, cũng giống như nhận định “Ngay cả Mác cũng không thể trung thành với một lý thuyết như thế. Lý thuyết ấy như một cô gái cực đẹp nhưng lẫn thẩn, chắc chắn người ta sẽ vồ lấy và sau đó tất yếu là sự phản bội.” (8)

Hậu quả mà chủ nghĩa Cộng Sản đã gây ra tại nước Nga còn nặng nề hơn nhiều so với Việt Nam từ tổn thất con người cho đến tôn giáo ,chính trị, kinh tế , văn hóa … mà nổi bật nhất là cuộc thanh trừng vĩ đại hay còn gọi là “nỗi khiếp sợ vĩ đại” trong thập niên 1930 Stalin đã ký quyết định giết hàng chục nghìn người được coi là đối thủ chính trị hay bất đồng chính kiến với ông ta , và đẩy hàng triệu người đến các trại lao động tập trung Gulag .

Năm 1953 khi nghe tin Stalin qua đời , nhà thơ Tố Hữu đã có những câu thơ làm rúng động lương tâm con người :

“Sta-lin sta-lin!Yêu biết mấy khi con tập nóiTiếng đầu lòng con gọi Sta-lin[…]Thương cha thương mẹ thương chồngThương mình thương một thương Ông thương mười”

Phần đánh giá xin nhường cho bạn đọc .

Tiếp đây tôi xin trích 1 đoạn nói chuyện giữa đạo sĩ Hamud và giáo sư Allen trong cuốn “Hành trình về phương đông” được xuất bản từ năm 1924 để mọi người chiêm nghiệm.

“Hamud im lặng một lúc rồi thong thả :- Tôi muốn các ông ghi nhận một điều này, các ông có thể coi đó như một lời tiên đoán hay cảnh cáo trước cũng được. Thời gian sắp đến sẽ là một giai đoạn cực kỳ tiến bộ về tri thức, nhưng thoái bộ về tâm linh.[…] Thêm vào đó, sự khai quật các ngôi cổ mộ Ai cập sẽ tháo củi xổ lồng cho vô số âm binh, các động lực cực kỳ hung dữ. Như tôi vừa kể với các ông, thời kỳ chót của nền văn minh Ai cập, các giáo sĩ đã thực hành tà thuật tối đa, mà khoa ướp xác là một bí thuật mang sự liên lạc của cõi vô hình vào cõi trần[…] Một số pháp sư vốn là sứ giả cõi âm sẽ đầu thai trở lại, hoặc nhập xác để tác oai, tác quái, tái tạo một xã hội tối tăm, sa đoạ, đi ngược trào lưu tiến hoá của thượng đế. Thế giới sẽ trở thành nạn nhân của thứ tôn giáo ma quái này.. Chiến tranh, đau khổ, bất an cùng các kích thích của cảm giác mới lạ do nền “khoa học hiện tượng” mang lại, sẽ thúc đẩy con người vào các cùng cực của cuộc sống […] họ sẽ đội lốt tôn giáo, họ sẽ kêu gọi sự hợp tác của thần quyền, họ sẽ đặt ra các giáo điều mới, thay thế các chân lý cao đẹp để lôi kéo con người từ bỏ thượng đế. Họ sẽ sử dụng danh từ, ngôn ngữ để đánh lạc hướng mọi người, tuy nhiên trước sau gì họ cũng phải chết và trước khi chết, họ sẽ di chúc yêu cầu ướp xác họ và xây dựng những nhà mồ vĩ đại bằng đá như họ đã từng làm trong quá khứ…

Giáo sư Allen bật cười :- Như vậy thì nhận diện họ quá dễ, nhưng tôi không tin thời buổi này còn ai ướp xác, xây cất nhà mồ như vậy, ông nên nhớ chúng ta đã bắt đầu vào thế kỷ 20, không phải 8 ngàn năm trước ?

Hamud mỉm cười :– Rồi các ông sẽ thấy, tôi mong các ông ghi chép những điều này cẩn thận rồi đúng hay sai thời gian sẽ trả lời.”

75246_291639030918500_406930427_n

Cờ Trung Cộng cũng một nền đỏ, trên đầu góc trái có một ngôi sao vàng lớn và 4 ngôi sao vàng nhỏ hình cánh cung phía bên mặt.

Về các thành tựu mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã mang lại cho dân tộc Trung Hoa thì các bạn có thể tìm đọc thêm ở tài liệu “Cửu Bình” (chín bài bình luận về Đảng Cộng Sản) (9) tài liệu này được ví như một quả bom mang sức công phá khủng khiếp vào chính quyền các nước khối cộng sản, và chỉ sau 1 năm ra mắt đã khiến hơn 6 triệu đảng viên Trung Quốc trả lại thẻ đảng, thiết nghĩ chúng ta cũng nên quảng bá rộng rãi tài liệu này để giúp những người Cộng Sản Việt Nam sớm thức tỉnh .

Còn ai lâu nay chỉ quen nghe những lời đạo đức từ miệng của các lãnh tụ Cộng Sản thì hãy nghe Mao tuyên bố rùng rợn : “Người chết cũng có lợi, xác họ làm phân bón”, “ chúng ta sẳn sàng hy sinh 300 triệu dân Trung Quốc để hoàn thành chủ nghĩa Cộng Sản” (10)

385761_291639050918498_2072665834_n

Cờ Việt Minh – cờ đỏ sao vàng cạnh sao hơi cong.Năm 1927 ở vùng Nghệ Tĩnh có cuộc phiến động gây ra bởi Đảng Cộng Sản do Nguyễn Ái Quốc cầm đầu. Đến ngày mùng 9 tháng 3 năm 1945 quân Nhật đánh đánh quân Pháp và giao quyền lại cho vua Bảo Đại. Được mấy tháng thì đồng minh thắng trận, Nhật đầu hàng. Đảng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc đổi tên là Hồ Chí Minh nổi lên cướp chính quyền. Vua Bảo Đại thoái vị nhường quyền cho đảng Việt Minh.

Việt Minh là tên gọi tắt của đảng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do Đảng Cộng Sản lập ra khi còn ở bên Quảng Tây Trung Quốc, tránh 2 chữ Cộng Sản cho người ta khỏi nghi ngờ. (11)

Gửi vào ngày Thứ Ba, 28 Tháng 10, 2008.
_________________

Hết phần 1 – Xem tiếp phần 2 sau.

Advertisement

4 thoughts on “Quốc Ca – Cờ Vàng, Cờ Đỏ

  1. Phần 2.
    Tại sao hiện nay cờ đỏ sao vàng là Quốc Kỳ của Việt Nam :

    Những người Cộng sản nhận định rằng : “Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thực sự là biểu trưng, là kết quả của khối đại đoàn kết dân tộc, là hội tụ của các nguồn xung lực hồi sinh mạnh mẽ của toàn dân tộc trong thời khắc bước ngoặt lịch sử dưới ngọn cờ chói lọi tinh thần yêu nước của mặt trận Việt Minh do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.”

    Trong một cuộc giao lưu trực tiếp trên truyền hình khi được hỏi “ông định nghĩa thế nào về sự thật lịch sử”, ông Dương Trung Quốc tổng thư ký hội sử học Việt Nam đã trả lời : “Trách nhiệm của những người làm sử chúng tôi là phải nghiên cứu để tìm ra sự thật lịch sử, vì chỉ có sự thật mới tạo được niềm tin trong nhân dân. Chúng tôi quan niệm, không phải sự thật nào cũng có thể nói ra, nhưng đã nói thì phải nói đúng sự thật. Chúng ta phải tìm lại, để học lại nghiêm túc những bài học của lịch sử.” (12)

    Trời ơi ! sự thật là sự thật, tại sao lại có những sự thật không thể nói ra?

    Và câu hỏi được đặt ra là biến cố tháng 8-1945 do Việt Minh gây ra có phải là một cuộc cách mạng không! Về câu hỏi này thì mặc dù đã được nghe ý kiến của nhiều người nhưng tôi vẫn chưa thể có kết luận thỏa đáng cho bản thân. Nhưng dù sao cũng thật khó khi nói cuộc cướp chính quyền không phải là nguyện vọng của người dân, mà trên thực tế người dân của chúng ta lúc đó đa phần nghèo khó nhưng bản tính thật thà chấc phác họ đã tin theo những hứa hẹn hão huyền của chủ nghĩa cộng sản nhằm mơ tưởng một xã hội công bằng văn minh không có cảnh người bóc lột người, nhưng họ đã không thể hiểu được bản chất của Cộng Sản là chiến tranh, hận thù, độc tài, giết chóc, tham lam, bóc lột và khủng bố …

    Rồi đến 20-12-1946 Pháp chiếm Bắc Bộ phủ, Hồ Chí Minh phải rút vào các vùng núi hẻo lánh tiếp tục ôm lý tưởng Cộng Sản để “giải phóng dân tộc”, như thế lá cờ đỏ sao vàng chỉ hiện diện chính thức trong tư thế Quốc Kỳ khoảng thời gian từ 5-9-1945 đến 20-12-1946 .

    Trong khi đó tại miền Nam từ 1-6-1946 đến 2-6-1948 dùng cờ Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc với nền vàng ở giữa là 3 sọc xanh, chen giữa 3 sọc xanh là 2 sọc trắng .

    Và từ 2-6-1948 Chính phủ trung ương dùng lá cờ vàng 3 sọc đỏ chính thức làm Quốc Kỳ và lá cờ này giống với Đại Nam Kỳ thời 1890- 1920, mãi đến 20-7-1954 khi đất nước bị chi đôi theo hiệp định Geneve. Từ đó lá cờ vàng 3 sọc đỏ vẫn được dùng làm lá Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa từ 20-7-1954 cho đến 30-4-1975.

    Đó chỉ là những mốc khái quát sơ lược về sự thay đổi của Quốc Kỳ Việt Nam, các bạn có thể tham khảo thêm ở những tài liệu khác để hiểu thêm chi tiết.

    Như vậy từ 20-7-1954 đất nước ta thực sự bị chia cắt thành 2 miền, mà sau này nguyên nhân góp phần làm miền Nam rơi vào tay Cộng Sản chính là việc ký kết hiệp định Paris vào ngày 27-1-1973 chấm dứt mọi sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ và cuối tháng 3 năm 1973 lính Mỹ cuối cũng đã rút khỏi Việt Nam, chúng ta cũng nhìn nhận rằng vào thời điểm trước đó những cuộc biểu tình phản chiến diễn ra rầm rộ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình lúc đó.

    Thật đúng là một thời đại tiến bộ về tri thức mà thoái bộ về tâm linh, giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn mà các mặt của đời sống như y tế, giáo dục, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội ở miền Nam ngày một tiến lên và miền Bắc thì cứ thụt lùi theo khoảng cách ngày một xa,vậy mà bộ máy tuyên truyền của Hồ Chí Minh luôn phát đi những bản tin về đời sống cơ cực khốn khó của hòn ngọc viễn đông, đánh cho mỹ cút ngụy nhào, bác cháu ta sẽ xây lại đất nước mười phần đẹp hơn lại còn tuyên truyền rằng đời sống người dân miền nam rất khốn khó, miền bắc sẽ tiếp tế cho miền Nam hàng triệu tấn lương thực và thuốc men…, các giá trị chuẩn mực đạo đức thực sự bị thoái hóa trầm trọng, và cái mốc 1975 cũng giống như cánh cửa hy vọng tiến hóa cuối cùng của dân Việt vị đóng sập lại bởi các âm binh.

    Trong khi đó hãy nhìn lại suốt chiều dài lịch sử, người Việt chúng ta vốn bản tính hiền lành chất phác lấy nhân lễ nghĩa trí tín làm đạo thường cho sự ăn ở đối xử lẫn nhau , còn nhớ năm xưa khi Nội Thư Hoàng Tá Thốn đưa bọn Ô Mã Nhi về nước đã dùng kế của Hưng Đạo Vương, lấy người giỏi bơi lặn, sung làm phu thuyền, ban đêm dùi thuyền cho đắm, bọn Ô Mã Nhi đều chết đuối cả. Để rồi đời sau Sử Thần Ngô Sỹ Liên phải thốt lên “Chữ Tín là vật báu của nước, mà làm cho người khác phục mình sâu sắc thì đó là gốc của vương chính, Hưng Đạo Vương dùng bá thuật, muốn được thành công trong một thời mà thất Tín với muôn đời, đã nói là đưa về nước mà lại dùng mưu kế để giết đi thì thực là quỷ quyệt lắm […] đâu có thể nói chữ Tín chỉ là chuyện nhỏ nhặt ”. (13)

    Than ôi nghe người viết sử luận bình việc Tín Nghĩa mà hậu bối xấu hổ lắm thay, cái gốc của dân tộc này đã mất rồi ! Hỡi các Vua Hùng có công dựng nước, các bậc sỹ phu đã ngã xuống để giử nước, hỡi hồn thiêng sông núi hãy về đây, hãy về chứng kiến triều đại Cộng Sản, một Hồ Chí Minh bám theo học thuyết Mácxít, Lêninit,Stalinit, Maoít đã đem bóng ma Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản nấp dưới lá cờ đỏ sao vàng về bao trùm lên quê hương Việt Nam. Họ[chính quyền Cộng Sản] dùng tất cả những mưu mô xảo trá đẩy hàng triệu người vào biển máu vì mù quáng tin theo những khẩu hiệu có cánh như “đánh Mỹ cứu nước”, “giải phóng miền nam”, “xây dựng thiên đàng hạ giới” , “chấm dứt cảnh người bóc lột người” … để rồi khi “con thuyền cách mạng” cập bến thành công thì họ hiện nguyên bản chất ngu dốt tham lam nhưng có ưu thế là rất ác ôn, họ quay lại bóc lột ngay chính đồng bào ruột thịt của mình. Thử hỏi nhân lễ nghĩa trí tín ở chổ nào , có thủ đoạn nào đê tiện hơn thế không?

    Hãy nhìn sang nước bạn và nghe ông M. Gorbatchev, cựu Tổng bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô :“Tôi đã bỏ hơn nửa cuộc đời đấu tranh cho lý tưởng cộng sản, nhưng ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo.”, trong khi đó đất nước của chúng ta đã sinh ra một người phụ nữ thông minh xinh đẹp nhưng thiếu trung thực – Nguyễn Thị Bình, bộ trưởng ngoại vụ của chính phủ cách mạng lâm thời, vào năm 1973 tại Paris khi được ký giả Michel Tauriac phỏng vấn : “Xin trả lời tôi thẳng thắn, thưa bà, bà có phải cộng sản không?”. Rất “thông minh”,người phụ nữ ấy đã trả lời: “Không, thưa ông, tôi không phải cộng sản” và trước đó tháng 4 năm 1959 trước các ký giả Mỹ, Fidel Castro cũng đã tuyên bố : “Tôi đã nói một cách rõ ràng và khẳng định là chúng tôi không phải là cộng sản” (14 ) .

    Tất cả những điều đó để cho chúng ta thấy rằng một khi những người cộng sản vẫn còn nắm chính quyền trong tay thì họ chỉ biết tuyên truyền và nói láo, khi mà cả thế giới đã quá hiểu bản chất tham tàn của cộng sản mà “theo cuốn The Black Book of Communism tiết lộ cho biết số người vô tội bị Quốc Tế Cộng Sản sát hại khắp nơi trên thế giới được ước tính như sau: tại Nga Sô hơn 20 triệu, tại Trung Hoa lục địa 65 triệu, Việt Nam 1 triệu, Bắc Hàn 2 triệu, Cambodia 2 triệu, Đông Âu 1 triệu, Phi Châu 1,7 triệu, Afghanistan 1,5 triệu và châu Mỹ La Tinh 150.000 người. Tất cả đã chết dưới bàn tay của Lenine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pot và Kim Nhật Thành.” (15) với 1 bản cáo trạng làm cả thế giới phải khiếp sợ như thế, thế nên họ đã khéo léo ẩn mình dưới vỏ bọc là “mặt trận quốc gia giải phóng” chứ không chịu nhận mình là Cộng Sản để đánh lừa những ánh mắt tò mò nhìn từ thế giới bên ngoài, và bên trong thì họ ra sức bưng bít thông tin tuyên truyền dối trá và hứa hẹn với người dân đủ điều , nhiều trí thức và báo giới phương tây chưa một ngày sống dưới chế độ Cộng Sản đã mắc vố lừa thật to khi lòng trắc ẩn của họ cũng bị đánh lừa, hay họ chưa hiểu thấu đáo về bản chất của 1 cuộc chiến , họ xuống đường hô to khẩu hiệu đòi Mỹ phải rút quân, điều đó trên thực tế là đã thể hiện sự bất lực trước sự bành trướng của Đệ Tam Cộng Sản, khi ma quỷ đã đạt đến trình độ thượng thừa về hóa trang. Norman Morrison đặt người con gái bé bỏng Emily xuống gởi cho một người nào đó trong đám đông xung quanh rồi châm lửa tự thiêu trước lầu năm góc, một Norman 22 tuổi ngày đó cũng đã chọn một cái chết với lý tưởng thật cao đẹp như những người thanh niên Bắc Việt ngã xuống bên lá cờ đỏ sao vàng với một lòng tin sắt đá là họ đã chết cho tự do, chết cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng những người miền nam ruột thịt đang phải sống dưới ách đô hộ của Mỹ … Thế là bài “Emily em ơi” của Tố Hữu đến tận hôm nay vẫn còn góp mặt trong sách giáo khoa của con em chúng ta, và những hình ảnh phản chiến được Hà Nội tuyên truyền như một sự ủng hộ chính nghĩa từ thế giới, đã đẩy lớp lớp thanh niên đổ biết bao xương máu ngay trên chính quê hương mình để đấu tranh cho lợi ích của một bộ phận đảng viên cao cấp.

    Và giờ đây có lẽ các sinh viên trí thức các giáo sư khuynh tả ngày nào đã phải ăn năn hay xấu hổ khi thấy một Việt Nam không hề có tự do dân chủ đa đảng đa nguyên, tôn giáo bị đàn áp, và con người phải sống cuộc sống túng quẫn, nếu họ có dịp đến Việt Nam ngày hôm nay họ sẽ được ngã lưng trên một chiếc giường thật êm ái trong căn phòng lộng lẫy của một khách sạn cao cấp không thua bất kỳ nơi nào, họ có thể phóng tầm nhìn ra xa để thấy một cuộc sống mới sau chiến tranh thật sôi động với những dòng sông xe gắn máy cuộn chảy trên đường phố , bên cạnh những tấm bảng sặc sở đậm chất tuyên truyền cố hữu của những nước Cộng Sản với hình cờ đỏ sao vàng , búa liềm hay chếch lên phía trên tấm hình ông Hồ Chí Minh luôn có những câu khẩu hiệu đại loại như “vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh” , họ sẽ hiểu thế nào là “dân giàu” khi nhìn thấy những cửa hàng với những nhản hiệu thời trang như Gucci, Louis Vuitton, của những nhà tư bản mới và khách hàng là những vị tư bản đỏ cưỡi trên những con xe đắt tiền , họ sẽ thấm thía thế nào là “xã hội công bằng” khi thấy dân oan trong đó có cả những gia đình có công với cách mạng kéo nhau đi khiếu kiện vì bị chính quyền cướp mất đất đai, đời sống rơi vào ngõ cụt … tất cả còn thảm cảnh hơn hình ảnh lính Mỹ bật quẹt Zippo đốt nhà tranh mà họ đã thấy trên báo chí , họ sẽ thấy tôn giáo ở nước này đang bị bóp chết dần dần và tệ hại hơn là sự biến thái của các linh mục, hòa thượng quốc doanh, tất cả còn đau đớn hơn hình ảnh Thích Quảng Đức tự thiêu năm nào, họ sẽ học được bài học thế nào là “văn minh” ở xứ này khi thấy có nhiều những trẻ em bụi đời sống vất vưởng trên đường phố phải cấu xé lẫn nhau để dành dật miếng ăn không khác gì những con thú hoang hay trong các động mại dâm ở Campuchia có rất nhiều những đứa trẻ nói tiếng Việt, tất cả còn thê lương hơn em bé Kim Phúc trần truồng với vết bỏng Napalm mà họ đã xót xa năm ấy. Như thế ai dám bảo rằng sự nhẹ dạ cả tin của người phương tây không góp phần vào sự hiện diện của lá cờ đỏ sao vàng ở Việt Nam hiện nay.

    Và ngày 30-4-1975 là ngày mà “có triệu người vui, cũng có triệu người buồn” để rồi ngay sau đó thôi thì triệu người vui kia cũng phải gào khóc thảm thương như những con thú đang bị ông chủ cách mạng của mình xẻ thịt trong lò mổ. Thời điểm đó để che mắt và trấn an dư luận Cộng Sản Bắc Việt đã thành lập chính phủ lâm thời với lá cờ nửa trên đỏ, nửa dưới xanh, ở giửa là ngôi sao vàng, nhưng đâu rồi cũng lại vào đó ngày 2-7-1976 chính thức thống nhất 2 miền thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và dùng lá cờ đỏ sao vàng làm Quốc Kỳ cho đến hôm nay.

    Như vậy chúng ta đã thấy rõ để chiếm được vị trí làm lá Quốc Kỳ của nước Việt Nam ngày hôm nay, lá cờ đỏ sao vàng đã giương cao một lý tưởng cao đẹp nhưng ảo tưởng, lá cờ đỏ sao vàng đã đánh lừa niềm tin của rất nhiều người, đã tuyên truyền vô cũng tinh vi và xảo trá, đã tắm bằng máu của hàng triệu người vô tội trên cả 2 chiến tuyến trong một cuộc chiến không đáng có (16a), đã thể hiện bản chất là đứa con trung thành của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản và hiện nay là chư hầu của Trung Cộng …

    Dù hiện nay tôi không còn tin vào lá cờ đó nữa nhưng tôi vẫn luôn luôn dành tình yêu thương và tự hào bởi cách mà cha ông mình đã hy sinh, họ đã hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, họ đã phơi xác trên hàng rào kẽm gai với viên đạn găm trong lồng ngực khi trên tay còn nắm chặt lá cờ đỏ sao vàng, dòng máu đỏ từ tim tung tóe mạnh liệt như họ đã từng tin rằng họ chết cho quê hương, họ chết cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, họ chết cho thế hệ mai sau được sống tự do hạnh phúc , mà giờ đây tôi đau buồn nhận ra rằng sau 33 năm sống dưới triều đại Cộng Sản, dân tộc này không còn nhiều người dám hy sinh như thế. Từ góc nhìn giá trị nhân bản thì đó là một cái chết vinh quang một cái chết rất người, nhưng nhìn từ cục diện chính trị thế giới tại thời điểm đó thì đó là một cái chết tức tưởi một cái chết lãng xẹt, VÌ ĐÁNG RA TẤT CẢ NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG CÓ AI PHẢI CHẾT. (16b)

    3. Những thành quả mà lá cờ đỏ sao vàng mang về cho dân tộc :

    1930-1931 Phong trào “Xô Viết Nghệ Tỉnh” là cuộc nổi dậy đầu tiên do Đảng Cộng Sản lãnh đạo với khẩu hiệu “Trí, phú , địa , hào, phải đào tận gốc trốc tận rễ” tức là cứ theo thứ tự bất lợi cho cách mạng thì tầng lớp trí, được “ưu tiên” rồi đến ,phú địa, hào đều phải được giết sạch thì thành phần vô sản mới có thể đẩy mạnh phong trào Cộng Sản trên khắp cả nước .

    Và bài vè của Hà Sỹ Phu thật chua chát lắm thay khi cho chúng ta thấy bộ mặt lật lọng của Đảng Cộng Sản từ ngày còn sơ khai đến ngày đè đầu cưỡi cổ được dân tộc, “hiền tài là nguyên khí của quốc gia” nghe cũng có lý nhưng nếu bỏ Trí lên trên thì xem ra không được logic lắm với cái lịch sử giết chóc dã man kia, thế là xếp CÔNG- NÔNG-TRÍ .

    Bốn anh Trí Phú Địa HàoChỉ riêng anh Trí lao đao đến giờĐảng ta thương Trí ngu ngơCho Công – Nông – Trí chung cờ liên minhTrông lên Liềm – Búa hai hìnhTrí ta vẫn chẳng thấy mình ở đâuQuay sang tìm Phú, Địa, HàoThấy ba bụng phệ… đã vào… Đảng ta!

    1949-1956 “Cải cách ruộng đất” lần này thì với khẩu hiệu “hãy giết sạch lũ cường hào địa chủ ác bá” “đào tận gốc trốc tận rễ” “ cường hào ác bá phá ra tro” . Đúng , đảng ta luôn luôn đúng , phải giết hết phải đập phá hết tất cả ,lấy của người giàu chia cho người nghèo , sẽ không còn người bóc lột người . Tất cả những nơi thơ tự , chùa chiền , đình làng đều bị phá hủi, những người dân chịu khó tích cóp làm ăn bấy lâu nay , giờ đây trở thành những tên cường hào ác bá hay việt gian phản động , sẽ bị đem ra đấu tố bởi chồng con hay chính cha mẹ họ , hãy lắng nghe nhà thơ Xuân Diệu :

    “Anh em ơi! Quyết chung lưng Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù Địa hào, đối lập ra tro,Lưng chừng phản động đến giờ tan xương.Thắp đuốc cho sáng khắp đường,Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.Lôi cổ bọn nó ra đâyBắt quỳ gục xuống, đoạ đày chết thôi…”

    Những ai bị đọa đày mà chưa chết thì sẽ bị đem ra xử bắn hay dùng trâu cày kéo đứt cổ để răn đe mọi người .

    Ước tính trong thời gian này có hơn 150 ngàn người đã bị sát hại, những truyền thống tốt đẹp, đời sống tinh thần và tâm linh của người Việt bị phá hủy.

    Sau đó với “chiến dịch sửa sai” Trường Chinh và Hồ Viết Thắng phải ngậm đắng nuốt cay khi Bác lấy khăn lau nước mắt rồi đem hai chú ra làm vật tế thần để xóa tan sự phẩn nộ trong quần chúng , thế mà thế hệ ba tôi ai cũng tin là thật, còn khen Bác thật đúng là con người nhân nghĩa đã khóc thương dân , chỉ có tụi cấp dưới làm bậy thôi .

    1955-1958 “Nhân Văn Giai Phẩm” gắn liền với những tên tuổi như Nguyễn Hữu Đang ,Trần Dần, Lê Đạt, đã bị kết án tù đày vì dám lập ra tờ báo Nhân Văn và ấn bản Giai Phẩm với nội dung là những câu thơ tiêu biểu như của Trần Dần :

    “Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhàChỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ”

    Người trực tiếp đứng ra tiêu diệt “Nhân Văn Giai Phẩm” chính là nhà thơ Tố Hữu trưởng ban tuyên huấn trung ương với những vần thơ khát máu:

    “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉCho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòngThờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin… bất diệt.”

    Và những người có dính líu cũng bị tù đày tùy theo mức độ liên quan , tất nhiên những người này sẽ mang theo một “vết nhơ” không chỉ trong lý lịch của mình mà còn liên lụy đến con em. Như trường hợp nhà thơ Lê Đạt kể từ ngày 12-8-1958 bị đẩy đi tù đày lao động khổ sai, 30 năm mất bóng trên diễn đàn văn và trước khi ông chết 1 năm đã được trao giải thưởng văn học nghệ thuật nhà nước 2007.

    1959. Quốc hội ký quyết định thông qua vấn đề “hợp tác hóa nông nghiệp”, tôi đã đọc quyết định này 2 lần mà không hiểu nó viết về vấn đề gì , âu cũng là cách hành văn mơ hồ trong văn bản luật pháp của Cộng Sản, nhưng trên thực tế sau cải cách ruộng đất, cướp của người giàu chia cho người nghèo, thành phần bần cố nông nay được chia cho 1 ô đất nhỏ và vài cái cuốc cái xẻng , nhưng để vô sản hóa đến tận cùng đảng ta đã dùng những “kế hoạch kinh tế 3 năm, 5 năm” “công tư hợp doanh” “ hợp tác xã” để dần dần công hữu hóa hết những tài sản còn sót lại của thành phần bần nông , khiến miền Bắc trở nên vô cùng nghèo nàn và lạc hậu, trong khi tại thời điềm này ở miền Nam dưới lá cờ vàng tung bay quốc dân đang sống ở một nơi được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông, tình cảnh thật không khác gì bắc Hàn, nam Hàn ngày hôm nay .

    Ai khổ mặc kệ, Hồ Chí Minh thì vẫn cứ ở trên bục ra rả thuyết pháp “Đảng ta là vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nông dân, của dân tộc, đảng ta không có lợi ích gì khác”

    1968 “Huế Mậu Thân”. Thơ chúc tết của Hồ Chí Minh :“xuân này hơn hẳn mấy xuân qua Thắng trận tin vui khắp nước nhà Nam Bắc thi đua đánh giặc mỹ Tiến lên! toàn thắng ắt về ta”

    “Trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Ta được tận hưởng tư tưởng, tình cảm cao đẹp của Bác Hồ, yêu nước, yêu dân, tin dân, tin cách mạng, tin vào thắng lợi qua những vần thơ Tết Xuân Mậu Thân, cho ta soi mình vào tâm đức tổ tiên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.” (Trích báo đảng kỷ niệm 40 năm tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân của tiến sỹ Trần Viết Hoàn)

    Và kết quả của tình “yêu nước, yêu dân” đó là ở Huế có 9776 ngôi nhà bị phá hủy, hoàn toàn, 3169 ngôi nhà bị hư hỏng nặng, 7000 người vô tội đã bỏ mạng.

    “Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người Tôi đã thấy, tôi đã thấy Trên con đường người cha già ôm con lạnh giá Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người Tôi đã thấy, tôi đã thấy Những hố hầm đã chôn vùi thân xác anh em” Trịnh Công Sơn 1968.

    1972 “Mùa hè đỏ lửa”. “Mùa Hè 1972, trên thôn xóm và thị trấn của ba miền đồng bốc cháy một thứ lửa nhân tạo, nóng hơn, mạnh hơn, tàn khốc gấp ngàn lần, vạn lần khối lửa mặt trời sát mặt. Lửa ngùn ngụt. Lửa bừng bừng. Lửa kêu tiếng lớn đại pháo. Lửa lép bép nức nở thịt da người nung chín. Lửa kéo dài qua đêm. Lửa bốc khói mờ trời khi ngày sáng. Lửa gào chêm tiếng khóc của người. Lửa hốt hoảng khi cái chết chạm mặt. Lửa dậy mùi thây ma. Lửa tử khí trùng trùng giăng kín quê hương thê thảm khốn cùng.

    Kinh khiếp hơn Ất Dậu, tàn khốc hơn Mậu Thân, cao hơn bão tố, phá nát hơn hồng thủy. Mùa Hè năm 1972 – Mùa Hè máu. Mùa Hè của sự chết và tan vỡ toàn diện. Mùa Hè cuối đáy điêu linh. Dân tộc ta sao nỡ quá đọa đày!” (17)

    30-4-1975 Đối với tôi những con số này như mang theo thông điệp của quỷ, nó nhắc cho người Việt Nam phải nhớ rằng: Hỡi người anh em ! chúng ta phải thương yêu nhau vì tất cả chúng ta đều đau khổ.

    Những gì viết trên đây chỉ mang tính chất liệt kê, còn để trình bày đầy đủ thì không bút mực nào chịu đựng nỗi bi kịch oan khiên đó.

    Hãy điểm xem đến nay đất nước ta đã đạt được những thành tựu gì từ khi lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập :

    – Tham nhũng tràn lan, quan sống phè phỡn, đạo đức xã hội suy đồi, con giết cha , mẹ bán con, vợ giết chồng …- Kinh tế ,chính trị, y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội xuống cấp, tụt hậu thê thảm so với thế giới.- Trí thức, sử gia, luật gia, khoa học gia, kỹ sư, bác sỹ dược sỹ, tiến sỹ, nhà văn nhà báo , họa sĩ nhạc sĩ và thi sĩ … đa số đều trở nên vô cảm .- Lạm phát phi mã cộng thêm quan lại tham lam đẩy người dân vào cảnh khốn cùng- Hàng triệu người Việt Nam vượt biên tìm cuộc sống hạnh phúc ở xứ người.- Hàng chục ngàn cô gái Việt Nam bị bán sang nước ngoài để bán thân, trong đó có cả những em bé.- Hàng trăm ngàn lao động phải chạy ra ngước ngoài để bán bán sức .- Bao cảnh đời khó khăn khổ sở đói nghèo trong nước phải làm những nghề mạt hạng ăn xin, bán dâm, giết người trộm cắp…- Tình trạng dân oan khiếu kiện kéo dài, oán hận không được giải quyết- Tôn giáo bị đàn áp, linh mục và hòa thượng quốc doanh thì tăng lên theo cấp số nhân.- Công lý bị phỉ báng, tự do bị tước đoạt và nhân quyền bị bóp nghẹt- Đất đai của tổ tiên thì ngày một bị thu hẹp lại

    Nhìn vào một xã hội như thế để thấy được cái vô đạo đức của người làm chính trị, và “khi khảo sát và nghiên cứu sự phát triển trên thế giới mới thấy xã hội Việt Nam hiện nay vẫn ở thời Trung Cổ, tức tụt hậu sau thế giới gần 500 năm” (18). Nhưng theo tôi thì không cần so với thế giới làm gì , người Việt hôm nay còn tụt hậu hơn chính mình 500 trước . Bạn sẽ bảo tôi, làm sao có thể như vậy được khi chúng ta hàng ngày vẫn được chạy ô tô, ở nhà có máy lạnh, xem truyền hình, ăn KFC và uống Coca Cola … toàn là những thứ mà 500 trước không hề có. Nhưng chỉ cần bạn chịu khó đọc lại lịch sử thôi thì sẽ thấy muôn mặt đời sống xã hội hiện nay đang tuột dốc không phanh. (1460- 1497) thời vua Lê Thánh Tông, cha mẹ dạy con có phép tắc, trai gái đều có nghề nghiệp, không có nạn rượu chè cờ bạc, không tụ tập đồ đảng để đi trộm cướp, vợ chồng cần kiệm làm ăn, ân nghĩa trọn vẹn, quan dân đều phải hiếu để, chăm chỉ làm ruộng cùng giúp đỡ lẫn nhau… về giao thiệp với Tàu thì luôn cho người dám sát đề cao cảnh giác, ngài nói rằng “Ta phải giử gìn cẩn thận, đừng để cho ai lấy mất 1 tấc núi, 1 tấc sông của Thái Tổ để lại” (19). Nhờ có những bậc minh quân tài trí đức độ như thế nên văn hóa nước ta thời đó mới được hưng thịnh. Chỉ mấy điều đó thôi chưa đủ để chúng ta phải hổ thẹn sao?

    Chính quyền Cộng sản đã biến đời sống xã hội của Việt Nam thành một thứ xã hội mà con người sống trong đó phải luôn luôn toan tính ăn thịt nhau để sống, đó chính là hậu quả của học thuyết vô thần, họ tiêu diệt tôn giáo cho đó là “thuốc phiện” ru ngủ nhân dân, họ luôn luôn sống trong hận thù, thứ hận thù giai cấp, mà những ai không phải là Cộng Sản thì được họ xếp vào những kẻ thù cần “phải bị đấu tố như những tên bồi của đế quốc” (20) như Hồ Chí Minh đã từng nói. Ngày trước Phạm Quỳnh một nhà trí thức lỗi lạc với chủ trương “xây dựng một Việt Nam phú cường tự do và độc lập” đã bị Việt Minh đấu tố là tên việt gian phản quốc , rồi bị đưa vào rừng đập vở đầu bằng cày và cuốc, đến sau này khi nhạc sỹ Phạm Tuyên con trai của Phạm Quỳnh được gặp Hồ Chí Minh vào năm 1945, “ông già dân tộc” đã khẳng khái nói rằng : “Cụ Phạm là người của lịch sử, sẽ được lịch sử đánh giá lại sau này. Con cháu cứ vững tâm đi theo cách mạng”. (21), Và Hòa Hảo-Huỳnh Phú Sổ, Quốc Dân Đảng-Nguyễn Thái Học, Duy Tân-Lý Đông A, Đệ Tứ Cộng Sản-Tạ Thu Thâu … tất cả đều bị ám hại bởi những thủ đoạn tương tự .

    Ngày hôm nay thì chính quyền Cộng Sản lại quay sang hận thù với chính người dân trong nước, bà con dân oan biểu tình, người dân lao động đình công, giáo dân cầu nguyện, hay sinh viên xuống đường đả đảo Trung Cộng…. tất tả những thành phần này đã được bộ máy an ninh khổng lồ dành cho sự chăm sóc đặc biệt, họ dùng công cụ là báo chí và truyền hình với những tay sai đắc lực là lũ văn nô bồi bút ra sức nhào nặn bóp méo sự thật một cách trắng trợn, rồi tuyên truyền về sự nguy hiểm của các thế lực thù địch, diễn biến hòa bình, phản động, khủng bố …ai có ý định chống đối là bắt giam.

    Họ luôn mồm kêu gọi hòa đồng hòa giải dân tộc, nhưng luôn gọi thành phần người Việt hải ngoại với cờ vàng ba sọc trên tay là “bọn chống cộng cực đoan”, ai mới là kẻ cực đoan đây khi chính quyền Cộng Sản là kẻ nắm quân đội trong tay với pháp luật là giấy thông hành , chính quyền sẽ bỏ tù hết những tên nào dám vì lợi ích quốc dân mà làm tổn hại đến lợi ích của đảng, vậy xin hỏi ai mới là kẻ khủng bố cực đoan đây?

    Để minh họa rõ hơn về vấn đề này hãy lấy Lê Thị Công Nhân làm một ví dụ, chị đã chịu án 4 năm tù và 3 năm quản chế vì tội dám bất đồng chính kiến. Và ký giả Xuân Hồng của BBC đã đặt so sánh về hoạt động thời trẻ của bà Nguyễn Thị Bình với những nhà bất đồng chính kiến gần đây như Lê Thị Công Nhân, hỏi bà có suy nghĩ gì . Bà ta đã trả lời “Những việc làm của họ [những người đấu tranh chính trị] trong tình hình này không đem lại lợi ích cho đất nước.” (22)

    Vậy là đã rõ, người đàn bà thiếu trung thực này đã một lần xảo trá với báo chí phương tây năm 1973, giờ đây bà ta còn dám bảo việc đấu tranh chính trị xóa bỏ cái đảng độc tài thối nát này đi không mang lại lợi ích cho đất nước, vậy nó không bị xóa bỏ thì mang lại lợi ích cho ai?

    Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay có đầy đủ các “đức tính” tham lam, độc tài, cực đoan, khủng bố, họ cho rằng đất nước Việt Nam này chỉ do một mình họ quyết định mà người dân không có quyền tham gia, bằng chứng là gần đây khi thấy phong trào viết Blog phát triển mạnh với nhiều sự thật rùng rợn của đảng được phơi bày, họ đã đánh hơi thấy mối nguy hiểm , họ cho cái loa phóng thanh Đỗ Quý Doãn phát đi bản tin : “Blog Không được đề cấp đến các vấn đề kinh tế chính trị xã hội theo hướng tiêu cực, Quy định hoạt động blog sẽ định ra những tiêu chí để người tham gia hoạt động biết việc nào mình được làm và việc nào không được làm.” (23)

    Mọi người đã thấy bản chất độc tài cực đoan bộc lộ rõ chưa, trí tuệ của họ vĩ đại đến độ biết hướng nào là tiêu cực ,việc gì là nên làm và việc gì không nên làm cơ đấy! Lấy ví dụ đó để thấy rằng đảng không cho phép người dân bàn việc nước, mà cái đất nước này của ai, đâu phải của riêng người Cộng Sản đâu mà tự cho mình cái quyền cắt đất cắt biển dâng cho Trung Cộng. Chợt nghĩ nếu Trần Quốc Toản vô phúc sống dưới chế độ này dám bóp nát quả cam cái coi, chí ít cũng phải lãnh án 3 đến 4 năm tù .

    […]

    Như vậy chúng ta có thể thấy từ năm 1927 khi đó ở Việt Nam chưa xuất hiện lá cờ đỏ sao vàng , nhưng trên thực tế thì nó đã ấp ủ từ trong âm mưu bành trướng của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản mà Hồ Chí Minh là tay sai, và từ đó đến nay nó không hề mang ý thức dành tự do, không có nguồn gốc dân tộc và không có tình yêu thương đồng bào.

    Có lẽ năm xưa khi Trần Trọng Kim viết cuốn Việt Nam Sử Lược không thể hình dung ra được kết quả “trăm năm trồng người” của Hồ Chí Minh nên mới có những câu cảm thán “Người bản quốc phải biết rằng phàm sự sinh tồn tiến hóa của một nước, là ở cái chí nguyện, sự nhẫn nại và sự cố gắng của người trong nước. Vậy ta phải hết sức mà học tập, giử cái tâm cái trí cho bền vững thì chắc tương lai còn hy vọng” .

    Ôi! sao tôi bi quan quá, tương lai còn hy vọng không khi ở trong nước ngày nào cũng thấy thi đua học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, người người nhẫn nại phấn đấu vào đảng để được hưởng đặc quyền đặc lợi , bác Hồ kính yêu cũng đã từng nói : “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, thì phải có những con người xã hội chủ nghĩa”, bác ơi bác hô khẩu hiệu thì không ai dám so với bác , nhưng bác về mà xem thành quả trăm năm trồng người của bác này, một người lý tưởng trong xã hội Việt Nam hiện nay được định hướng như sau :

    Phải phấn đấu vào đại học ,rồi ráng lên thạc sỹ, tiến sỹ, sau đó ra trường làm thật nhiều tiền, phấn đấu mua thật nhiều áo quần hàng hiệu, phấn đấu sắm ô tô hạng sang, và phấn đấu ở biệt thự cao cấp … và dường như đó đã thành những giá trị chuẫn mực của các chàng trai cô gái cần phải cố gắng đạt đến trong cuộc sống. Một bộ phận không nhỏ khác thì cái tâm cái trí đã chìm vào rượu chè và các cuộc chơi thâu đêm suốt sáng , họ không tìm được ý nghĩa đích thực trong cuộc sống hiện tại, họ đang lạc lối trong “thiên đàng hạ giới” như những con thú hoang quen với khu rừng của nó và hàng ngày phải cắn xé đồng loại để dành dật miếng ăn. Chỉ còn một số bộ phận nhỏ họ là những thanh niên rất giỏi trong nhiều lĩnh vực của đời sống như y khoa, kinh tế, kiến trúc … nhưng họ chỉ có thể cứu vài người bệnh đang hấp hối, thành lập vài công ty giải quyết công ăn việc làm cho vài người, và xây những tòa nhà cao tầng, những khu vui chơi tráng lệ để phục vụ cho 1 bộ phận người dân, và họ đâu biết rằng họ chỉ là những bánh răng tốt hiếm hoi trong một guồng máy khổng lồ bệ rạc và rĩ rét phải oằn mình kéo theo lũ cán bộ mặt người với đầy đủ phẩm chất của heo. Cái dân tộc này cần trong thời điểm hiện nay không phải là những chiếc bánh răng rời rạc, mạ vàng hay bằng kim cương, mà cần một guồng máy được điều khiển bởi ý chí và sức mạnh toàn dân để đuổi theo thế giới văn minh đã tiến quá xa kia kìa.

    Giờ đây khi đang gõ những dòng để kết thúc bài viết này, chỉ còn tiếng lách tách trên bàn phím trong đêm khuya nơi đất khách quê người càng khiến tôi nao lòng và cảm thấy cô đơn hơn bao giờ , tôi đang ngồi đây, đang nghe tiếng thở yếu ớt từ quê hương xa xôi vọng lại như một bệnh nhân đã kiệt sức vì chống chọi với căn bệnh trầm kha, để cứu bệnh nhân Việt Nam bây giờ đã là quá muộn, tôi mong rằng khi đọc xong những dòng tâm huyết này đây , các bạn của tôi ở trong nước sẽ nhận ra đâu là “ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc Việt” để rồi sống có trách nhiệm với bản thân trước tính mệnh của dân tộc, như chúa Giêsu đã nói “Anh em hãy tìm lấy sự thật, và sự thật sẽ giải phóng anh em” .

    Có một số anh em của tôi có quan điểm rằng “họ chỉ đấu tranh vì tự dân chủ chứ không chống cộng”

    Nay tôi xin bày tỏ quan điểm của mình rằng : những gì cần nói tôi đã nói trong nội dung bài viết này, chúng ta đã thấy rõ bản chất tà giáo của chủ nghĩa Cộng Sản đang ẩn nấp dưới ngọn cờ dân tộc, và một khi so sánh bản chất cố hữu ở các nước cộng sản với các nước không cộng sản thì chúng ta sẽ thấy 2 vấn đề :

    Một chế độ Độc Tài có thể không phải là chế độ Cộng Sản (tức đảng Dân Chủ hay đảng Lao Ðộng cũng có thể trở thành độc tài), nhưng Cộng Sản chắc chắn phải là Độc Tài

    Một nước tự do dân chủ đa nguyên đa đảng thì có thể có đảng Cộng Sản hoạt động, nhưng một nước Cộng Sản thì không thể đòi hỏi vế ngược lại .

    Vì bản chất cố hữu mang tính di truyền đó của chính quyền Cộng Sản nên chúng ta không thể hợp tác với chính quyền Cộng Sản chống tham nhũng, cũng giống như chúng ta không thể dạy cho con linh cẩu sống bằng cách ăn hoa quả .

    Chúng ta không thể hợp tác với chính quyền Cộng Sản xây dựng nhà nước pháp quyền.

    Chúng ta không thể đòi hỏi ở chính quyền cộng sản tự do và dân chủ, vì như ông Nguyễn Minh Triết đã nói 1 câu rất thật lòng “ bỏ điều 4 là tự sát”

    Trong cuộc đấu tranh này chúng ta phải nhìn rõ một sự thật rằng với một chính quyền mà nhân lễ nghĩa trí tín đều không có, thì đừng mong họ tự sát cho dân tộc sống .

    Và hiện nay Quốc Tế Cộng Sản đã bị tòa án quân sự thế giới lên án với :

    Tội ác chống lại hòa bình thế giớiTội ác chiến tranhTội ác chống lại con người

    vậy chúng ta chống cộng có nghĩa là chúng ta chống lại làn sóng vô thần đang ám hại, xô đẩy loài người xa rời thượng đế, xa rời rời lẽ sống đạo đức ở đời.

    Chúng ta chống cộng có nghĩa là đấu tranh cho hòa bình tự do dân chủ và xóa bỏ hận thù do chủ nghĩa Cộng Sản dựng lên.

    Và hơn hết chúng ta chống cộng có nghĩa là chúng ta giúp đở những người anh em đang còn u mê với lý tưởng Cộng Sản (trong đó có cả những người thân trong gia đình tôi), hãy thức tỉnh hãy quay về với nhân dân, giúp họ thoát khỏi bờ vực thẳm của lương tâm con người. (24)

    Cuối cùng tôi rất mong muốn được lắng nghe những tiếng nói phản biện, làm ơn hãy cho tôi một lý do để thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục lầm lũi bước đi dưới sự chỉ đạo của đảng và giương cao lá cờ đỏ sao vàng .

    Chú thích:

    1. Tất nhiên đây chỉ là một khảo sát với vài người mà tôi có dịp trò chuyện, chưa có ai quan tâm đến vấn đề này nên tôi dành 0,1 cho hy vọng .

    2. Tôi có một người anh hiện là tiến sỹ triết học Mác Lênin hàng ngày vẫn đang miệt mài thuyết pháp trên bục giảng các trường đại học ở Sài Gòn, bài viết này cũng xin tặng anh, vì anh rất quan tâm đến tôi , luôn nhắc nhở tôi phải cảnh giác cao trước âm mưu lôi kéo kích động của các thế lực thù địch phản động, khủng bố …

    3. Trích từ “Quốc Kỳ Việt Nam- Nguồn gốc và lẽ chính thống” của Kỹ Sư Nguyễn Đình Sài. Tôi cũng đã kiểm chứng ở phần tài liệu tham khảo của tác giả cộng thêm một số sử liệu khác và thấy rằng đây là một tài liệu khả tín, nếu các bạn không đồng ý thì có thể đưa ra những tư liệu phản bác lại.

    4. “Người vẽ Quốc Kỳ Việt Nam”, Nguyễn Xuyến, Website Đảng Cộng Sản Việt Nam, 08/09/2004.

    5. “Quốc Kỳ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” website Đảng Cộng Sản Việt Nam, 15/08/2003

    6. Quốc kỳ Liên bang Nga hiện nay là lá cờ có 3 màu, xếp thứ tự từ trên xuống dưới: trắng, xanh, đỏ. Lá cờ 3 màu bắt nguồn từ thời hoàng đế Piốt vĩ đại. Và sau sự sụp đổ của Đảng cộng sản Liên Xô đã đưa lá cờ 3 màu truyền thống của Nga trở lại đất nước này.

    7. “Quốc Huy Quốc Kỳ và Quốc Ca của nước Nga” Website Đảng Cộng Sản Việt Nam , 24/10/2005.

    8. “Chia tay ý thức hệ”, Hà Sỹ Phu, 1995

    9. Đọc “Cửu Bình” ở : http://www.cuubinh.org hoặc http://www.cuubinh.net , Tài liệu gốc bằng tiếng Trung : http://dajiyuan.com/gb/4/11/19/n722351.htm

    10. “Mao Unknow Story”, chương 40, Jung Chang& Jon Halliday

    11. “Việt Nam Sử Lược” ,tr234, Trần Trọng Kim.

    12. “Cách mạng tháng 8: những thông điệp từ quá khứ”, Vietnamnet, 17-8-2005

    13. “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”, tr199.

    14. “Hồ sơ đen cộng sản Việt Nam từ 1945 đến nay”, tr56, Michel Tauriac, Nguyên Văn chuyển ngữ, văn mới 2002.

    15. “Hải Ngoại huyết thư”, Nguyễn Anh Tuấn.

    16a, 16b. Bài học kinh nghiệm của Nhật Bản trong giai đọan thay đổi chế độ từ quân chủ phong kiến sang quân chủ lập hiến, rồi từ quân chủ sang dân chủ , một Nhật Hoàng nhìn xa trông rộng, ông đã nhẫn nhục làm tù binh cho Hoa Kỳ đễ dựa vào Hoa Kỳ mưu lợi cho quốc dân mà kết thúc là hiệp định San Francisco được ký kết , Hoa Kỳ trao trả độc lập cho Nhật bản năm 1951 … cùng với phong trào trao trả thuộc địa sau này mà Hồng Kông là 1 ví dụ… so sánh và liên hệ như thế cho chúng ta thấy nếu như không có Hồ Chí Minh thì dân tộc này sẽ không có ai phải chết vì chiến tranh , thậm chí có thể đã là một quốc gia phú cường hàng đầu Châu Á.

    17. “Mùa hè đỏ lửa” Phan Nhật Nam

    18. “Cờ vàng ba sọc đỏ: Ngọn cờ đại nghĩa của dân tộc Việt”, Nguyễn Anh Tuấn.

    19. “Việt Nam Sử Lược” ,tr102, Trần Trọng Kim.20. “Hai Việt Nam”, tr 1

    20, Bernard Fall, Payot, 1967.

    21. “Nhạc Sỹ Phạm Tuyên, lịch sử sẽ công bằng với cha tôi” Tiền Phong, 4-12-2007.

    22. BBC phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình , 13/10/2008.

    23. Thứ trưởng thông tin truyền thông Đỗ Quý Doãn trao đổi với Vietnamnet, 2/10/2008.

    24. Bài viết này cũng dành tặng cho một người bác của tôi hiện đang công tác ở Phòng PA

    25, mong rằng sau khi đọc được bài viết này bác cháu mình sẽ hiểu nhau hơn .

    ***

    “Mặt trời đứng bóng thì xế,
    Mặt trăng khi tròn thì khuyết,
    Vật gì thịnh lắm thì suy.”

    Những người Cộng sản nhận định rằng : “Cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thực sự là biểu trưng, là kết quả của khối đại đoàn kết dân tộc, là hội tụ của các nguồn xung lực hồi sinh mạnh mẽ của toàn dân tộc trong thời khắc bước ngoặt lịch sử dưới ngọn cờ chói lọi tinh thần yêu nước của mặt trận Việt Minh do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.”

    Viết từ Đài Loan hòn đảo xinh đẹp với những mảnh đời bất hạnh của người Việt Nam tha phương. 20-10-2008

    Nguồn: Blog Lê Trung Thành

  2. Tại sao Quốc Ca VNCH lại là một bài hát của một Đảng viên CS ?

    Bạch Diện Thư Sinh

    Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

    Đọc báo mạng, chúng ta thường bắt gặp một số phản hồi từ các độc giả trẻ trong nước thắc mắc tại sao Việt Nam Cộng Hòa và các cộng đồng người Việt Quốc gia hải ngoại lại lấy một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng Sản, để làm bài Quốc ca ?

    Để góp phần giải tỏa phần nào thắc mắc của các bạn trẻ trong nước, trước hết, nên tìm về lai lịch khá đặc biệt của bài hát danh tiếng này.

    Bối cảnh 

    Nửa đầu Thế kỉ 20, cả Đông Dương thuộc Pháp (Việt-Miên-Lào) chỉ có một Đại học mang tên Đại Học Đông Dương (Université de L’Indochine) tại Hà Nội.  Hồi những năm 1940, có khoảng trên 800 sinh viên theo học ở đây, bao gồm phân nửa là sinh viên Việt Nam, còn lại là các sinh viên Miên, Lào, Pháp và có cả một ít sinh viên Tầu và vài nước Đông Nam Á nữa.

    Thời đó, chỉ có con nhà khá giả mới có tiền học lên Đại học, nhất là phải đi học xa nhà.  Nói chung, hầu hết các sinh viên này chỉ lo “giật” lấy mảnh bằng để sau này có địa vị, có tiền bạc theo nguyện vọng của cha mẹ và gia đình họ.

    Tuy nhiên, vẫn có một số sinh viên biết đặt dân tộc và đất nước lên trên những lợi lộc vật chất và công danh, sự nghiệp bản thân.  Do đã lĩnh hội được tư tưởng khai phóng và tinh thần cách mạng Pháp, họ hiểu biết về các quyền lợi căn bản của người dân, như các quyền bình đẳng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do đi lại… và hiểu như thế nào là chế độ thực dân, là áp bức bóc lột, là độc lập, tự do, dân chủ… cho nên họ đã đem những kiến thức mới mẻ ấy để nâng nhiệt tình yêu nước của chính mình lên một bước trưởng thành mới; sau đó, họ dùng báo chí, ca, kịch để khơi dậy lòng ái quốc và thúc giục đồng bào đứng lên chống lại thực dân Pháp, giành lại độc lập cho nước nhà.

    Một điều khá lí thú là những sinh viên hoạt động văn hóa, văn nghệ hăng say và đều đặn nhất trong thời điểm ấy là nhóm sinh viên từ Miền Nam ra học tại Hà Nội, như Lưu Hữu Phước, Nguyễn Tôn Hoàn, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Văn Khê, Phan Thanh Hòa, Đặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Nguyên, Nguyễn Tú Vinh, Nguyễn Văn Thiêm, Hồ Văn Huê, Nguyễn Mỹ Ca, Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Thiều…

    Xuất sắc nhất trong số các sinh viên hoạt động văn nghệ thời đó là Sinh viên Lưu Hữu Phước.  Một mình Sinh viên Lưu Hữu Phước đã sáng tác ra nhiều bài hát ái quốc vượt thời gian, như Tiếng Gọi Sinh Viên, Người Xưa Đâu Tá, Bạch Đằng Giang (lời của Mai Văn Bộ), Ải Chi Lăng (lời của Mai Văn Bộ), Hội Nghị Diên Hồng, Hát Giang Trường Hận (Hồn Tử Sĩ), Xếp Bút Nghiên …

    Đây là những bài hát có tính cách lịch sử, đã làm bừng sống dậy tình yêu quê hương đất nước.

    Bài Sinh Viên Hành Khúc

    Bài Sinh Viên Hành Khúc (La Marche des Étudiants) là bài hát có lịch sử rất đặc biệt.  Bài được sáng tác năm 1939, nhạc của Lưu Hữu Phước, lời tiếng Pháp của Lưu Hữu Phước và Mai Văn Bộ và được chọn là bài hát của Câu Lạc Bộ Học Sinh Petrus Ký (chưa tìm thấy lời tiếng Pháp đầu tiên này).

    Từ khi ra đời, phần nhạc của bài hát không thay đổi, nhưng phần lời sẽ lần lượt được sửa chữa bởi tác giả, bởi các bạn sinh viên và sau này còn được sửa chữa coi như mới hẳn theo mục tiêu và chính kiến khác nhau của các tập thể chọn lựa bài hát này. Bài hát cũng sẽ mang các tên khác nhau:  Sinh Viên Hành Khúc, Tiếng Gọi Sinh Viên, Thanh Niên Hành Khúc, Tiếng Gọi Thanh Niên, Quốc Dân Hành Khúc,Tiếng Gọi Công Dân.

    Trước hết, theo Ts. Trần Quang Hải và Báo Chuông Việt thì Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đặt lời tiếng Việt đầu tiên cho bài hát trước 1940, hồi còn là học sinh ở Sài Gòn với câu mở đầu : “Này anh em ơi ! Chúng ta kết đoàn hùng tráng. Đồng lòng cùng nhau, ta đi kiếm nguồn tươi sáng…“.   Khi ra học ở Đại Học Đông Dương, Hà Nội, khoảng 1940 – 1941, ông lại sửa chữa đôi chút với lời mới như sau : “Nào anh em ơi ! Tiến lên đến ngày giải phóng.  Đồng lòng cùng nhau, ta đi sá gì thân sống… ” và đặt tên cho bài hát là “Sanh Viên Hành Khúc” (Nguyễn Vĩnh Tráng.  Lời mới cho bài hát “Tiếng gọi thanh niên” dẫn theo DT Pho Rum của Đặc Trưng, năm 2000, với tài liệu lấy ở “Âm Nhạc Việt Nam ” của Trần Quang Hải, 1989, và Báo Chuông Việt 1966.  Chimviet,free.fr.).

    Từ chỗ ít người biết đến, bài hát đã được một nhóm sinh viên đem ra hát công khai trong những buổi đi cắm trại hoặc đi viếng những địa danh lịch sử.  Và vì phần lời bằng tiếng Việt lúc đầu còn “thô kệch”, lại bị Sở Mật Thám Pháp làm khó dễ do nội dung thôi thúc sinh viên đứng lên đấu tranh giải phóng đất nước, cho nên các bạn sinh viên đã phải sửa lại lời cho trôi chảy hơn cũng như phải “đấu tranh” với cơ quan kiểm duyệt để bài hát trở thành hợp pháp, và sau đó được Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương (Association Générale des Étudiants Indochinois, viết tắt A.G.E.I.) chọn làm bài hát chính thức với danh xưng là “Sinh Viên Hành Khúc” hay “Tiếng Gọi Sinh Viện”, mở đầu bằng: “Nầy Sinh Viên ơi ! Đứng lên đáp lời sông núi. Đồng lòng cùng đi, đi đi mở đường khai lối… “.

    Việc các sinh viên thuộc Tổng Hội Sinh Viên phân công nhau soạn ra phần lời mới cho bài Sinh Viên Hành Khúc được Gs. Nguyễn Ngọc Huy thuật lại với khá nhiều chi tiết.  Theo ông, chiều ngày 15 tháng 3 năm 1942, Tổng Hội Sinh Viên tổ chức tại Đại Giảng Đường của Viện Đại Học một buổi ca hát để lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện được dùng làm nơi thực tập cho các sinh viên Khoa Y Dược.  Nhân dịp này, Tổng Hội Sinh Viên muốn tung ra một bài hát đặc biệt để làm bài hát chính thức của Tổng Hội. Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội lúc đó là Sv. Nguyễn Tôn Hoàn nhận thấy nhạc điệu bài La Marche des Étudiants của Sv. Lưu Hữu Phước “có tánh cách khích động tinh thần tranh đấu hơn hết” nên đã chọn để làm phần nhạc cho bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên, lấy tên là Sinh Viên Hành Khúc và giao cho một Ủy ban soạn phần lời cho bản nhạc này.  Ủy Ban gồm có các Sinh viên Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Nguyễn Thành Nguyên, Phan Thanh Hòa, Hoàng Xuân Nhị. (Gs. Nguyễn Ngọc Huy. Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam.  TTXVA.  Xem thêm bài Ký Ức Về Lưu Hữu Phước, Trần Văn Khê và Tổng hội Sinh viên Việt Nam của Ls. Lâm Lễ Trinh.  Vietnam Weekly News, Số 952, 27.7.2007).

    Sinh viên Hành khúc

    I.
    Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp lời sông núi!
    Đồng lòng cùng đi, đi, mở đường khai lối
    Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên,
    Nào anh em Bắc Nam! Cùng nhau ta kết đoàn!
    Hồn thanh xuân như gương trong sáng,
    Đừng tiếc máu nóng, tài xin ráng!
    Thời khó, thế khó, khó làm yếu ta,
    Dầu muôn chông gai vững lòng chi sá
    Đường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương,
    Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường
    Điệp khúc:
    Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng!
    Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng!
    Tiến lên đồng tiến! Vẻ vang đời sống!
    Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng!
    II.
    Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xoá!
    Hùng cường trời Nam, ghi trên bảng vàng bia đá!
    Lùa quân Chiêm nát tan, thành công Nam tiến luôn,
    Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu khải hoàn
    Hồ Tây tranh phong oai son phấn,
    Lừng tiếng Sát Thát Trần Quốc Tuấn
    Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam,
    Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám
    Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên,
    Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền
    (Điệp khúc)
    III.
    Này sinh viên ơi! Muốn đi đến ngày tươi sáng,
    Hành trình còn xa, chúng ta phải cùng nhau gắng!
    Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông,
    Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng
    Là sinh viên vun cây văn hoá,
    Từ trước sẵn có nhiều hoa lá
    Đời mới kiến thiết đáp lòng những ai
    Hằng mong ta ra vững cầm tay lái
    Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi
    Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
    (Điệp khúc)

    Phần lời tiếng Việt chỉ thích hợp với các sinh viên Việt Nam, do đó, để toàn thể sinh viên Đại học Đông Đương, gồm cả Pháp, Miên, Lào, có thể hát chung một bài hát. Ủy ban soạn lời đã viết thêm phần lời bằng tiếng Pháp và lấy lại tên cũ là La Marche des Étudiants.

    La Marche des Étudiants
    Étudiants! Du sol l’appel tenace
    Pressant et fort, retentit dans l’espace.
    Des côtes d’Annam aux ruines d’Angkor,
    À travers les monts, du sud jusqu’au nord,
    Une voix monte ravie:
    Servir la chère Patrie!
    Toujours sans reproche et sans peur
    Pour rendre l’avenir meilleur.
    La joie, la ferveur, la jeunesse
    Sont pleines de fermes promesses.
    Điệp khúc:
    Te servir, chère Indochine,
    Avec cœur et discipline,
    C’est notre but, c’est notre loi
    Et rien n’ébranle notre foi!

    Sau buổi trình diễn ca nhạc chiều ngày 15.3.1942 thành công mĩ mãn, bài Sinh Viên Hành Khúc được công nhận là bài hát chính thức của Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương.  Từ đó, các sinh viên trong Ban Âm Nhạc tiếp tục phổ biến bài hát này cho công chúng Hà Thành trong những buổi trình diễn tại Rạp Olympia, qua tiếng hát xuất sắc của hai Sinh viên Phan Thị Bình và Nguyễn Thị Thiều.  Hai sinh viên này cũng từ Miền Nam ra Hà Nội học Ngành Nữ Hộ Sinh (École des Sage-femmes) tại Bệnh viện René Robin.

    Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1942, bài Sinh Viên Hành Khúc lại được các sinh viên Đại Học Đông Dương ca lên hùng tráng ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ), nơi tọa lạc Đền Hùng.

    Sau Hà Nội, các sinh viên đã đưa bài Sinh Viên Hành Khúc trở lại Miền Nam để trình diễn tại Nhà Hát Lớn Sài Gòn và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt.

    Sau buổi trình diễn ca nhạc tại Đại Giảng Đường Trường Đại học ngày 15.3.1942, mùa hè năm đó, Tổng Hội Sinh Viên lại tổ chức lễ mãn khóa cho các sinh viên tốt nghiệp tại Nhà Hát Lớn Hà Nội, có Toàn Quyền Đông Dương Decoux (Le Gouverneur Général de l’Indochine) và nhiều viên chức người Pháp đến dự.  Lễ khai mạc bắt đầu, tất cả mọi người đứng lên nghiêm chỉnh, Ban Nhạc Hải Quân Pháp (Orchestre de la Marine) trổi Bài Quốc Ca Pháp La Marseillaise.  Tiếp ngay sau đó, ban nhạc cử Bài La Marche des Étudiants.  Nhạc tấu hùng tráng, lôi cuốn, hớp hồn, khiến Toàn Quyền Pháp và toàn thể cử tọa vẫn đứng nghiêm như đang chào Quốc Kì của một Quốc gia.  Nghi lễ khai mạc trang trọng chấm dứt, chương trình văn nghệ mới bắt đầu.

    Bs. Nguyễn Lưu Viên, cựu sinh viên Đại Học Đông Dương, cũng kể về một buổi lễ diễn ra tương tự vào ngày 03.3.1945, chỉ có 6 ngày trước khi chính quyền thực dân Pháp ở Việt Nam bị quân đội Nhật đảo chính ngày 09.3.1945 (Bs. Nguyễn Lưu Viên.  Những Kỷ Niệm Với Bài Quốc Ca Của VNCH.  Tập San Y Sĩ Tháng 4.2008).

    Đến năm 1945, tổ chức Thanh Niên Tiền Phong ra đời ở Miền Nam, họ cũng chọn bài này làm bài hát chính thức của tổ chức và đổi tên là Thanh Niên Hành Khúc hay Tiếng Gọi Thanh Niên.

    Khi bài hát mang tên Thanh Niên Hành Khúc thì thay 2 chữ “sinh viên” bằng 2 chữ “thanh niên” mà thôi.

    Sau khi Vua Bảo Đại thoái vị, ngày 30.8.1945, Hồ Chí Minh cho đưa Cựu Hoàng ra Hà Nội và phong cho ông chức cố vấn.  Nhưng đến ngày 16.3.1946, Ông Hồ “cho” Cựu Hoàng tháp tùng phái đoàn Nghiêm Kế Tổ đi du lịch Nam Kinh, rồi ông “khuyên” Cựu Hoàng nên ở lại Tầu.  Vì thế, Cựu Hoàng mới đi Côn Minh rồi tới Hong Kong.  Năm 1947, Pháp bắt đầu muốn dùng con bài Bảo Đại và nhiều buổi tiếp xúc, nhiều cuộc vận động chính trị diễn ra bận rộn suốt năm 1947.  Trong một cuộc hội nghị tại Hồng Kông do Cựu hoàng Bảo Đại triệu tập, có sự tham dự của một số nhân sĩ và đại diện các tôn giáo, các đảng phái, Bs. Nguyễn Tôn Hoàn đã đề nghị hội nghị lấy bài Thanh Niên Hành Khúc của Ns. Lưu Hữu Phước làm bài Quốc Ca của Quốc Gia Việt Nam và đổi tên thành Quốc Dân Hành Khúc hay Tiếng Gọi Công Dân.  Hội nghị chấp thuận.  Do đó, khi Chính phủ Nguyễn Văn Xuân ra đời tại Sài Gòn vào ngày 02.6.1948 thì bài Tiếng Gọi Công Dân nghiễm nhiên trở thành bài Quốc Ca.

    Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa khai mạc vào tháng 3 năm 1956, một trong những nhiệm vụ của Quốc Hội Lập Hiến là chọn Quốc Kì và Quốc Ca.  Một số nhạc sĩ đã tham dự cuộc thi tuyển Quốc Ca, như  Phạm Duy với bài Chào Mừng Việt Nam, Hùng Lân với 2 bàiNhân Dân Cách Mạng Việt Nam và Việt Nam Minh Châu Trời Đông, Ngô Duy Linh với bài Một Trời Sao,Ngọc Bích và Thanh Nam với bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống (xin xem Biển Nhớ.  Quốc Ca VNCH ra đời như thế nào. Dactrung.com).

    Mặc dù bài Minh Châu Trời Đông của Nhạc sĩ Hùng Lân được coi là sáng giá hơn và đã từng được Quốc Dân Đảng dùng làm Đảng Ca từ năm 1945, nhưng cuối cùng Quốc Hội Lập Hiến lại chọn bài Quốc Ca mà Chính phủ Nguyễn Văn Xuân (và cả Chính phủ Nguyễn Văn Tâm) đã chọn trước đó, rồi ra lệnh cho nhân viên Đài Phát Thanh Sài Gòn giữ nguyên phần nhạc, nhưng phải sửa lại lời ca cho phù hợp với giai đoạn mới và vận hội mới của đất nước, cũng lấy tên là Tiếng Gọi Công Dân.

    Quốc ca Việt Nam Cộng hòa
    Tiếng Gọi Công Dân

    Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng
    Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống.
    Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên,
    Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền.
    Dù cho phơi thây trên gươm giáo,
    Thù nước, lấy máu đào đem báo.
    Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy,
    Người Công Dân luôn vững bền tâm trí.
    Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi
    Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời!
    Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ!
    Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ
    Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống
    Xứng danh nghìn năm giòng giống Lạc Hồng!

    images (1)

    Đó là bài Quốc Ca của cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa.

    Ngày 30.4.1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, người ta lấy lại tên cũ cũng như phần lời của bài Tiếng Gọi Thanh Niên như thời Thanh Niên Tiền Phong 1945.

    Tại sao Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa lại là một bài hát của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, một Đảng viên Cộng Sản?

    Chẳng riêng gì giới trẻ ngày nay, mà cả những người dân Miền Bắc, nhất là các Đảng viên Cộng Sản đều không thể hiểu nổi, tại sao Miền Nam tự do có thiếu gì nhạc sĩ tài ba, thiếu gì bài hát hay với đầy đủ ý nghĩa, mà lại lấy ngay một bài hát của anh Cộng sản Lưu Hữu Phước để làm Quốc ca?

    Chính Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, từ năm 1949, đã viết thư kịch liệt phản đối mạnh mẽ về việc này và sau đó, trong thời chiến tranh Nam Bắc, từ Hà Nội, Ns. Lưu Hữu Phước từng lên Đài Tiếng nói Việt Nam (Hà Nội) liên tục bác bỏ, giễu cợt và cả mắng nhiếc về việc bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông “vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến sử dụng vào một mục đích khác!”.

    Thiển nghĩ, có thể luận giải vấn nạn này như sau:

    Một:

    Lí do đầu tiên khiến cho bài Sinh Viên Hành Khúc (Tiếng Gọi Sinh Viên, Thanh Niên Hành Khúc, Tiếng Gọi Thanh Niên) của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được Quốc Hội Lập Hiến VNCH chọn làm bài Quốc ca chính là vì giá trị nổi bật của bài hát đó.

    Những ai đã biết bài Quốc ca Pháp, La Marseillaise, sẽ thấy bài này mang hơi hướng của bài Quốc Ca Pháp.  Điều đó là tự nhiên, bởi vì, thời đó, người Pháp đã ở nước ta xấp xỉ 80 năm, ảnh hưởng văn minh, văn hóa Pháp phổ biến khắp nơi, nhất là đối với giới trẻ theo Tây học như Lưu Hữu Phước và các bạn đồng trang lứa của ông.  Bài La Marseillaise được coi là mẫu mực của loại “Hành Khúc Âu Châu”, là bài hát đầu tiên trong thể loại này ở Âu châu.  Vì thế, cũng như bài La Marseillaise, nhạc điệu bài Sinh Viên Hành Khúc sáng tác theo thể loại hành khúc mạnh mẽ, dồn dập; còn lời thì réo gọi, thôi thúc, nhất là Điệp khúc uy lực như như một quân lệnh thét gọi tiến lên, hiến thân diệt thù, cứu nước.

    Hai:

    Bất cứ tác phẩm văn nghệ hoặc công trình nghiên cứu nào đã công khai xuất bản đều nhắm vào sự hưởng dụng của mọi người.  Như thế, mặc nhiên tác phẩm ấy thuộc về quần chúng và quần chúng có quyền xử dụng, miễn là không tìm cách kinh doanh kiếm lợi một cách trái phép hoặc chủ ý đạo văn, vi phạm tác quyền của tác giả.  Từ đó suy luận, Quốc Hội Lập Hiến VNCH chọn bài nhạc của Ns. Lưu Hữu Phước để làm Quốc ca là một vinh dự lớn cho Nhạc sĩ, bởi vì bài hát của ông đã được xử dụng nhằm mục đích chung cao cả, tốt đẹp, thúc giục lòng yêu nước, yêu đồng bào một cách vô vị lợi và luôn luôn nói rõ Ns. Lưu Hữu Phước là tác giả chứ không phải là bất cứ ai khác.

    Về luận giải này đã có 2 tiền lệ nổi tiếng, một tại Việt Nam, một tại Pháp:

    Tiền lệ tại Việt Nam:  Tác giả Xuân Ba viết trên mạng kể về một kỉ niệm “hằn trong tâm trí” với Nhạc sĩ Văn Cao vào năm 1991 như sau:  “Cũng chợt nhớ lần hầu chuyện trưa đó, khi chúng tôi gạn rằng, về nhạc và lời của Tiến Quân Ca (Quốc ca của Cộng Sản VN) nếu giờ cho biên tập lại, nhạc sĩ sẽ thêm bớt ở đoạn nào?”  Ông cười, lắc đầu: “Ngay trong cái đêm tình cờ lần đầu được nghe Tiến Quân Ca trong một ngõ vắng, tôi có nhận ra được vài chỗ nhịp điệu còn chưa hoàn chỉnh nhưng bài hát đã in ra rồi, bài hát đã phổ biến và không còn là của riêng tôi nữa…” (Xuân Ba.  Sửa Lời Quốc Ca. tienphong.vn).

    Tiền lệ tại Pháp:  Trong bài Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam, Gs. Nguyễn Ngọc Huy thuật lại lai lịch bài La Marseillaise, tức là bài Quốc ca của nước Pháp.  Tác giả bài Quốc ca nước Pháp là viên sĩ quan bảo hoàng Rouget de Lisle.  Ông sáng tác bài này vào năm 1792 dưới thời Vua Louis XVI.  Năm sau, 1793, nhà vua bị Cách mạng Pháp xử tử và Rouget de Lisle cũng bị bắt vì tội theo phe bảo hoàng và cũng đã bị lên án tử hình.  May mắn có Ông Lazare Carnot là Ủy viên Quốc phòng của Hội Đồng Cách Mạng muốn cứu mạng Rouget, vì cả hai cùng xuất thân từ một binh chủng.  Ông Lazarre đề nghị Rouget tuyên thệ trung thành với Cách Mạng, nhưng Rouget cự tuyệt, thà chết chứ dứt khoát không phủ nhận lí tưởng bảo hoàng của mình.  Cuối cùng Rouget de Lisle thoát chết chỉ vì Chính phủ Cách Mạng của tay đại khủng bố Robespierre bị lật đổ trước khi bản án tử hình Rouget de Lisle kịp thi hành.  Sau năm 1793 ấy, Rouget de Lisle tiếp tục chống Cách Mạng, nhưng chính quyền Cách Mạng Pháp vẫn dùng bài La Marseillaise của Rouget de Lisle và đến năm 1795 thì chính thức quyết định lấy bài này làm bài Quốc ca của nước Pháp.

    Ba:

    Người Cộng sản chủ trương điều tra lí lịch tam đại triệt để, đồng thời trù ếm đối thủ tới đời con đời cháu.  Trái lại, người Quốc gia không vơ đũa cả nắm, công tội phân minh.

    Thơ tiền chiến của Thế Lữ vẫn được giảng dậy và lưu truyền ở Miền Nam trước 1975 cùng với những tập Điêu Tàn (1937) của Chế Lan Viên; Thơ Thơ (1938) của Xuân Diệu; Tiếng Thu (1939) của Lưu Trọng Lư; Lửa Thiêng (1940) của Huy Cận; Cô Hái Mơ (1939), Chân Quê (1940) và Lỡ Bước Sang Ngang (1940) của Nguyễn Bính…

    Các nhà văn ở lại Miền Bắc có tác phẩm xuất bản thời tiền chiến vẫn được dân chúng Miền Nam tự do dành cho một chỗ đứng xứng đáng trên văn đàn, như Nguyên Hồng với Bỉ Vỏ (1937);  Nam Cao với Chí Phèo (1941); Tô Hoài với Dế Mèn Phiêu Lưu Kí (1941) và O Chuột (1942) hay Nguyễn Tuân với Vang Bóng Một Thời (1940) và Chiếc Lư Đồng Mắt Cua (1941)…

    Riêng về loại nhạc tiền chiến của các tác giả ở lại Miền Bắc lại càng được dân chúng Miền Nam yêu mến đặc biệt, như Văn Cao với Buồn Tàn Thu (1939), Thiên Thai (1941), Bến Xuân (1942), Trương Chi (1943); Hoàng Qúy với Cô Láng Giềng (1942-43); rồi Tô Vũ với Em Đến Thăm Anh Một Chiều Mưa (1947); Nguyễn Văn Tý với Dư Âm hoặc Canh Thân với Cô Hàng Cà Phê, Khúc Ca Mùa Hè, Anh Còn Cây Đàn…

    Một trong những lí do chính khiến các tác phẩm tiền chiến của các tác giả trên được dân Miền Nam tự do trân trọng và thưởng thức là vì khi sáng tác các tác phẩm trên đây, tất cả các tác giả ấy chưa biết Đảng, chưa theo Đảng, chưa trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản.  Và vì thế các tác phẩm ấy không có tính Đảng, không nhằm phục vụ Đảng. Lúc đó, các tác giả được tự do sáng tác theo cảm hứng tự nhiên, trung thực và đầy tính nhân bản.

    Một khi các tác giả ấy đi vào tổ chức Đảng và bắt đầu bị chỉ đạo sáng tác để phục vụ chính trị, phục vụ tuyên truyền, sáng tác “để chào mừng”…, thì tác phẩm không còn tính khai phóng, không còn khả năng làm tròn sứ mệnh soi đường của một nghệ sĩ chân chính.  Tất cả mọi sinh hoạt văn học nghệ thuật đều nằm trong tay Đảng theo kiểu “bảy trăm tờ báo trên toàn quốc chỉ có một Ban Biên Tập” như hiện nay.  Dân Miền Nam tự do rất bén nhậy.  Từ khi các tác giả tiền chiến sáng tác theo lệnh Đảng, dân Miền Nam không thèm biết tới những tác phẩm “văn nghệ” của các tác giả ấy nữa.

    Trường hợp Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng giống như vậy.

    Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước khi sáng tác những bài ca ái quốc, ông còn là một sinh viên yêu nước thuần túy, chưa theo Cộng sản.  Do đó, những bài hát ấy chưa có tính Đảng.

    Thật vậy, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sinh năm 1921.  Năm 1940, sau khi đậu Tú Tài tại Sài Gòn, ông ra Hà Nội học Đại học Đông Dương, ngành Y Dược.  Vào thời điểm đó, Lưu Hữu Phước là một sinh viên trẻ mới 19 tuổi, có tài sáng tác các ca khúc, một thành viên trong nhóm sinh viên thuộc Đại Học Đông Dương Hà Nội đầy nhiệt tình yêu nước và tích cực trong các sinh hoạt văn hóa văn nghệ vào những năm đầu thập niên 1940.

    Mãi mấy năm sau, khi Đảng Cộng Sản cướp được chính quyền, Lưu Hữu Phước mới tham gia Đảng Tân Dân Chủ cùng với một số sinh viên đồng trang lứa.  Trong kế hoạch lôi kéo hàng ngũ sinh viên trẻ về với mình, Cộng Sản dùng chiến thuật tuyên truyền, mua chuộc, thúc ép và cả khủng bố.  Điển hình là vào năm 1946, Việt Minh Cộng Sản đã cho người vào Đông Dương Học Xá để bắt cóc Sinh viên Phan Thanh Hòa, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Sinh Viên, đem đi thủ tiêu.  Lí do là Sv. Phan Thanh Hòa “công khai chống sứ giả của Hồ Chí Minh là hai anh em Phan Anh, Phan Mỹ đến dụ THSV nhập vào Mặt Trận Việt Minh.  Hòa tuyên bố Tổng Hội đứng ngoài đảng phái”  (Ls. Lâm Lễ Trinh.  Bài đã dẫn).  Chiến thuật vừa lôi kéo mềm mỏng vừa bạo lực, sắt máu của Việt Minh Cộng Sản đã khiến cho một số khá đông thành viên Đảng Tân Dân Chủ ngả theo họ, trong đó có Sinh viên Lưu Hữu Phước và một nhóm bạn sinh viên người Miền Nam khác. (Sinh viên Phan Thanh Hòa là anh của Sinh viên Phan Thị Bình và là hậu duệ Cụ Phan Thanh Giản.  Sau này Sv. Phan Thị Bình kết hôn với Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn).

    Về việc này, Gs. Nguyễn Ngọc Huy đã nhận xét:  “Lưu Hữu Phước thuộc thành phần đảng viên Tân dân chủ bị lôi kéo vào Đảng CS.  Anh ta không đủ khí phách để chống lại việc đó và bị loại ra khỏi trường chánh trị như Đặng Ngọc Tốt, cũng không đủ tinh thần sắt máu để được CSVN tin dùng như Huỳnh Tấn Phát, Huỳnh Văn Tiểng, Trần Bửu Kiếm.  Mặt khác, anh ta không có một khả năng đặc biệt về chánh trị mà CSVN có thể khai thác được như Mai Văn Bộ.  Trước sau, Lưu Hữu Phước chỉ là một nhạc sĩ.  Do đó, CSVN đã dùng anh ta như một văn công, sản xuất nhạc theo lịnh Đảng và lên tiếng về các vấn đề khác những khi Đảng thấy cần.  Nói tóm lại, Lưu Hữu Phước đã sáng tác bản nhạc Quốc dân hành khúc hay Tiếng gọi công dân lúc còn là một sinh viên có tinh thần quốc gia.  Ngày nay, anh ta là một văn công của CSVN và mọi lời phát biểu của anh ta chỉ là do Đảng CSVN mớm cho” (Gs. Nguyễn Ngọc Huy.  Bài đã dẫn).

    Một số nhận xét

    Ba luận giải trên đây cho thấy Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã chọn bài Sinh Viên Hành Khúc của Sinh viên Lưu Hữu Phước để làm bài Quốc ca vì đó là một bài hát xuất sắc, đã được phổ biến rộng rãi, công khai và được dân chúng từ Bắc tới Nam đón nhận nhiệt liệt vì bài hát phản ánh tình yêu nước và ý chí chống giặc ngoại xâm của người dân Việt.

    Xét về quan điểm chính trị, khi chọn bài này, Quốc Hội Lập Hiến VNCH đã phân biệt rõ ràng có 2 Lưu Hữu Phước, một Lưu Hữu Phước trước khi theo Đảng Cộng sản và một Lưu Hữu Phước sau khi theo Đảng.

    Trước khi theo Đảng, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là một nhạc sĩ trẻ, yêu nước thuần túy, trong sáng và ông đã sáng tác ra những ca khúc ái quốc bằng cảm hứng tự phát trong tự do tuyệt đối.

    Sau khi theo Đảng, ông phải sáng tác theo lệnh Đảng, nhằm mục đích tuyên truyền, không còn được tự do sáng tác như trước nữa. Ông trở thành một “văn công”, không còn là một nghệ sĩ nữa.  Đến ngay cả việc ông lên Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam (Hà Nội) để bác bỏ, giễu cợt và cả mắng nhiếc về việc bài hát Sinh Viên Hành Khúc của ông “vẫn cứ bị người bên kia chiến tuyến sử dụng vào một mục đích khác!” cũng không chắc do ông tự nguyện hay là do lệnh bắt phải làm như vậy.  Bởi vì sau này người ta được biết cấp cao như Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng mà còn phải thú nhận “Đ.m. tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói cái gì?”  (Nguyễn Văn Trấn. Viết Cho Mẹ Và Cho Quốc Hội. Bản in ở Tp. HCM.  Trang 303), hoặc “lừng danh thiên hạ” như Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà vào năm 1983 còn bị Lê Duẩn và Lê Đức Thọ hạ nhục bằng cách bắt đi làm Chủ Nhiệm Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch, huống chi cỡ Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước thì “sức mấy” mà dám chống lệnh Đảng.

    Xin nêu một bằng chứng khác về thân phận “văn công” của Đảng viên Lê Hữu Phước:  Trong bài Lịch Sử Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCH do NĐL tổng hợp, đã trích lời của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước nói về bài Sinh Viên Hành Khúc như sau:  “Bài hát bí mật của chúng tôi được anh em sinh viên lấy làm bài hát công khai.  Anh em làm lại lời ca, và sau nhiều lần sửa đi sửa lại và đấu tranh với Sở kiểm duyệt, phong trào sinh viên đã có bài hát của mình tức là bài Tiếng gọi sinh viên, khi phong trào lan rộng, bài hát được nhân dân tự động đổi là Tiếng gọi thanh niên” (Dẫn theo bài Lịch Sử Quốc Kỳ và Quốc Ca VNCHdo NĐL tổng hợp. hoiquanphidung.com).

    Chỉ có hơn ba hàng chữ mà Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã để lộ nhiều điều:

    Một là dường như Nhạc sĩ sợ bóng sợ gió chi đó, cho nên ông không nhìn nhận bài Sinh Viên Hành Khúc đã được ông sáng tác năm 1939, hồi còn học Trung học Petrus Ký ở Sài Gòn với lời bằng tiếng Pháp của ông và bạn ông là Mai Văn Bộ.

    Hai là ông không dám nói đúng tên Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương mà lại nói “phong trào sinh viên”, trong khi chính Tổng Hội Sinh Viên Đông Dương thời đó đã chọn bài hát của ông, sau khi đã sửa phần lời, để làm bài hát của Tổng Hội Sinh Viên và đem ra trình diễn nhiều lần trước các viên chức lớn Pháp, Việt và công chúng.  Ông cũng không nhắc tới Phong trào Thanh Niên Tiền Phong là Phong trào đã dùng Bài Tiếng Gọi Sinh Viên làm bài ca chính thức vào năm 1945 với tên gọi là Tiếng Gọi Thanh Niên.

    Ba là ông không dám nhắc tới tên những sinh viên đã góp công làm cho bài hát của ông được vang danh khắp nơi, như nhóm sinh viên đã viết lời tiếng Việt cũng như tiếng Pháp cho bài hát; rồi những người đã chọn, đã giới thiệu bài hát của ông, như Sinh viên Phan Thanh Hòa (Tổng Hội Trưởng Tổng Hội Sinh Viên), Sv. Nguyễn Tôn Hoàn (Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội), hay là hai Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thiều (sau này là vợ của Bs. Nguyễn Tú Vinh) và Phan Thị Bình (sau này là phu nhân của Bs. Nguyễn Tôn Hoàn).  Hai Chị Bình và Thiều là hai ca sĩ sinh viên đầu tiên hát xuất sắc bài Tiếng Gọi Sinh Viên trước công chúng tại Hà Nội.

    Bốn là ông không đả động gì tới vinh dự lớn lao vì bài hát của ông đã được các chính phủ Quốc gia trọng vọng, giữ nguyên phần nhạc và viết lại phần lời ca cho thích hợp với tình hình mới, rồi lấy làm bài Quốc ca.

    Tóm lại, ông phủ nhận tất cả những tổ chức, những nhân vật, những buổi lễ, những buổi trình diễn có dính dáng tới người Pháp hoặc là những người bên phía Quốc gia đã trọng vọng và làm vinh danh bài nhạc của ông.

    Tuy nhận xét như thế, nhưng chúng ta cũng có chút hồ nghi.  Hoặc giả, Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã nhớ hết, đã muốn nói tới tất cả những chi tiết kể trên, nhưng lời phát biểu của ông đã bị cơ quan kiểm duyệt của Đảng cắt xén mất đi hoặc sửa chữa tùy tiện những chi tiết “nhạy cảm”.  Việc này rất có khả năng xẩy ra, vì trong chết độ Cộng Sản độc tài, mọi ấn phẩm văn hóa, văn nghệ, hồi kí… đều bị kiểm duyệt về chính trị hết sức gắt gao, nhất là những gì và những ai liên quan tới phía Quốc gia.

    Một nhận xét khác, quyết định chọn bài Sinh Viên Hành Khúc của Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước của Quốc Hội Lập Hiến VNCH còn là một công nhận, một tán thưởng cao qúy dành cho lớp thanh niên, sinh viên Việt Nam yêu nước chân chính, mà Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là đại diện thời ấy, thời mà Việt Minh Cộng Sản chưa cướp được chính quyền từ tay Chính phủ Trần Trọng Kim ngày 19. 8.1945.

    Sau hết, quyết định ấy, một trật, cũng phủ nhận cái gọi là cuộc Cách Mạng Tháng Tám như Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn thường rêu rao.  Quả thực, Việt Minh Cộng Sản mới chỉ thành công trong việc cướp chính quyền chứ họ chưa bao giờ thành công trong một cuộc cách mạng đúng nghĩa.  Bởi vì sau khi cướp được chính quyền, Đảng Cộng Sản và những người đi theo họ, trong đó có Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, đã không theo đuổi một cuộc cách mạng dân tộc mà lại tự nguyện làm chư hầu cho Liên Xô và Tầu Cộng, để bằng mọi giá, quyết dùng dân tộc Việt Nam để làm cuộc cách mạng vô sản.  Đến nay thì rõ ràng cuộc cách mạng vô sản ở nước ta đã hoàn toàn thất bại mọi mặt, chỉ trừ chuyên chính vô sản, dối trá và bạo lực là còn nguyên như bản chất cố hữu của những con người Cộng Sản và họ hiện nguyên hình là một nhóm lợi ích độc quyền mà thôi.

    Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, văn minh, khai phóng chỉ thành công rực rỡ ở Miền Nam với thể chế Cộng Hòa trong một thời gian ngắn ngủi 20 năm, và đã phải tạm chấm dứt vào ngày 30.4.1975.  Đến nay, cuộc cách mạng ấy còn ở trước mắt, nó nằm trong tay toàn dân, nhất là giới trí thức, những nhà tranh đấu dân chủ và ở trong tay thế hệ trẻ Việt Nam.

    Tháng 11. 2013

    Bạch Diện Thư Sinh

     

    Mời quý vị xem thêm  một video hay  về tiểu sử của lá cờ vàng, cờ đỏ và Quốc ca VNCH: Hồn Việt Quốc Kỳ Quốc Ca Việt Nam

     

  3. Lá Cờ vàng ba sọc đỏ!

    LÁ CỜ CUẢ NGƯỜI QUỐC GIA VN LÀM NHIỆM VỤ DÂN TỘC,CHỐNG LẠI BỌN CSVN LÀM NGHĨA VỤ QUỐC TẾ

    Cờ vàng ba sọc đỏ!

    Đó là cờ của Nguời Quốc Gia VN làm nghĩa vụ dân tộc, chống lại bọn CS VN làm nghĩa vụ quốc tế. Nói cách khác: đó là cờ chính nghĩa của dân tộc VN.

    Ngày 30 tháng 4 năm nay (1995), trả lời một cuộc phỏng vấn của tờ Le Monde tại Paris,Võ văn Kiệt đã lên án lá cờ vàng ba sọc đỏ, và khuyên Người Việt Tỵ Nạn hãy bỏ lá cờ ấy đi.

    Thực ra, chẳng phải bây giờ VC mới lên án lá cờ của người quốc gia. Chẳng phải bây giờ VC mới nguyền rủa lá cờ ấy. Nhưng chưa bao giờ một tên thủ tướng VC phải đích thân lên tiếng.

    Võ văn Kiệt – thủ tướng Việt Cộng và là tên đầu sỏ đứng thứ ba trong chính trị bộ VC, sau Đỗ Mưới , Lê Đức Anh–đã lên tiếng.
    Lên tiếng, như thi hành một sứ mạng thúc bách của đảng. Lên tiếng tại Paris, kinh đô ánh sáng của Âu Châu. Lên tiếng trên một tờ báo uy tín nhất của giới chính trị Pháp, tờ Le Monde. Và lên tiếng nhân dịp ngày 30/ 4 , ngày mà từ 20 năm nay VC từng rêu rao là ngày cách mạng thành công .

    Câu hỏi được đặt ra: tại sao Võ Văn Kiệt đã phải lên tiếng?
    Chúng ta hãy ôn lại lịch sử.

    Năm 1948, bọn CS Hồ Chí Minh lộ mặt thật là đại họa và đại thù của dân tộc VN. Cái thực thể mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với lá cờ đỏ sao vàng và tiếng quân ca của chúng nó, không che đậy được thân xác cùi hủi của một đội ngũ đã hiện nguyên hình tay sai cộng sản quốc tế.

    Trước thực tế đó, người quốc gia đã ngồi lại với nhau, dưới một định chế, một quốc kỳ, một quốc ca và một lãnh đạo, để chống lại kẻ thù của dân tộc. Ngày 20 tháng 5/1948, một hội nghị của các đoàn thể quốc gia nhóm họp. Hội nghị đã biểu quyết bản pháp quy tạm thời, cử tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng chính phủ lâm thời Việt Nam. Ngày 2 tháng 6 / 1948, chiếu pháp quy tạm thời, chính phủ Nguyễn Văn Xuân đã tuyên bố chính thức hóa quốc ca và quốc kỳ của nước Việt Nam. Sự kiện này đã được cựu hoàng Bảo Đại ghi rõ trong cuốn Le Dragon d’Annam.

    «Quốc ca , là bài Tiếng Gọi Công Dân. Và quốc kỳ, là lá cờ vàng ba sọc đỏ.»

    Ngày 5 tháng 6 / 1948, lá cờ vàng ba sọc đã chính thức đi vào cộng đồng quốc tế, khi cùng với lá cờ Pháp bay trên vịnh Hạ Long, trong buổi lễ ký kết thỏa ước quốc tế giữa Pháp và Quốc Gia Việt Nam (Etat du Việt Nam).

    Tài liệu của bộ ngoại giao Mỹ, hiện lưu trữ tại thư viên quốc hội Mỹ, khi tường thuật biến cố lịch sử này, đã mô tả lá cờ của Quốc Gia Việt Nam bằng bẩy chữ sau đây:

    «The Vietnam flag: yellow with red stripes» (Cờ VN: mầu vàng với sọc đỏ)

    Chúng ta hãy đọc kỹ, Tài liệu viết rõ «The Vietnam flag», «cờ Việt Nam». Minh thị và mặc nhiên, trước quốc tế, cái thực thể mang tên Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và lá cờ đỏ sao vàng của bọn Hồ Chí Minh đã bị thê giới tự do đặt ra ngoài vòng pháp luật.

    Trên đây là lịch sử pháp lý của lá cờ vàng ba sọc đỏ của người quốc gia. Và cũng là lịch sử pháp lý lá quốc kỳ của nước Việt Nam tự do. Lịch sử ấy trải dài qua hai thời đại. Thời đại Quốc Gia Việt Nam (Etat du Vietnam, 1948- 1955). Và thời đại Cộng Hòa VN (République du Vietnam, 1955- 1975), một thực thể đã được 48 quốc gia trên thế giới nhìn nhận.

    Nhưng, có một giá trị cao hơn . Đó là giá trị của sự chính thống (légitimité).
    Từ ngày ra đời đến nay, lá cờ vàng ba sọc đã gắn liền với sinh mệnh của dân tộc VN trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù CS. Bao nhiêu chiến công lẫy lừng của anh em chiến sĩ Quốc Gia đã được thực hiện và tuyên dương dưới lá cờ ấy! Bao nhiêu máu của các chiến sĩ QG đã nhuộm thắm lá cờ ấy! Bao nhiêu xác và quan tài những chiến sĩ QG nằm xuống cho đại nghĩa, đã được lá cờ ấy phủ lên?

    Và sau 1975, lá cờ ấy có mặt khắp năm châu, biểu tượng của một nước Việt Nam Tự Do, và biểu tượng cho cuộc đấu tranh của Người Việt Tỵ Nạn năm châu chống lại bạo quyền Việt Cộng.

    Và ngày hôm nay, sau 50 năm, lá cờ ấy nghiễm nhiên trở thành biểu tượng thiêng liêng mà lòng người VN đang hướng về. Lòng người Việt Nam ngoài nuớc. Và lòng người Việt Nam trong nước, Bắc cũng như Nam.

    Hơn ai hết–có lẽ hơn cả người quốc gia chúng ta–Việt Cộng đã ý thức sâu sắc được thực tế nói trên. Đồng thời chúng nó cũng bắt đầu ý thức được sự khác biệt giữa lá cờ vàng ba sọc đỏ của người quốc gia và lá cờ đỏ sao vàng của chúng nó. Chúng nó đã bắt đầu ý thức được rằng: so với lá cờ vàng ba sọc đỏ của người quốc gia, lá cờ đỏ sao vàng của chúng nó mãi mãi chỉ là hiện thân của tội ác. Tội ác đối với dân tộc và tội ác đối với nhân dân Việt Nam, trước đây cũng như bây giờ.

    Lịch sử còn đó.

    Vì một nhiệm vụ quốc tế vô sản , Hồ Chí Minh và đảng CSVN đã xô đẩy đất nước vào hai cuộc chiến tranh đẫm máu và hai cuộc đấu tố ruộng đất man rợ. Hơn mười triệu người Việt Nam cả hai miền đã chết , bị tàn sát, bị thủ tiêu, bị tàn phế, bị tù tội. Cả một đất nước bị tàn phá về vật chất lẫn tinh thần. Cả một quê hương bị vắt kiệt sinh lực, với bao nhiêu thế hệ chất ngất hận thù .

    Vì một nhiệm vụ quốc tế vô sản, Hồ chí Minh và đảng CSVN đã đang tâm chụp lên đầu nhân dân VN một chế độ cai trị sắt máu ngục tù. Một chế độ mà Dương Thu Huơng — đứa con đuợc nuôi duỡng trong dòng sữa của đảng — đã mô tả là «mô hình khủng khiếp nhất, u ám nhất thời đại này». Chế độ ấy hủy diệt và bóc lột con người VN gấp trăm lần chế độ thực dân Pháp cách đây một trăm năm. Chế độ ấy đã đưa quê hương VN đến đói rách ngục tù và lạc hậu ngày hôm nay.

    Đang khi đó miền Nam, dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ, có tự do no ấm.
    Năm 1975, những cán bộ vào tiếp thu miền Nam, như Dương Thu Hương, Bùi Tín, cũng như đồng bào miền Bắc vào thăm bà con miền Nam, đã nhìn thấy sự thật. Họ không ngờ Miền Nam lại sung túc đến thế. Cán bộ Việt Cộng, từ trên xuống dưới, như một lũ ăn mày, đã xông vào nhà của đồng bào miền Nam để nhìn tận mắt sự sung túc. Có đứa gục đầu vào bồn cầu tiêu, vục nước rửa mặt, súc miệng, và khen mát. Có đứa rửa rau, vo gạo trong bồn cầu tiêu.

    Và chúng nó thi nhau vơ vét. Trên tờ L’Express International, số ra ngày 27.4.1995 tại Paris, Bùi Tín đã kể lại cuộc gặp gỡ giữa miền Nam và miền Bắc như sau:

    «Vào miền Nam, người miền Bắc đã khám phá ra những dối trá của bộ máy tuyên truyền cộng sản […] Chưa bao giờ một ai trong hàng ngũ quân cán chúng tôi được nhìn thấy một sự giầu có như vậy. Bao nhiêu là tủ lạnh, TV, quạt máy…. Những chiến lợi phẩm! Người ta đã chở ùn ùn về Hà nội, kể cả những đồng hồ quả lắc và mùng mền chăn nệm. Chở bằng tầu hỏa, xe cam nhông, xe nhà binh, tầu thủy…»

    («Dans le Sud, le Nord a découvert les mensonges de la propagande communiste […] Personne dans nos rangs n’avait jamais vu une telle richesse. Autant de réfrigérateurs, de téléviseurs, de ventilateurs. Trophées de guerre. On en a transporté des quantités vers Hanoi, y compris des pendules et de la literie, par trains, camions, véhicules militaires, bateaux.»).

    Rồi Bùi Tín đã đưa ra một kết luận cực kỳ sâu sắc:
    «Và vì mặc cảm tự ty, miền Bắc đã phản ứng lại bằng một chánh sách trả thù đối với miền Nam» («Et le Nord, souffrant d’un complexe d’infériorité, a réagi en adoptant une politique de vengeance envers le Sud»).

    Hai chữ «miền Bắc» ở đây của Bùi Tín phải được hiểu là CS Bắc Việt. Và hai chữ miền Nam phải được hiểu là người quốc gia miền Nam . Đúng như Bùi Tín nhận định, CS miền Bắc đã trả thù tàn bạo người quốc gia, trả thù man rợ các chiến sĩ QLVNCH, vì mặc cảm tự ty. Mặc cảm ấy còn kéo dài cho đến tận hôm nay.

    Thật vậy, từ ngày rửa mặt và súc miệng trong bồn cầu tiêu Miền Nam quốc gia, CSVN đã đem lại gì cho đất nước? Một giải đất chữ S ngục tù , từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, với con người phải sống trong sợ hãi , đói rách, bị xiềng xích thể xác lẫn con tim và tư duy.
    Trong bài tham luận đọc tại đại hội «nhà văn Việt Cộng» lần thứ Tư ngày 8 tháng 10. 1989 Duơng Thu Hương đã phải xót thương để rồi khóc cho «một giống nòi đang suy kiệt, có lẽ chẳng phải kể tới nguời, gỗ đá cũng phải nhỏ nuớc mắt vì đau». Khóc cho một nước VN được xếp hạng lạc hậu và nghèo khổ nhất thế giới, với lợi tức đầu người / năm chưa quá 200 Mỹ kim. Và khóc cho một nước VN có những công dân được xuất cảng sang làm lao nô bên Đông Âu và Liên Sô, bị đánh đập, bị khinh bỉ. Suốt lịch sử dài, chưa bao giờ dân tộc VN bị cơ cực và bị hạ nhục đến thế.

    Đó, công lao và kỳ tích của đảng CSVN đối với quê hương và tổ quốc Việt Nam. Và đó, giá trị biểu tượng của lá cờ nuớc vỏ lựu máu mào gà cuả bọn Hồ Chí Minh đối với quê hương và tổ quốc VN.

    Sau khi Đông Âu và Liên Sô sụp đổ, Việt Cộng đã tỉnh mộng. Tuy không nói ra, chúng nó đã nhìn thấy rõ bản chất của cái gọi là tiến lên xã hội chủ nghĩa của chúng nó. Tuy không nói ra, chúng nó đã nhìn thấy rõ bộ mặt tởm tang của bác Hồ chó đẻ của chúng nó.
    Chúng nó biết chúng nó đi lầm đường và có tội với quê hương đất nước. Nhưng , vì choáng ngập trước những bồn cầu tiêu của cuộc sống mới, vì bản chất lưu manh, vì tự ty mặc cảm – và một phần nào vì sợ bị nhân dân đòi nợ máu– chúng nó càng đi sâu vào tội ác. Trước đây chúng nó phạm tội ác để làm nghĩa vụ quốc tế vô sản, bây giờ phạm tội ác để vơ vét và tồn tại. Trước đây liếm gót đế quốc CS, bây giờ liếm gót tư bản. Hậu quả là: quê hương và nhân phẩm Việt Nam bị dẫm nát.

    Và đĩ điếm trở thành một kỹ nghệ. Trên một tờ New York Times International năm 1993, bà BS Duơng Quỳnh Hoa có nói đến những em bé gái chưa đầy 14 tuổi đã phải đi bán dâm cho ngoại bang để kiếm sống và nuôi bố mẹ. Những em bé mắc bệnh SIDA. Và những người mẹ mười sáu bán máu nuôi con

    Đang khi đó, vì an ninh bản thân, Việt Cộng khép chặt chế độ, dưới chiêu bài «ổn định chính trị để phát triển kinh tế». Tưởng đó là con đường cứu rỗi.

    Nhưng một hiện tượng đã xẩy ra, vượt mọi ước tính. Đang khi kinh tế bước đi với tốc độ của loài rùa, thì chính trị bước đi bằng đôi hia bẩy dậm. Với nền tin học hiện đại, với sự có mặt của tư bản ngoại quốc, và với những buông lỏng bắt buộc của bạo quyền trong lãnh vực kinh tế tư nhân, Việt Cộng không còn tư thế để kèm kẹp dân chúng như trước nữa . Hậu quả là: xã hội nhân bản Việt Nam đã bung ra với những cuộc tranh đấu ngày càng lan rộng, vũ bão và đầy đe dọa. Chưa bao giờ nhân dân VN táo bạo và thách thức đối với đảng và nhà nước như bây giờ. Và chưa bao giờ như bây giờ, Việt Cộng cảm thấy bị nao núng trước những cuộc đấu tranh của nhân dân đòi quyền sống và đòi tự do.

    Và cũng chưa bao giờ nội bộ của Việt Cộng chia rẽ như bây giờ. Chia rẽ giữa Bắc Nam. Chia rẽ giữa công an bộ đội. Chia rẽ giữa bọn có quyền và không có quyền. Chia rẽ giữa đứa được ăn nhiều đứa được ăn ít. Và chia rẽ ngay trong nội bộ những kẻ đang cầm quyền. Băng Mai chí Thọ chửi băng Võ Văn Kiệt là «giặc nội xâm». Băng Võ Văn Kiệt chửi băng Mai chí Thọ là «giặc thổ phỉ».

    Quan trọng và bao trùm lên trên tất cả, là chia rẽ ý thức hệ,ngay trong chính trị bộ của đảng.

    Tháng 5. 1995, Vũ Oanh, ủy viên đứng thứ 6 trong chính trị bộ Việt Cộng, phổ biến văn thư chửi cuốn cẩm nang mang tên Bảo Vệ Và Phát Triển Chủ Nghĩa Mác Lênin Và Tư Tưởng Hồ Chí Minh Là Nhiệm Vụ Quan Trọng Nhất. Cuốn cẩm nang này là của tên Nguyễn Đức Bình, ủy viên thứ 12 trong chính trị bộ, và giám đốc trường đảng Nguyễn Ái Quốc (tức Trường Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh).

    Chửi Nguyễn Đức Bình, Vũ Oanh chửi luôn cả bọn Đỗ Mười, Lê Đức Anh và Đào Duy Tùng, những kẻ đứng sau Nguyễn Đức Bình.

    Và hai bên chửi lộn nhau.

    Cuộc chửi lộn này đã được đưa ra trước hội nghị trung ương đảng ngày 23/1/1995. Những tay kiệt hiệt trong và ngoài đảng đã nhảy vào đánh hôi và bênh Vũ Oanh. Những Trần Độ, Lê Giản, Ngô Thức, Phạm Như Cương, v,v…

    Cuộc chửi lộn này nằm trong tiến trình chuẩn bị đại hội đảng 8 và xoay quanh một câu mà đại hội đảng 8 sẽ phải trả lời.

    Câu hỏi đó là: tiếp tục chuyên chính vô sản hay từ bỏ chuyên chính vô sản? Nói cách khác: chế độ cộng sản và chế độ không cộng sản, chế độ nào có khả năng đem lại hạnh phúc ấm no cho đất nước?

    Đến đây, chúng ta, người quốc gia, hãy ngừng lại một phút để tưởng niệm lịch sử, và tự hào. Câu hỏi mà mãi đến hôm nay, năm 1995, bọn cu ly cu leo VC mới đặt ra để tranh luận; câu hỏi ấy, cách đây gần một nửa thế kỷ người quốc gia chúng ta đã có câu trả lời rồi.
    Câu trả lời ấy đã thể hiện ngay từ năm 1945, với cuộc chiến đấu của Người Quóc Gia chống lại tập đoàn Hồ Chí Minh.
    Câu trả lời ấy đã được khẳng định và chính thức hóa trước mặt toàn thể thế giới năm 1948, khi Quốc Gia Việt Nam (Etat du Vietnam) được thành lập cùng với lá cờ vàng ba sọc đỏ.

    Bây giờ chúng ta mới hiểu rõ tại sao Việt Cộng căm thù người quốc gia và căm thù lá cờ vàng ba sọc đỏ. Bây giờ chúng ta mới hiểu rõ tại sao Võ Văn Kiệt – tên chèo đò tại Vũng Liêm ngày xưa từng bị trưởng xóm nọc ra đánh vì tội ăn cắp — đã phải lớn tiếng nguyền rủa lá cờ vàng ba sọc đỏ.

    Trong quyển The Power of the Powerless, văn hào Vaclac Havel và cũng là cựu tổng thống Tiệp Khắc đã viết : “sống sự thật và làm chứng cho sự thật, đó là điều mà các chế độ CS sợ hãi nhất và tìm mọi cách để tiêu diệt”.

    Một nhà văn Nga – tôi không nhớ tên – cũng đã nhận định: sau cuộc sụp đổ của Đông Âu và Liên Sô, người cộng sản Nga đã phải đối diện với một sự thực quá đắng cay. Sự thực đó, là cái thực tiễn nghèo đói chụp lên đầu tầng lớp nhân dân Nga thấp cổ bé miệng và không có quyền lực. Thực tiễn ấy đã làm cho nguời CS Nga phải cúi mặt như kẻ phạm tội. Sau hơn một nửa thế kỷ vỗ ngực là đỉnh cao trí tuệ loài người, bây giờ nguời CS Nga phải thú nhận là họ sai. Sau hơn một nửa thế kỷ hiến đời mình cho lý tưởng Mác Lê, bây giờ họ phải nhìn nhận rằng họ đã đi theo một bọn lưu manh, đem lại ngục tù, đói khổ và nhục nhằn cho quê hương đất nước.

    Đối với CSVN, sự thực ấy còn đắng cay gấp bội. Bởi lẽ: khi nhìn nhận mình sai, chúng nó mặc nhiên nhìn nhận kẻ thù của chúng nó (tức Người Quốc Gia, tức bọn ngụy) là đúng. Đúng từ hơn nửa thế kỷ nay, khi coi bọn chó đẻ Hồ Chí Minh là đại họa và đại thù của dân tộc VN. Đúng, khi cầm súng đánh lại chúng nó, nhân danh tổ quốc và giống nòi. Và hiện nay vẫn đúng, khi tiếp tục đấu tranh loại trừ bạo quyền chó đẻ của chúng nó, để mang dân tộc vào ổn định và đưa đất nước tiến lên.

    Chính vì sự thật phũ phàng này, mà Việt Cộng đã trả thù tàn bạo các chiến sĩ QLVNCH. Chính vì sự thật đắng cay này, mà cho đến nay Việt Cộng vẫn còn căm thù Người Quốc Gia và lá cờ vàng ba sọc đỏ.
    Có hiểu như vậy, chúng ta sẽ không ngạc nhiên về phản ứng của Võ Văn Kiệt trên tờ Le Monde, ngày 30. tháng 4/ 1995 tại Paris, đối với lá cờ vàng ba sọc đỏ và cuộc tranh đấu của nhân dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước.

    Chúng ta hãy nghe Võ Văn Kiệt nguyền rủa lá cờ vàng ba sọc đỏ:
    « Những người tự nhận là chiến đấu cho tự do tôn giáo hoặc nhân quyền, đang làm điều đó dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Sàigòn ngày xưa […] Tôi muốn khuyên những người đó: nếu họ bỏ lá cờ ấy đi, tiếng nói của họ có thể sẽ được lắng nghe hơn. Khi phất lá cờ ấy lên, họ phá hoại chính nghĩa cuộc đấu tranh của chính họ.»

    (Ceux qui prétendent se battre pour la liberté religieuse ou les droits de l’homme le font sous le drapeau jaune rayé rouge de l’ancien régime de Saigon […] J’ai un conseil à l’intention de ces gens là : s’ils abandonnent ce drapeau, leur voix sera peut-être davantage entendue. En brandissant ce drapeau. ils sabotent les causes pour lesquelles il prétendent se battre»).
    Bỏ ngoài sự hỗn xược mang truyền thống của VC đối với tôn giáo, lời tuyên bố của Võ Văn Kiệt đã bị dư luận trong và ngoài nước đánh gíá là ngu, quá ngu, kể cả những người từng có cảm tình với Hà Nội, và kể cả những người vẫn từng khen Võ Văn Kiệt là có học hơn bọn cu ly Lê Đức Anh, Đỗ Mười.

    Đúng vậy, Võ Văn Kiệt quá ngu
    Ngu, vì không lừa bịp được ai.
    Ngu vì chẳng chia rẽ được ai.

    Và nhất là ngu, vì đã nói ra những sự thật không nên nói ra.Thật vậy, Võ văn Kiệt đã mặc nhiên thú nhận những sự thật sau đây:
    – Thứ nhất, tại Việt Nam hiện nay nhân dân đã dám đứng lên đấu tranh chống bạo quyền chó đẻ Việt Cộng.

    – Thứ hai, cuộc đấu tranh ấy đe dọa sinh mạng bạo quyền Việt Cộng.
    – Thứ ba, lá cờ vàng ba sọc đỏ của người quốc gia là biểu tượng thiêng liêng mà lòng dân đang hướng về.

    Theo sự tiết lộ của các tòa đại sứ Việt Cộng tại Âu Châu và tại Mỹ, thì các «nhân viên chính phủ ta» đi công tác nước ngoài rất lo ngại mỗi khi phải đối diện với Người Việt Tỵ Nạn và lá cờ vàng ba sọc đỏ. Nhiều đứa đã phải trốn vào cầu tiêu..

    Hỡi Người Quốc Gia, hỡi các anh chiến sĩ QLVNCH!

    Hãy hiên ngang nhìn thẳng vào mặt bọn chó đẻ CSVN, lũ tội đồ của dân tộc VN. Hãy đi cho tận cùng sinh mạng cuộc chiến đấu oai hùng của mình. Hãy giương cao lá cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ của chúng ta và cũng là lá cờ của chính nghĩa dân tộc VN. Bạo quyền VC phải bị loại trừ bằng mọi giá. Đó là điều kiện tiên quyết để đem dân tộc vào ổn định và đưa đất nước tiến lên.

    Lịch sử, lý luận, và thực tiễn, đứng về phía dân tộc, đứng về phía chúng ta.

    Nguyẽn văn Chức
    Houston 20/6/1995
    nguon

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s